Một số vấn đề về xây dựng thương hiệu tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIC) Việt Nam - Pdf 14

Lớp bảo hiểm 45B Nguyễn Thị Doan
LỜI MỞ ĐẦU
Chưa bao giờ thương hiệu lại trở thành một chủ đề thời sự được các doanh
nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội thương mại quan tâm một cách
đặc biệt như hiện nay. Nhiều hội thảo, hội nghị đã được tổ chức, hàng trăm bài báo
và cả những trang website thường xuyên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của
thương hiệu, thậm chí thương hiệu của tỉnh quốc gia cũng được đưa ra thảo luận.
Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO thị trường bảo hiểm trở
nên sôi động, các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt để giành giật thị phần. Chủ đề về
thương hiệu lại được các công ty Bảo hiểm quan tâm hơn bao giờ hết.
Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một công ty
mới xuất hiện trên thị trường bảo hiểm, việc khuếch trương định vị hình ảnh trong
tâm trí khách hàng lại càng trở nên quan trọng. Ngày 01/01/2006 đã trở thành một cột
mốc đáng nhớ, ghi dấu năm đầu tiên công ty Liên doanh bảo hiểm Việt Úc đi vào
hoạt động với tên gọi mới BIC, hệ thống mới và những nguồn lực mới. Trên chặng
đường phát triển đầu tiên này, song song với việc phát triển, xây dựng vị thế trên thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, việc xây dựng và phát triển thương hiệu của
công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) là một nhiệm vụ
chiến lược.
Sau một thời gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài:”Một số vấn đề về
xây dựng thương hiệu tại công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam” để hoàn thành báo cáo của mình.
Nội dung báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về thương hiệu và thương hiệu trong kinh
doanh bảo hiểm
Chương II: Hoạt động kinh doanh và công tác tạo dựng thương hiệu của BIC từ
khi thành lập đến nay.
Chương III: Một số kiến nghị về công tác tạo dựng thương hiệu và nâng cao
hiệu quả kinh doanh của công ty.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1

2
Lớp bảo hiểm 45B Nguyễn Thị Doan
Để hiều rõ hơn về khái niệm thương hiệu chúng ta cần phải làm rõ khái niệm về
đặc tính của thương hiệu. Đặc tính thương hiệu là một thuật ngữ mới xuất hiện gần
đây và chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực marketing và truyền thông. Đặc tính của
một con người bao gồm: định hướng mục đích và lẽ sống của anh ta. Do đó để biết
đặc tính của một con người đòi hỏi cần phải trả lời các câu hói: Bản chất của anh ta là
gì? Anh ta muốn trở thành ai? Anh ta muốn được người khác đánh giá như thế nào?
Và đối với anh ta mối quan hệ nào là quan trọng nhất trong cuộc đời?
Tương tự như vậy,đặc tính của một thương hiệu cũng thể hiện những định
hướng, mục đích và ý nghĩa của thương hiệu đó. Nó chính là trái tim và linh hồn của
một thương hiệu.Xác định đặc tính thương hiệu là trọng tâm của một chiến lược phát
triền thương hiệu. Hãng Nestle sử dụng thuật ngữ “tính cách thương hịệu” để phản
ánh tầm quan trọng và mối liên hệ giữa đặc tính của thương hiệu và chính bản thân
thương hiệu. Vậy như thế nào là “Đặc tính của thương hiệu”?
Đặc tính của thương hiệu là một tập hợp duy nhất các liên kết thuộc tính mà các
nhà chiến lược thương hiệu mong muốn tạo ra và duy trì. Những sự liên kết này sẽ
phản ánh cái mà thương hiệu hướng tới và là sự cam kết của nhà sản xuẩt đối với
khách hàng. Có thể nói đây là những đặc điểm nhận dạng, giúp ta phân biệt được các
thương hiệu khác nhau.
Để biết được thực chất đặc tính của một thương hiệu cụ thể cần phải tìm lời giải
đáp cho những câu hỏi sau:
• Những nét riêng của nó là gì?
• Tham vọng và mục đích dài hạn của nó là gì?
• Chính kiến của nó là gì?
• Những dấu hiệu để nhận biết ra nó là gì?
Đặc tính của thương hiệu có thể góp phần quan trọng trong việc thiết lập mối
quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng bằng cách thương hiệu cam kết mang đến
cho khách hàng những lợi ích có thể là lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần và là công cụ
để khách hàng thể hiện giá trị bản thân.

