Luận văn quản trị kinh doanh Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Nam Thiên Á - Pdf 14

Báo cáo khóa luận GVHD: Ths Huỳnh Đinh Thái Linh
LỜI MỞ ĐẦU

Phân phối là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Nếu sản phẩm của bạn
có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, công tác truyền thông tốt nhưng tổ chức phân phối kém
dẫn đến hàng hoá không đến được với người tiêu dùng khi đó doanh nghiệp bạn đã thất
bại, mọi nỗ lực ban đầu đến đây đều là uổng phí. Do vậy phân phối thể hiện một vai trò
rất quan trọng trong những nỗ lưc tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Nhưng điều đó
không có nghĩa là chỉ dừng ở việc lựa chọn và thiết lập kênh phân phối. Xây dựng hệ
thống phân phối đòi hỏi việc quản lý và điều hành ở một trình độ chuyên nghiệp. Điều
này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực có tính cạnh tranh gay gắt như ngày nay. Thực tế
những công ty lớn hiện nay đều có thực hiện sử dụng mạng lưới kênh phân phối tuy
nhiên hiệu quả chưa cao, phần lớn các kênh phân phối đang ảnh hưởng tiêu cực từ các cơ
hội kinh doanh, các thành viên mạnh trong kênh thường áp đặt những điều họ nghĩ gây
ảnh hưởng đến các thành viên yếu hơn hay cả người tiêu dùng, một số kênh quản lý theo
kiểu chắp vá…Do vậy quản trị kênh phân phối cần phải được xem xét như vấn đề mang
tính chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.
1. Lý do chọn đề tài:
Cạnh tranh là một hình thức không thể thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh, đặt
biệt là khi xã hội thoát khỏi giai đoạn kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Hoạt động này
góp phần lớn trong việc điều hòa cung cầu thị trường, giúp cho nền kinh tế sớm phát
triển.
Trong bối cảnh nền kinh tế có sự chuyển biến mạnh, tính cạnh tranh ngày càng cao,
một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường, đử sức cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác thì doanh nghiệp đó cần phải theo dõi thường xuyên, kiểm tra và đánh giá
một cách đầy đủ và chính xác mọi diễn biến xảy ra trong hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp, tổng hợp các nhân tố tác động thuận lợi và không thuận lợi đến các vấn đề kinh tế
của doanh nghiệp. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các nhân tố tích cực, hạn chế và
loại bỏ các nhân tố ảnh hưởng xấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho
doanh nghiệp mình.

trường để so sánh đánh giá mức độ hợp lý, điểm mạnh, điểm yếu của Công ty so với các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp
thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích dữ liệu do Công ty cung cấp và thông qua đó
quan sát thực tế thị trường; phương pháp thống kê, khái quát hoá, hệ thống hoá, phương
pháp so sánh và dự báo trong nghiên cứu.
SVTH: Nguyễn Hoàng Nhật
Trang 2
Báo cáo khóa luận GVHD: Ths Huỳnh Đinh Thái Linh
5. Kết cấu tổng quát bố cục:
Đề tài bao gồm 3 Chương (không kể mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo).
Chương 1: Cơ sở lý luận về kênh phân phôi trong hoạt động kinh doanh.
Chương 2: Giới thiệu Doanh Nghiệp và thực trạng về hệ thống kênh phân phối tại
Công Ty Cổ Phần Thương Mại Nam Thiên Á.
Chương 3: Đề xuất và giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Công ty Cổ
Phần Thương Mại NamThiên Á.
SVTH: Nguyễn Hoàng Nhật
Trang 3
Báo cáo khóa luận GVHD: Ths Huỳnh Đinh Thái Linh
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KÊNH PHÂN PHỐI TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
1.1 Marketing là gì?
Marketing là toàn bộ những hoạt động của một doanh nghiệp nhằm xác định những
nhu cầu chưa được thỏa mãn của khách hàng, những thị hiếu và đòi hỏi của họ. Trên cở
sở đó doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp, nhằm đáp ứng, thỏa mãn
nhu cầu và đòi hỏi đó, để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
Marketing là một hệ thống tương tác Marketing có sử dụng một hay nhiều phương tiện
quảng cáo để tác động đến một phản ứng đáp lại đo được hay việc giao dịch tại bất kỳ địa

