Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của các trung tâm phòng chống HIV AIDS tuyến tỉnh - Pdf 15



Xõy dng ti nghiờn cu:
Cc Phũng, chng HIV/AIDS B Y t
Nhúm chuyờn gia k thut v M&E CTPC HIV/AIDS quc gia

Chủ nhiệm đề tài:
TS. Dơng Quốc Trọng

Tham gia nghiờn cu:
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long
Tiến sĩ Phạm Đức Mạnh
Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính
Thạc sĩ Chu Quốc Ân
Tiến sĩ Nguyễn Đắc Vinh
Thạc sĩ Phan Thị Thu Hơng
Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm
Cử nhân Lê Anh Tuấn
Bác sĩ Đặng Đôn Tuấn
Tiến sĩ Trần Văn Sơn
Thạc sĩ Hoàng Đình Cảnh
Bác sĩ Võ Hải Sơn
Bác sĩ Nguyễn Việt Nga
Thạc sĩ Nguyễn Đức Huy
Thạc sĩ Nguyễn Quang Khải
Cử nhân Lê Tống Giang
Cử nhân Bùi Thu Trang
Lời cảm ơn

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo chính quyền địa phơng các tỉnh,
Đơn vị phòng chống HIV/AIDS các tỉnh đã tham gia cung cấp thông tin cho
nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian tiến hành

GSTĐ Giám sát trọng điểm
HC-TH Hành chính – Tổng hợp
H§C§ Huy động cộng đồng
HIV Tên virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
KHTC Kế hoạch Tài chính
NCMT Nghiện chích ma túy
NTLTQĐTD Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
NVQS Nghĩa vụ quân sự
NXB Nhà xuất bản
PTTH Phổ thông trung học
PVS Phỏng vấn sâu
QHTD Quan hệ tình dục
SKSS Sức khỏe sinh sản
STDs Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
SYT Sở y tế
TCMT Tiêm chích ma tuý
THCN Trung học chuyên nghiệp
THCS Trung học cơ sở
TTGDTT Thông tin giáo dục truyền thông
TTPC Trung tâm phòng chống
TTYT Trung tâm y tế
TVXNTN Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
YTDP Y tế dự
phòng
UBND Ủy ban nhân dân
UNAIDS Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS
WHO Tổ chức Y tế thế giới
WB Ngân hàng thế giới
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU


bộ có trình độ trung cấp trở xuống chiếm tỷ lệ rất cao trong hàng ngũ cán bộ trung
tâm phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh (39,26%); Đào tạo theo chương trình mục
tiêu quốc gia chủ yếu tập trung về công tác truyền thông thay đổi hành vi và điều
trị ARV còn lại chương trình giám sát, đánh giá, can thiệp giảm tác hại cán bộ
chưa được đào tạo nhiều; Các cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS đều
có nhu cầu cao về đào tạo nâng cao năng lực, tập chung chủ tập trung ở 2 nhóm
ngăn hạn (<3 tháng) và trung hạn (<12 tháng). Với thực trạ
ng thiếu cán bộ tại các
đơn vị phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh/thành phố hiện nay thì nhu cầu đào tạo
chuyên sâu chuyên môn với thời gian dài trên 12 tháng là không nhiều.
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị: Phần lớn các TTPC HIV/AIDS còn phải
mượn tạm nhà của đơn vị khác làm trụ sở (66,6% còn mượn tạm, ở nhờ). Còn
nhiều TTPC HIV/AIDS vần còn làm việc trong nhà đã xuống cấp cần sửa chữa
(15,87%); Trang thiết bị theo khoa phòng đều chưa đủ số
lượng để đáp ứng nhu
cầu công việc theo tứng lĩnh vực chuyên môn.
Một số vần đề liên quan đến hoạt động chuyên môn: Hệ thống văn bản nhà
nước về hướng dẫn thực hiện theo các chương trình hành động chưa được nhiều
cán bộ tại trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh biết đến và sử dụng. Công tác
đào tạo chuyên môn theo từng chương trình hành động cho các cán bộ làm công
tác phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉ
nh đã được triển khai nhưng chưa đủ so với
đòi hỏi công việc (77,0% có nhu cầu đào tạo nâng cao chuyên môn). Đặc biệt hoạt
động lập kế hoạch, giám sát-đánh giá và can thiệp giảm tác hại và điều trị chưa
chưa đáp ứng được yêu cầu chương trình; Mạng lưới xét nghiệm còn rất mỏng,
chưa đáp ứng được đỏi hỏi công tác xét nghiệm khẳng định, nhiều t
ỉnh vẫn còn
phải gửi mẫu đến các viên khu vực và tỉnh khác để làm.
Trong nghiên cứu này cũng không tránh khỏi một số sai số có thể xảy ra.
Để tránh và hạn chế sai số một cách tối đa, chúng tôi đã áp dụng một số biện pháp

