Nghiên cứu khoa học " ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TỈNH ĐĂK LĂK " pot - Pdf 14

1

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TỈNH ĐĂK LĂK

Bùi Thị Hải Nhung
Phòng Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT
Kết quả đánh giá thực trạng lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk đã chỉ ra rằng: mặc dù đã đạt được những kết quả
tốt, đưa độ che phủ rừng toàn tỉnh lên 47,2% nhưng do nhiều các nguyên nhân khác nhau, rừng Đăk Lăk
vẫn tiếp tục bị suy giảm về chất lượng, rừng tự nhiên tiếp tục bị xâm hại, tốc độ phát triển rừng trồng
nhanh nhưng năng suất tăng chậm,công tác giao rừng, cho thuê rừng triển khai chậm, việc đổi mới các
lâm trường quốc doanh vẫn đang gặp một số trở ngại. Mặc dù được củng cố nhưng tình hình khai thác
rừng phá rừng trái phép vẫn diễn ra khá nghiêm trọng, công tác phối hợp giữa các ngành trong bảo vệ
pháp luật về rừng chưa được chặt chẽ và thường xuyên, các hoạt động du lịch sinh thái còn chậm phát
triển. Ngành chế biến tương đối phát triển, kim ngạch xuất khẩu đạt 6-7,5 triệu USD/năm với 438 cơ sở
chế biến lâm sản. Công tác khuyến lâm chưa thực sự được coi trọng. Từ nghiên cứu thực trạng đã đề
xuất 6 giải pháp để phát triển lâm nghiệp tại Đăk Lăk. Ngoài ra, giải pháp cụ thể, cấp thiết và trước mắt
được đề xuất nhằm chấn chỉnh và triển khai có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng ở Đăk Lăk
trong thời gian tới.
Từ khoá: Chiến lược phát triển lâm nghiệp, Chế biến lâm sản, Đăk Lăk, Phát triển rừng, Bảo vệ rừng,
Khuyến lâm.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đăk Lăk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên là
1.312.537ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 714.082,88ha, chiếm 54,4% tổng diện
tích tự nhiên của toàn tỉnh. Rừng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh Đăk Lăk. Tuy nhiên, những năm gần đây do nhiều các nguyên nhân
khác nhau mà rừng Đăk Lăk liên tục bị suy giảm nhanh chóng cả số lượng và chất

pháp nhằm phát triển lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk trong thời gian tới.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đánh giá thực trạng phát triển rừng tỉnh Đăklăk
Tính đến ngày 31/12/2008 tổng diện tích rừng là 628.977ha, độ che phủ đạt 47,2%
trong đó diện tích rừng tự nhiên là 574.493,4ha, rừng trồng là 54.484ha và rừng mới
trồng chưa tính vào độ che phủ (< 3 tuổi) là 9.840ha. Diện tích rừng tự nhiên giảm
7.292ha so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất
để trồng cây công nghiệp (cao su), xây dựng công trình thủy điện và trồng cây nông
nghiệp khác. Chất lượng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy giảm do tình trạng khai thác
rừng trái phép rút ruột rừng gây ra.
Thực hiện dự án 661, từ 2006 đến 2008 toàn tỉnh đã trồng được 22.697ha
(phòng hộ: 6.760ha, đặc dụng: 342ha, sản xuất: 14.154ha), hỗ trợ trồng rừng sản xuất:
6.912ha và giao khoán quản lý bảo vệ rừng: 58.000ha/năm. Hiện nay, hầu hết đất trồng
rừng phòng hộ còn lại đều ở vùng sâu vùng xa, địa hình cao, dốc, đất trồng rừng manh
mún nên việc phát triển trồng rừng phòng hộ gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, diện tích
rừng trồng tăng 33.788 ha so với năm 2006, cùng với sản lượng rừng trồng tăng đáng
kể do sử dụng các giống cây trồng có chất lượng tốt hơn. Xu thế phát triển rừng trồng
sản xuất đang rất mạnh trong những năm gần đây, tuy nhiên do đầu tư thấp và đa số
các hộ dân chưa có điều kiện áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến nên vẫn
chưa tạo được những bước đột phá về sản lượng trồng rừng sản xuất trong toàn tỉnh.
Diện tích rừng lớn, phân tán nên khó quản lý bảo vệ; lực lượng quản lý bảo vệ
quá mỏng, ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân thấp, tình hình dân di cư
tự do phức tạp, nhu cầu đất canh tác và gỗ làm nhà cao nên nạn phá rừng và khai thác
lâm sản trái phép vẫn tiếp diễn. Ngân sách đầu tư cho bảo vệ rừng 50.000 ha/năm, chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng của tỉnh, suất đầu tư 100.000
đồng/ha là quá thấp so với yêu cầu thực tế, chỉ tiêu diện tích ngày một giảm, nhưng tỉnh
không có ngân sách bổ xung, trong khi các hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng chưa
được thực hiện; biện pháp tổ chức bảo vệ rừng còn kém hiệu quả khi giao khoán bảo
vệ rừng cho các hộ gia đình nên nguy cơ mất và suy thoái rừng vẫn cao.