Việc chào hàng thông qua Marketing có thể thuyết phục khách hàng mua lần đầu và
tiến đến mua lần sau. Những người làm Marketing này sử dụng các phương tiện quảng
cáo trả lời trực tiếp để bán hàng và tìm hiểu khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ
thường xuyên và ngày càng phong phú hơn. Như vậy diều quan trọng trong Marketing là
thiết lập và duy trì mối quan hệ có lợi với khách hàng.
1.3 Marketing Mix
Mô hình Marketing hỗn hợp (cũng được biết đến như là mô hình 4P) được những
người làm marketing dùng như một công cụ để thực hiện chiến lược marketing. Trưởng
bộ phận marketing thường sử dụng phương pháp này để tạo ra phản ứng tối ưu từ thị
trường bằng cách “trộn lẫn” 4 (hoặc 5 hoặc thậm chí đến 7) yếu tố theo cách tối ưu nhất.
Điều quan trọng là cần hiểu là các nguyên tắc của Marketing hỗn hợp là các biến số có
thể kiểm soát được. Mô hình Marketing hỗn hợp có thể được điều chỉnh định kỳ để đáp
ứng các nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng mục tiêu hoặc đáp ứng tính năng
động của thị trường.
1.3.1 Chiến lược sản phẩm (Product).
Sản phẩm là những hàng hóa, dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những ích
dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Sản phẩm có giá trị
sử dụng và giá trị. Nó có thể hữu hình hoặc vô hình.
Theo suy nghĩ truyền thống, một sản phẩm tốt sẽ tự tiêu thụ được được trên thị
trường. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh ngày nay thì hiếm khi có sản phẩm nào
không tốt. Ngoài ra, khách hàng có thể trả lại hàng hóa nếu họ nghĩ là sản phẩm không
đạt chất lượng. Do đó, câu hỏi về sản phẩm là: doanh nghiệp có tạo ra được sản phẩm mà
khách hàng của họ muốn? Do đó cần phải xác định các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch
vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: chức năng, chất lượng, mẫu mã, đóng gói, nhãn
hiệu, phục vụ, hỗ trợ và bảo hành.
SVTH: Nguyễn Hoàng Nhật
Trang 5
Báo cáo khóa luận GVHD: Ths Huỳnh Đinh Thái Linh
1.3.2 Chiến lược giá (Price).
Giá là một trong bốn biến số quan trọng của Maketing Mix. Giá đóng vai trò quyết