3.1. Hệ thống tổ chức Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh 28
3.2. Thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo 29
3.3. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị 38
3.4. Hoạt động chuyên môn 41
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 60
4.1. Hệ thống tổ chức Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh 60
4.2. Nhân lực và đào tạo 62
4.3. Cơ s
ở hạ tầng và trang thiết bị TTPC HIV/AIDS tuyến tỉnh 69
4.4. Hoạt động chuyên môn 72
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN 77
5.1. Hệ thống tổ chức Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS 77
5.2. Thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo 77
5.3. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị 78
5.4. Hoạt động chuyên môn 78
KHUYẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 1. Trang thiết bị các khoa phòng 82
PHỤ LỤC 2. Phiếu thu thập thông tin 104
PHỤ
LỤC 3. Hướng dẫn phỏng vấn sâu 128
PHỤ LỤC 4. Nhu cầu cán bộ Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh …130
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Để công cuộc phòng chống HIV/AIDS đạt được hiệu quả, Chương trình
phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã khuyến cáo rằng, mỗi
quốc gia cần tuân thủ theo phương án “ba trong một”: “Thứ nhất phải có một
chiến lược; Thứ hai phải có một hệ thống tổ chức; Thứ ba phải có một chương

giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về y tế ở địa phương và Quyết định số
2

25/2005/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố, hiện
nay có rất nhiều tỉnh, thành phố đã thành lập Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
tuyến tỉnh và đi vào hoạt động [13],[14].
Từ năm 1987 đến nay hệ thống phòng chống HIV/AIDS Việt Nam cũng
trải qua nhiều giai đoạ
n thay đổi về cơ cấu, tổ chức nhằm đáp ứng với tình hình
dịch cũng như cần có sự đáp ứng liên ngành. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống
phòng chống HIV/AIDS vẫn còn đối mắt với vô số các khó khăn ở tất cả các tuyến
từ TW đến địa phương. Tại tuyến tỉnh phần lớn các Trung tâm phòng chống
(TTPC) HIV/AIDS chưa có trụ sở làm việc, các trang thiết bị xét nghiệm ch
ưa
được trang bị và phải nhờ Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) làm xét nghiệm
HIV hoặc các bệnh viện lớn, trong khi đó trang thiết bị xét nghiệm của Trung tâm
y tế dự phòng đã quá cũ, quá thời hạn sử dụng. Đội ngũ cán bộ tham gia công tác
tại tuyến tỉnh mới và còn thiếu, đồng thời lại chưa được đào tạo cơ bản về công tác
phòng chống HIV/AIDS. Số liệu báo cáo theo Quyết định số
26/QĐ-BYT, tính
đến 31/13/2006 mới chỉ có 30/64 tỉnh thành lập TTPC HIV/AIDS tỉnh. Số cán
tuyến tỉnh với khoảng 600, chỉ đáp ứng được ¼ nhu cầu so với nhu cầu tuyến tỉnh
tại thời điểm đó. Với hệ thống qua nhiều lần chuyển đổi như vậy, nhưng cho đến
nay vẫn chưa có nghiên cứu nào để đánh giá tổng thể thực trạng hệ thống phòng
ch
ống HIV/AIDS tuyến tỉnh để làm cơ sở cho Bộ Y tế cũng như Chính phủ có đủ
bằng chứng để xây dựng đề án nâng cao năng lực và tăng cường hệ thống phòng,
chống HIV/AIDS tuyến tỉnh [8].
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch HIV/AIDS và thực trạng về khó

