LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp potx - Pdf 15

LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại
thành thành phố Hồ Chí Minh, thực
trạng và giải pháp
Mở Đầu

11/1996 Nhưng nhìn chung chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu các hình thức
kinh tế hợp tác ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh.
Với luận văn này, chúng tôi muốn kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác
giả trên, đồng thời thông qua thực tiễn sản xuất ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh để
tìm ra các giải pháp phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với đặc thù kinh tế của các huyện
ven thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của kinh tế hợp tác ở thành
phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với
điều kiện sản xuất ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế
hợp tác trong nông nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các huyện ngoại
thành thành phố Hồ Chí Minh nói riêng phát triển.
Nhiệm vụ của luận văn:
- Làm rõ kinh tế hợp tác là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển nền kinh tế
từ trình độ lạc hậu đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
- Khảo sát, nghiên cứu tìm ra những ưu - nhược điểm của các hình thức kinh tế
hợp tác ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay.
- Đề ra phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với yêu cầu
thực tiễn sản xuất ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất
phát triển.
4. Giới hạn nghiên cứu của luận văn
Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu khảo sát tình hình phát triển kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh như: Bình Chánh, Củ
Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ từ năm 1986 đến nay (mà chủ yếu là năm 1997 đến nay).
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong bản luận văn này tác giả chủ yếu kết hợp sử dụng phương pháp biện chứng

chỉ ra rằng, hợp tác giản đơn có vai trò to lớn góp phần nâng cao năng suất lao động, bởi vì
nó có rất nhiều ưu thế so với lao động riêng lẻ.
Nông nghiệp là ngành sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, gắn
liền với những điều kiện của tự nhiên nên có nhiều nét đặc thù. Do đó, hợp tác lao động
trong nông nghiệp bên cạnh những ưu thế chung thì còn có những nét riêng:
Thứ nhất: Khác với các hoạt động sản xuất của các ngành, các lĩnh vực khác trong
nền kinh tế, sản xuất trong nông nghiệp luôn gắn liền với những cơ thể sống mà sự tồn tại
và phát triển của nó luôn tuân theo những quy luật sinh học. Mặt khác, kết quả của quá
trình sản xuất đó không chỉ là kết quả sản xuất trực tiếp của người lao động mà còn là kết
quả của sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng sản xuất. Từ đặc điểm này cho thấy, để
đạt được hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có một kiểu tổ chức, hợp
tác gắn bó chặt chẽ giữa người lao động với đối tượng sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời các
yêu cầu sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.
Thứ hai: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, quá trình lao động và quá trình
sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều khâu kế tiếp nhau và không trùng hợp nhau về
thời gian. Hoạt động sản xuất trong nông nghiệp mang tính thời vụ rõ rệt. Đặc điểm này
quy định sản xuất nông nghiệp có thể tổ chức sản xuất theo mô hình của các hộ nông dân,
bởi vì kiểu tổ chức sản xuất dựa trên hộ nông dân là kiểu tổ chức năng động, linh hoạt, cho
phép sử dụng hợp lý mọi nguồn lực sản xuất nông nghiệp. Lịch sử phát triển của phương
thức sản xuất TBCN và sự phát triển nông nghiệp của thế giới đã cho thấy CNTB khi đã
tạo được nền đại công nghiệp cũng không công nghiệp hóa nghề nông theo con đường mà
họ đã làm đối với công nghiệp, không xây dựng trong nông nghiệp những xí nghiệp lớn
trên cơ sở chuyên môn hóa lao động mà vẫn duy trì các hình thức hợp tác dựa trên cơ sở
hộ nông dân. Trong CNTB hộ nông dân vẫn là chủ thể kinh doanh, vẫn là sự dung hợp
giữa nghề nông với phương thức kinh doanh hiện đại. Do gắn bó với ruộng đất và đối
tượng sản xuất, người nông dân thực sự am hiểu quá trình sinh trưởng cây trồng, vật nuôi.
Người nông dân lại là chủ thể quá trình canh tác, trực tiếp tổ chức thực hiện, gắn trách

