Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến TSLĐ – VLĐ tại công ty cổ phần bạch đằng 5 - Pdf 13

LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn tiến
hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có một lượng tài sản lưu động – vốn lưu
động nhất định như là tiền đề bắt buộc. Tài sản lưu động – vốn lưu động có vai
trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh
cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động trong điều kiện nền kinh tế mở
với xu thế quốc tế hóa ngày càng cao và sự kinh doanh trên thị trường ngày càng
mạnh mẽ. Do vạy, nhu cầu vốn lưu động – tài sản lưu động cho hoạt động kinh
doanh, nhất là nhu cầu vốn dài hạn của các doanh nghiệp cho sự phát triển ngày
càng lớn. Trong khi nhu cầu về vốn lớn như vậy thì khả năng tạo lập và huy
động vốn của doanh nghiệp phải sử dụng của doanh nghiệp lại bị hạn chế. Vì
thế, nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi các doạnh nghiệp phải sử dụng vốn lưu động sao
cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp
hành pháp luật.
Vì vậy em xin chọn đề tài: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
TSLĐ – VLĐ tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5.
Đồ án của em gồm 04 chương chính:
- Chương I: Lý luận cơ bản về tài chính Doanh nghiệp.
- Chương II: Giới thiệu chung.
- Chương III: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến TSLĐ – VLĐ của
Doanh nghiệp.
- Chương IV: Kết luận và kiến nghị.
Vì thời gian làm bài có hạn và kiến thức bản thân em còn nhiều hạn chế,
chưa có am hiểu nhiều về vấn đề và sự vận dụng vào thực tế là cả một quá trình
dài đòi hỏi nhiều kinh nghiệm nên báo cáo của em không tránh khỏi những sai
sót, hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được sự thông cảm và giúp đỡ của cô
1
và toàn thể các thày cô trong tổ bộ môn để em có thể hoàn thiện được kiến thức
cũng như kỹ năng của mình khi làm các báo cáo và đồ án sau này.
Để có được kết quả thiết kế môn học lần này, en xin chân thành cảm ơn

quan hệ đó rất phức tạp, đan xen lẫn nhau nhưng ta có thể phân chia thành các
nhóm cơ bản như sau:
3
Nhóm 1: Các mối quan hệ giữa doạnh nghiệp và Nhà nước. Đây là các
mối quan hệ nộp, cấp. Nhà nước có thể cấp vốn, góp vốn cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp các khoản nghĩa vụ đối với ngân sách nhà
nước.
Nhóm 2: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân
khác ở các thị trường. Đây là các quan hệ trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa,
sản phẩm ở thị trường hàng hóa; mua bán trao đổi quyền sử dụng sức lao động ở
thị trường lao động hoặc trao đổi mua bán quyền sử dụng vốn ở thị trường tài
chính.
Nhóm 3: Các mối quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Đây là
các quan hệ chuyển giao vốn, quan hệ trong việc thu hộ, chi hộ giữa các bộ phận
trong doanh nghiệp với doanh nghiệp. Quan hệ giữa doanh nghiệp và cán bộ
công nhân viên như là việc thanh toán lương, thưởng, vay và trả tiền vốn, tiền lãi
và yêu cầu các cá nhân vi phạm hợp đồng và kỷ luật lao động bồi thường thiệt
hại hoặc nộp các khoản tiền phạt.
Hệ thống các mối quan hệ trên có những điểm chung là:
- Đó là những mối quan hệ kinh tế, những quan hệ liên quan đến công
việc tạo ra sản phẩm và giá trị mới cho doanh nghiệp.
- Chúng đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, thông qua đồng tiền
để đo lường, để đánh giá.
- Chúng đều nảy sinh trong quá trình tạo ra và phân chia các quỹ tiền tệ
của doanh nghiệp.
Chỉ cần một sự mất cân đối hoặc sự phá vỡ của một trong những mối
quan hệ trên thì quá trình vận động viên biến đổi hình thái của vốn có thể bị đình
trệ, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì thế mà sẽ bị đảo lộn thậm
chí có thể dẫn đến phá sản. Hệ thống các mối quan hệ như vậy được coi là tài
chính của doanh nghiệp.

