CHƯƠNG VII - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI doc - Pdf 17

Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
CHƯƠNG VII
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ,
ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
I. Những quan điểm cơ bản của HCM về văn hoá
1. Khái niệm văn hóa theo TT HCM
a. Định nghĩa về văn hóa
Tháng 8-1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, HCM đưa ra định nghĩa về
văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh
ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn.
Trong định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh phản ánh những điều cơ bản gì?
- Nguồn gốc của văn hóa: từ lao động…
- Cấu trúc của văn hóa: là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt.
Định nghĩa về văn hóa này được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp? văn hóa bao gồm những
lĩnh vực nào?
Mục đích của văn hóa là gì?
b. Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới
- Cùng với định nghĩa về văn hóa, HCM còn nêu 5 điểm lớn định hướng cho việc xây
dựng nền văn hóa dân tộc:
“1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường
2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng
3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội
4. Xây dựng chính trị: dân quyền
5. Xây dựng kinh tế”
2. Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa.
a. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội
-Một là, văn hóa là đời sống tinh thấn của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.

cái chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân
3. Quan điểm của HCM về một số lĩnh vực chính của văn hóa
a. Văn hóa giáo dục
- Phê phán nền văn hoá phong kiến và nền văn hoá thực dân.
- Đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và hoàn chỉnh về giáo dục, định hướng
cho nền giáo dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng CNXH và
đấu tranh thống nhất nước nhà
b. Văn hóa văn nghệ
Văn nghệ là văn hoá và nghệ thuật, biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, đỉnh cao
của đời sống tinh thần, hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Có ba quan điểm chủ yếu:
- Một là, văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ
khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng
- Hai là, văn nghệ gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân
- Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân
tộc
c. Văn hóa đời sống
Thực chất của văn hoá đời sống là đời sống mới với ba nội dung: Đạo đức mới, lối sống
mới, nếp sống mới. Ba nội dung có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức mới giữ vai trò
chủ yếu
+ Đạo đức mới: thực hành đạo đức cần, kiệm, liêm, chính. HCM nhiều lần khẳng
định:“Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt
của dân „, “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới’’
+ Lối sống mới: sống có lý tưởng, có đạo đức, văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà,
truyền thống dân tộc với tinh hoa văn hoá của nhân loại.
+ Nếp sống mới: nếp sống văn minh, là quá trình làm cho lối sống mới dần dần trở thành
thói quen, phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và p.triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của
DT
II. TƯ TƯỞNG HCM VỀ ĐẠO ĐỨC
Trang 2
Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang

con đường đi lên của đất nước, là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.
Hiếu với dân là thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng. Phải gần
dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc  Yêu cầu cán bộ lãnh
đạo phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Là phẩm chất gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, là đại cương đạo đức
HCM.
Cần, kiệm, liêm, chính, CCVT là những khái niệm đạo đức cũ, được HCM tiếp thu, chọn
lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới.
Người chỉ ra rằng: ngày xưa PK nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ thực
hiện. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện, làm gương cho nhân dân
theo để đem lại hạnh phúc dân. Với ý nghĩa như vậy, đây là một biểu hiện cụ thể, một nội dung
của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”
- Cần: Siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất với tinh thần
tự lực cánh sinh
Trang 3
Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
- Kiệm: Tiết kiệm (tiết kiệm thời gian, công sức, của cải của nước của dân); không xa xỉ,
không hoang phí, phô trương, bừa bãi, liên hoan, chè chén lu bù.
Minh chứng: Bác Hồ đi ngoại giao mặc quần áo giản dị và đôi dép râu  các anh cán bộ
giấu dép  đi ngoại giao không phải khoe giày  nếu người khác đánh giá con người qua đôi
dép thì họ sai lầm…
- Liêm: Tôn trọng của công, của dân. Phải trong sạch, không tham tiền của, địa vị, danh tiếng.
- Chính: Không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Thể hiện qua 3 mối quan hệ: với mình, với người,
với việc.
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. C, k, l, chính cần thiết đối với tất cả mọi người.
Cần, Kiêm, Liêm, Chính là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, văn
minh tiến bộ của dân tộc; Là nền tảng của đời sống mới, của thi đua yêu nước, là cái cần để “làm
việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Tổ quốc
- Chí công vô tư: là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị, làm việv gì cũng không