tác.
Thứ ba: Trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất (TLSX) đặc biệt
không thể thay thế được. Ruộng đất vừa là vật chịu tác động của lao động, vừa là vật
truyền dẫn lao động của con người đến cây trồng. Mặt khác, ruộng đất cũng là không gian
rộng lớn mà ở đó con người tổ chức các quá trình lao động sản xuất và chịu tác động trực
tiếp của điều kiện tự nhiên như mưa, nắng, bão tố vì thế hoạt động nông nghiệp mang
tính đa dạng, không có một mô hình kinh tế hợp tác cụ thể nào phù hợp cho tất cả mọi
vùng, mọi địa phương. Hơn nữa, ruộng đất lại là một loại TLSX đặc biệt (vì đất đai là cơ
sở cho sự tồn tại và phát triển của con người, đất đai lại là TLSX không thể sinh sôi nảy
nở), do đó, quá trình phát triển sản xuất cũng là quá trình bảo tồn ruộng đất và làm cho độ
phì nhiêu của đất không ngừng được nâng lên. Để thực hiện được yêu cầu này, quá trình
sản xuất nông nghiệp cũng là quá trình bắt buộc phải tổ chức hợp tác giữa những người
nông dân trong việc chống các tai họa của thiên nhiên làm hao tổn và xói mòn ruộng đất.
Như vậy, nhu cầu hợp tác trong quá trình sản xuất nông nghiệp là có thật, bắt
nguồn từ yêu cầu hiệu quả trong sản xuất. Các mô hình sản xuất hợp tác nông nghiệp kiểu
cũ trước đây không phát huy được ưu thế của hợp tác lao động, lại còn thua kém cả lao
động cá thể vì không tôn trọng tính tự chủ và lợi ích thiết thân của nông hộ, không tạo ra
những điều kiện cơ bản để phát huy ưu thế của hợp tác lao động và không tuân thủ những
nguyên tắc khi tiến hành hợp tác hóa. Hợp tác lao động thực chất là một cuộc cách mạng
về tổ chức lao động nhưng hợp tác lao động chỉ phát huy được ưu thế hơn lao động cá thể
khi nó tuân thủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, muốn tổ chức hợp tác lao động có hiệu quả, các hộ nông dân - thành
viên của tổ chức kinh tế hợp tác - phải thấy rõ lợi ích kinh tế do sự hợp tác mang lại, họ tự
nguyện gia nhập vì lợi ích của chính bản thân họ.
Thứ hai, hợp tác lao động phải được dựa trên một kế hoạch chặt chẽ, khoa học, và
được triển khai một cách đồng bộ từ một trung tâm điều hành. Điều kiện này rất quan
trọng và cần thiết để khắc phục được những hạn chế, yếu kém của từng cá nhân, để phát