và chi tiết hơn cho từng loại tài sản cố định, từng loại tài sản lưu động cũng như
từng loại tài sản tài chính với mục đích là có một cơ cấu tài sản hợp lý nhất sẽ
đem lại lợi ích kinh tế cao nhất. Tuy nhiên mức độ hợp lý của cơ cấu tài sản còn
5
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm loại hình kinh doanh, đặc điểm của
sản phẩm, các điều kiện cung ứng, tiêu thụ trên thị trường… cho nên cơ cấu này
phải thường xuyên thay đổi, điều chính. Công việc đó tùy thuộc vào quyết định
của chủ doanh nghiệp.
+ Phân phối thu nhập: kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh là thu nhập của doạnh nghiệp. Nó bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh
doanh và hoạt đồng khác. Với số thu nhập này, doanh nghiệp không thể chỉ sử
dụng vào một mục đích mà nó phải được phân phối. Trước hết, doanh nghiệp
phải dành ra một phần để làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo gọi là
phần bù đắp chi phí. Phần còn lại (nếu có) gọi là lợi nhuận trước thuế. Với số
tiền này, doanh nghiệp phải thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với Nhà
nước. Phần còn lại gọi là thu nhập sau thuế, nó lại được tiếp tục phân phối: một
phần bù đắp các khoản chi phí mà khi tính lợi nhuận trước thuế chưa tính; một
phần phân phối các lợi tức cho các cổ phần, tạo lập các quỹ cho doanh nghiệp.
Các quỹ đó được tạo lập và sử dụng.
Như vạy quá trình phân phối tài chính của doanh nghiệp diễn ra thường
xuyên liên tục trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp. Việc phân phối
phải dựa trên các tiêu chuẩn hoặc định mức được tính toán một cách khoa học
dựa trên nền tảng là hệ thống các mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp với môi
trường xung quanh, phân phối không hợp lý được thể hiện bằng sự mất cân đối
các mối quan hệ, làm cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu
quả thấp. Các tiêu chuẩn, các định mức phân phối ở mỗi quá trình sản xuất kinh
doanh mặc dù được tính toán chính xác, đầy đủ nhưng không phải không thay
đổi mà do điều kiện của doanh nghiệp cũng như điều kiện của môi trường các
tiêu chuẩn, định mức phải thường xuyên được điều chỉnh. Khi nào cần điều
chỉnh đó là chức năng thứ 2 của tài chính doanh nghiệp.

Hai chức năng này của tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau:
chức năng phân phối xảy ra trước, trong và sau quá trình sản xuất kinh doanh nó
là tiền đề cho quá trình sản xuất kinh doanh, không có nó thì quá trình sản xuất
kinh doanh không thực hiện được. Còn chức năng giám đốc, kiểm tra luôn theo
sát chức năng phân phối có tác dụng điều chỉnh, uốn nắn tiêu chuẩn và định mức
7
phân phối và tình hình thực tế của sản xuất kinh doanh, hỗ trợ cho quá trình sản
xuất phát triển.
1.3 Nội dung cơ bản về quản trị tài chính Doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp thường bao gồm các nội dung chủ yếu
sau:
+ Tham gia đánh giá lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh.
Việc xây dựng và lựa chọn các dự án đầu tư do nhiều bộ phận trong kinh
doanh cùng hợp tác thực hiện. Trên góc độ tài chính, điều chủ yếu cần phải xem
xét là hiệu quả tài chính của các dự án tức là xem xét cân nhắc giữa chi phí bán
ra hàng năm, những rủi ro có thể gặp phải và khả năng thu lợi nhuận của dự án.
+ Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng
cho hoạt động của doạnh nghiệp.
Mọi hoạt động của doanh nghiệp cần phải có vốn. Bước vào hoạt động
kinh doanh, quản trị tài chính doanh nghiệp phải tìm ra các biện pháp góp phần
huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, giải phóng các khoản
vốn còn ứ đọng. Tìm các biện pháp lập lại sự cân bằng giữa thu và chi bằng tiền
để đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán.
+ Thực hiện việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ
doanh nghiệp.
Thực hiện việc phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế như trích lập và sử
dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển
doanh nghiệp và cải thiện đời sống của người lao động trong doạnh nghiệp.
+ Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với các hoạt động của
doanh nghiệp, thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp.

- Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 là thành viên của Tổng Công ty Xây
dựng Bạch Đằng. Hiện nay, công ty có các đơn vị trực thuộc như Xí nghiệp
Xây dựng Bạch Đằng 501, 502, Nhà máy Bê tông và các chi nhánh của công ty
tại một số tỉnh thành phố bạn (Lào Cai, Hà Nội ).
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ:
- Sản xuất bê tông cấu kiện và bê tông thương phẩm.
- Sản xuất kinh doanh vật tư và vật liệu xây dựng.
- Thi công xây lắp các công trình công nghiệp dân dụng, công cộng,
giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu dân cư.
- Thi công xây lắp công trình cảng.
- Thi công xây lắp công trình đường dây, trạm biến thế điện cao, hạ thế,
cấp thoát nước, vệ sinh môi trường.
- Thi công công trình thủy điện, nhiệt điện, bưu chính viễn thông
- Gia công sản xuất và lắp đặt kết cấu thép, nhà khung thép
- Kinh doanh và đầu tư khu đô thị, khu công nghiệp.
- Tư vấn xây dựng và thí nghiệm vật liệu xây dựng.
- Dịch vụ vận tải và cho thuê bến bãi.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty:
10
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
2
11
CÁC PHÓ
GIÁM ĐỐC
- RỬA
-
- RỬA
-
G
ỐC