Công tác rà soát ranh giới, cắm mốc ranh giới cho các chủ rừng và các loại rừng
đã được thực hiện khá sớm và đồng bộ. Tuy vậy, do khó khăn về tài chính và việc rà
soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/CT-TTg triển khai chậm nên hiện tại việc cắm
mốc thực hiện rất hạn chế.
Đã sắp xếp lại các Lâm trường Quốc doanh theo Nghị định 200/2004/NĐ-CP của
Chính phủ với 7 Công ty Lâm nghiệp với diện tích sử dụng dự kiến là 76.200ha và 11
Ban quản lý rừng phòng hộ với diện tích sử dụng dự kiến là 340.517ha. Nhìn chung,
hoạt động của các công ty còn chậm đổi mới và có nhiều khó khăn, thách thức. Hiệu
quả sản xuất kinh doanh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng đất đai và rừng. Chỉ có
2/7 Công ty Lâm nghiệp có khai thác rừng tự nhiên và rừng trồng mới cân đối được
nguồn thu chi là M’Đrăk và Krông Bông. Các công ty chưa thực sự tự chủ trong các
hoạt động sản xuất; trên danh nghĩa là đơn vị tự hạch toán kinh doanh độc lập theo Luật
Doanh nghiệp nhưng trên thực tế lại phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu kế hoạch phân bổ
hàng năm của Nhà nước. Các Công ty đều thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh,
nguồn thu chính của nhiều Công ty chủ yếu từ khai thác gỗ rừng tự nhiên, nhưng chỉ
tiêu khai thác thấp không ổn định. Sự gia tăng dân số đặc biệt là dân di cư tự do gây áp
lực rất lớn cho các công ty trong công tác bảo vệ rừng và chưa có giải pháp để hài hòa
giữa nhu cầu đất cho cư dân địa phương và sản xuất kinh doanh ổn định.

Kết quả bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học
Đánh giá thực hiện công tác bảo vệ rừng
Các Công ty Lâm nghiệp, các Ban Quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đã
tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, người dân đã nhận thức được lợi ích và tác
hại do phá rừng. Lực lượng kiểm lâm đã phối hợp đồng bộ và có hiệu quả hơn trong
ngân chặn các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng nên diện tích rừng bị mất do chặt phá
rừng trái phép đã giảm nhiều so với các năm trước đây. Nhờ thực hiện các biện pháp
đồng bộ với phương châm 4 tại chỗ nên cháy rừng đã giảm do đã phát hiện và dập lửa
kịp thời nên năm 2008 chỉ mất 4,2ha rừng trồng;
Tuy nhiên, tình hình khai thác rừng phá rừng trái phép vẫn diễn ra khá nghiêm
trọng đặc biệt là tại các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Nguyên nhân do dân di

Yok Đôn (bảo vệ hệ sinh thái rừng khộp Tây Nguyên), Vườn quốc gia Chư Yang Sinh
(bảo tồn các hệ sinh thái phân bố theo độ cao và bảo tồn nguồn gien các loài động thực
vật đặc hữu như Pơ mu, Du Sam…và các loài linh trưởng), rừng đặc dụng Nam Ka (
bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm) và Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (bảo tồn
các loài đặc hữu như Bò tót, bò rừng, và các loài thực vật như Trắc, Cẩm lai, đặc
trưng rừng nhiệt đới Đông Trường Sơn), vv…
Nhìn chung, chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học được duy trì, bảo tồn tốt
hơn ở những khu rừng đặc dụng đã được thành lập và có ban quản lý. Tuy nhiên, tình
trạng phổ biến là rừng tự nhiên vẫn bị suy giảm về chất lượng và những khu rừng
nguyên sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng và phòng hộ thuộc
vùng sâu, vùng xa.
Công tác bảo vệ rừng đặc dụng chủ yếu dựa vào lực lượng kiểm lâm của vườn
quốc gia và các khu bảo tồn và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, do
địa bàn rộng, khó bảo vệ nên tình hình chặt phá rừng còn khá nghiêm trọng như ở VQG
Yok Đôn và nhiều nơi khác. Do lợi nhuận cao từ buôn bán gỗ và động vật hoang dã trái
phép nên các vi phạm vẫn xảy ra ở hầu khắp các huyện.
Các hoạt động du lịch sinh thái còn chậm phát triển do thiếu hướng dẫn cụ thể và
thiếu các đầu tư có sở hạ tầng cần thiết cho du lịch sinh thái.

