SKKN MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HS LỚP 4 HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ - Pdf 16

Tên đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ
I. Đặt vấn đề:
Bác Hồ - vị lãnh tụ của chúng ta đã từng nói:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc ngọn nước nhà Việt Nam”
Nhưng! Như chúng ta đã biết, ngày nay, tình trạng không biết, không nhớ lịch sử
dân tộc ở lớp trẻ là khá phổ biến. Lớp 4 lại là lớp học đầu tiên mà học sinh được tiếp cận
và học tập về môn lịch sử. Nhận thức lịch sử không chỉ bằng lí trí mà còn bằng sự giao
cảm, xúc cảm của trái tim. Chính vì thế, để tạo được cho học sinh sự hứng thú và ham
thích học tập môn học mới này đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu sử dụng rất
nhiều phương pháp, nhiều phương tiện hổ trợ dạy học có hiệu quả. Xuất phát từ tình
hình đó, tôi đã đề ra một số biện pháp sau nhằm giúp cho học sinh có thể nắm vững và
hệ thống được chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình lịch sử lớp 4, tạo điều kiện để
học sinh học tiếp lên các lớp trên.
II. Giải quyết vấn đề:
1/ Khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử qua Sách giáo khoa và qua bài
giảng điện tử
Khác với cách dạy học trước đây, GV là người cung cấp thông tin, còn học sinh là
đối tượng thụ động tiếp nhận thông tin. Dạy học ngày nay là tổ chức để học sinh tìm
hiểu, phát hiện kiến thức và chiếm lĩnh kiến thức đó.
Trong dạy học Lịch sử, để làm điều đó, một trong những phương pháp có hiệu
quả là hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình. Trực quan là nguyên tắc cơ bản của lí
luận dạy học. Khi học Lịch sử, học sinh không thể tiếp xúc với những sự kiện của đời
sống xã hội đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy, làm việc với hệ thống kênh hình sẽ góp
phần tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh, nhờ đó mà học sinh tốn ít công sức nhưng thu
nhận có hiệu quả kiến thức lịch sử.
Khi cho học sinh khai thác kênh hình của mỗi bài học, tôi có hai phương án:
* Khai thác kênh hình trong Sách giáo khoa
* Khai thác kênh hình qua bài giảng điện tử (kênh hình được tải thêm từ w.w.w.
Google.com. hoặc từ w.w.w.Yahoo.com. qua mạng Internet)

a/ Hùng Vương:…………………………………
b/ An Dương Vương:……………………………
c/ Ngô Quyền: ……………………………………
Hai B à Tr ưng ra tr ận Tr ống đ ồng
Hoa v ăn
tr ên m ặt
tr ống đ ồng
2/ Buổi đầu dựng nước và giữ nước trong lịch sử nước ta bắt đầu từ khoảng năm
nào và kết thúc vào năm nào?
a/ Bắt đầu khoảng năm 900 TCN và kết thúc năm 176 TCN.
b/ Bắt đầu khoảng năm 800 TCN và kết thúc năm 177 TCN.
c/ Bắt đầu khoảng năm 700 TCN và kết thúc năm 178 TCN.
d/ Bắt đầu khoảng năm 700 TCN và kết thúc năm 179 TCN.
3/Em hãy quan sát các hình sau và hãy cho biết các tranh này đề cập đến sự kiện
lịch sử nào? (Điền tên các sự kiện lịch sử vào chỗ trống cuối mỗi hình) 3/ Dạy học sinh làm quen và học tập các thao tác trí tuệ trong hoạt động khoa học của
các nhà sử học
Điều đó cũng có nghĩa là học tập lịch sử là làm việc với các nguồn tư liệu lịch sử.
Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ. Do đó,
không thể phán đoán, suy luận, tưởng tượng để nhận thức lịch sử. Nhận thức lịch sử phải
thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tai của các sự việc
đã diễn ra. Do đó, việc đầu tiên, tất yếu, không thể không tiến hành là: cho học sinh tiếp
nhận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngoài những sử liệu có sẵn
trong SGK, tôi cho học sinh tiếp nhận thêm những sử liệu khác có liên quan đến bài học
trong “Tư liệu dạy học Lịch sử 4” của nhà xuất bản Giáo dục.