40% số các ca nhiễm mới trong năm 2006 [20].
Bảng 1. Ước tính tình hình HIV/AIDS trên thế giới năm 2006
(Đơn vị tính: triệu người)
Tổng số 39,5
Người lớn 37,2
Phụ nữ 17,7
Số hiện nhiễm
Trẻ em dưới 15 tuổi 2,3
Tổng số 4,33
Người lớn 3,8
Số nhiễm mới
Trẻ em dưới 15 tuổi 0,53
Tổng số 2,98
Người lớn 2,6
Số chết do HIV/AIDS
Trẻ em dưới 15 tuổi 0,38
Nguồn: UNAIDS, WHO, 2006
Theo ước tính của WHO, mỗi ngày trên toàn cầu có khoảng 14.000 người
nhiễm mới HIV, trong đó trên 90% người nhiễm ở các nước có thu nhập trung
bình và thu nhập thấp. Đại dịch HIV/AIDS không loại trừ bất kỳ quốc gia nào, dù
là nước có tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật tiên tiến như Mỹ, Pháp, Đức,
Anh…hay các nước kém phát triển như Zimbabwe, Nigeria…Một nước bị tàn phá
5

mạnh nhất ở Châu Phi đó là Uganda, cứ 5 người thì có một người bị nhiễm HIV
[20].
Mặc dù HIV/AIDS lây lan trên toàn thế giới, tuy nhiên tại mỗi vùng, mỗi quốc
gia lại có các mô hình lây nhiễm khác nhau, thậm chí còn có sự khác nhau về mô
hình lây nhiễm virus theo cộng đồng, theo vùng địa lý trong cùng một quốc gia.
Cũng theo báo cáo của UNAIDS và WHO, khu vực cận sa mạc Sahara có tỷ


vực lên 7,1 triệu người. Dịch tễ học lây nhiễm HIV ở khu vục này có nhiều hình
thái khác biệt. Tại Thái Lan và Campuchia, hình thái lây truyền HIV chủ yếu qua
QHTD khác giới, một số nước khác như Trung Quốc, Malaysia hình thái lây
truyền chủ yếu qua tiêm chích ma tuý, bên cạnh đó hình thức lây truyền qua
QHTD khác giới cũng ngày càng gia tăng. Nguy cơ lây truyền qua QHTD khác
giới tiềm ẩn nhiều ở các nhóm có đặc tính di biến động cao như nhóm lái xe, công
nhân xây dụng, GMD các nhà hàng khách sạn và cả những ng
ười lao động tự do
(LĐTD) [20].
Theo số liệu của Bộ Y tế Trung Quốc, vào cuối năm 2005 ước tính trung
Quốc có 650.000 người đang sống với HIV. Mặc dù HIV đã được phát hiện ở trên
tất cả các tỉnh của đất nước rộng lớn này, nhưng phần lớn số trường hợp được báo
cáo là từ Hà Nam (Henan), Vân Nam (Yunnan), Quảng Tây (Quangxi), Tân
Cương (Xinjiang) và Quảng Đông (Quangdong), trong khi đó các tỉnh Ninh Hạ
(Ningxia), Thanh Hải (Qinghai) và Tây T
ạng (Tibet) dường như vẫn chưa có dịch
HIV. Cũng theo WHO và UNAIDS cho biết dịch tại Trung Quốc rất đặc biệt và
khác so với các nước trong khu vực, bắt đầu từ nông thôn sau đó lan ra thành thị,
dịch HIV liên quan đến TCMT ở Trung Quốc đã đạt đến mức báo động. Gần một
nửa (44%) số người đang sống với HIV được cho là nhiễm do TCMT và gần 90%
số trường hợp nhiễm theo đường này xảy ra
ở 7 tỉnh Vân Nam (Yunnan), Tân
Cương (Xinjiang), Quảng Tây (Quangxi), Quảng Đông (Quangdong), Quế Châu
(Quizhou), Tứ Xuyên (Sichuan) và Hồ Nam (Hunan) [20].
Theo các báo cáo thì gần một nửa (49%) người TCMT đã từng sử dụng bơm
kim tiêm không tiệt trùng (Ủy ban quốc gia làm việc về AIDS của Trung Quốc,
Nhóm chuyên đề của UN ở Trung Quốc, 2004). Bởi vậy không có gì ngạc nhiên
khi tỷ lệ hiện nhiễm HIV đã cao hơn 50% trong nhóm TCMT ở một số nơi tại các
tỉnh Tân Cương, Vân Nam và Tứ Xuyên (Sizhuan) (Mingjian và cộng s

