Một số biện pháp về tổ chức nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Tổng Công ty Dệt May Hà Nội - Pdf 17

LỜI MỞ ĐẦU
Với bề dày hơn 20 năm, Tổng Công ty Dệt May Hà Nội trực thuộc Tập
đoàn Dệt May Việt Nam là một trong những Doanh nghiệp hàng đầu của
ngành Dệt May Việt Nam. Tổng Công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát
triển trong suốt những chặng đường nhiều thử thách, đặc biệt là trong thời kỳ
đất nước mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Với quy mô lớn như Tổng Công ty, liệu có cần phải nghiên cứu thêm về
hoạt động tiêu thụ sản phẩm và các biện pháp nhằm nâng cao hoạt động này
trong nền kinh tế thị trường thời mở cửa. Chỉ có một câu trả lời duy nhất, hoạt
động tiêu thụ sản phẩm luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi chiến
lược của Tổng Công ty. Dù chiến lược đó có là nâng cao sức mạnh cạnh tranh
bằng chất lượng, nâng cao thị phần, thu lại nhiều nhất lợi nhuận hay doanh
thu cho doanh nghiệp,… thì cuối cùng tất cả vẫn xoay quay vấn đề làm sao để
thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm bản thân không phải là một vấn đề trầm trọng của
Tổng Công ty Dệt May Hà Nội. Nhưng do những vai trò quan trọng của hoạt
động tiêu thụ sản phẩm đối với sự sống còn, mở rộng hay phát triển một
doanh nghiệp nên hoạt động này vấn luôn cần được chú ý để nghiên cứu đẩy
mạnh nó không ngừng phát triển
ý thức sâu sắc được vấn đề đó nên trong quá trình thực tập cùng với
những kiến thức, lý luận đã học được ở trên trường, để tìm hiểu về tình hình
hoạt động của Tổng Công ty em đã mạnh dạn nghiên cứu và hoàn thành đề tài
thực tập với nội dung: “Một số biện pháp về tổ chức nhằm đẩy mạnh hoạt
động tiêu thụ sản phẩm tại Tổng Công ty Dệt May Hà Nội”

1
Mục đích của em khi nghiên cứu đề tài này là:
_ Đem lý thuyết áp dụng vào thực tiễn, làm sáng tỏ thực tiễn tình hình
mọi mặt hoạt động, quản lý của Tổng Công ty.
_ Phân tích hoạt động thực tiến của Tổng Công ty, từ đó đành giá
những vấn đề còn tồn tại và đề ra các giải pháp về măt tổ chức nhằm đẩy

Như vậy về bản chất, tổ chức là việc thực hiện phân công lao động một
cách khoa học. Khi tiến hành tổ chức, người ta không chỉ chú ý đến thiết kế
cấu trúc mà còn chú ý đến phương thức hoạt động và đặc biệt chú ý đến bố trí
nhân lực, lao động được gắn cho những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất
định để vận hành bộ máy tổ chức đó.
2.Những nội dung cơ bản trong công tác tổ chức.
2.1. Xác định và phân loại các hoạt động cần thiết.
Mỗi tổ chức được thiết kế và lập nên đều có những mục tiêu hoạt động
nhất định cần hướng tới như là cơ sở để tồn tại của tổ chức đó. Kết quả của
giai đoạn này là danh mục các chức năng nhiệm vụ, công việc hoạt động cần

3
thiết để thực hiện mục tiêu chiến lược của mỗi tổ chức. Quá trình phân chia các
công việc hoạt động được thực hiện theo như sơ đồ 1.1:

