Nghiên cứu thực tiễn trong nước và quốc tế và đề xuất giải pháp kiện toàn và tăng cường quản lí nhà nướcx - Pdf 13

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
ĐỀ ÁN KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN VÀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, LỘ TRÌNH VÀ GIẢI
PHÁP KIỆN TOÀN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM
Người viết chuyên đề: KS. Nguyễn Thị Yên Ninh
Cục Năng lượng nguyên tử

HÀ NỘI, 2011
1
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, LỘ TRÌNH VÀ GIẢI
PHÁP KIỆN TOÀN VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI VÀ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM
TỔNG QUAN
Sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra nhu cầu cấp bách và khách quan về khả
năng lựa chọn điện hạt nhân (ĐHN) làm một nguồn năng lượng quan trọng
trong cơ cấu nguồn quốc gia trong giai đoạn CNH - HĐH. Ngoài ra, công nghệ
ĐHN trên thế giới đã phát triển rất cao, nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới
hoạt động trong lĩnh vực này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, đã và đang
trở thành các đối tác, bạn hàng lớn của các nước có nhu cầu phát triển ĐHN.
Với quan điểm hội nhập quốc tế rộng rãi, Việt Nam có thể tranh thủ tối đa sự
hợp tác và giúp đỡ của các đối tác trong nghiên cứu lựa chọn công nghệ, đào tạo
nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hạt nhân và xử lý chất thải
phóng xạ. Do vậy, việc quyết định phát triển ĐHN ở nước ta hiện nay phù hợp

và phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam sẽ tập trung làm rõ những vấn đề quan
trọng liên quan tới hệ thống quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện hạt nhân và
cách thức, lộ trình kiện toàn hệ thống này.

PHẦN I: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
I. QUAN ĐIỂM
1. Thống nhất và phối hợp các hoạt động quản lý nhà nước về phát triển
ĐHN từ trung ương đến địa phương .
2. Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ĐHN trên tất cả các cấp độ
quản lý từ các cán bộ cấp cao đến các cá nhân, các bên có liên quan khác để
3
đảm bảo thực hiện hiệu quả, an toàn và an ninh trong việc phát triển ĐHN ; và
trên tất cả các phạm vi từ quản lý hoạt động trong nước đến các hoạt động quốc
tế trong lĩnh vực ĐHN.
3. Cục NLNT có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ KH&CN thực
hiện quản lý nhà nước về các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân
và các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ cũng như tiếp thu
kinh nghiệm của các nước khác về phát triển ĐHN; là cơ quan đầu mối phối
hợp với các cơ quan liên quan thuộc các bộ, ngành và địa phương thực hiện các
hoạt động quản lý nhà nước nhằm phát triển điện hạt nhân một cách có hiệu
quả, bền vững, đảm bảo an toàn, an nình và vì mục đích hòa bình.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Hoàn thiện và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về phát triển ĐHN từ
trung ương đến địa phương nhằm bảo đảm quản lý thống nhất, tập trung và hiệu
quả cho phát triển bền vững và an toàn ĐHN nói chung; thúc đẩy tiến độ, đảm
bảo tính kinh tế, hiệu quả và an toàn cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nói
riêng. Các cơ quan quản lý nhà nước phải đảm bảo mục tiêu chung trong công
tác quản lý phù hợp với các mục tiêu phát triển điện hạt nhân như sau:
a) Phát triển điện hạt nhân vì mục đích hòa bình là chính sách nhất quán

2.6 Nâng cao hiệu lực hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước về phát
triển điện hạt nhân;
2.7 Phát triển năng lực đội ngũ công chức và viên chức, cơ sở vật chất và
phương tiện kỹ thuật cho các cơ quan quản lý và hỗ trợ quản lý nhà nước về
phát triển điện hạt nhân;
5
2.8 Xây dựng cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù của ngành ĐHN;
2.9 Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế và đẩy mạnh xã hội hóa
nhằm huy động tổng thể các nguồn lực cho công tác quản lý.
III. NHIỆM VỤ
1. Nhiệm vụ chung
Hoàn thiện hệ thống văn bản phục vụ công tác quản lý trong lĩnh vực
ĐHN; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước; phát triển nguồn nhân lực;
đầu tư tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật; thiết lập và triển khai các dự
án phục vụ quản lý; xây dựng cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù các đơn vị
quản lý; xây dựng hệ thống quản lý minh bạch, phân cấp rõ ràng, có sự phối
hợp hiệu quả giữa các cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan khác.
2. Nhiệm vụ cụ thể
Đối với lĩnh vực điện hạt nhân, do có những đặc thù riêng và liên quan
đến trách nhiệm quản lý của nhiều Bộ Ngành, công tác quản lý phải mang tính
tổng thể và phối hợp thực hiện trên tất cả các cấp độ từ trung ương đến địa
phương. Các trách nhiệm quản lý này được phản ánh khái quát trong Luật
NLNT, được cụ thể hóa tại Điều 2 Quyết định phê duyệt định hướng quy hoạch
phát triển Điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, Điều 7 Nghị định
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng
Nguyên tử về Nhà máy Điện hạt nhân và các văn bản pháp quy khác. Theo đó
công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện hạt nhân đã được triển khai tương
ứng với các chức năng, nhiệm vụ được phân công như sau:
1) Bộ Công Thương:
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ xây
dựng chương trình nội địa hóa trong xây dựng, thiết kế và chế tạo thiết bị nhà
máy điện hạt nhân.
2) Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Ban hành các quy định liên quan đến an toàn nhà máy điện hạt nhân;
b) Thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân;
c) Thẩm định an toàn trong các giai đoạn của dự án nhà máy điện hạt nhân;
d) Hướng dẫn nội dung báo cáo phân tích an toàn;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý cho cơ
quan quản lý an toàn hạt nhân;
e) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung kế
hoạch kiểm xạ; quy định tiêu chuẩn phát thải phóng xạ, quản lý chất thải phóng
xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
g) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thiết lập khu vực
hạn chế, khu vực bảo vệ và quan trắc phóng xạ môi trường tại nhà máy điện hạt
nhân;
h) Các nội dung khác theo chức năng, quyền hạn và theo phân công của
Chính phủ.
Ngoài ra theo Điều 2 Quyết định phê duyệt định hướng quy hoạch phát
triển Điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, Bộ Khoa học và Công
nghệ phải phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo triển khai các chương trình
đẩy mạnh hoạt động khoa học – công nghệ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân,
hoàn thiện các văn bản pháp quy bảo đảm an toàn phát triển điện hạt nhân.
8
3) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình thực hiện quản lý nhà nước đối với nhà máy điện hạt nhân theo phân công
của Chính phủ. Cụ thể là:
Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn lập Báo cáo đánh
giá tác động môi trường đối với dự án điện hạt nhân.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status