hiện trước đó (năm 2002) ở Bắc Kinh (Beijing), Nam Kinh (Nanjing) và Thượng
Hải (Shanghai), 1/10 nam di cư cho biết họ đã từng mua dâm (Wang và cộng sự,
2006) [20].
Tuy nhiên cũng nên tránh khái quát hóa vấn đề, tình hình ở khác nhau ở các
địa phương khác nhau, đặc biệt là ở những khu vực của Trung Quốc nơi có số
lượng đáng kể người di dân cùng với bạn tình của họ. Bởi vậy, nghiên cứu trên
toàn bộ
dân số lần đầu tiên được triển khai ở ở thủ đô Hàng Châu (Hangzhou) của
tỉnh Triết Giang (Zhejiang) đối với nhóm đối tượng là công nhân và di dân Trung
Quốc đã không phát hiện được trường hợp nhiễm HIV nào. Có thể có nhiều lý do
cho với kết quả nghiên cứu này. Gần một nửa số công nhân di cư ở Trung Quốc là
phụ nữ và ít có khả năng họ mua dâm. Ở nhiều nơi trong nước, người di cư thường
đi cùng với gia đình như trường hợp 1/3 số công nhân di cư trong nghiên cứu ở
Hàng Châu (Hangzhou). Nhiều người di cư vẫn duy trì các quan niệm truyền
thống và khá bảo thủ trước vấn đề như tình dục với bạn tình không thường xuyên
(Hesketh và cộng sự, 2006) [20].
8

Ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên thế giới và dịch đang diễn ra hết sức đa
dạng với chiều hướng đang ổn định hoặc đi xuống ở một số vùng trong khi lại tiếp
tục gia tăng ở một số vùng khác. Khoảng 5,7 triệu (3,4 triệu – 9,4 triệu) người
trong đó 5,2 triệu là người trưởng thành trong độ tuổi 15 – 49 đang sống với HIV
trong nă
m 2005. GMD đóng góp khá lớn làm lây truyền HIV tại quốc gia này. Ở
Tamil Nadu, có 50% số GMD bị nhiễm HIV. Ở Andhra Pradesh, Karnataka,
Maharashtra và Nagaland tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong các phụ nữ mang thai gần
1%. Điều này cho thấy dịch HIV đang dần chuyển dịch sang các nhóm dân cư
khác nhau.
Tại Indonesia, HIV tăng nhanh chóng trong nhóm tiêm chích ma tuý, GMD và
nhóm người hiến máu. Kết quả giám sát tại Indonesia cho thấy vào năm 2000,

số tỉ
nh phía Nam và Miền Trung như thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa. Giai
đoạn tăng nhanh nhất là năm 2001, 2002 và năm 2003. Trong giai đoạn này toàn
quốc đã phát hiện 43.856 người nhiễm HIV mới. So sánh với giai đoạn 1990-
2000 cho thấy số trường hợp nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và số người tử vong do
HIV/AIDS trong 3 năm qua tăng cao hơn so với giai đoạn 10 năm trước.
Tính đến ngày 31/5/2007 luỹ tích các trường hợp nhiễm HIV/AIDS được báo
cáo trên toàn quốc là 126.543 người nhiễm HIV, trong
đó có 24.788 trường hợp đã
chuyển thành bệnh nhân AIDS và 13.874 bệnh nhân đã tử vong do AIDS. Tính từ
1/1/2007 đến 31/5/2007 trên toàn quốc phát hiện thêm 9.978 trường hợp nhiễm
HIV, trong đó 4.593 bệnh nhân AIDS và 2.072 trường hợp bị tử vong do AIDS
[8].
Theo số liệu báo cáo giám sát phát hiện của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ
Y tế, tính đến 31/5/2007 như sau:
+ Tỷ lệ nhiễm HIV theo giới tính: Nam giới nhiễm HIV chiếm 84,46%, nữ
giới nhiễm HIV chiếm 15,14% còn lại 0,22% thuộc nhóm không xác đị
nh được
giới tính.
+ Đường lây nhiễm: Chủ yếu là qua đường máu chiếm 50,56%, đường tình
dục 13,41%, mẹ truyền sang con 2,24% còn lại 33,79% là nhóm không xác định.
+ Độ tuổi: Nhiễm HIV vẫn tập trung ở người trưởng thành có tuổi từ 20 đến
49 tuổi. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là nhóm từ 20 – 29 tuổi chiếm 54,53%, tiếp đến là
nhóm 30 – 39 tuổi chiếm 26,58%, nhóm 40 – 49 tuổi chiếm 8,14% còn lại là các
nhóm khác.
+ Nhóm đối tượng: Nhóm NCMT có tỷ lệ cao nh
ất 50,69%, bệnh nhân lao
nhiễm HIV chiếm 5,36%, bệnh nhân nghi AIDS chiếm 10,61%, nhóm GMD
10