Về công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản
5

Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh hàng năm là
20.000m
3
gỗ từ rừng tự nhiên và 10.000-20.000m
3
gỗ rừng trồng. Ngoài ra, gỗ cao su
cũng là nguồn gỗ quan trọng, bình quân mỗi năm 10.000m
3

Ngoài các sản phẩm phục vụ cho thị trường trong nước như ván dăm, ván ép,
ván Okal, giường, tủ, bàn ghế… còn có một số sản phẩm của Đắk Lắk chiếm lĩnh được
các thị trường nước ngoài như bàn ghế ngoài trời, ván trang trí nội thất, bàn ghế giường
tủ. Các sản phẩm chế biến đã được xuất khẩu cho một số nước như Anh, Pháp, Đan
Mạch, Mỹ, Nhật, Hàn quốc,vv …
Hiện nay, các nước EU và Mỹ đang tăng cường các biện pháp kiểm soát gỗ
nhập khẩu hợp pháp như FLEGT, đạo luật LEICY… Đây là một thách thức nhưng cũng
là một cơ hội để các tỉnh phải sử dụng gỗ có chứng chỉ ở Việt nam và góp phần giảm
thiểu tình trạng khai thác và sử dụng gỗ trái phép của các doanh nghiệp chế biến gỗ ở
Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo và khuyến lâm
Đã xây dựng được một số mô hình trồng rừng kinh tế với hàng trăm ha theo
hướng thâm canh. Tuy nhiên, KHCN chưa tạo được sức bật làm chuyển biến cơ bản
hiệu quả kinh tế của nghề rừng, chưa gắn sản xuất với thị trường, chưa có định hướng
rõ ràng cho phát triển giống cây trồng lâm nghiệp, chưa nâng cao năng suất rừng tự
nhiên cũng như sử dụng hợp lý các diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt để tạo thu nhập
cho người dân miền núi. Số loài cây trồng có năng suất cao còn quá ít, chủ yếu là rừng
trồng thuần loài.
Đào tạo về lâm nghiệp cho cán bộ địa phương và cho nông dân là một việc làm
mới mẻ, lâm nghiệp chưa phải là một ưu tiên cho đào tạo và tiếp nhận. Do ít chú trong
6

đánh giá nhu cầu đào tạo hoặc đánh giá chưa đúng mức, nên đào tạo còn chung
chung, chưa chú trong những gì cán bộ và nông dân cần.
Tổ chức khuyến nông khuyến lâm đã được củng cố và mạng lưới khuyến nông
khuyến lâm từ tỉnh đến các xã. Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Chi cục Lâm
nghiệp thực hiện nhiều hoạt động chuyển giao kỹ thuật với các mô hình trình diễn về
cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, công tác khuyến lâm chưa thực sự được coi trọng, cán bộ
khuyến lâm mỏng, số lượng và kinh phí cho khuyến lâm rất thấp. Cách đầu tư cho

xây dựng cơ sở pháp lý để các thành phần kinh tế được giao, thuê dịch vụ môi trường
rừng đặc dụng sử dụng trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng.
Tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được giao rừng, giao đất lâm nghiệp thực
hiện quyền sử dụng đất, sử dụng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật. Khuyến
khích tích tụ đất đai để tạo ra các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung bằng các hình
thức: các hộ gia đình, tổ chức kinh tế và cá nhân cho thuê hoặc hợp đồng thuê hoặc cổ
phần bằng góp quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.
Giải pháp về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm
Ứng dụng các thành tựu KHCN trong và ngoài nước nhất là trong lĩnh vực giống
và cây trồng lâm nghiệp, sản xuất và chế biến lâm sản. Đưa công nghệ thông tin vào
7

quản lý lâm nghiệp, xúc tiến thương mại, bước đầu tập trung cho quy hoạch và lập kế
hoạch sử dụng tài nguyên rừng và theo dõi diến biến tài nguyên rừng. Hợp tác với các
tổ chức trong và ngoài nước để nghiên cứu và ứng dụng khoa học lâm nghiệp.
Xây dựng và thực hiện chương trình phổ cập, đào tạo về lâm nghiệp cấp xã. Nâng
cao ý thức bảo vệ rừng thông qua việc từng bước đưa giáo dục bảo vệ và phát triển rừng
vào sinh hoạt và đời sống thôn (buôn), trường học. Xây dựng hệ thống khuyến lâm đến
cấp huyện, riêng ở cấp xã, tạm thời cán bộ khuyến lâm theo chế độ hợp đồng, đồng
thời khuyến khích các tổ chức, các nhân tự nguyện tham gia vào hoạt động khuyến lâm
ở cấp cộng đồng thôn (buôn).
Giải pháp về chính sách
Quy hoạch hợp lý 3 loại rừng, xác lập các chủ quản lý rừng cụ thể với quan điểm
xã hội hoá nghề rừng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh việc thuê
đất trồng rừng, giao đất, giao rừng cho cộng đồng, hộ gia đình và các thành phần kinh
tế khác. Có chính sách quản lý và hỗ trợ sau giao đất, giao rừng, chính sách về vốn cho
rừng đặc dụng và phòng hộ, chính sách tín dụng cho rừng sản xuất và chế biến lâm
sản. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hợp tác và đầu tư cho
hoạt động quản lý, sản xuất và nghiên cứu khoa học.