lực lượng bán hàng, nhà phân phối và người tiêu dùng nhằm gia tăng doanh số ngay lập
tức.
 Quan hệ công chúng: là chức năng quản lý để đánh giá thái độ của công chúng,
liên kết chính sách của các tổ chức với lợi ích xã hội, thực hiện chương trình hoạt động
để đạt được sự hiểu biết và chấp nhận của công chúng.
 Bán hàng cá nhân: là hoạt động tiếp xuác trực tiếp giữa người mua và người
bán để thông tin giới thiệu sản phẩm.
1.3.4 Chiến lược phân phối và khách hàng (Place and Person)
Đây là một trong những chiến lược quan trọng nhất trong các hoạt động kinh doanh,
chính vì vậy các doanh nghiệp chú trọng trong công tác phân phối và chăm sóc khách
hàng. Doanh nghiệp xác định ranh giới các khúc thị trường, lựa chọn trong đó một hay
vài khúc thị trường rồi nghiên cứu sản xuất các mặt hàng và soạn thảo các hệ thống
marketing cho từng khúc thị trường đã chọn.
 Phân khúc thị trường thành những nhóm người mua rõ ràng. Những nhóm này
có thể đòi hỏi những mặt hàng hay hệ thống marketing riêng. Công ty xác định các
phương thức phân khúc thị trường, xác định các đặc điểm của những khúc thị trường thu
được và đánh giá mức độ hấp dẫn của từng khúc thị trường.
 Lựa chọn các khúc thị trường mục tiêu, đánh giá và lựa chọn một hay nhiều
khúc thị trường để đưa hàng của mình xâm nhập thị trường.
 Xác định hàng hóa trên thị trường đảm bảo hàng hóa có vị trí cạnh tranh trên
thị trường và soạn thảo chi tiết hệ thống marketing.
Chiến lược khác hàng là những cá nhân và hộ gia đình mua hay bằng một phương
thức nào đó có được hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cho cá nhân.
 Các doanh nghiệp phải đối mặt thường xuyên với việc tìm khách hàng mới,
nên đều bị ám ảnh với việc làm thế nào để các nỗ lực quảng cáo, tiếp thị và định giá có
thể thu hút được các khách hàng mới. Những nỗ lực này tuy cần thiết nhưng đồng thời có
thể lấy đi nhiều nguồn lực hữu hạn của các doanh nghiệp nếu không chọn đúng đối tượng
SVTH: Nguyễn Hoàng Nhật
Trang 7
Báo cáo khóa luận GVHD: Ths Huỳnh Đinh Thái Linh

Trang 8
Báo cáo khóa luận GVHD: Ths Huỳnh Đinh Thái Linh
Có khả năng thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người mua về số lượng, chủng loại,
thời gian do họ chủ động dự trữ và chuẩn bị sẵn sàng mặt hàng kinh doanh.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người mua như bán hàng qua bưu điện, điện thoại, máy
bán lẻ trong các cửa hiệu hay bán tận nhà.
 Nhà bán buôn:
Tiếp cận với các nhà sản xuất để nắm nguồn hàng, vận chuyển, dự trữ, bảo quản,
phân loại, chọn lọc và bán ra với số lượng lớn cho các nhà bán lẻ hay cho các tổ chức
khác.
Nhà bán buôn thường có nhiều vốn, có phương tiện kinh doanh, có sức đẩy lớn ra
thị trường, tuy nhiên nhiều khi nó lại tạo ra nhu cầu giả tạo.
Trong kinh doanh, nhà bán buôn ít tiếp cận với khách hàng cuối cùng, ít năng động.
nhà sản xuất thường liên kết với nhà bán buôn để tranh thủ nguồn vốn và khả năng tiêu
thụ sản phẩm của họ.
Nhà bán buôn là một trung gian rất cần thiết vì họ thay mặt các nhà sản xuất để rót
hàng cho nhiều nhà bán lẻ và các tổ chức khác nên giúp nhà sản xuất tiết kiệm được thời
gian và chi phí.
 Đại lý (Agent):
Là người không sở hữu sản phẩm, họ chỉ thay mặt doanh nghiệp làm nhiệm vụ mua
bán sản phẩm và được khoản thù lao nhất định.
Đại lý là một trung gian rất cần thiết vì nó làm tăng thêm năng lực phân phối sản
phẩm. đại lý thường là các cá nhân hoặc doanh nghiệp có vị trí kinh doanh thuận lợi, có
năng lực bán hàng nhưng không có nhiều vốn.
Đại lý có thể đại diện cho một hay nhiều hãng. Muốn làm đại lý phải kí kết hợp
đồng đại lý, trong đó có quy định về giá cả, thù lao, địa bàn, thủ tục đặt và vận chuyển
hàng, trách nhiệm bảo hành…
Nhà sản xuất còn dùng đại lý để thâm nhập vào những thị trường mà nếu tự làm thì
kém hiệu quả.
Theo luật thương mại Việt Nam có 4 hình thức đại lý là đại lý hoa hồng, đại lý bao