hay không cùng chung huyết tộc ở chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có
chung một ngân quỹ [13, 9].
Dưới ánh sáng Đại hội Đảng lần thứ VI, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết 10 của
Bộ Chính trị ngày 5/4/1988 thì hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn.
Mỗi hộ có quyền tự quyết định mục tiêu và quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp quan
hệ với thị trường khi có sản phẩm hàng hóa, tự hạch toán, lời ăn lỗ chịu chính sự công
nhận hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, hoạt động theo những nội dung trên đã làm
cho các hợp tác xã kiểu cũ hầu như mất dần tác dụng. Trước đây, trong hợp tác xã cũ hộ
gia đình tuy chỉ chiếm 5% ruộng đất nhưng lại đảm bảo đến 60 - 70% nguồn sống. Điều đó
cho thấy, khi các hộ nông dân trở thành các đơn vị kinh tế tự chủ thì kinh tế hộ nông dân
có điều kiện phát huy tối đa thế mạnh của mình để phát triển sản xuất. Từ khi có đường lối
đổi mới, sự phát triển kinh tế hộ ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đã góp
phần tạo ra những biến đổi to lớn trong năng suất lao động nông nghiệp và trong đời sống
của nông dân và nông thôn.
— Về năng suất: Năng suất thâm canh lúa đông xuân tăng lên từ
33,2 tạ/ ha năm 1997 tăng lên 33,5 tạ/ha, năm 1998 và 1999 là 34,2 tạ/ha.
Để có được những thay đổi trên là do nhiều nguyên nhân tác động nhưng nổi bật là
do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
+ Nhờ được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và được quyền sở hữu về các
TLSX khác đã làm cho các hộ gia đình hăng say, phấn khởi. Qua đó sức sản xuất của nông
hộ không ngừng được nâng cao.
+ Nếu trước đây sức lao động của các hộ nông dân bị ràng buộc do chế độ quản lý
của các hợp tác xã kiểu cũ thì ngày nay sức lao động đó được hoàn toàn giải phóng, người
nông dân có quyền tự do di chuyển, tìm kiếm việc làm, tự do tham gia các hình thức tổ
chức sản xuất khác nhau, không phân biệt địa giới hành chính [19, 21].
+ Sự phát triển của kinh tế hộ nông dân trong thời gian qua góp phần đưa kinh tế
nông nghiệp chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu trước đây sang sản xuất hàng

- Xe máy 55% 63,9%
- Nhà ở kiên cố 9,8%
- Bán kiên cố 65%
- Nhà tranh 25,2%
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh 1999.
Bên cạnh những thành tựu mà kinh tế hộ nông dân đã đạt được thì trong quá trình
phát triển trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường,
kinh tế hộ nông dân đã dần dần bộc lộ những hạn chế nhất định, điều đó đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế nông nghiệp. Đó là:
+ Nguồn lực sản xuất như đất đai, vốn còn gặp nhiều hạn chế, luôn luôn bị biến
động. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm. Nếu diện tích đất nông nghiệp năm
1995 là 9.916.401 ha thì đến năm 2000 chỉ còn lại 9.528.855 ha, giảm 387.546 ha. Các hộ
nông dân cũng gặp nhiều khó khăn về vốn kinh doanh bởi vì các huyện ngoại thành thành
phố là những vùng ven, trước đây chủ yếu là những vùng căn cứ của cách mạng (Hóc
Môn, Củ Chi, Bình Chánh ), lại là những vùng sâu vùng xa, đời sống người dân còn gặp
nhiều khó khăn (theo Ban chỉ đạo chương trình xóa đói giảm nghèo của thành phố thì hiện
nay các huyện ngoại thành có 9/13 xã, phường thuộc diện nghèo nhất thành phố) [1], do đó
phần lớn các hộ ngoại thành chỉ mới đầu tư sản xuất theo chiều rộng, chưa có điều kiện
đầu tư chiều sâu. Những khó khăn về vốn, về ruộng đất cũng là nguyên nhân làm hạn chế
sự phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành trong thời gian qua.
+ Lao động ở các huyện ngoại thành chủ yếu là lao động thủ công, giản đơn. Dân
số ở các huyện vẫn tăng nhưng số lao động ở các hộ nông dân làm nông nghiệp thì ngày
càng giảm vì bộ phận lao động trẻ, có học thức, tay nghề ở các hộ nông dân đã chuyển vào
làm ở các khu chế xuất hay các quận nội thành với thu nhập cao ngày càng nhiều. Tình
trạng thiếu lực lượng lao động trẻ, có trình độ trong nông nghiệp ở các huyện ngoại thành
hiện nay đang là vấn đề bức xúc.
+ Phần lớn các huyện ngoại thành là vùng sâu, vùng xa, do đó quy mô thị trường nhỏ