Sơ đồ 1: Sơ đồ phân chia công việc
Để tiến hành xác định và phân loại các hoạt động cần thiết cần dựa trên
những câu hỏi cơ bản sau:
_ Để thực hiện mục tiêu của tổ chức cần tiến hành những nhóm hoạt
động ( chức năng ) nào và mối quan hệ giữa chúng.
_ Mỗi chức năng bao gồm những nhiệm vụ nào và mối quan hệ giữa
chúng.
_ Để thực hiện mỗi nhiệm vụ cần tiến hành những công việc nào và mối
quan hệ giữa chúng.
_ Mỗi công việc được tiến hành ở đâu? thời gian tiến hành và những
phẩm chất, năng lực cần thiết để tiến hành công việc.
2.2. Xác định, phân chia tổ chức thành các bộ phận, xác định cơ sở và
quy mô của các bộ phận.
Khi số công việc được chuyên môn hoá tăng lên sẽ dẫn đến một điểm
không thể phối hợp được hiệu quả bởi một nhà quản lý duy nhất nữa buộc

* Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng nhiểu cơ sở cùng một lúc để
phân chia tổ chức thành các bộ phận, phòng ban. Như vậy chúng ta sẽ các bộ
phận, phòng ban được tổ chức theo mô hình ma trận hỗn hợp.
2.3. Phân chia lao động, xác định vị trí của từng cá nhân.
Việc phân chia lao động đề cập đến mức độ chuyên môn hoá các công
việc cao hơn nữa sau khi đã phân chia tổ chức thành các phân hệ, các bộ
phận. Quá trình này là sự quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân để mỗi
người có cơ sở rõ ràng trong việc thực hiện các công việc của mình.
Tất cả các tổ chức đều bao gồm những công việc được chuyên môn hoá
và xác định những nhiệm vụ rõ ràng đến từng cá nhân. Tuy nhiên có thể có
những công việc được chuyên môn hóa nhiều hơn hay ít hơn công việc kia.
Sự khác biệt về mức độ chuyên môn hoá giữa các công việc dựa trên những
khía cạnh sau: _ Dựa trên nhịp độ làm việc.

5
_ Dựa trên tính lặp lại của công việc.
_ Dựa trên những yêu cầu về kỹ năng.
_ Dựa trên việc xác định rõ các phương pháp.
_ Dựa trên sự chú ý cần thiết.
2.4. Trao quyền hạn.
Trao quyền hạn tức trao quyền ra quyết định cho một người nào đó hoặc
một cấp quản lý nào đó, mang tính đơn phương và buộc những người khác
phải tuân theo những quyết định thuộc thẩm quyền của người được trao quyền
hạn.
Việc trao quyền hạn là hết sức cần thiết cho những người đứng đầu các nhóm
để tiến hành quản lý các hoạt động, làm tăng tính cạnh tranh trong nội bộ tổ
chức từ đó giúp cho mọi người làm việc tốt hơn, cống hiến nhiều hơn cho tổ
chức. Tuy nhiên việc trao quyền hạn cũng có những hạn chế riêng của nó như
làm tăng các chi phí về hành chính, về tổ chức, gây ra tình trạng trùng lắp các
chức năng… Ngược lại với trao quyền hạn là sự tập trung hoá. Càng trao

việc thụ động từ đó khả năng thích nghi của con người trước đòi hỏi của môi
trường là thấp, tạo cảm giác xa lạ, đối địch giữa những người lao động.
* Sự chuyên môn hoá theo chiều ngang tất yếu dẫn tới việc hình thành
các bộ phận và phân hệ của tổ chức. Việc hình thành các bộ phận, phân hệ
của tổ chức được thực hiện theo nhiều tiêu chí khác nhau làm xuất hiện các
mô hình tổ chức khác nhau.
Ưu điểm của mô hình tổ chức theo chức năng đó là phát huy tính tích
cực những ưu điểm của chuyên môn hoá. Tuy nhiên nó cũng có những nhược
điểm của chuyên môn hoá mà ta đã vừa đề cập ở trên. Ngoài ra nó cũng có
nhược điểm đó là nhóm khách hàng có tính đơn thị trường.

