Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP - MS4 " doc - Pdf 15

Báo cáo tiến độ Dự ánVIE 009/06

Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong
việc đánh giá những mặt hạn chế của đất
để sản xuất bền vững qua việc sử dụng
hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP
MS 4: Báo cáo 6 tháng lần thứ ba

Tháng 10 năm 2008 2Mục lục

1. Thông tin về đơn vị
2. Trích lược Dự án
3. Báo cáo tóm tắt
4. Giới thiệu và bối cảnh
5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo
5.1 Những điểm nổi bật trong quá trình thực hiện

TS. Phan Thị Công
Đơn vị Úc
Sở Tài Nguyên, Khoáng sản và Nước, Bang Queensland, Úc
Nhân sự Úc
TS. Philip Moody
Ngày bắt đầu
20 tháng 6 năm 2007
Ngày kết thúc (theo dự kiến
ban đầu)
Tháng 5 năm 2009
Ngày kết thúc (đã thay đổi)

Chu kỳ báo cáo
Tháng 5 -Tháng 10 năm 2008 Cán bộ phụ trách
Ở Úc: Chủ nhiệm dự án
Tên: TS. Philip Moody Tel: 07 3896 9494
Chức vụ: Nghiện cứu viên cao cấp Fax: 07 3896 9623
Tổ chức: Queensland Department of
Natural Resources and Water
Email:
Ở Úc: đầu mối liên hệ hành chính
Tên: Ms Melissa Coonan
Chức vụ: Cán bộ chuyên trách dự án Tel: 07 3896 9833
Tổ chức: Queensland Department of
Natural Resources and Water
Email:


nhuận/vốn đầu tư của những chiến lược quản lý khác nhau sử dụng trong thí nghiệm chứng minh lợi ích
thông qua việc tiếp nhận theo cách tiếp cận được c
ấu trúc nhằm ước đoán và xác định những mặt hạn
chế của đất đến sản lượng. Các học viên tham dự khóa tập huấn cho thấy họ sẽ ứng dụng kiến thức và
các khái niệm thu thập từ khóa tập huấn tại địa phương bằng cách đề nghị các chiến lược quản lý đặc
thù đất thông qua khóa tập huấn và tác động qua lại với người nông dân.

3. Tóm tắt các hoạt động trong kỳ báo cáo
Trong 6 tháng thứ 3 của dự án, khóa huấn luyện SCAMP được tổ chức ở Phan Rang tỉnh Ninh Thuận từ
25 đến 27 tháng 6 năm 2008. Khóa tập huấn có sự tham dự của 55 cán bộ khuyến nông thuộc hầu hết các
huyện trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Trong ngày đầu tiên của khóa học, các bài lý thuyết và thực
hành đã tập trung vào việc xác định và lý giải những đặc tính chủ yếu của đất sử dụng trong hệ thống
SCAMP, các chuyến
đi thực địa được tổ chức vào ngày thứ hai tại một số địa điểm thuộc các loại đất
khác nhau. Ở điểm đầu tiên, đội ngũ cán bộ Viện IAS đã trình bày cách đánh giá đất sử dụng SCAMP
như thế nào, và kế đó các học viên được chia thành từng nhóm nhỏ thực tập và tự đánh giá đất theo
SCAMP tại 2 điểm khác. Vào ngày cuối của khóa tập huấn, các thành viên trong t
ừng nhóm đã báo cáo
lại những kết quả đánh giá các mẫu phẫu diện đất mà họ ghi nhận được từ thực tế ngày hôm trước và thảo
luận giữa các nhóm với nhau.
Cuộc khảo sát các học viên vào cuối khóa học nhận thấy rằng có 95% học viên sẽ phổ biến nội dung
khóa huấn luyện SCAMP đến đồng nghiệp, người nông dân và các cán bộ khuyến nông khác ở địa
phương. Nội dung khóa tập hu
ấn tập trung vào kỹ thuật canh tác, cách xác định thành phần cơ giới đất và
cách sử dụng phân bón và chất hữu cơ để cải thiện độ phì đất. Chẳng hạn, việc bón các chất hữu cơ như
cây phân xanh hay phân chuồng được xem là cung cấp đạm, thay thế phân hóa học, và cải thiện pH đất
cũng như cấu trúc đất. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng làm giảm chi phí đầu tư. Đa số các học viên
(95%) thổ lộ rằng họ mong muốn được tập huấn SCAMP cấp 3 và tham gia vào chương trình phòng phân
tích lưu động.



