Một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Diệp - Pdf 12

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài Chính
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT NGỌC DIỆP
1.1 Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
thương mại và sản xuất Ngọc Diệp
1.1.1 Khái quát về công ty
1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại và sản
xuất Ngọc Diệp
1.1.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty :
-Tên công ty :Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Ngọc Diệp
-Địa chỉ: 118 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội
-Điện thoại: 04. 3942 7839 - Fax: 04. 3942 7840
- Vốn điều lệ : 25 tỷ đồng.
- Loại hình công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và cung ứng các sản phẩm Nội thất, Điện lạnh và Bao
bì carton.
1.1.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại và
sản xuất Ngọc Diệp
Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Ngọc Diệp được thành lập từ
năm 1996. Sau 14 năm thành lập và phát triển. Công ty Ngọc Diệp đã trở thành
một trong những Công ty hàng đầu về sản xuất và cung ứng các sản phẩm Nội
thất, Điện lạnh và Bao bì carton. Để đạt được thành công trong lĩnh vực sản
xuất, Ngọc Diệp đã chiếm lĩnh thị trường bằng sự đầu tư, không ngừng đổi mới
máy móc, công nghệ hiện đại, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng
cao, mẫu mã đẹp và đa dạng, coi chất lượng và chính sách chất lượng, là “kim
chỉ nam” cho tất cả các hoạt động sản xuất và kinh doanh của Ngọc Diệp
Giám đốc Trần Thị Thu Diệp khẳng định: Ngọc Diệp luôn coi phương pháp
quản lý tiên tiến và yếu tố con người là nhân tố hàng đầu trong sự thành công.
SV: Phạm Thành Long L ớp TCDNC – K9

lạnh.
SV: Phạm Thành Long L ớp TCDNC – K9
2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài Chính
01/06/2005: Khai trương trụ sở mới tại 118 Nguyễn Du – Hai Bà Trưng - Hà
Nội.
02/05/2007: Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất bao bì carton thứ 2 tại
Đường 206, khu B, KCN Phố Nối A, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Dự kiến
sẽ đi vào sản xuất vào đầu năm 2008. Khi ra đời đây sẽ là Nhà máy sản xuất bao
bì carton lớn và hiện đại nhất Miền Bắc.
2.1.1.2 Nghiệp vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
Lĩnh vực nội thất:
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, dịch vụ bảo hành, tư vấn miễn phí về sản
phẩm và thiết kế nội thất sản phẩm được sản xuất trên dây truyền hiện đại,
nguyên vật liệu cao cấp đã đưa Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Ngọc
Diệp lên vị trí dẫn đầu trên thị trường về lĩnh vực nội thất.
Lĩnh vực điện lạnh
Hiện nay, Công ty Ngọc Diệp đã đưa ra thị trường một thương hiệu điện lạnh
mới với nhiều ưu điểm đã và đang nhận được sự tín nhiệm lớn từ phía khách
hàng. Sản phẩm điện lạnh mang thương hiệu FUNIKI, được phân bố trên các
tỉnh thành với hệ thống bảo hành 2 năm, linh kiện nhập từ Nhật Bản lắp ráp trên
dây chuyền công nghệ hiện đại, giá cả phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng của
khách hàng từ gia đình đến công sở.
Lĩnh vực bao bì
Dẫn đầu ngành bao bì Miền Bắc,sản phẩm bao bì của Ngọc Diệp luôn được các bạn
hàng đánh giá rất cao và giành được thị phần lớn trên toàn Miền Bắc trong mọi lĩnh
vực đặc biệt là lĩnh vực điện tử, điện lạnh - một lĩnh vực có yêu cầu khắt khe về cả
chất lượng hộp và chất lượng in ấn, cung cấp các sản phẩm bao bì carton 3, 5, 7 lớp
chất lượng cao. Với việc đầu tư dây chuyền sản xuất các sản phẩm bao bì carton cao
cấp phục vụ cho các Công ty liên doanh, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các