hay một quốc gia, v.v…Hình ảnh thương hiệu cho ta biết cách thức công chúng giải
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4
Lớp bảo hiểm 45B Nguyễn Thị Doan
mã các dấu hiệu thông qua các sản phẩm, dịch vụ và các chương trình truyền thông,
quảng cáo của nó.
Ngược lại, đặc tính của thương hiệu lại được xét từ phía người gửi thông điệp
– phía công ty. Nhiệm vụ của người gửi thông điệp là phải cụ thể hoá ý nghĩa, định
hướng, và mục đích của thương hiệu. Do vậy, hình ảnh thương hiệu là kết quả của
việc giải mã thông điệp nhận được. Từ góc độ quản trị thương hiệu, đặc tính thương
hiệu phải được xác định trước và thông qua truyền thông tạo nên hình ảnh thương
hiệu. Tức là trước khi muốn tạo ra một hình ảnh trong tâm trí khách hàng và công
chúng, công ty cần phải biết chính xác sẽ phác hoạ cái gì. Trong tâm trí khách hàng
sẽ định hình một hình ảnh cụ thể qua quá trình tổng hợp tất cả các dấu hiệu nhận biết
về thương hiệu như tên gọi của thương hiệu, các dấu hiệu có thể cảm nhận thị giác,
bản thân sản phẩm, các chương trình quảng cáo, tài trợ và thông cáo báo chí.v.v…
Hình ảnh là kết quả của sự giải mã sự cắt nghĩa và giải thích các dấu hiệu. Vậy thì
các dấu hiệu này bắt đầu từ đâu? Có hai nguồn mà trước tiên là đặc tính thương hiệu.
Tuy nhiên, có thể xuất hiện một số tác động ngoại lai mà chúng không liên quan tới
đặc tính thương hiệu nhưng lại góp phần giúp thương hiệu thể hiện ý nghĩa của mình.
Sơ đồ 1: Đặc tính và hình ảnh thương hiệu
Người gửi Truyền thông Người nhận
Sự cạnh tranh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
5
Đặc tính thương
hiệu
Các tác động
ngoại lai
Các dấu hiệu được

Thương hiệu cá biệt luôn gắn liền với từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể và có
thể tồn tại độc lập trên hàng hoá, cũng có thể được gắn với các loại thương hiệu khác.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
6
Lớp bảo hiểm 45B Nguyễn Thị Doan
Trong thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng tạo ra thương hiệu cá biệt cho hàng
hoá.
b. Thương hiệu gia đình:
Thương hiệu gia đình là thương hiệu chung của tất cả hàng hoá, dịch vụ của
một doanh nghiệp. Mọi hàng hoá thuộc các chủng loại khác nhau của doanh nghiệp
đều mang thương hiệu như nhau. Đặc điểm của thương hiệu gia đình là tính khái quát
rất cao và phải có tính đại diện cho tất cả các chủng loại hàng hoá của doanh nghiệp.
Một khi tính đại diện và khái quát bị vi phạm hay mất đi, người ta sẽ phải nghĩ ngay
đến việc tạo ra những thương hiệu cá biệt cho từng chủng loại hàng hoá cụ thể để
chúng không ảnh hưởng đến thương hiệu gia đình. Thương hiệu gia đình có thể xuất
hiện độc lập trên hàng hoá và có thể đi kèm cùng thương hiệu cá biệt hay thương hiệu
quốc gia. Ví dụ: Honda gán cho tất cả hàng hoá của công ty Honda - từ xe máy, ôtô,
máy thuỷ, các loại cưa, động cơ… là thương hiệu gia đình.
c. Thương hiệu tập thể:
Thương hiệu tập thể (còn được gọi là thương hiệu nhóm) là thương hiệu của
một nhóm hay một số chủng loại hàng hoá nào đó, có thể do một số cơ sở sản xuất
hoặc do các cơ sở sản xuất khác nhau sản xuất và kinh doanh (thưòng là trong cùng
một khu vực địa lý, gắn với các yếu tố xuất xứ, địa lý nhất định).
Thương hiệu tập thể có đặc điểm khá giống với thương hiệu gia đình vì có tính
khái quát và tính đại diện cao, nhưng điểm khác nhau rất cơ bản là thương hiệu tập
thể thường được gắn liền với các chủng loại hàng hoá của nhiều doanh nghiệp khác
nhau trong một mối liên kết kinh tế, kỹ thuật nào đó và tính đại diện được phát triển
chủ yếu theo chiều sâu hơn là theo chiều rộng của hàng hoá.
Khi sử dụng thương hiệu tập thể sẽ vấp phải vấn đề là mọi thành viên đều có
thể sử dụng tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý để cấu thành thương hiệu cho hàng hoá