1.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống PC HIV/AIDS Việt Nam
Với sự quan tâm chỉ đạo Đảng và sự đầu tư của Chính phủ cùng với sự hỗ trợ
tích cực của cộng đồng quốc tế, hệ thống phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam từ
trung ương đến địa phương đã góp phần đáng kể vào một số kết quả khả quan
trong sự nghiệp ngăn ch
ặn và đẩy lùi đại dịch thế kỷ HIV/AIDS. Điều đó thể hiện
qua một số mặt chính sau:
- Khẳng định vị trí không thể thiếu được của công tác và hệ thống phòng,
chống HIV/AIDS trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Xây dựng và phát triển được hệ thống tổ chức phòng chống HIV/AIDS trên
toàn quốc.
- Góp phần hạn chế tốc độ gia tăng HIV/AIDS.
- Góp phần nâng cao nh
ận thức và hiểu biết cũng như sự tham gia ủng hộ của
mọi tầng lớp nhân dân về nguy cơ của đại dịch AIDS cũng như các biện pháp
phòng tránh.
1.2.1. Giai đoạn 1987-1994: Hình thành, xây dựng hệ thống phòng, chống
HIV/AIDS
Trước khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào năm
1990, công tác phòng chống HIV đã được đặt ra đối với ngành y tế. Ngày
24/5/1987, Bộ trưở
ng Bộ Y tế đã ký: Quyết định số 528-QĐ/BYT đặt viên gạch
đầu tiên cho hệ thống phòng, chống AIDS. Theo Quyết định này, một Tiểu ban
phòng chống SIDA (tên tiếng Pháp của AIDS) thuộc Uỷ ban phòng, chống bệnh
nhiễm khuẩn của Bộ Y tế, có trụ sở tại Viện Vệ sinh dịch tễ Hà Nội, được thành
lập. Tiểu ban này bao gồm đại diện các Vụ, Viện: Viện Vệ sinh Dịch tễ
, Viện Da
liễu, Viện Huyết học và Truyền máu, Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh, Khoa
truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, và Vụ Vệ sinh phòng dịch - Bộ Y tế. Nhiệm vụ

cũng phải đảm trách những nhiệm vụ quan trọng hơn như: xây dựng kế hoạch toàn
diện phòng, chống AIDS áp dụng trong phạm vi cả nước; chỉ đạo việc triển khai
các hoạt động phòng chống AIDS; tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng về
phòng, chống HIV/AIDS; và huy động lực lượng của các Bộ/ngành tham gia vào
công tác phòng, chống AIDS.
Mặc dù UBQGPC SIDA đã được thành lập v
ới cơ cấu đa ngành gồm 16 Bộ,
ngành thành viên, nhưng do vẫn là bộ phận hành chính thuộc Bộ Y tế nên chức
năng quản lý và điều phối của toàn chương trình vẫn nằm chủ yếu trong nhiệm vụ
của ngành y tế. Ngoài ra còn có những hạn chế khác như: Uỷ ban quốc gia chưa có
hệ thống tổ chức phòng, chống AIDS của các địa phương; sự tham gia của các Bộ,
ngành chưa th
ực sự rõ nét, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế rất hạn chế.
1.2.2. Giai đoạn 1994- 2000: Tăng cường, củng cố Uỷ ban phòng chống AIDS,
xây dựng các chương trình độc lập
Kế hoạch trung hạn phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 1996-2000 đã xác định
mục tiêu dài hạn là huy động toàn xã hội triển khai đường lối, biện pháp tổng hợp,
và hợp tác quốc tế để h
ạn chế việc lây truyền HIV/AIDS trong cộng đồng, hạn chế
tỷ lệ mắc, chết do HIV/AIDS, và giảm bớt thiệt hại về kinh tế xã hội. Do đó cần
13