xưởng đảm bảo tiến độ sản xuất, giao hàng đúng thời gian khách hàng yêu cầu.
- Phòng kế toán: có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công
tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ
chính sách phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
SV: Phạm Thành Long L ớp TCDNC – K9
4
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài Chính
- Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ thực hiện chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật
nghiệp vụ, giám sát quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm tiêu thụ:
+ Phụ trách về chất lượng mẫu mã bao bì cacrton, chế bản theo từng đơn đặt
hàng.
+ Phụ trách sửa chữa máy móc thiết bị.
+ Giám sát chất lượng, mẫu mã bao bì carton trước khi giao cho khách hàng.
+ Phòng chống cháy nổ, an toàn trong lao động, quản lý trực tiếp tổ cơ điện.
Các phân xưởng: thực hiện công việc sản xuất trực tiếp ra sản phẩm bao
bì carton là công nhân ở các phân xưởng, trong đó có sự phân công chuyên môn
hóa rõ rệt ở từng phân xưởng:
2.1.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty:
Hệ thống tổ chức sản xuất:
Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất
C
hức năng nhiệm vụ: Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng chuyển tới.
SV: Phạm Thành Long L ớp TCDNC – K9
ĐƠN ĐẶT HÀNG
PHÒNG KẾ
HOẠCH
PHÂN XƯỞNG
BAO BÌ
TỔ HOÀN THIỆN
PHÂN XƯỞNG

HỆ THỐNG XEO
NÓNG KHỔ 1m
HỆ THỐNG XEO
NÓNG KHỔ 1m15
MÁY CÁN LẰN
MÁY CẮT CUỘN
HỆ THỐNG KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG
NHÀ KHO ĐỂ SP
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài Chính
Sơ đồ 2.4: Quy trình kỹ thuật sản xuất giấy Kraft
Do số lượng giấy kraft phục vụ cho PX bao bì là rất lớn, PX xeo chỉ đáp ứng
được một phần của PX bao bì. Vì vậy công ty còn nhập thêm giấy kraft của các
đơn vị khác ngoài công ty. Số giấy kraft này được đưa vào hai dàn máy tạo sóng
carton 3,5,7 lớp tùy theo đơn đặt hàng. Sau khi tạo sóng thành các tấm phôi toàn
bộ sản phẩm được đưa vào máy chặt khe để sản phẩm đảm bảo đúng kích thước.
Hai hệ thống máy dán hồ và máy dập ghim sẽ hoàn thành giai đoạn của tổ hoàn
SV: Phạm Thành Long L ớp TCDNC – K9
7
LỀ GIẤY VỤN
BÓ chøa
BỂ VÀ MÁY GUỒNG BỘT
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài Chính
thiện tùy theo đơn đặt hàng là thùng dán hoặc thùng ghim. Hệ thống máy in và
dán nhãn đề can cho ra sản phẩm cuối cùng.
Máy buộc dây sẽ bó từ 5 – 10 thùng rồi nhập kho.
Sơ đồ 2.5: Quy trình sản xuất bao bì carton
2.1.2. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính đặc
trung của công ty trong những năm gần đây:
2.1.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty.