hợp pháp cho người sở hữu thương hiệu. Tên gọi sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được
bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Các quy trình sản xuất có thể
được bảo vệ thông qua bằng sáng chế, giải pháp hữu ích. Bao bì kiểu dáng thiết kế có
thể được bảo vệ thông qua kiểu dáng công nghiệp hoặc các bản quyền cho các câu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
8
Lớp bảo hiểm 45B Nguyễn Thị Doan
hát đoạn nhạc. Các quyền sở hữu trí tuệ này đảm bảo rằng công ty có thể đầu tư một
cách an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhuận từ một tài sản đáng giá.
Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một
sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản
phẩm một cách dễ dàng, thuận tiện. Lòng trung thành với thương hiệu của khách
hàng cho phép công ty dự báo và kiểm soát thị trường. Hơn nữa, nó tạo nên một rào
cản, gây khó khăn cho các công ty khác muốn xâm nhập thị trường. Mặc dù các quy
trình sản xuất và các thiết kế sản phẩm có thể dễ dàng bị sao chép lại, nhưng những
ấn tượng ăn sâu trong đầu người tiêu dùng qua nhiều năm về sản phẩm thì không dễ
dàng sao chép lại như vậy. Về khía cạnh này, thương hiệu có thể được coi như một
cách thức hữu hiệu để đảm bảo lợi thế cạnh tranh.
Do đó với các công ty, thương hiệu được coi như một tài sản có giá trị rất lớn
bởi nó có khả năng tác đông đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Nó được
mua và bán bởi có thể bảo đảm thu nhập bền vững trong tương lai cho chủ sở hữu
thương hiệu. Vì lẽ đó người ta phải trả những khoản tiển không nhỏ cho thương hiệu
khi liên doanh, liên kết hoặc mua lại thương hiệu.
1.1.4 Xây dựng và bảo vệ thương hiệu
Xây dựng một thương hiệu là cả một quá trình lâu dài, bền bỉ đòi hỏi có một
chiến lược cụ thể khoa học và phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp cũng như đối
với từng thị trường, nó quyết định thành công hay thất bại của quá trình xây dựng
thương hiệu.
Thiết kế thương hiệu: Các yếu tố chính của một thương hiệu bao gồm tên
thương hiệu hay còn gọi là nhãn hiệu hàng hoá, logo, biểu tượng, câu khẩu hiệu, đoạn

Có thể cập
nhật được.
Trong cùng loại
sản phẩm và giữa
các sản phẩm với
nhau.
Qua biên giới địa
lý văn hoá.
- Các chiến lược phát triển thương hiệu:
∗ Chiến lược thương hiệu - sản phẩm: Đặt cho mỗi sản phẩm độc lập một
thương hiệu riêng biệt phù hợp với định vị thị trường của sản phẩm
∗ Chiến lược thương hiệu dãy: Mở rộng một khái niệm, một ý tưởng hoặc
một cảm hứng nhất định cho các sản phẩm khác nhau và do đó các
thương hiệu khác nhau của công ty.
∗ Chiến lược thương hiệu nhóm: Đặt cùng một thương hiệu và một thông
điệp nhóm cho một nhóm các sản phẩm có cùng một thuộc tính hoặc
chức năng.
∗ Chiến lược thương hiệu hình ô: Một thương hiệu chung sẽ hỗ trợ cho
mọi sản phẩm của công ty ở các thị trường khác nhau nhưng mỗi sản
phẩm lại có cách thức quảng bá và cam kết riêng trước khách hàng và
công chúng.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
10
Lớp bảo hiểm 45B Nguyễn Thị Doan
∗ Chiến lược thương hiệu nguồn (hay còn gọi là thương hiệu mẹ): Tương
tự như chiến lược hình ô, nhưng điểm khác biệt chủ yếu là mỗi sản
phẩm được đặt thêm một tên riêng.
∗ Chiến lược thương hiệu chuẩn: Đưa ra một sự chứng thực hay xác nhận
của công ty lên tất cả các sản phẩm vốn hết sức đa dạng và phong phú
và được nhóm lại theo chiến lược thương hiệu sản phẩm, thương hiệu