phải củng cố tổ chức và cải tiến phương thức, điều hành của tổ chức phòng, chống
AIDS ở tuyến trung ương; kiện toàn, củng cố Uỷ ban phòng chống AIDS các cấp
để có đủ năng lực tham mưu, quản lý, điều phối và tổ chức thực hiện có hiệu quả
chương trình phòng, chống AIDS.
Với mục đích trên, UBQGPC SIDA đã được tách khỏi Bộ
Y tế và chuyển
thành UBQGPC AIDS trực thuộc Chính phủ. Đây là thời kỳ đứng về mặt tổ chức,
vai trò của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS được đặt ở vị trí cao nhất nhằm huy

Với cơ cấu tổ chức mới này, Văn phòng Uỷ ban có chức năng như một cơ quan
14

Trung uơng với nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện và
làm đầu mối điều phối các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giữa các ban ngành
và tỉnh thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, trong thực tế, Văn phòng đã đảm nhận
chức năng thực hiện nhiều hoạt động tác nghiệp và hoạt động quản lý Nhà nước
khác. Đối với tuyến t
ỉnh, trong thời gian này, hầu hết các tỉnh theo hướng dẫn của
Trung uơng đã thành lập Văn phòng Uỷ ban phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh, có
tỉnh đặt tại UBND, có tỉnh vẫn đặt tại Sở Y tế.
Thứ hai, ngay sau khi Chính phủ thành lập Uỷ ban quốc gia phòng, chống
AIDS thì Bộ Y tế cũng thành lập Ban AIDS trực thuộc Bộ do một đồng chí Thứ
trưởng làm Trưởng ban để triển khai các hoạt động thuộc ph
ạm vi chức trách của
Bộ Y tế bằng việc ban hành Quyết định số 605/ QĐ – BYT, ngày 03/05/1995. Ban
AIDS của Bộ Y tế có 7 Tiểu Ban đại diện cho các Viện nghiên cứu đầu ngành
trong các lĩnh vực liên quan tới hoạt động phòng, chống AIDS của ngành y tế với
Vụ Y tế dự phòng là đơn vị thường trực của Ban, đó là: Viện Bảo vệ Bà mẹ Trẻ
Sơ sinh (chịu trách nhiệm trong công tác phòng chống lây nhiễm t
ừ mẹ sang con);
Viện Da liễu (thực hiện phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục);
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (giám sát dịch tễ); Viện Huyết học và Truyền
máu (đảm nhiệm công tác an toàn truyền máu); Viện Y Học Lâm sàng và các bệnh
Nhiệt đới (điều trị bệnh nhân AIDS). Đây là một cơ cấu không mang tính hành
chính và chỉ có mục đích phục vụ cho công tác chỉ đạo và điều phối trong n
ội bộ
ngành. Tuy nhiên theo qui định tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ban AIDS
ngành y tế, một hệ thống phòng, chống AIDS của ngành cũng đợc thành lập từ Bộ
Y tế xuống tới tận các xã, phường. Ngoài chức năng chỉ đạo chuyên môn trong

Như vậy tại thời điểm đó, đứng về góc độ quản lý Nhà nước, Chương trình
phòng,chống HIV/AIDS đã được tập trung về một đầu mối là Bộ Y tế.
Cũng theo quyết định trên, tại tuyến tỉnh/thành phố, Ban chỉ đạo phòng, chống
AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm được thành lập trên cơ sở hợp nhất
các Ban chỉ đạ
o phòng chống tệ nạn xã hội, Ban Chỉ đạo phòng chống ma tuý, Ban
Chỉ đạo Phòng chống AIDS và Ban chỉ đạo 87 (văn hoá phẩm đồi truỵ). Tại tuyến
quận, huyện và tuyến xã, phường tùy theo tình hình cụ thể của địa phương mà Chủ
tịch UBND quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm.
Như vậy trong giai đoạn 2000 - 2002, từ Trung ương đến địa phương về cơ bản
có 2 hệ thống tổ chức cùng thực hiện chức năng chuyên môn và quản lý trong lĩnh
vực phòng chống AIDS của quốc gia, là VPTTPC AIDS và Ban AIDS. Cả hai hệ
thống này, theo quy định của Chính phủ đều thuộc sự quản lý của Bộ Y tế.
16