sản xuất của doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao.Ban lãnh đạo của công
ty đã nắm bắt được điều trên nên rất chú trọng đầu tư vào công nghệ sản xuất ví
dụ như quy trình sản xuất giấy kraft : Nguyên liệu chính dùng để sản xuất bao bì
carton là giấy kraft, phần lớn giấy kraft được công ty mua của nhà cung cấp, tuy
nhiên để tận dụng giấy vụn trong quá trình sản xuất công ty đã có một hệ thống
dây chuyền thiết bị sản xuất giấy kraft theo quy trình:
Việc xây dựng hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất giấy kraft theo quy trình
như trên đã giúp cho công ty vừa tận dụng được lề giấy vụn lại vừa tiết kiệm
được một khoản chi phí chênh lệch nếu nhập giấy kraft từ nhà cung cấp, theo đó
giá thành của sản phẩm chính là bao bì carton có thể giảm đi.
* Khó khăn
Gia nhập WTO đem lại những cơ hội lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các
DN VN phát triển và mở rộng khả năng xuất khẩu cũng như thâm nhập thị
SV: Phạm Thành Long L ớp TCDNC – K9
9
Nguyên liệu chính
lề giấy vụn
Hệ thống máy xeo
nóng giấy kraft
Sản phẩm giấy
kraft
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài Chính
trường mới. Tuy nhiên, việc VN mở cửa “đón” hàng hoá và dịch vụ nước ngoài
sẽ là thách thức lớn đối với DN trong nước.Chúng ta đã cam kết thực hiện giảm
thuế nhập khẩu, dỡ bỏ hỗ trợ xuất khẩu. Thực hiện các cam kết này đồng nghĩa
với việc các DN VN phải chịu áp lực cạnh tranh nhiều hơn từ các công ty nước
ngoài, trong khi các ngành công nghiệp, khu vực ngành nghề sẽ phải sắp xếp lại
sản xuất. Không chỉ chịu áp lực từ sự cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp còn
phải đối mặt với những rào cản về thủ tục hành chính như: thuế, đất đai, lao
động, đại bộ phận các DN này còn thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng chiến

kết quả sản xuất kinh doanh của công ty là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu
quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Ta
có thể đánh giá khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm
gần đây qua bảng 2.1:
Để hiểu rõ hơn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ngọc
Diệp trong hai năm trở lại đây cần xem xét các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh
doanh thông qua bảng 2.2:
Bảng 2.2 đã cho thấy doanh thu và lợi nhuận của Công ty ngày càng gia tăng
đối với cả ba loại sản phẩm chính. Bên cạnh đó giấy kraft là nguyên liệu chính
cũng tạo ra doanh thu cho Công ty. Điều đó chứng tỏ Công ty đang hoạt động
có hiệu quả. Công ty hoạt động tốt thì thu nhập của cán bộ, công nhân viên
trong Công ty tăng lên là điều tất yếu.
Về tình hình tài chính đặc trưng của công ty qua 3 năm 2007, 2008, 2009
được thể hiện qua bảng 2.3 sau:
Qua bảng trên ta có thể thấy được sơ bộ tình hình tài chính chủ yếu và hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty:
Nhìn chung trong các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty thì khản năng
thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán
nhanh trong ba năm đều tăng, điều đó cho thấy công ty đã chủ động hơn trong
việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ dài hạn đến hạn trả. Đây
là một biểu hiện tốt. Trong các chỉ số về cơ cấu vốn ta thấy:
Hệ số nợ của công ty cuối năm 2009 so với cuối năm 2008 đã giảm nhưng hệ
số nợ vẫn khá cao 62% điều đó đặt ra cho công ty bài toán về việc sử dụng vốn
SV: Phạm Thành Long L ớp TCDNC – K9
11
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài Chính
vay, nếu vốn vay không được sử dụng có hiệu quả thì sẽ làm tăng rủi ro cho
công ty.
Hệ số vốn chủ sở hữu cũng tăng cho thấy rằng khả năng tự chủ của công ty
ngày càng tăng, không phải phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài, sẽ giúp cho