một nẻo, thậm chí nói mà không làm. Cũng là biểu hiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ
“vác mặt làm quan cách mạng”…
Trang 4
Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
- Nêu gương đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hoá phương Đông: “Nói chung thì các
dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn
một trăm bài diễn văn tuyên truyền”  Lý luận phải gắn với thực tiễn.
- Đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng đến “đạo làm gương” Phải chú ý phát hiện,
xây dựng những điển hình người tốt việc tốt trong mọi lĩnh vực, mọi đối tượng…Người
nói:“Người tốt việc tốt nhiều lắm. Ở đâu cũng có. Ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa
tuổi nào cũng có”
- Xây đi đôi với chống
Trong cuộc sống hàng ngày, những hiện tượng tốt- xấu, đúng-sai, cái đạo đức và cái vô
thường đen xen nhau, đối chọi nhau thông qua hành vi của con người.  Xây phải đi đôi với
chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây
- Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm
chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Việc giáo dục phải phù hợp với từng giai đoạn, lứa tuổi,
nghề nghiệp, giai cấp, môi trường . Phải khơi dậy được ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người
“Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi
con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi, đó là thái độ của người CM”
Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, xấu, vô đạo đức trong đời sống hàng
ngày. Phải kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống những thói quen, tập quán lạc hậu
và loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi
người.
Khổng tử nói:“chính tâm, tu thân”. HCM chỉ rõ: “Chính tâm tu thân tức là cải tạo. Cải
tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là cuộc cách mạng trong bản thân mỗi người. Bồi dưỡng
tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, để trở thành con người mới không phải là một việc dễ
dàng…Dù khó khăn gian khổ nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công”

- Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay
- Học tập và làm theo tấm gương ĐĐ HCM
+ Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp GPDT, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người
+ Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị
và đức tính khiêm tốn phi thường
+ Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng,
hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người.
+ Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử
thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.
III. TT HCM về xây dựng con người mới
1. Quan niệm của HCM về con người
a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể
- HCM xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt
động của nó. Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân- Thiện- Mỹ.
Xem xét con người trong tính đa dạng: trong quan hệ xã hội, trong tính cách, khát vọng,
phẩm chất, khả năng, trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện, làm việc
- HCM xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và ác, hay và dở,
tốt và xấu, hiền và dữ… bao gồm cả mặt xã hội và mặt sinh học của con người. “dù là xấu, tốt,
văn minh hay dã man đều có tình”
b. Con người cụ thể, lịch sử
- HCM dùng khái niệm con người theo nghĩa rộng trong một số trường hợp (phẩm giá con
người, giải phóng con người, người ta, con người, ai…)
- Xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, giai cấp, giới tính, nghề nghiệp, trong
khối thống nhất của cộng đồng dân tộc và quan hệ quốc tế. Đó là con người hiện thực, cụ thể,
khách quan
c. Bản chất con người mang tính xã hội
- Để sinh tồn, con người phải LĐ sản xuất, xác lập các mối quan hệ giữa người với người
- Con người là sản phẩm của xã hội, là tổng thể các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu
bao gồm các quan hệ: anh, em, họ hàng, bầu bạn, đồng bào, loài người.

Nội dung, phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể , mỹ, phải đặt đạo đức, lý
tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống XHCN lên hàng đầu.
- Con người XHCN có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau: kế thừa những giá trị truyền
thống tốt đẹp, hình thành những phẩm chất mới: tư tưởng XHCN, có đạo đức cách mạng, có trí
tuệ và bản lĩnh làm chủ, có lòng nhân ái, vị tha độ lượng.
Quan niệm: “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người”.
“ Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”

KẾT LUẬN
HCM được cả thế giới tôn vinh là nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ vì Người đã sáng tạo
ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn vì những sự đóng góp mới của
Người vào lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại
- Trong lĩnh vực văn hóa, HCM đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã
sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.
- Trong lĩnh vực đạo đức, HCM đã có những đóng góp rất đặc sắc vào tư tưởng đạo đức
macxit. Những đóng góp đó đã nâng Người lên vị trí một nhà đạo đức học lỗi được thế giới thừa
nhận.
- TT HCM về con người mới có giá trị lý luận và thực tiễn rất quan trọng:
+ Về lý luận: có nội dung sâu sắc và mới mẻ, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp
GD, ĐT con người Việt Nam. Trên cơ sở quan triệt quan điểm GD đạo lý để làm người, coi con
người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế
Trang 7
Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Tạ Văn Sang
độ ta, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng XHCN. Đảng ta xác
định GD và ĐT là quốc sách hàng đầu.
+ Về thực tiễn: sự phát triển con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong
việc xếp hạng các nước trên thế giới. Dưới ánh sáng của TT HCM, Đảng ta nhấn mạnh việc
chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta.
Tư tưởng về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới là một bộ phận rất quan trọng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status