người bán lẻ. Trong thị trường hàng công nghiệp, đó là người môi giới hay đại diện bán
hàng.
 Kênh 2 cấp có 2 trung gian marketing. Trong thị trường hàng tiêu dùng, đó
thường là nhà bán sỉ và bán lẻ. Trong thị trường kỹ nghệ thì đó là bộ phận phân phối của
công ty và các nhà buôn.
 Kênh 3 cấp có 3 trung gian phân phối. Thí dụ: Trong ngành nước ngọt, rượu bia
có thể có thêm tổng đại lý hay đại lý bán buôn-người bán sỉ và người bán lẻ.
1.4.3.2 Tổ chức kênh phân phối:
 Kênh phân phối truyền thống: Kênh phân phối truyền thống bao gồm nhiều
thành viên (trung gian) tham gia, nhà sản xuất, bán buôn, bán lẽ. Mỗi trung gian thực
hiện một công việc nhằm đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Các thành viên kênh
này hoạt động độc lập với nhau với mục đích tối đa hóa lợi nhuận của mình, cho dù hoạt
động này có làm giảm lợi nhuận của tổng thể. Các thành viên kênh không thể kiểm soát
SVTH: Nguyễn Hoàng Nhật
Trang 11
Báo cáo khóa luận GVHD: Ths Huỳnh Đinh Thái Linh
hành vi của các thành viên kênh còn lại, cũng như không có ràng buộc nào về trách
nhiệm trong việc xử lý các tranh chấp.
Sơ đồ 1.4.3: Kênh phân phối truyền thống
 Kênh phân phối dọc:
Hệ thống phân phối này bao gồm nhà sản xuất, một hay nhiều nhà bán sỉ và bán lẻ
hoạt động như thể thống nhất. Ở kênh phân phối này, một thành viên kênh có thể sở hữu
các hoạt động còn lại của kênh, hoặc là dành cho một số thành viên những quyền ưu đãi
trong việc phân phối và bán hàng, hoặc phải có những đảm bảo hợp tác toàn diện của một
số thành viên trong kênh phân phối này.
Sơ đồ 1.4.4: Hệ thống phân phối dọc
 Kênh phân phối ngang: Hệ thống kênh phân phối ngang, trong đó có hai hay
nhiều công ty không có liên hệ với nhau trong cùng một cấp của kênh phân phối liên kết
lại với nhau để nắm bắt các cơ hội Marketing. Thông qua sự hợp tác này, họ có thể liên
kết với nhau trên một số phương diện như tài chính, sản xuất, năng lực Marketing mà một

Franchise
Liên kết bán
buôn bảo trợ
Hợp tác xã
bán lẻ
Sở hữu Quản lý
Hợp đồng
Hệ thống
kênh phân
phối dọc
Franchise sx-
bán buôn
Franchise bán
lẻ dịch vụ bảo
trợ
Hệ thống
Franchise
Liên kết bán
buôn bảo trợ
Hợp tác xã
bán lẻ
Sở hữu Quản lý
Hợp đồng
Hệ thống
kênh phân
phối dọc
Franchise sx-
bán buôn
Franchise bán
lẻ dịch vụ bảo

Franchise bán
lẻ dịch vụ bảo
trợ
Hệ thống
Franchise
Liên kết bán
buôn bảo trợ
Hợp tác xã
bán lẻ
Sở hữu Quản lý
Hợp đồng
Hệ thống
kênh phân
phối dọc
Franchise sx-
bán buôn
Franchise bán
lẻ dịch vụ bảo
trợ
Hệ thống
Franchise
Liên kết bán
buôn bảo trợ
Hợp tác xã
bán lẻ
Sở hữu Quản lý
Hợp đồng
Hệ thống
kênh phân
phối dọc