KIỆN
CÁC
TRẠM BÊ
TÔNG
THƯƠNG
PHẨM
PHÂN
XƯỞNG
SẢN
XUẤT
GIA
CÔNG CƠ
KHÍ
CÁC ĐỘI
XÂY
DỰNG
CÁC ĐỘI
XÂY
DỰNG
CÁC ĐỘI
XÂY
DỰNG
CÁC ĐỘI
XÂY
DỰNG
BAN KIỂM SOÁT
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÒNG
KẾ
HOẠCH

Chỉ tiêu
Kết quả kinh doanh hàng năm So sánh
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
1
1
Vốn (triệu đ) 20.817 24.648 37.539 118 152
2
2
Lao động (người) 1.280 1.317 1.342 103 102
3
3
Doanh thu (triệu đ) 221.908 234.768 252.696 105 107
4
4
Lợi nhuận trước thuế
(triệu đ)
3.609 6.687 7.223 185 108
5
5
Lợi nhuận sau thuế
(triệu đ)
2.598 5.015 5.417 193 108
6
6
Thu nhập bình quân
của người lao động
(triệu đồng)
2,03 3,8 4,03 187 106
7
7

lấy yếu tố con người làm nên tảng cho sự phát triển.
- Về nộp Ngân sách Nhà nước: công ty luôn hoàn thành hoạt động sản
xuất kinh doanh theo chỉ tiêu đề ra và tuân thủ việc giao nộp Ngân sách Nhà
nước theo quy định của pháp luật: năm 2011 là 1.011 triệu đồng; năm 2012 là
1.672 triệu đồng; năm 2013 là 1.806 triệu đồng.
- Qua bảng kết quả kinh doanh của công ty: từ năm 2011 đến năm 2013
các chỉ tiêu của công ty về lao động, doanh thu, thu nhập bình quân người lao
động, nộp ngân sách nhà nước đều tăng đều đặn. Điều này cho thấy, trong thời
kỳ đất nước hội nhập với nền kinh tế Thế giới. Công ty đang có triển vọng phát
triển trên thị trường.
2.1.6. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật cơ bản của công ty.
2.1.6.1. Đặc điểm kỹ thuật công nghệ.
Quy trình công nghệ sản xuất và kiểm tra chất lượng
13
HẦM HẤP
QUAY LI
TÂM
CĂNG THÉPNẠP BÊ
TÔNG
TRẠM TRỘN
CÔNG
TRƯỜNG
CẮT ĐÁ
- RỬA
- SÀNG
KIỂM TRA
BÃI CHỨA
LỒNG THÉP
LẮP KHUÔN
KIỂM TRA

1007
310
76,5
23,5
1010
332
75,3
24,7
7
30
100,7
110,7
3
22
100,3
107,1
3
Trình độ:
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
380
300
600
29,7
23,4
46,9
410
320
587

997
24,3
75,7
360
982
26,8
73,2
20
17
106,7
101,7
40
- 15
112,5
98,5
15
Nhận xét:
- Về mặt số lượng lao động không ổn định do Công ty luôn có những thay
đổi trong hoạt động kinh doanh. Số lao động của Công ty tăng giảm phụ thuộc
nhiều vào kế hoạch kinh doanh của Công ty trong kỳ. Qua bảng số liệu ta thấy
số lượng lao động của công ty tăng dần qua các năm.
- Về mặt chất lượng lao động tỷ lệ lao động có trình độ đại học và cao
đẳng chiếm tỷ lệ ngày càng cao tỷ lệ lao động trung cấp ngày càng giảm qua các
năm chứng tỏ Công ty rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng lao động
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công việc. Việc gia tăng chất lượng lao
động (qua việc tỷ lệ số lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng ngày càng
tăng) là một trong những yếu tố giúp cho Công ty có thể phát triển một cách bền
vững sau này vì đã có nguồn cán bộ có đủ trình độ, kinh nghiệm kế cận.
- Do đặc thù là công ty xây dựng và sản xuất các sản phẩm bê tông nên cơ
cấu lao động nam trong công ty luôn cao hơn số lao động nữ (chiếm trên 70%

