Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài: 1
2. Mục tiêu đề tài: 2
3. Ý nghĩa của đề tài: 3
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài: 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
6. Phương pháp nghiên cứu: 4
6.1 Phương pháp luận: 4
6.2 Phương pháp cụ thể: 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM VÀ TỔNG QUAN VỀ QUẬN 6 5
1.1 Tổng quan CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố HCM: 5
1.1.1 Hệ thống kỹ thuật 5
1.1.2 Công tác thu gom CTRSH tại TPHCM 15
1.1.3 Chiến lược phát triển ngành xử lý CTR tại TPHCM 19
1.2 Tổng quan về quận 6: 23
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 23
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội quận 6 24
1.2.3 Hiện trạng môi trường trên địa bàn Quận 6: 27
1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế chung trên địa bàn Quận 6: 28
1.2.5 Những định hướng, quy hoạch phát triển KT-XH-MT Quận 6 30
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 32
2.1 Đặc điểm chất thải rắn: 32
2.1.1 Nguồn phát sinh 32
2.1.2 Thành phần chất thải rắn đô thị Quận 6 33
2.1.3 Khối lượng và tốc độ phát sinh chất thải rắn đô thị Quận 6 39
2.2 Hiện trạng hệ thống thu gom và vận chuyển: 40
2.2.1 Hệ thống lưu giữ 40
2.2.2 Hệ thống thu gom 42
2.2.3 Hệ thống vận chuyển 46
2.2.4 Hệ thống trung chuyển và điểm hẹn 48
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN 52
3.1 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt 52
3.1.1 Định nghĩa 52
3.1.2 Các nguồn phát sinh 52
3.1.3 Phân loại 53
3.1.4 Thành phần 57
3.1.5 Tính chất 59
3.2 Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra 66
3.2.1 Ô nhiễm môi trường đất 66
3.2.2 Ô nhiễm môi trường nước 67
3.2.3 Ô nhiễm môi trường không khí 68
3.2.4 Ô nhiễm cảnh quan và sức khỏe con người 69
CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 TRONG THỜI GIAN QUA 71
4.1 Mục tiêu của việc thực hiện phân loại rác tại nguồn 71
4.1.1 Mục tiêu chung 71
4.1.2 Mục tiêu cụ thể 71
4.2 Nội dung của chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 72
4.2.1 Các cơ sở pháp lý để xây dựng và thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6 72
4.2.2 Quá trình thực hiện chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn Quận 6 73
4.2.3 Những nội dung chủ yếu công ty DVCI đã thực hiện trong chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn trên 9 phường tại Quận 6 75
4.3 Những thuận lợi – khó khăn khi thực hiện thí điểm PLRTN của 9 trên 14 phường ở địa bàn Quận 6 80
4.4 Kết quả 82
4.4.1 Đã hình thành qui trình cơ bản thực hiện việc phân loại rác tại nguồn 82
4.4.2 Khó khăn mang tính thực tiễn chính từ sự thiếu đồng bộ của chuỗi hệ thống mà hiện nay chương trình đang gặp phải 84
4.4.3 Đã tổng hợp những khó khăn, trở ngại, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện chương trình PLRTN trên địa bàn Quận 6 86
4.5 Nhận xét 86
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 88
5.1 Đánh giá về công cụ pháp lý 88
5.2 Đánh giá về hiện trạng thu gom và vận chuyển 88
5.3 Đánh giá về tuyên truyền 89
5.4 Đánh giá về ý thức của người dân 91
5.5 Đánh giá về các bãi rác thành phố phục vụ cho việc PLRTN 93
5.6 Đánh giá về việc kiểm tra, giám sát 93
5.7 Đánh giá về việc thu lượm phế liệu từ rác dân lập và ngoài dân lập 94
CHƯƠNG 6: CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6 TRONG THỜI GIAN TỚI 96
6.1 Các biện pháp trước mắt 96
6.2 Các biện pháp lâu dài 101
6.2.1 Công tác tuyên truyền 102
6.2.2 Công cụ pháp lý (quy chế) 102
6.2.3 Hệ thống thu gom, vận chuyển 102
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104
7.1 Kết luận 104
7.2 Kiến nghị 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống chúng ta, chúng ta không thể nào sinh sống, hoạt động mà không thải rác. Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng cùng với đời sống vật chất của người dân không ngừng được nâng cao đang làm cho lượng rác thải ngày càng tăng lên. Nếu không được xử lý tốt, rác thải sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, ngành và nhân dân đã được nâng lên đáng kể. Tại các nước phát triển, bên cạnh việc vận động và áp dụng các biện pháp, chế tài để giảm thiểu xả thải rác, các chính phủ đã chú trọng đầu tư cho ngành công nghiệp tái chế chất thải.