tài sản cuối năm 2008 so với cuối năm 2007 nhưng nhìn chung quy mô sản xuất
kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng.
Về cơ cấu Vốn: Qua bảng trên ta có thể thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng
liên tục trong ba năm 2007, 2008, 2009. năm 2007 tỷ trọng tài sản ngắn hạn là
59,27%, năm 2008 là 70,19%, năm 2009 là 71,88%, cùng với điều này thì tỷ
trọng tài sản cố định giảm dần. Điều này cho thấy Công ty chưa thực sự quan
tâm vào việc đầu tư tài sản dài hạn mà chủ yếu là tài sản cố định. Tuy nhiên, qua
bảng 2.1 ta thấy tài sản cố định tại thời điểm 31/12/2008 đã giảm gần 1 tỷ đồng
so với 31/12/2007, nhưng đến 31/12/2009 tài sản cố định đã tăng hơn 2 tỷ đồng
so với 31/12/2008. Tài sản cố định tăng có thể là do trong năm công ty đã mua
sắm thêm tài sản cố định mới, sửa chữa lớn và nâng cấp tài sản cố định. Đây
cũng là điều hợp lý vì Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất vì thế phải mua
thêm tài sản cố định để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, góp phần tăng lợi nhuận.
Về cơ cấu nguồn vốn: về cơ cấu vốn thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng liên
tục trong ba năm để tài trợ cho tài sản ngắn hạn thì nguồn vốn ngắn hạn của
Công ty cũng tăng lên một tỷ lệ tương ứng. Qua bảng 2.4 ta có thể nhận thấy nợ
ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nợ phải trả, tỷ trọng nợ ngắn hạn
tăng dần từ 82,37% năm 2007 lên 90,39% năm 2008 và 91,19% năm 2009. Tốc
độ tăng của nợ ngắn hạn cũng tăng tương ứng với tốc độ tăng của tài sản ngắn
hạn, tại thời điểm 31/12/2008 tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 48% so với
31/12/2007, 31/12/2009 so với 31/12/2008 tốc độ tăng đã giảm đi còn 6%. Đây
là dấu hiệu tốt. Tuy tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng nhưng tỷ trọng nợ phải trả lại
giảm xuống do tỷ trọng nợ dài hạn giảm đi. Công ty đã chú trọng hơn trong việc
đảm bảo khả năng thanh toán. Điều này cũng được thể hiện trong hệ số nợ của
Công ty. Cuối năm 2007 hệ số nợ của Công ty là 0,73 tăng lên 0,75 vào cuối
năm 2008 nhưng đến cuôi năm 2009 hệ số nợ của Công ty đã giảm đi là 0,62.
Cuối năm 2009 hệ số nợ của Công ty đã giảm đi so với cuối năm 2008 nhưng hệ
SV: Phạm Thành Long L ớp TCDNC – K9
13
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài Chính

14
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài Chính
nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Điều này có thể làm cho Công
ty mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên đến thời điểm 31/12/2008 và 31/12/2009
Công ty đã khắc phục được tình trạng trên, TSCĐ của Công ty được tài trợ bằng
nguồn vốn dài hạn, còn TSLĐ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn và phần
còn lại của nguồn vốn dài hạn. Như vậy Công ty đã đảm bảo được nguyên tắc
cân bằng tài chính.
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn Vốn lưu động của Công ty
* Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của Công ty:
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm về nhu cầu vốn lưu
động hàng năm của Công ty Ngọc Diệp nên Công ty xác định nhu cầu vốn lưu
động theo phương pháp gián tiếp, tức là Công ty chủ yếu dựa vào kết quả thống
kê kinh nghiệm năm trước và kế hoạch đề ra cho năm sau. Nhu cầu VLĐ năm
kế hoạch = Doanh thu thuần của năm kế hoạch/vòng quay VLĐ dự kiến của
năm kế hoạch.
Sau khi đã có kết quả nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch thì căn cứ vào
tình hình thực tế để phân phối cho từng khâu. Về nhu cầu vốn lưu động cho từng
khâu cụ thể trong sản xuất, dự trữ và lưu thông sản phẩm hàng hóa thì được tính
theo phần trăm từng khâu trong tổng nhu cầu dựa vào tỷ trọng thực tế của số vốn
sử dụng trong từng khâu của năm trước đồng thời căn cứ cả vào kế hoạch sản
xuất kinh doanh để lập nhu cầu vốn lưu động cho năm sau.
* Cơ cấu nguồn vốn lưu động:
Ta có thể phân loại nguồn hình thành vốn lưu động thành Nguồn VLĐ
thường xuyên và Nguồn VLĐ tạm thời.
Sơ đồ 2.1 đã thể hiện được rằng cả ba năm Công ty bổ sung Nguồn VLĐ
chủ yếu bằng Nguồn VLĐ tạm thời. Tại ngày 31/12/2007 tỷ trọng Nguồn VLĐ
tạm thời hay nguồn vốn ngắn hạn là 100,86%, 31/12/2008 tỷ trọng này là
97,54% đến 31/12/2009 tỷ trọng này đã giảm xuống còn 78,98%. Công ty đã
hoạt động chủ yếu bằng Nguồn VLĐ tạm thời, điều này làm cho tình hình tài