kênh phân
phối dọc
Franchise sx-
bán buôn
Franchise bán
lẻ dịch vụ bảo
trợ
Hệ thống
Franchise
Liên kết bán
buôn bảo trợ
Hợp tác xã
bán lẻ
Sở hữu Quản lý
Hợp đồng
Hệ thống
kênh phân
phối dọc
Franchise sx-
bán buôn
Franchise bán
lẻ dv bảo trợ
Hệ thống
Franchise
Liên kết bán
buôn bảo trợ
Hợp tác xã
bán lẻ
Sở hữu Quản lý
Hợp đồng

phân phối với nhau. Ví dụ như xâm chiếm thị trường nhau:
 Xung đột dọc (vertical conflict): là các xung đột giữa các cấp với nhau trong
cùng một kênh phân phối.
1.4.3.3.1 Kênh phân phối ngắn: Là kênh phân phối không trung gian hoặc chỉ
có một trung gian.
 Kênh không có trung gian: Kênh này chỉ có người sản xuất và người sử dụng
sau cùng. Người sản xuất bán sản phẩm trực tiếp cho người sử dụng cuối cùng, không
SVTH: Nguyễn Hoàng Nhật
Trang 13
Báo cáo khóa luận GVHD: Ths Huỳnh Đinh Thái Linh
thông qua trung gian. Kênh này thường được sử dụng cho các loại hàng hoá dễ hư, dễ vỡ,
dễ mất phẩm chất khi để lâu… một số hàng hoá chậm lưu chuyển, những hàng hoá có
người sản xuất nhỏ mà họ tự sản xuất, tự bán, hoặc sử dụng ở những vùng thị trường nhỏ
mà ở đó người sản xuất độc quyền bán cho người tiêu dùng.
Ưu thế rõ rệt của kênh phân phối trực tiếp là đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá,
đảm bảo sự giao tiếp chặt chẽ của công ty sản xuất trong phân phối, tăng cường trách
nhiệm thị trường và đảm bảo tính chủ đạo của người sản xuất trong kênh phương pháp.
Người sản xuất thu được lợi nhuận cao do chêch lệch giữa giá bán ra với chi phí sản xuất
cao vì giảm bớt lãi trung gian.
Tuy vậy kênh phân phối này có một số hạng chế như: hạn chế trình độ chuyên môn
hoá; tổ chức và quản lý kênh phân phối phức tạp; vốn và nhân lực phân tán; chu chuyển
vốn chậm.
Loại kênh phân phối này chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong các loại kênh phân phối, và nó
chỉ phù hợp với người sản xuất nhỏ, qui mô thị trường hẹp.
 Kênh có một trung gian: Còn được gọi là kênh rút gọn. Kênh này được sử
dụng trong một số trường hợp sau:
Trình độ chuyên doanh và qui mô của trung gian cho phép xác lập quan hệ trao đổi
trực tiếp với người sản xuất trên cơ sở tự đảm nhiệm các chức năng cần thiết khác. Tuy
nhiên không phải bất kỳ trung gian nào cũng đủ khả năng tham gia vào kênh phân phối
này.