Từ định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng, hợp tác xã là hình thức hợp tác cao nhất,
đặc trưng nhất của kinh tế hợp tác. Căn cứ vào Luật hợp tác xã và tư duy mới về kinh tế
hợp tác, có thể thấy kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã, theo tư duy mới có các nội
dung chủ yếu sau đây:
Một là, kinh tế hợp tác bao gồm những hình thức hợp tác giản đơn hay "lỏng lẻo"
nội dung chủ yếu là trao đổi lao động như tổ đổi công, vần công, trao đổi kinh nghiệm kỹ
thuật, hợp tác chỉ mang tính chất thời vụ hay từng công việc cụ thể. Loại hình này thường
không có tổ chức ổn định, chưa có tư cách pháp nhân, không có vốn chung, không có tổ
chức bộ máy hoạt động theo Luật dân sự. Nó được hình thành trên cơ sở thỏa thuận trực
tiếp giữa các hộ để giải quyết một công việc hay dịch vụ cụ thể như: hoạt động của tổ
đường nước, tổ hợp tác chăn nuôi, tổ hợp tác sản xuất rau sạch. Do trình độ hợp tác còn
giản đơn, chưa đủ các điều kiện để được thừa nhận là hợp tác xã, nhưng nó được chính
quyền, các tổ chức đoàn thể (như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội thanh niên ) tạo điều
kiện và khuyến khích phát triển để dần dần có thể trở thành hợp tác xã.
Hai là, kinh tế hợp tác lại bao gồm cả những đơn vị kinh tế hợp tác xã do những
chủ thể kinh doanh độc lập tự nguyện góp vốn, góp sức cùng kinh doanh. Loại hình này
được tổ chức chặt chẽ, có vốn chung và đủ tư cách pháp nhân, có điều lệ riêng, hoạt động
theo Luật hợp tác xã. Tuy có sự khác nhau về qui mô, trình độ và tính chất, nhưng nhìn
chung cơ sở kinh tế đầu tiên hình thành nên loại hình kinh tế này chủ yếu là vốn cổ phần,
chứ không phải là công hữu hóa các tài sản. Các cổ đông là người chủ sở hữu cổ phần của
mình, nhưng cùng làm chủ toàn bộ nguồn vốn cổ phần được tạo nên vào mục đích kinh
doanh. Việc phân phối cho các hộ cổ đông phải căn cứ vào số lượng cổ phần, công đóng
góp và số lượng dịch vụ sử dụng của hợp tác xã mà các hộ thành viên sử dụng.
Ba là, nội dung phạm vi hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế hợp tác là
không bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh tế của các hộ xã viên mà chỉ tập trung vào
những khâu, những lĩnh vực đòi hỏi phải có sức mạnh tập thể mới có hiệu quả, còn những
khâu, những lĩnh vực, kinh tế hộ hoạt động có hiệu quả hơn thì các hộ tự tổ chức làm.

Thứ hai: Hoạt động kinh tế trong hợp tác xã kiểu mới khác với hợp tác xã kiểu cũ
ở chỗ: vốn do xã viên đóng góp (xã viên góp vốn chứ không góp đất), ban quản lý do
những người góp vốn cử ra và chịu trách nhiệm trước xã viên về hiệu quả sử dụng đồng
vốn đó. Sau một chu kỳ sản xuất tùy theo quy định của đại hội xã viên người góp vốn có
thể rút vốn khi thấy hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả. Người có nhiều vốn có thể tham
gia nhiều hợp tác xã. Việc phân phối lợi nhuận do xã viên tự nguyện góp vốn quyết định.
Ngoài việc đóng góp đầy đủ nghĩa vụ thuế và các khoản chi khác cho nhà nước, phần còn
lại do hợp tác xã chủ động xử lý. Các quan hệ giữa hộ với hợp tác xã và giữa các hợp tác
xã với nhau trở nên phong phú, nhưng đều thực hiện trên nguyên tắc "thuận mua vừa bán".
Thứ ba: Hợp tác xã kiểu mới ra đời là xuất phát từ yêu cầu thực tế trong sản xuất
của hộ nông dân. Hoạt động của hợp tác xã chỉ là nhằm giúp đỡ tháo gỡ những khó khăn
mà hộ nông dân không thể giải quyết một cách có hiệu quả. Do đó, hợp tác xã chỉ đảm
nhận một số khâu trong quá trình sản xuất của kinh tế hộ mà thôi. Vì thế, hợp tác xã mới là
một đơn vị kinh tế tự chủ, không làm chức năng của một tổ chức xã hội hay làm chức năng
hành chính ở địa phương.
Còn các hợp tác xã kiểu cũ là một tổ chức không phải chỉ để hoạt động về kinh tế
mà còn là một đơn vị quản lý hành chính xã hội. Trong sản xuất hợp tác xã là người chỉ
đạo các khâu của quá trình sản xuất và là người nắm ba quyền cơ bản (sở hữu về tư liệu
sản xuất, về quản lý và phân phối).
Như vậy, sự ra đời của kinh tế hợp tác xã kiểu mới là một xu thế tất yếu, do nhu
cầu phát triển của kinh tế hộ trong nền kinh tế thị trường và kinh tế hợp tác hoạt động với
tính chất, nội dung hoàn toàn mới so với mô hình cũ trước đó. Cũng vì nhu cầu bức xúc
cần phải có sự hợp tác với nhau giữa các hộ nông dân là cơ sở quyết định để cho kinh tế
hợp tác kiểu mới ra đời, nên mỗi vùng, mỗi địa phương kinh tế hợp tác ra đời và phát triển
khác nhau do có nhiều nhân tố khác nhau tác động
1.3. Những nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành và phát triển của kinh
tế hợp tác trong nông nghiệp