riêng, khác nhau. Việc phân bổ Vốn ấy như thế nào cho hợp lý có tính chất
quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói
riêng.
SV: Phạm Thành Long L ớp TCDNC – K9
16
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Tài Chính
Tình hình phân bổ và kết cấu VLĐ của Công ty được thể hiện qua bảng 2.5.
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số VLĐ là Hàng tồn kho. Tại ngày
31/12/2007 giá trị hàng tồn kho là 17.064.731 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng
60,6%, đến 31/12/2008 giá trị hàng tồn kho tăng lên là 27.762.431 nghìn đồng,
đồng thời tỷ trọng Hàng tồn kho trong tổng số VLĐ cũng tăng lên 64,46%, đến
ngày 31/12/2009 giá trị hàng tồn kho đã tăng lên đến 33.874.383 nghìn đồng,
nhưng tỷ trọng đã giảm xuống còn 63,33%. Sự gia tăng của Hàng tồn kho với
tốc độ khá nhanh nhưng tương ứng với đó là sự gia tăng của VLĐ. Tốc độ gia
tăng Hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2009 so với 31/12/2008 là 22% tương
ứng với tốc độ gia tăng VLĐ là 24%, tốc độ gia tăng Hàng tồn kho tại ngày
31/12/2008 so với 31/12/2007 là 63% và tốc độ tăng VLĐ là 53%. Nguyên nhân
của việc giá trị Hàng tồn kho tăng với tốc độ khá nhanh như vậy là do trong năm
vừa qua nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nên Công ty đã sản xuất nhiều giấy
kraft hơn để đảm bảo cho sản xuất, nguyên vật liệu tăng cao cũng làm cho giá trị
nguyên vật liệu tồn kho tăng lên.
Chiếm tỷ trọng sau HTK trong tổng số VLĐ là các khoản phải thu. Tại
thời điểm 31/12/2009 là 18.812.643 nghìn đồng tăng thêm 4.181.593 nghìn đồng
so với cuối năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng là 29%, đồng thời tỷ trọng
trong tổng số VLĐ cũng tăng lên từ 33,97% đến 35,17%. Nguyên nhân của sự
gia tăng trên chủ yếu là do trong năm phải thu khách hàng của Công ty tăng,
điều này cho thấy Công ty đã bị khách hàng chiếm dụng một khoản vốn không
nhỏ.
Qua việc phân tích kết cấu VLĐ của Công ty ta thấy trọng tâm quản lý VLĐ
của Công ty là: quản lý Hàng tồn kho( chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho và sản

cao hơn. Vốn bằng tiền của Công ty tăng có thể là do những nguyên nhân sau.
- Ta có thể thấy lượng tiền mặt dự trữ của Công ty khá thấp vì thế năm 2008
Công ty đã phải tăng lượng tiền mặt dự trữ của mình lên để có thể đáp ứng được
các nhu cầu chính như chi trả phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, trả người
lao động, trả thuế….
SV: Phạm Thành Long L ớp TCDNC – K9
18

Trích đoạn Hoàn thiện chính sách tiêu thụ sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tăng nhanh vòng quay của VLĐ: Chú trọng phát huy nhân tố con người, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên đặc biệt là cán bộ quản lý tài chính:
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status