do chuyên môn hoá nên có điều kiện nâng cao năng suất lao động. Khả năng thoả mãn
nhu cầu thị trường lớn.
Việc điều hành kênh phân phối sẽ khó khăn nếu các nhà kinh doanh không đủ trình
độ và kinh nghiệm. Thời gian lưu thông hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng cuối
cùng dài, chi phí của cả kênh phân phối lớn.
 Kênh có nhiều trung gian: Kênh này thường được dùng đối với một số hàng
mới nhưng có những khó khăn mà loại kênh phân phối hai tung gian giải quyết không tốt;
những nhu cầu mới; được dùng trong các trường hợp những nhà kinh doanh thiếu kinh
nghiệm, thiếu vốn, các mặt hàng có giá cả thị trường biến động nhiều; được sử dụng
nhiều trong buôn bán quốc tế.
Kênh này có ưu nhược điểm tương tự kênh hai trung gian. Trong một số trường hợp
người ta thường sử dụng môi giới trong kênh này để làm cho lưu thông hàng hoá được
trôi chảy. Thái độ khách quan của các nhà kinh doanh là phải sử dụng môi giới ở những
trường hợp nào cần thiết, coi môi giới là những nhà kinh doanh và chia lợi nhuận hợp lý
cho họ khi tham gia vào các kênh phân phối.
1.4.4 Lựa chọn kênh phân phối:
SVTH: Nguyễn Hoàng Nhật
Trang 15
Báo cáo khóa luận GVHD: Ths Huỳnh Đinh Thái Linh
1.4.4.1 Căn cứ để lựa chọn kênh phân phối:
• Căn cứ vào mục tiêu cần đạt được khi tiêu thụ
• Căn cứ vào đặc điểm sản phẩm
• Căn cứ vào đặc điểm của thị trường
• Căn cứ vào các giai đoạn của chu kì sống sản phẩm
• Căn cứ vào năng lực công ty
• Căn cứ vào năng lực của các trung gian
• Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
• Căn cứ vào các quy định của pháp luật
1.4.4.2 Các chiến lược phân phối điển hình: Chiến lược phân phối là sự cấu kết
gắn bó của sự lựa chọn và của những biện pháp phải sử dụng để chuyển đưa sản phẩm về

 Các chương trình giúp đỡ thành viên kênh phải phù hợp với nguyện vọng và giải
quyết được khó khăn của họ.
 Cần lập ra kênh phân phối mang tính liên kết giữa các tổ chức nếu nhà quản lý
kênh hi vọng đạt được một sự thay đổi trong chương trình phân phối.
1.5 Tầm quan trọng của phân phối trong Marketing
1.5.1 Vai trò của trung gian phân phối: Phân phối có những vai trò sau:
 Chiến lược phân phối giúp doanh nghiệp tăng cường mức độ bao phủ thị trường
đưa sản phẩm thâm nhập vào các khúc thị trường mới và góp phần trong việc thỏa mãn
nhu cầu thị trường mục tiêu.
 Mua một lần được nhiều thứ.
 Giao hàng nhanh chóng.
 Sự tiện lợi về địa điểm mua.
 Một sản phẩm đủ chủng loại.
 Dịch vụ kèm theo (tín dụng, giao hàng, lắp đặt, sửa chữa).
 Khi hoạch định một kênh phân phối có hiệu quả thì yêu cầu phải xác định phân
khúc thị trường nào cần phục vụ, loại kênh nào được sử dụng tốt nhất, mục tiêu chọn
kênh phân phối có thể tùy theo đặc tính của sản phẩm:
 Sản phẩm dễ hư hỏng (perishable product).
 Sản phẩm cồng kềnh (bulky products).
 Sản phẩm không theo tiêu chuẩn (nonstandardized products).
SVTH: Nguyễn Hoàng Nhật
Trang 17
Báo cáo khóa luận GVHD: Ths Huỳnh Đinh Thái Linh
 Sản phẩm giá trị cao (hight products).
1.5.2 Tầm quan trọng của phân phối.
 Những quyết định phân phối có ảnh hưởng lớn đến các nỗ lực marketing.
 Do các trung gian thực hiện chức năng phân phối nên kế hoạch marketing của
công ty sẽ khác nhau khi lựa chọn những trung gian phân phối khác nhau.
 Một chiến lược phân phối hợp lý, thuận tiện cho người mua sẽ góp phần cho sản
phẩm lưu thông thông suốt, nhanh chóng, dễ xâm nhập thị trường.