mở rộng.
Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, tư liệu sản xuất còn thô sơ, sự tác động của
thị trường chưa cao, người nông dân sản xuất chủ yếu là nhằm mục đích tự cung, tự cấp do
đó chưa có nhu cầu hợp tác sản xuất (nếu có thì mức độ thấp và qui mô nhỏ bé). Nhưng
khi lực lượng sản xuất đã được phát triển, tư liệu sản xuất được cải tiến từ đơn giản, thô sơ
lên cơ khí, máy móc , khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản
xuất tăng lên, thị trường ngày càng mở rộng và sự tác động của các quy luật kinh tế của
nền kinh tế thị trường cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Điều đó
đã đặt những người sản xuất cá thể trong ngành nông nghiệp trước hai
con đường:
Một là, họ sẽ bị phá sản nếu không thích ứng kịp với sự phát triển của lực lượng
sản xuất.
Hai là, các hộ nông dân phải hợp tác với nhau để khắc phục những hạn chế của
từng cá nhân, phát huy ưu thế của hợp tác lao động.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến lượt nó lại tạo điều kiện đòi hỏi mức độ
hợp tác tăng lên và hình thức hợp tác được phát triển đa dạng, phong phú. Nếu trước đây
lực lượng sản xuất chưa phát triển thì mức độ hợp tác chỉ nằm ở một số khâu của quá trình
sản xuất (như hợp tác về thủy lợi chẳng hạn ) và qui mô hợp tác chỉ bó hẹp ở một hộ sản
xuất, nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển thì mức độ hợp tác trong quá trình sản xuất
sẽ nhiều hơn (hợp tác trong khâu làm đất, chọn giống, bảo vệ thực vật, trong thu hoạch,
trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm ) và qui mô hợp tác cũng được mở rộng theo (có thể là
hợp tác giữa các hộ sản xuất, có khi hợp tác với các thành phần kinh tế khác trong các
khâu phục vụ quá trình sản xuất). Có thể nói, các hình thức khác nhau của kinh tế hợp tác
là kết quả lâu dài của việc phát triển LLSX và phân công lao động xã hội. Khâu tưới tiêu
nước trong nông nghiệp chứng minh cho điều này:
Nếu công cụ là thủ công (gàu sòng) Nếu công cụ là cơ khí (máy bơm)
- Mức đầu tư mua sắm thấp hộ nông