mất mát rất lớn: mất thị phần, mất đi uy tín, mất đi tiền của đã đầu tư cho thương
hiệu như quảng cáo, tuyên truyền… bởi đơn giản vì khách hàng chỉ biết đến công ty
và sản phẩm qua thương hiệu. Nếu rơi vào tình trạng này có thể nói: “chúng ta phải
làm lại từ đầu”.
Đối với những thương hiệu được thiết kế lần đầu cho những sản phẩm mới,
việc đặt tên thương hiệu hay một logo, biểu tượng cũng cần phải tham khảo ý kiến
chuyên gia nhằm ngăn chặn khả năng bị từ chối bảo hộ.
1.2 THƯƠNG HIỆU TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM
1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm
Ngành bảo hiểm là một ngành dịch vụ, do đó sản phẩm bảo hiểm cũng có các
đặc điểm chung của các sản phẩm dịch vụ như tính vô hình, tính không thể tách rời
và không thể cất trữ được, tính không đồng nhất và tính không được bảo hộ bản
quuyền. Ngoài ra, sản phẩm bảo hiểm còn có các đặc điểm riêng đó là: Sản phẩm
“không mong đợi”, sản phẩm của “chu trình kinh doanh đảo ngược” và sản phẩm có
hiệu quả “xê dịch”. Chính vì có những đặc điểm chung và đặc điểm riêng này nên
sản phẩm bảo hiểm được xếp vào loại sản phẩm dịch vụ “đặc biệt”.
a. Đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ
• Tính vô hình
Khi mua bảo hiểm, mặc dù khách hàng nhận được các yếu tố hữu hình đó là
những tờ giấy trên đó có in biểu tượng của doanh nghiệp, in tên gọi của sản phẩm, in
những nội dung thoả thuận… Nhưng khách hàng không thể chỉ ra được màu sắc, kích
thước, hình dáng hay mùi vị của sản phẩm. Nói một cách khác, sản phẩm bảo hiểm là
sản phẩm “vô hình”- người mua không thể cảm nhận được sản phẩm bảo hiểm thông
qua các giác quan của mình.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
12
Lớp bảo hiểm 45B Nguyễn Thị Doan
Tính vô hình của sản phẩm bảo hiểm làm cho việc giới thiệu, chào bán sản
phẩm trở nên khó khăn hơn. Nếu như đa số các sản phẩm hữu hình có thể được trưng
bày trong các cửa hàng, được vẽ trên các bảng biển hiệu hay tờ rơi quảng cáo, được

có thể được sản xuất với số lượng lớn sau đó được lưu trữ trong kho bán dần. Còn
các sản phẩm dịch vụ thì không thể cất trữ được. Các nhân viên của doanh nghiệp
cũng như các đại lý bảo hiểm chỉ có một số giờ nhất định trong một ngày để gặp gỡ
khách hàng và số giờ sẵn có trong ngày không thể mang sang ngày khác. Doanh
nghiệp bảo hiểm cũng không thể “sản xuất” trước một lượng lớn các cuộc kiểm tra
các khiếu nại hay các dịch vụ khách hàng khác và gửi chúng cho các khách hàng có
yêu cầu.
Tính không thể tách rời và không thể cất trữ được đòi hỏi doanh nghiệp bảo
hiểm phải chú trọng đến lượng thời gian dành cho bán hàng cá nhân và cần nâng cao
năng lực của các bộ phận cung cấp các dịch vụ. Nói cách khác, các doanh nghiệp bảo
hiểm cần phải đào tạo những nhân viên có thể nhận biết và đáp ứng nhu cầu khách
hàng từ đó bán được nhiều sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm cần cố gắng
cân bằng nhu cầu của khách hàng với khả năng xét nhận bảo hiểm, khả năng quản lý
khiếu nại, khả năng cung cấp các dịch vụ khách hàng… Nếu doanh nghiệp có dư
thừa năng lực phục vụ sẽ chịu sự lãng phí do nguồn lực không được sử dụng hết.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp không có đủ năng lực phục vụ, sẽ phải trì hoàn việc
cung cấp các dịch vụ và có thể sẽ mất khách hàng.
• Tính không đồng nhất
Dịch vụ bảo hiểm cũng như các dịch vụ khác, chủ yếu được thực hiện bởi con
người. Nhưng cho dù là người có kỹ năng đến đâu đi chăng nữa thì dịch vụ họ thực
hiện không phải lúc nào cũng nhất quán. Ví dụ, các đại lý khi bán các sản phẩm có
thể quên các chi tiết, có thể chậm trễ hoặc mất kiên nhẫn… Nhìn chung chất lượng
phục vụ của một cá nhân nào đó tại các thời điểm khác nhau là khác nhau. Chất
lượng phục vụ này phụ thuộc vaà tình trạng sức khoẻ, các yếu tố xung quanh. Ngoài
ra, giữa các cá nhân khác nhau, chất lượng phục vụ cũng khác nhau.
Do vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm sự không ổn định về chất
lượng, các doanh nghiệp bảo hiểm cần chú trọng đến công tác tuyển chọn, đào tạo và
khuyến khích những người trực tiếp bán hàng. Lý do là khi mua một sản phẩm hữu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
14