7
Ưu điểm chính của mô hình tổ chức theo sản phẩm là giúp việc quy định
trách nhiệm đối với các mục tiêu cuối cùng tương đối dễ dàng, tăng cường
việc phối hợp giữa các phòng ban chức năng. Nhược điểm là sự tranh giành
nguồn lực giữa các tuyến sản phẩm, nó cũng cần nhiều cán bộ quản lý chung.
Ưu điểm của mô hình tổ chức theo địa dư đó là chú ý đến nhu cầu thị
trường và vấn đề địa phương, có thể phối hợp hành động của các bộ phận và
hướng các hoạt động này vào các thị trường cụ thể. Nhược điểm là khó duy trì
hoạt động trên diện rộng một cách nhất quán và đòi hỏi nhiều cán bộ quản lý.
Mô hình tổ chức theo khách hàng có ưu điểm là tạo ra sự hiểu biết khách
hàng tốt hơn, đảm bảo chắc chắn hơn khi soạn thảo quyết định. Các nhược
điểm là tạo ra sự tranh giành quyền lực phản hiệu quả, thiếu chuyên môn hoá,
khó thích hợp với hoạt động nào khác ngoài marketing.
Mô hình tổ chức ma trận có ưu điểm đặc biệt là tính linh hoạt cao, giúp
tổ chức tập trung nguồn lực vào những khâu xung yếu. Tuy nhiên mô hình
cũng có những nhược điểm như là phức tạp, tính ổn định của cơ cấu là thấp.
Mô hình cơ cấu tổ chức này cũng có thể dẫn tới tình trạng lãng phí.
3.2. Quyền hạn và trách nhiệm.
Quyền hạn đó là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi

Phối hợp là quá trình liên kết hoạt động của những con người, bộ phận,
phân hệ và hệ thống riêng rẽ nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục
tiêu chung của tổ chức.
Phối hợp sẽ đặc biệt tỏ ra có hiệu quả đối với những môi trường công
việc luôn thay đổi, các công việc thường không thường nhật và dễ gặp phải
các tình huống khó dự đoán. Phối hợp được thực hiện nhờ cả các công cụ
chính thức và phi chính thức.

9
_ Các công cụ chính thức bao gồm các kế hoạch, các công cụ cơ cấu, mô
hình tập trung, sự giám sát và ra quyết định trực tiếp của các nhà quản lý, các
công cụ hệ thống thông tin và truyền thông.
_ Các công cụ phi chính thức có thể kể đến văn hoá và các mối quan hệ
cá nhân, văn hoá với hệ thống nhận thức, những giá trị, những chuẩn mực,
những lễ nghi hàng ngày, các mối quan hệ cá nhân.
II. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN
PHẨM.
1.Khái niệm tiêu thụ sản phẩm.
Để hiểu được khái niệm của tiêu thụ sản phẩm trước hết ta cần hiểu được
thế nào là phân phối lưu thông hàng hoá. Phân phối thực chất là đưa hàng
hoá vào các kênh phân phối, là một hệ thống tổ chức và công nghệ điều hoà,
cân đối để tiếp cận và khai thác hợp lý nhu cầu của thị trường để đưa hàng
hoá từ nơi sản xuất đến các khách hàng cuối cùng một cách tiện lợi nhất,
nhanh nhất nhằm đạt lợi nhuận cao.
Bây giờ chúng ta mới đề cập đến khái niệm của tiêu thụ sản phẩm.
Như ta đã biết, hàng hoá đưa đến người tiêu dùng chưa phải là tiêu thụ
xong nếu như khách hàng chưa trả tiền, chỉ khi nào người sản xuất (hoặc
người nhập khẩu) đã nhận được tiền đầy đủ (có thể là tiền mặt, tiền chuyển
khoản, ngân phiếu hoặc hàng hoá trao đổi…) mới xem là hàng hoá đã tiêu thụ
xong.

trong xã hội. Tiêu thụ sản phẩm cũng góp phần tăng trưởng kinh tế, chiếm
lĩnh thị trường cho doanh nghiệp và nhiều mục đích khác.
Tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, tiếp tục mở rộng quy
mô sản xuất của các doanh nghiệp. Nó góp phần thu hút lao động, tạo thêm