Từ sự phân tích trên có thể lý giải được tình trạng sai sót khi hình thành các đội
chuyên ồ ạt ở các hợp tác xã nông nghiệp cũ trước đây. Hiện nay, nhiều hợp tác xã nông
nghiệp chuyển sang làm dịch vụ nhưng số khâu dịch vụ và mức độ đảm nhiệm từng khâu
rất thấp. Do nhiều nguyên nhân nhưng có nhiều nguyên nhân là thiếu những tiền đề kinh tế
để thúc đẩy nhu cầu dịch vụ của các hộ đối với hợp tác xã nông nghiệp.
Kinh tế hợp tác với nhiều hình thức khác nhau hoạt động tương trợ lẫn nhau sẽ tạo
được môi trường cho việc áp dụng những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Với những ưu thế đó kinh tế hợp tác là cơ sở đảm bảo
cho sự phát triển bền vững của kinh tế hộ, của nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hợp tác
vừa là kết quả, vừa là động lực của sự phát triển LLSX. Sự phát triển của LLSX trong nông
nghiệp là nhân tố khách quan tất yếu thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phải hợp tác và chỉ có
thông qua hợp tác hộ nông dân mới tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện
nay.
1.3.2. Sự tác động về mặt vĩ mô của Nhà nước
Đây chính là nhân tố có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của kinh tế hợp tác cả
về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn. Bởi lẽ, sự định hướng của Nhà nước ở tầm vĩ mô
vừa là sự định hướng, vừa là sự hỗ trợ tạo điều kiện để cho các thành phần kinh tế hoạt
động một cách có hiệu quả nói chung, để cho kinh tế hợp tác phát triển nói riêng.
Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm, chú ý đến việc xây dựng và phát triển kinh
tế hợp tác và hợp tác xã và Đảng ta coi đó là con đường tốt nhất để đưa nông dân thoát
khỏi đói nghèo. Vì vậy, các chính sách, các quyết định của Nhà nước về thuế, về giá, về
đào tạo cán bộ, về giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân là những tác động ở tầm
vĩ mô để tạo cho người dân yên tâm sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần ổn định
đời sống và xây dựng nông thôn mới.
Thực tế cho thấy ở đâu, ở địa phương nào chính quyền quan tâm, giúp đỡ thì ở đó
phong trào kinh tế hợp tác sẽ được phát triển mạnh mẽ, ngược lại, phong trào gặp khó
khăn. Đặc biệt khi cả nước đang ra sức thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp nông

hợp tác và hợp tác xã vẫn ra đời và phát triển, có nơi hợp tác xã không còn và nếu còn hoạt
động thì gặp rất nhiều khó khăn Một trong những nguyên nhân của tình hình đó là do sự
nhận thức của người nông dân chưa đúng, chưa đủ về kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Nhận
thức của nông dân về kinh tế hợp tác và hợp tác xã chưa tốt là do:
 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế hợp tác và hợp tác xã chưa được
phổ biến rộng rãi ở nông thôn.
 Do trình độ học vấn của người nông dân còn thấp (thậm chí có người không biết
chữ.)
 Do sự thiếu quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trong việc tổ chức,
hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ (đặc biệt trong việc đào tạo cán bộ) để hộ nông dân có
điều kiện phát triển kinh tế hợp tác.
 Hộ nông dân nông nghiệp, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa cách trung tâm
thành phố thường thiếu các thông tin có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đến kinh
nghiệm phát triển kinh tế hợp tác cũng như các mô hình kinh tế hợp tác có hiệu quả.
 Một bộ phận nông dân thiếu niềm tin về kinh tế hợp tác do bị ảnh hưởng của
phong trào hợp tác hóa cũ trước đây, họ sợ vào hợp tác xã sẽ bị tập thể hóa về tư liệu sản
xuất
Kinh tế hợp tác có thể ra đời, tồn tại và phát triển được hay không là do các hộ
nông dân quyết định. Do đó, việc hướng dẫn giúp đỡ và tạo điều kiện cho người nông dân
hiểu và thấy được những ưu thế của kinh tế hợp tác cũng như chỉ ra hợp tác lao động là
con đường để người nông dân vượt qua được những hạn chế của lao động cá thể, khắc
phục được những tác động xấu của nền kinh tế thị trường là một yêu cầu cấp thiết và có ý
nghĩa to lớn trong việc thực hiện tốt đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng
và Nhà nước, trong việc thực hiện thành công công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại: Kinh tế hợp tác là một xu thế khách quan. Các hình thức kinh tế hợp tác
được hình thành là do yêu cầu và để hỗ trợ cho sự phát triển của kinh tế hộ. Những thành