của bộ máy quản lý, Công ty đã đạt kế hoạch đề ra ngay trong năm đầu tiên. Từ đó đến
nay, với những biến động của thị trường cùng với sự khủng hoảng kinh tế, Công ty cũng
đã không ít lần phải đối mặt với khó khăn. Tuy nhiên, với chính sách phù hợp, khéo léo,
mạnh dạn đầu tư nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, có những chính sách bán
hàng phù hợp, cải thiện tình trạng giao nhận hàng, với mong muốn tạo được sự thuận lợi
tốt nhất cho khách hàng khi giao dịch, mua bán với Công ty. Nhờ vậy, uy tín của Công ty
ngày càng được nâng cao, tạo được vị trí vững vàng trên thị trường trong nước.
Trong tương lai, Công ty đang có những chính sách, dự án đầu tư mới với mục tiêu
củng cố vị trí của mình tại thị trường trong nước và mở rộng ra thị trường nước ngoài.
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
SVTH: Nguyễn Hoàng Nhật
Trang 19
Báo cáo khóa luận GVHD: Ths Huỳnh Đinh Thái Linh
2.2.1 Chức năng
Sản xuất xi măng cung cấp cho ngành xây dựng đang phát triển rầm rộ như hiện
nay.
Thiết lập và củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, phục vụ và làm thỏa mãn
nhu cầu của các đại lý, khách hàng đối với mặt hàng xi măng và các dịch vụ kèm theo.
Mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cao doanh số bán hàng, tăng mức lợi nhuận,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, và thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Tổ chức nghiên cứu tiếp thị, nắm bắt thị hiếu nhu cầu ngày càng cao của ngành xây
dựng đòi hỏi sự vững chắc, kết dính cho các công trình.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Công ty, bảo toàn và
phát triển vốn, kinh doanh có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
2.2.2 Nhiệm vụ
Tổ chức kinh doanh, hoạt động đúng chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp
luật;
Thực hiện phân phối lao động, đảm bảo việc làm và quyền lợi của nhân viên theo
đúng quy định của Nhà nước, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công

THUẬT
SẢN
XUẤT
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÁNH

XN
KDX
M
VLXD
Nam
Thiên
Á

Chi
nhánh
Miền
Nam

Chi
nhánh
Miền
Tây



Chi
nhánh
Đà
Nẵng
Báo cáo khóa luận GVHD: Ths Huỳnh Đinh Thái Linh
- Quản lý và sử dụng số nhân sự, hoạch định chiến lược và mục đích kinh doanh của
công ty.
- Quản lý, chấp hành quy tắc tài chính, thực hiện nguyên tắc hoạch toán, báo sổ,
đảm bảo tiết kiệm chi phí, các định mức tài chính, đồng thời chịu trách nhiệm trước công
ty về hiệu quả sử dụng vốn.
- Tổ chức giao ban hoạt động công ty, dự họp giao ban công ty định kỳ.
- Có quyền đình chỉ tạm thời công việc của nhân viên thuộc quyền.
 Giám Đốc kinh doanh:
- Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch chiến lược kinh doanh.
- Tìm kiếm, khai thác thị trường, theo dõi, thúc đẩy việc bán hàng, điều phối, quản
lý kinh doanh của công ty.
- Nghiên cứu các thông tin do bộ phận kinh doanh – tiếp thị, bộ phận giao hàng, thị
trường, đại lý, cơ sở sản xuất cung cấp để phân tích, làm cơ sở giải quyết các vấn đề: giá
cả, thị phần, các chính sách của công ty đề ra.
- Kiểm tra, điều hành các bộ phận của công ty, đại lý, cơ sở sản xuất phát sinh trong
ngày và báo cáo các công việc đã giải quyết cho Tổng Giám Đốc.
 Phòng Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật:
- Chịu trách nhiệm về vận hành công ty đúng theo quy trình công nghệ, quy trình
sản xuất và bảo vệ an toàn tuyệt đối.
- Tổ chức, triển khai thực hiện các kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
- Phụ trách phân công theo dõi sản xuất xi măng.
- Kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật, giám sát kỹ thuật, bảo quản, bảo trì, sử
dụng các thiết bị sản xuất theo đúng định kỳ.
 Phòng Giám Đốc từng Chi Nhánh