Chỉ thị số 199/TTg ngày 2/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn tại khu đô thị và khu công nghiệp và tiếp sau đó là quyết định số 152/199/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 chứng tỏ những nỗ lực lớn lao của Chính phủ trong việc đối phó với các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, ở đó vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt được xem là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược.
Nhờ đó, môi trường được cải thiện đồng thời tăng nguyên liệu, sản phẩm cho nền kinh tế. Song công nghiệp tái chế chất thải chỉ phát triển được khi có nguồn rác được phân loại tốt, vì vậy phân loại rác tại nguồn đã được xác định là giải pháp cần thiết trong chu trình thu gom và xử lý chất thải nói chung và rác thải sinh hoạt đô thị nói riêng.
Mặt khác, mỗi ngày ở Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 tấn CTRSH trong đó hết 5.200 tấn được đem chôn lấp ở các bãi chôn (Nguồn: Cty Môi trường đô thị, 2007). Do đó lượng rác thải chưa được tái chế, tái sử dụng chiếm tới hơn 85% tổng khối lượng CTRSH. Với tốc độ này thì Thành phố sẽ không đủ quỹ đất để chôn lấp trong tương lai, các bãi chôn lấp sẽ quá tải và các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, đồng thời cũng kiềm hãm sự phát triển xã hội.
Phân loại CTR tại nguồn có khả năng giải quyết các vấn đề đó. Những lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn là không thể phủ nhận, nó không chỉ mang tính chất là một giải pháp cho sự phát triển ở các thành phố lớn phát triển mà còn là một sự tái sử dụng vật chất cho tương lai. Do vậy nếu chúng ta thực hiện tốt việc phân loại rác thì rác không chỉ đi ra từ đời sống mà còn là một sản phẩm quay trở lại với cuộc sống chúng ta.
Nhằm thực hiện tốt việc thu gom và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam, một trong những mục tiêu trong chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn là tổ chức thực hiện phân loại rác tại nguồn với tỉ lệ gia tăng qua từng giai đoạn: tối thiểu là 90% năm 2010 và đảm bảo 95% năm 2020. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay việc phân loại rác tại nguồn vẫn đang trong giai đoạn thực hiện thí điểm tại các quận 1,4,5,6,10 và huyện Củ Chi ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Và Quận 6 là 1 trong 5 quận của thành phố thực hiện thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn đầu tiên. Trong quá trình thực hiện dự án thí điểm Quận 6 đã đạt được những thuận lợi và khó khăn nhất định về các mặt như công tác tuyên truyền, hệ thống thu gom vận chuyển, kiểm tra giám sát, các quy định xử phạt, chế tài lực lượng thu gom và người dân khi thực hiện sai hay không thực hiện việc phân loại rác tại nguồn chính vì vậy đề tài “ Đánh giá hiệu quả dự án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 6 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn” là hết sức cần thiết, nó góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 6 .
2. Mục tiêu đề tài:
Đánh giá thuận lợi và khó khăn của dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận 6.
Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình phân loại rác tại nguồn của địa bàn quận 6.
3. Ý nghĩa của đề tài:
Tìm ra các giải pháp mới nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý cũng như xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 6 để việc phân loại rác tại nguồn trên địa bàn quận diễn ra đồng bộ từ khâu thu gom đến nhà máy tái chế.
Xử lý được một lượng CTRSH lớn của thành phố, góp phần cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài: tìm hiểu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng CTR của thành phố nói chung và quận 6 nói riêng.
Thu thập tài liệu về chương trình phân loại rác tại nguồn mà thành phố đã thực hiện thí điểm trên địa bàn quận 6.
Đánh giá được những thuận lợi cũng như giới hạn của dự án thí điểm PLRSHTN trên địa bàn quận 6.
Đề xuất các giải pháp về tuyên truyền, công cụ pháp lý, hệ thống thu gom và vận chuyển, nhà máy chế biến phân compost và tái chế nhằm nâng cao hiệu quả của việc PLRSHTN trên địa bàn quận 6.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rác sinh hoạt từ các nguồn:

• Hộ gia đình
• Trường học
• Cơ quan – văn phòng
• Dịch vụ kinh doanh
• Bệnh viện, trung tâm y tế
• Các chợ trong quận 6
• Doanh trại quân đội
• Rác đường phố

Đề tài nghiên cứu chỉ thực hiện trong địa bàn quận 6
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1 Phương pháp luận:
Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác và khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả.
Với sự gia tăng dân số cũng như mức sống của con người ngày càng được nâng cao thì sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải ngày càng nhiều. Trong khi đó hệ thống quản lý CTR cũng như công nghệ xử lý chưa được phù hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của con người. Vì vậy, việc thực hiện PLRTN và đề xuất các giải pháp quản lý cũng như chọn lựa công nghệ xử lý CTR một cách phù hợp cho tương lai là vấn đề cần thiết và cấp bách trong thời gian này.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status