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
15
Lớp bảo hiểm 45B Nguyễn Thị Doan
tiền bảo hiểm). Khoản chi này được xác định chủ yếu dựa trên số liệu thống kê quá
khứ và các ước tính tương lai về tần suất và quy mô tổn thất. Việc sử dụng các số liệu
thống kê trong quá khứ để xác định cho giá cả sản phẩm bảo hiểm trong tương lai đòi
hỏi phải hết sức chặt chẽ nhằm giúp các doanh nghiệp có thể bù đắp các chi phí có
thể phát sinh và thu được lợi nhuận hợp lý.
• Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm có “hiệu quả xê dịch”
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí của
người tham gia bảo hiểm hình thành nên quỹ bảo hiểm; sau đó nếu có các sự kiện bảo
hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm mới phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường hay chi
trả. Do vậy, với việc thu phí trước, nếu không có hoặc ít có rủi ro xảy ra, doanh
nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn dự kiến. Ngược lại, nếu rủi ro xảy ra với tần
suất và quy mô lớn hơn dự kiến, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thua lỗ. Điều này có
nghĩa là nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, hiệu quả kinh doanh có thể xác
định được khá chính xác ngay tại thời điểm sản phẩm được tiêu thụ, thì trong lĩnh
vực kinh doanh bảo hiểm hiệu quả kinh doanh khó có thể xác định được ngay tại thời
điểm được bán.
Về phía khách hàng, hiệu quả từ việc mua sản phẩm cũng mang tính “xê dịch”
– không xác định. Điều này xuất phát từ việc không phải khách hàng nào tham gia
bảo hiểm cũng được nhận số tiền chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm (trừ trường hợp
mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mang tính tiết kiệm).
1.2.2 Vai trò của thương hiệu đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm
a. Thương hiệu dịch vụ
Với những đặc trưng riêng của mình, thương hiệu dịch vụ có những đặc điểm
khác biệt so với thương hiệu hàng hoá:
Thương hiệu dịch vụ được xem như một sản phẩm, vì vậy nó đòi hỏi đáp ứng
đầy đủ 4P trong Marketing căn bản: Sản phẩm dịch vụ như thế nào? Giá cả ra sao?
Xúc tiến dịch vụ có được thực hiện tốt không? Bằng chứng và xác nhận của bên thứ

• Do đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm là loại sản phẩm vô hình, khó hình dung
đối với khách hàng nên việc gắn thương hiệu cho sản phẩm sẽ làm cho sản phẩm
trở nên “hữu hình” hơn.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
17
Lớp bảo hiểm 45B Nguyễn Thị Doan
• Ngoài ra do sản phẩm bảo hiểm dễ bị sao chép, bắt chước, vì vậy chỉ thông qua
thương hiệu sản phẩm, khách hàng mới có thể xác định xuất xứ của sản phẩm và
phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp
khác.
• Các sản phẩm bảo hiểm mà các doanh nghiệp triển khai ngày càng đa dạng
chúng không còn đơn thuần là các sản phẩm truyền thống mà thường kết hợp khá
phức tạp, nên một tên gọi rõ ràng không chỉ giúp khách hàng phân biệt mà còn có
tác dụng xúc tiến bán hàng.
• Thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh cho riêng mình,
tăng hiểu biết về doanh nghiệp trong dân chúng.
Trong ngành bảo hiểm nếu như khách hàng được hỏi rằng họ biết đến thương
hiệu của những công ty bảo hiểm nào thì các khách hàng sẽ lúng túng. Họ sẽ trả lời
rằng họ chỉ biết đến tên của công ty bảo hiểm chứ không biết đến thương hiệu của
công ty bảo hiểm. Những cái tên này không phải là thương hiệu của một dịch vụ cụ
thể mà là tên công ty hoặc là các dấu hiệu về một nơi nào đó. Tên các công ty bảo
hiểm không thể hiện những loại dịch vụ tài chính những sản phẩm bảo hiểm mà nó
cung cấp, không biểu hiện chất lượng dịch vụ mà công ty bảo hiểm muốn cung cấp.
Vì vậy các công ty bảo hiểm đã sử dụng các khẩu hiệu như là thương hiệu của mình.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
18
Lớp bảo hiểm 45B Nguyễn Thị Doan
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC TẠO
DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA BIC TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NAY
2.1 Một số nét về hoạt động kinh doanh của công ty