1.2.4. Giai đoạn từ tháng 6/2003 - 2005: Chương trình trở thành một bộ phận
của Cục Y tế dự phòng và Phòng, chống HIV/AIDS
Giai đoạn này đã có các bước đột phá về hành lang pháp lý cho công tác
phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam với hàng loạt các văn bản của Chính phủ
đã ban hành như sau:
- Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/05/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Y tế. Theo Điều 3 của Nghị
định này, VPTTPC AIDS sẽ hợp nhất với Vụ Y tế dự phòng thành: “Cục Y tế dự
phòng và Phòng chống HIV/AIDS”. Việc sát nhập hai đơn vị này có hiệu lực pháp
lý từ ngày 18/06/2003.
- Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt
Nam đến năm 2010 và tầ
m nhìn 2020 với những nội dung chủ yếu sau: a)

Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020:
Nhóm giải pháp về xã hội là tăng cường sự lãnh đạo của Đả
ng, Nhà nước đối
với công tác phòng, chống HIV/AIDS đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS trở
thành mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa
phương; Các cấp chính quyền địa phương đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Huy động toàn dân tham
gia phòng, chống HIV/AIDS nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi HIV/AIDS; Xây
dựng chương trình phòng, chống HIV/AIDS thành chương trình phối hợp liên
ngành, toàn di
ện, đặc biệt chú trọng việc lồng ghép có hiệu quả với các chương
trình phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm để ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS;
huy động mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Khuyến khích các tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện, tổ chức phi
chính phủ, các doanh nghiệp, nhóm cộng đồng, người nhiễm HIV/AIDS cùng gia
đình tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS; Tiếp tục hoàn thiện hệ
thống
pháp luật, chế độ, chính sách trong công tác phòng, chống HIV/AIDS nhằm đáp
ứng yêu cầu thực tế và phù hợp với xu hướng hội nhập của hệ thống pháp luật
quốc gia trong phòng, chống HIV/AIDS với pháp luật quốc tế. Tăng cường việc
phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện
các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS; Đẩy mạnh công tác thông
tin, giáo dục và truyề
n thông thay đổi các hành vi có nguy cơ; nâng cao số lượng,
chất lượng, tính phù hợp và hiệu quả của các hoạt động thông tin, giáo dục và
truyền thông. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên gắn liền với đội ngũ cộng tác
viên y tế thôn, bản và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở xã, phường. Phân
công trách nhiệm cụ thể về thực hiện công tác thông tin, giáo dục và truyền thông
thay đổi hành vi cho từng Bộ, ngành, địa phương; đưa các n
ội dung về dự phòng

nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế tại tất cả các cơ sở y tế tư nhân; Tă
ng
cường khả năng tiếp cận với các thuốc điều trị đặc hiệu HIV/AIDS, xây dựng
chính sách về tiếp cận thuốc, đảm bảo cơ chế thuận lợi cho lưu thông và phân phối
thuốc điều trị đặc hiệu HIV/AIDS. Bảo đảm tính sẵn có, dễ tiếp cận đối với thuốc
điều trị đặc hiệu HIV/AIDS, khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụ
ng các thuốc
đông y trong điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân HIV/AIDS; Nâng cao nhận thức của
người dân trong độ tuổi sinh đẻ về nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và khả năng lây
truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con, tổ chức điều trị dự phòng lây truyền HIV/AIDS
từ mẹ sang con và tổ chức tốt việc chăm sóc, điều trị trẻ bị nhiễm HIV/AIDS và bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Xây dựng mạ
ng lưới giám sát các nhiễm khuẩn lây
truyền qua đường tình dục, cung cấp trang thiết bị xét nghiệm, tăng cường chẩn
đoán, điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tăng cường đào tạo


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status