(Lê Lợi sau khi lên ngôi dạo hồ Hoàn Kiếm trả lại kiếm cho thần
Kim Quy)
Đời nào có chức Lạc Hầu?
(Đời Hùng Vương).
* Bài hát lịch sử: Con Rồng cháu Tiên, Dòng máu Lạc Hồng, Trưng Nữ
Vương
* Hoạt cảnh: Dòng máu Lạc Hồng, Hội Nghị Diên Hồng…

* Ô chữ:
S Ô N G N G Ò I
T R U Y Ề N T H Ố N G
N H À L Ý
L Ý H Ụ Ê T Ô N G
T R Ầ N T H Ủ Đ Ộ
T R Ầ N C Ả N H
N Ô N G N G H I Ệ P
4/ Sử dụng phương tiện hổ trợ giảng day: Đồ dùng dạy học
Bên cạnh những phương pháp dạy học, một yếu tố rất quan trọng mà tôi cho rằng
không thể thiếu được đó là đồ dùng dạy học. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, tôi
đã nghiên cứu và làm rất nhiều đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy lịch sử. Các đồ
dùng dạy học này nhằm mục đích để củng cố kiến thức và giúp học sinh ghi nhớ kiến
thức một cách nhẹ nhàng chứ không khô khan, cứng nhắc vì phải học thuộc một cách
máy móc.
* Bảng các triều đại phong kiến Việt Nam:
Tác dụng: Được sử dụng trong phần củng cố khi học sinh học qua mỗi
triều đại phong kiến Việt Nam nhằm giúp cho học sinh hệ thống được các
kiến thức cần ghi nhớ về năm thành lập, tên nước, nơi chọn làm kinh đô của
các triều đại phong kiến Việt Nam, giáo viên sẽ đặt câu hỏi cho học sinh trả
lời và chốt lại kiến thức bằng cách cho trượt các thẻ Format trên các đường
mương. Bảng này được để thường xuyên trên lớp học nhằm giúp học sinh ghi

MÔN Giỏi Khá Trung bình Yếu
LỊCH
SỬ
SL TL SL TL SL TL SL TL
7 25.9% 12 44.4% 6 22.2% 2 7.5%
Từ đó, cho thấy chất lượng môn Lịch sử của lớp 4/1 tất nhiên cao hơn
so với lớp 4/3 do GVCN đã thực hiện các biện pháp trên.
Tuy nhiên, vẫn còn một số em chất lượng học tập môn Lịch sử chưa đạt
yêu cầu vì nguyên nhân: chưa có sự ham thích tìm tòi, còn ham chơi, chưa ý
thức được việc học nói chung và học tập môn Lịch sử nói riêng.
Với kết quả đạt được như trên, sau kì thi học kì I, tôi đã trao đổi kinh
nghiệm về việc thực hiện các biện pháp trên với tổ chuyên môn và được các
bạn đồng nghiệp hỗ trợ cùng thực hiện và đã đạt được kết quả khả quan trong
quá trình giảng dạy và kiểm tra kiến thức của học sinh trong phần kiểm tra
bài cũ của mỗi tiết học và hy vọng rằng, kì thi học kì II sắp tới, chất lượng
học tập môn Lịch sử của cả khối bốn sẽ được nâng lên.
Từ các biện pháp và kết quả trên, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
IV. Bài học kinh nghiệm:
* Muốn thực hiện tốt các biện pháp trên, cần:
- GVCN phải thực sự có tâm huyết và dành nhiều thời gian đầu tư chuẩn
bị.
- Kết hợp chặt chẽ giữa bài giảng thông thường và bài giảng điện tử.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động để học sinh được ôn luyện, củng
cố kiến thức.
GV thực hiện
Nguyễn Thị Minh Trâm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status