8

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền xã với các chủ rừng đặc
biệt với các ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ, làm rõ cơ chế về quyền lợi và
trách nhiệm của mỗi bên. Gắn việc bảo vệ rừng và phát triển kinh tế xã hội các thôn, xã
vùng lõi và vùng đệm. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ nâng cao mức sống của người
dân địa phương để hạn chế phá rừng, khai thác rừng và lấn chiếm đất rừng. Nâng cao
nhận thức cho các ngành, các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã về tổ chức thực hiện
quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Xây dựng các chính sách ưu đãi cho cán
bộ lâm nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
- Phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật như lực lượng công
an, quân đội, kiểm lâm để xử lý nghiêm các vi phạm của lâm tặc và những người có
trách nhiệm quản lý. Việc xử lý các vi phạm phải kịp thời, kiên quyết, nhằm giảm tình
trạng vi phạm pháp luật bảo vệ rừng. Tăng cường lực lượng kiểm lâm, nâng cao địa vị
pháp lý, trang thiết bị, phương tiện. Đảm bảo chế độ chính sách cho lực lượng kiểm lâm
cho tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách và pháp luật về lâm nghiệp cho
người dân. Hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp thành đất
nông nghiệp, trồng cao su, xây dựng công trình thủy điện, đường biên giới…
- Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến lâm sản bằng các chính sách ưu đãi theo
Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, hỗ trợ về mặt bằng nhà xưởng, quy hoạch vùng nguyên
liệu, tăng cường thông tin thị trường, phát triển ngành chế biến lâm sản thông qua đó
phát triển trồng rừng sản xuất.
- Phối hợp với các viện nghiên cứu vùng, với Trường Đại học Tây Nguyên để
đẩy nhanh công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học về lĩnh vực lâm nghiệp. Tổ chức
nghiên cứu triển khai nhằm ứng dụng có hiệu quả một số nội dung như giống, kỹ thuật
thâm canh một số loài cây trồng rừng chính, và chế biến lâm sản.
- Đổi mới các dịch vụ khuyến lâm, chuyển từ xây dựng mô hình trình diễn là
chính sang chuyển giao công nghệ tiên tiến về trồng rừng sản xuất năng suất cao cho
nông dân và hỗ trợ nông dân tổ chức sản xuất theo kế hoạch, có hiệu quả và phù hợp

Lăk bao gồm: Giải pháp về tổ chức quản lý và sản xuất; về giao rừng, giao đất lâm
nghiệp; về KHCN, giáo dục đào tạo và khuyến lâm; về vốn, tín dụng; về chính sách; hỗ
trợ của các ngành và hợp tác quốc tế. Ngoài ra, giải pháp cụ thể, cấp thiết và trước mắt
được đề xuất nhằm chấn chỉnh và triển khai có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển
rừng ở Đăk Lăk trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2007. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2008 - 2020, Nhà xuất bản Nông nghiệp,Hà Nội.
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. Quyết định số 1276/QĐ-BNN về việc công bố hiện
trạng tài nguyên rừng năm 2008.
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược lâm
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2009.
UBND tỉnh Đăk Lăk, 2009. Báo cáo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm
2007, 2008 và 4 tháng đầu năm 2009 tỉnh Đăk lăk.
UBND tỉnh Đăk Lăk, 2009. Đánh giá Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Đăk lăk và
xây dựng kế hoạch 5 năm 2011-2015. THE current Situation and Potential solutions for forestry
development in Daklak province
Bui Thi Hai Nhung
Forest Economics Research Division
Forest Science Institute of Vietnam
Summary
Evaluation results on forestry encouragement in Daklak province revealed that despite
having achieved good results, forest cover across the whole province is 47.2% but by
many different causes the area of forests in Daklac continue to be declining in quality.
Natural forests continue to be invaded, plantation growth is fast but slow growth of the
production of improved seeds Forest allocation, delays in forest rent implementation,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status