+ Tư vấn cho Ban Giám đốc và cập nhật kịp thời về chính sách tài chính hiện hành
của Nhà nước. Phổ biến kịp thời các chính sách, chế độ do Nhà Nước quy định tới các
phòng ban, cá nhân của công ty.
+ Chịu trách nhiệm về hệ thống kế toán tài chính đối với Giám đốc và cơ quan thuế.
+ Quan hệ với Ngân hàng, cơ quan Thuế, cơ quan Nhà nước có liên quan.
+ Tổ chức công tác lưu trữ các chứng từ kế toán, quy trình lưu chuyển chứng từ, quy
trình xuất - nhập - tồn vật tư, hàng hóa trong công ty.
+ Tổ chức họp phong theo định kỳ, và các công việc khác theo yêu cầu của Ban
Giám đốc.
 Phòng kinh doanh:
SVTH: Nguyễn Hoàng Nhật
Trang 23
Báo cáo khóa luận GVHD: Ths Huỳnh Đinh Thái Linh
- Phòng kinh doanh có 4 chức năng chính sau: Công tác kế hoạch – Công tác nghiệp
vụ Giám sát– Triển khai tiếp thị kinh doanh theo kế hoạch được Ban Giám Đốc quy định.
Bên cạnh đó, Phòng kinh doanh còn đảm nhiệm công tác xây dựng và quảng bá thương
hiệu.
- Nhiệm vụ của phòng kinh doanh: Công tác kế hoạch, Công tác nghiệp vụ, Công
tác giám sát, kiểm tra.
 Bộ phận kỹ thuật:
+ Chịu trách nhiệm bảo dưỡng đội xe vận tải, sữa chữa máy móc văn phòng.
+ Kiểm tra kỹ thuật các bao xi măng trước khi đến với người tiêu dùng.
+ Tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy cho công nhân viên theo định kỳ.
2.4 Sơ lược tình hình phát triển của công ty trong thời gian qua.
2.4.1 Cơ cấu lao động.
Tổng số lao động của Công ty tại thời điểm 01/07/2011 là 516 người với cơ cấu.
Bảng 2.4.1: Cơ cấu lao động của Công ty tại thời điểm 01/07/2011
Tiêu chí
Số lượng
(Người)

xuất
Nơi sản xuất Giá mua (đồng)
Thời gian sử dụng
còn lại (Năm)
Máy tạo sợi Starex
2004 Áo 9.493.627.699 13
Máy cuốn sợi ngang
2004 Áo 2.936.005.605 13
Máy làm lạnh 165.000kcal/h
2004 Ý 773.473.900 6
Máy dệt tròn Stacoloom SL61
2004 Áo 12.604.060.262 13
Máy đùn tráng màng Stacotec
2004 Áo 12.445.964.006 13
Máy làm lạnh 112.000 kcal/h
2004 Ý 576.930.111 6
Máy tạo ống, in 3 màu, cắt 15MCB
2004 Nhật Bản 7.440.918.421 13
Máy may bao 12N-DSM-11N
2004 Nhật bản 2.663.169.786 5
Máy may để bàn DN-2HS
2004 Nhật Bản 100.135.285 5
Xe nâng hàng Komatsu
2004 Nhật Bản 820.515.588 7
Xe nâng hàng Komatsu
2004 Nhật Bản 820.515.588 7
Cáp + tủ điện
2004 Áo 1.476.114.399 7
Máy nén khí
2004 Đức 292.563.110 7

Máy xẻ SG số 2
2000 Việt Nam 99.357.200 5
Máy cắt cạnh
2003 Việt Nam 32.525.082 5
(Nguồn: Phòng kế toán (2011))
SVTH: Nguyễn Hoàng Nhật
Trang 25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status