đơn vị thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được
thành lập theo quyết định số 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005 của Hội đồng Quản trị
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có vốn điều lệ 200 tỷ đồng do Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hạch toán độc
lập. BIC chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
- Thời hạn hoạt động: 89 năm.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
20
Lớp bảo hiểm 45B Nguyễn Thị Doan
d. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
- Mô hình tổ chức của BIC gồm các cấp độ như sau:
• Trụ sở chính tại Hà Nội: điều hành chung toàn bộ hoạt động của BIC và là
đầu mối báo cáo, tiếp nhận thông tin với ban điều hành tại hội sở chính của
BIDV.
• Các chi nhánh BIC tại các vùng trọng điểm: sẽ là đơn vị trực tiếp kinh
doanh. BIC sẽ giao địa bàn phụ trách cho từng chi nhánh của mình. Các
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. KIỂM TRA NỘI BỘ
P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
P. KHIẾU NẠI
P. KẾ TOÁN
P. ĐẦU TƯ
P. QLÝ NGHIỆP VỤ
P. KINH DOANH 1
P. KINH DOANH 2
CN.TP

Lai, Kontum.
• BIC Hồ Chí Minh: phụ trách địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
Bình Thuận, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.
• BIC Cần Thơ phụ trách toàn bộ địa bàn các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
- Hệ thống hỗ trợ đại lý bảo hiểm của BIC đối với các chi nhánh BIDV được
thực hiện như sau:
• BIC sẽ phân công/cử cán bộ hỗ trợ trực tiếp các chi nhánh BIDV cán
bộ chuyên quản lý đại lý là đầu mối liên hệ:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
22
Lớp bảo hiểm 45B Nguyễn Thị Doan
 Đào tạo nhân viên ngân hàng các kỹ năng, quy trình bán bảo
hiểm và kiến thức sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ.
 Hỗ trợ các cán bộ bán bảo hiểm của ngân hàng xây dựng kế
hoạch khai thác bảo hiểm, tìm kiếm khách hàng.
 Trực tiếp phối hợp cùng cán bộ bán bảo hiểm của ngân hàng
gặp gỡ thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm.
• BIC sẽ cử cán bộ hỗ trợ thông qua điên thoại, Email, fax:
 Trả lời những thắc mắc của cán bộ bán bảo hiểm của ngân
hàng và khách hàng liên quan về sản phẩm.
 Trợ giúp cán bộ chuyên quản lý trong việc đào tạo nhân viên
ngân hàng.
• Tại trụ sở chính cũng như các chi nhánh của BIC đều có số điện thoại nóng
(có cán bộ trực trong giờ hành chính và sẽ thực hiện chuyển cuộc gọi sang
máy di động ngoài giờ hành chính). Các cán bộ bảo hiểm của ngân hàng,
khách hàng có thể liên hệ với số điện thoại nóng để thông báo tổn thất và sẽ
được hướng dẫn các thủ tục giải quyết khiếu nại nhanh chóng. Số điện
thoại nóng tại trụ sở chính BIC là 042200286
e. Lĩnh vực hoạt động

∗ Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
∗ Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
∗ Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Bảo hiểm kỹ thuật
∗ Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng
∗ Bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt
∗ Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
24
Lớp bảo hiểm 45B Nguyễn Thị Doan
∗ Bảo hiểm đổ vỡ máy móc
∗ Bảo hiểm nồi hơi
∗ Bảo hiểm thiết bị điện tử
∗ Bảo hiểm kho lạnh
∗ Bảo hiểm tổn thất lợi nhuận do đổ vỡ máy móc
Bảo hiểm tai nạn con người
∗ Bảo hiểm tai nạn con người 24/24
∗ Bảo hiểm bồi thường cho người lao động
∗ Bảo hiểm xe cơ giới
∗ Bảo hiểm vật chất xe
∗ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba
∗ Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe
Bảo hiểm trách nhiệm
∗ Bảo hiểm trách nhiệm công cộng
∗ Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
∗ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm hàng hoá
∗ Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu (đường biển, đường hàng không)
∗ Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa (đường bộ, đường sắt, nội thuỷ)
Bảo hiểm tàu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status