0
vĩ Bắc và 106
0
22’-186
0
24’ kinh Đông;
diện tích tự nhiên: 2093,7 km
2
trong đó khu vực nội thành rộng 440 km
2
, ngoại thành rộng
1.653,7km
2
. Thành phố Hồ Chí Minh có 1 hải cảng quan trọng, cảng sông Sài Gòn có độ
sâu có thể tiếp nhận các tàu biển có trọng tải trên 30.000 tấn. Có một hệ thống sông đi từ
thành phố lên miền Đông, xuống miền Tây và sang Campuchia. Thành phố Hồ Chí Minh
là đầu mối đường bộ với khu vực Đông Dương. Ngoài ra thành phố còn có sân bay Tân
Sơn Nhất cách trung tâm 7 km.
Khí hậu thành phố nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa, nhiệt độ trung bình 27,3
0
C; lượng mưa bình quân hàng năm là 1879 mm; thời tiết thuận hòa, ít bão, ít ngập lụt là
điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất-kinh doanh.
Theo quyết định số 03 QĐ/CP ngày 6/1/1997 của Chính phủ về việc thành lập các
quận mới ở thành phố Hồ Chí Minh, thì hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có 17 quận và 5
huyện ngoại thành bao gồm: Huyện Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn và Nhà Bè
(số liệu cụ thể xin xem bảng biểu số 6 phần phụ lục).
- Về tự nhiên: Các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh xét về địa giới hành
chính là những huyện nằm ở vùng ven của trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là vùng tiếp
giáp giữa trung tâm với các tỉnh lân cận (như Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An,
Bà Rịa Vũng Tàu ). Có diện tích tự nhiên là 1653,7 km

- Về xã hội: Trước đây, các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đã từng là
những căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ,
là nơi có truyền thống anh dũng, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh, cần cù, chịu
thương, chịu khó trong lao động, đoàn kết, gắn bó trong sinh hoạt cộng đồng Ngày nay,
trong công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội khi những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp lòng dân và được vận dụng một cách
khoa học, thiết thực vào cuộc sống thì truyền thống quý báu đó lại càng được phát huy mạnh
mẽ hơn, đặc biệt là sự hợp tác mạnh mẽ giữa các hộ nông dân để tạo ra sức mạnh tổng hợp
thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn làm cho các huyện ngoại
thành trở thành vùng kinh tế phát triển, văn hóa và khoa học kỹ thuật tiên tiến, chính trị -
xã hội ổn định, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc.
Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII)
tháng 9/1992 đã đánh giá vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc như sau:
"Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn, trung tâm giao dịch quốc tế
và du lịch của nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh có một vị trí chính trị quan trọng sau thủ
đô Hà Nội. Nhân dân lao động thành phố Hồ Chí Minh vốn có tinh thần yêu nước nồng
nàn, có truyền thống cách mạng kiên cường, đồng thời lại rất năng động và giàu sáng tạo
trong sản xuất và kinh doanh.
Riêng về kinh tế, thành phố là một trung tâm công nghiệp lớn, có năng lực sản
xuất công nghiệp khá phát triển, nhất là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp rất phong phú; đội ngũ công nhân và thợ thủ công có tay nghề khá,
lực lượng khoa học, kỹ thuật đông đảo, có tài năng, có kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát
triển công nghiệp, xuất nhập khẩu và du lịch.
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn cả về thủy, bộ và hàng không;
thông thương thuận tiện với các tỉnh ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ cả nước và quốc tế.
Điều đặc biệt quan trọng là kinh tế của thành phố gắn liền với một vùng nông lâm,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status