5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo
5.1 Những điểm đáng chú ý
Các câu hỏi trước và sau khóa tập huấn cho thấy một số thay đổi chính yếu trong nhận thức của các
khuyến nông viên từ kết quả của hai khóa tập huấn trước đã tổ chức cho đến ngày nay. Đặc biệt là việc
quản lý đất đặc thù và sự am hiểu tốt hơn về những thiếu hụt của một số chất dinh dưỡng đặ
c biệt dẫn
đến việc quản lý đất tại chỗ tốt hơn ở mức độ nông hộ. Rõ ràng là các cán bộ khuyến nông rất mong
muốn chuyển tải những kiến thức học hỏi được đến nông dân. Họ cũng mong muốn được đào tạo thêm
trong việc xác định và lý giải SCAMP cấp 3 đến các nông dân tại địa bàn mà họ đảm trách bằng cách sử
dụng phòng phân tích lưu động phân tích các chỉ tiêu: carbon hữ
u cơ, lân dễ tiêu và kali trao đổi bổ sung
thêm cho các chỉ tiêu đánh giá SCAMP cấp 2 gồm phân tích pH đất và độ dẫn điện.
6
5.2 Lợi ích cho đối tượng sản xuất quy mô nhỏ
Người được hưởng lợi cuối cùng của dự án là những hộ nông dân cá thể và việc đánh giá sự tiếp nhận
của người dân sẽ làm thay đổi các biện pháp kỹ thuật canh tác ở cấp độ hộ gia đình. Những thay đổi này
sẽ là kết quả của sự trao đổi qua lại tương tác giữa nông dân cá thể và cán bộ khuyế
n nông và những
nông dân tiên tiến đã được tập huấn trong việc quản lý đất bền vững trong dự án này. Cải thiện các biện
pháp quản lý sẽ mang đến đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao điều kiện sống và một hệ thống canh tác
không bóc lột đất nhưng duy trì sức sản xuất của tài nguyên đất qua việc quản lý đất trong phạm vi những
mặt hạn chế cố hữu của nó.
5.3 Đào tạo nguồn năng lực
Việt Nam có một mạng lưới khuyến nông viên rất là năng động và mạng lưới khuyến nông này được
nông dân ủng hộ rộng rãi như là nguồn cung cấp thông tin và cố vấn kỹ thuật quí giá. Tuy nhiên cán bộ
khuyến nông thường thiếu kiến thức cơ bản về khoa học đất làm cho việc tiếp thu các thông tin về việc

7.1 Những khó khăn và trở ngại
Không có một khó khăn hay trở ngại nào trong suốt 6 tháng thứ ba của dự án.
7.2 Giải pháp
7.3 Tính bền vững
Dự án CARD này sẽ mang lại một mạng lưới cán bộ được đào tạo trong các vùng mục tiêu và việc liên
hệ thường xuyên giữa các cán bộ này và cán bộ của Viện KHKTNNMN sẽ hạn chế đến mức thấp nhất
mối lo ngại SCAMP sẽ không
được sử dụng. Việc sắp xếp cho cán bộ phía Việt Nam đến NRW để trợ
giúp cho việc chỉnh sửa SCAMP và chuyến viếng thăm của cán bộ từ NRW đến Việt Nam để tham gia
giảng dạy trong khóa tập huấn sẽ đảm bảo rằng khi kết thúc dự án, cán bộ của Viện hoàn toàn có khả
năng sử dụng và chỉnh sửa công cụ SCAMP phù hợp yêu cầu của từng địa phương.
8. Các bước quan trọng tiếp theo
Khóa tập huấn SCAMP sau cùng đã được tổ chức tại Tây Ninh (tháng 12 năm 2008) và một thí nghiệm
được thiết kế ngoài đồng nhằm so sánh với thực nghiệm của nông dân thông qua cách quản lý xuất phát
từ SCAMP sử dụng cây bắp như là cây chỉ thị. Hội nghị đầu bờ sẽ được tổ chức tại điểm với sự có mặt
của các nông dân sản xuất giỏi nhất trong vùng. Tất cả các ho
ạt động này sẽ được ghi nhận trong báo cáo
6 tháng tiếp theo. Khả năng làm phòng phân tích lưu động đã được minh chứng tại lớp tập huấn ở Tây
Ninh và độ ngũ làm dự án mong muốn tạo cơ hội mở rộng việc đánh giá đất qua việc sử dụng phòng thí
nghiệm lưu động đến các vùng khác của Việt Nam.
9. Kết luận
Cho đến nay dự án theo đúng tiến độ và tất cả những nội dung thực hiện đề ra đã đạt được.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status