200 B – TÀI SẢN DÀI HẠN 30.840.082.191 62.386.873.971 64.318.239.057
210 I. Các khoản phải thu dài hạn
220 II. Tài sản cố định 30.738.321.131 61.127.643.828 62.120.393.154
240 III. Bất động sản đầu tư
250 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
260 V. Tài sản dài hạn khác 101.761.060 1.259.230.143 2.197.845.903
270 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 123.060.135.502 182.503.975.249 203.421.425.195
NGUỒN VỐN
300 A – NỢ PHẢI TRẢ 103.427.339.877 157.855.899.075 165.883.127.946
310 I. Nợ ngắn hạn. 71.586.123.815 104.300.754.570 105.882.303.441
330 II. Nợ dài hạn 31.841.216.062 53.555.144.505 60.000.824.505
400 B – NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 19.632.795.625 24.648.076.174 37.538.297.249
410 I. Vốn chủ sở hữu 19.632.795.625 24.648.076.174 37.538.297.249
430 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
440 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 123.060.135.502 182.503.975.249 203.421.425.195
18
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: đồng
STT CHỈ TIÊU MÃ SỐ NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
1 Doanh thu bán hàng và dịch vụ 01 221.907.518.590 234.768.502.339 252.696.875.365
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 03
3 Doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ 10 221.907.518.590 234.768.502.339 252.696.875.365
4 Giá vốn hàng bán 11 208.836.872.000 215.910.161.110 230.483.045.574
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ 20 13.070.646.590 18.858.341.229 22.213.829.791
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 377.846.438 232.118.569 200.241.603
7
Chi phí tài chính: 22 5.815.079.088 4.617.443.981 8.207.041.437
- Trong đó: chi phí lãi vay 23 5.815.079.088 4.617.443.981 8.027.041.437
8 Chi phí bán hàng 24
9 Chi phí quản lí doanh nghiệp 25 5.060.647.728 6.700.466.729 6.872.346.088

ty đã đạt được như ngày hôm nay ngoài sự nỗ lực của chính mình còn có sự giúp
đỡ hợp tác trong nước và nước ngoài, đặc biệt là sự tín nhiệm của quý khách
hàng.
2.2. Giới thiệu về bộ phận tài chính của Doanh nghiệp.
2.2.1. Kế toán trưởng:
- Tham mưu cho Giám đốc xây dựng và kiện toàn hệ thống quản lý tài
chính kế toán phù hợp với quy định của pháp luật và đặc điểm của công ty.
- Chủ trì việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính của công ty.
20
- Tổ chức triển khai và chỉ đạo, kiểm tra việc sử dụng quản lý chi phí, tài
sản, nguồn vốn của công ty.
- Tổ chức thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán.
- Tham gia thẩm định các dự án, kế hoạch đầu tư sản xuất, tài chính tiền
tệ.
- Quản lý, điều hành công việc của cán bộ nhân viên trong phòng.
2.2.2. Phòng tài chính kế toán:
Tham mưu cho Giám đốc công ty trong việc chỉ đạo thực hiện toàn bộ
công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán theo đúng điều
lệ tổ chức kế toán, pháp lệch kế toán, thống kê của nhà nước.
- Thủ quỹ kiêm kế toán TSCĐ: chịu trách nhiệm thu, chi quỹ tiền mặt
và quản lý quỹ tại công ty. Theo dõi TSCĐ, ghi chép phản ánh tổng hợp chính
xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng
TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo
điều kiện cung cấp thông tin kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo
quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng đơn vị.
+ Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản
xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định.
+ Tham gia lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ
về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.
+ Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị


22
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN TSLĐ–VLĐ
CỦA DOANH NGHIỆP
3.1. Khái niệm, đặc điểm TSLĐ – VLĐ.
3.1.1. Khái niệm:
Vốn lưu động là giá trị những tài sản lưu động mà doanh nghiệp đã đầu
tư vào quá trình sản xuất kinh doanh, đó là số vốn bằng tiền ứng ra để mua sắm
các tài sản lưu động sản xuất và các tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo
cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên
tục.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động
các doanh nghiệp còn có các đối tượng lao động. Khác với tư liệu lao động, các
đối tượng lao động ( như nguyên liệu, nhiên – vật liệu, bán thành phẩm,…) chỉ
tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban
đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm.
Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được
gọi là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của
doanh nghiệp.
Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của
vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động.
Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại: tài
sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất
bao gồm các loại nguyên – nhiên – vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm,
sản phẩm dở dang … đang trong quá trình dự trữ sản xuất, chế biến. Còn tài sản
lưu động lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn
bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi
phí trả trước… Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản
xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn

các doanh nghiệp cũng không ngừng hoạt đồng qua các giai đoạn của chu kỳ
24
kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra
liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn
chu chuyển của vốn lưu động.
Thứ nhất, vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và
bị hao mòn hoàn toàn trong quá trình sản xuất đó. Giá trị của nó chuyển hết một
lần vài giá trịn sản phẩm để cấu thành nên giá trị sản phẩm.
Thứ hai, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động thường
xuyên xảy thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển
sang vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình
thái vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động hoàn thành một vòng
chu chuyển.
25

Trích đoạn Cơ cấu khoản phải thu, phải trả năm 2012 và Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status