11
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm được tệ nạn xã hội, tiếp tục
mở rộng quy mô phát triển sản xuất của các doanh nghiệp cũng như quy mô
sản xuất của toàn xã hội.
3.Khái niệm, đặc điểm, chức năng, cơ cấu của kênh tiêu thụ.
3.1.Khái niệm.
Theo Philipe Cotler, kênh tiêu thụ đó là các cơ cấu có quan hệ với nhau,
cùng dựa vào nhau trong quá trình đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ người cung
cấp đến người tiêu dùng hoặc đến những hộ kinh doanh thương mại.
Hiệp hội thị trường tiêu dùng Mỹ cho rằng kênh tiêu thụ là cơ cấu tổ
chức của các nhà đại lý và các nhà buôn bán trong và ngoài doanh nghiệp.
Học giả kinh doanh tiêu thụ Streen và Er.Ansirie lại cho rằng kênh tiêu
thụ là một hệ thống gồm các tổ chức có liên quan với nhau, cùng dựa vào
nhau làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ được sử dụng hoặc tiêu thụ thuận lợi.
Tuy cách biểu đạt của các định nghĩa trên có khác nhau nhưng đều
chung một bản chất. Tức kênh tiêu thụ là con đường lưu thông của hàng hoá
từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng, đây cũng là con đường hoàn
chỉnh, thông suốt từ đầu đến cuối. Con đường này tuỳ theo doanh nghiệp cụ
thể, hàng hoá cụ thể có thể là con đuờng trực tiếp hoặc con đường gián tiếp,
có thể dài, có thể ngắn, có thể rộng, có thể hẹp.
3.2.Đặc điểm.
Kênh tiêu thụ có ba đặc điểm quan trọng sau:
_ Các kênh tiêu thụ đều có khởi điểm bắt đầu từ nhà sản xuất và kết
thúc ở những nơi tiêu thụ. Đặc trưng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó
chỉ rõ ai là người phát ra động lực, tác động lên kênh tiêu thụ và ai là người

phẩm và hàng tiêu dùng.
* Nhà bán buôn là những công ty chuyên làm nghiệp vụ bán buôn. Bán
buôn là tiêu thụ hàng hoá hoặc dịch vụ tới những người chuyên làm nghiệp vụ
bán lẻ hoặc mua sản phẩm để thực hiện thương nghiệp.

13
* Nhà bán lẻ là những doanh nghiệp mà lượng tiêu thụ của họ chủ yếu là
do bán lẻ. Bán lẻ là tiêu thụ hàng hoặc dịch vụ tới những cá nhân người tiêu
dùng hoặc những hộ hoạt động không thực hiện mục đích thương mại.
* Người tiêu dùng là điểm cuối cùng của toàn bộ kênh tiêu thụ. Các sản
phẩm của nhà sản xuất chỉ khi nào đưa đến tay người tiêu dùng hoặc đến
hộ sử dụng thì mới thực hiện được đầy đủ giá trị
4.Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh
nghiệp.
Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp bao gồm
những vấn đề cơ bản sau đây:
4.1. Nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản
xuất như thế nào? Và cho ai? Tức thị trường đang cần những loại sản phẩm
gì? Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nó ra sao? Dung lượng thị trường về sản
phẩm đó như thế nào? Ai là người tiêu thụ những sản phẩm đó.
_ Nghiên cứu thị trường trước hết phải nghiên cứu quy mô, cơ cấu và sự
vận động của thị trường để nắm bắt được thị trường hiện tại, thị trường tiềm
năng. Sau đó là nghiên cứu tổng quan kết cấu địa lý, mặt hàng, phân bố dân
cư và sức mua, vị trí và sức hút. Tiếp theo là nghiên cứu động thái và xu thế
vận động của thị trường ngành, nhóm hàng, lĩnh vực kinh doanh (tăng trưởng,
bão hoà, đình trệ hay suy thoái).
_ Trong nội dung nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cũng phải rất chú
ý đến công tác nghiên cứu khách hàng. Để nghiên cứu khách hàng, doanh
nghiệp cần xác định các thông số khái quát và phân loại khách hàng tiềm


15
_ Quảng cáo: Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để
truyền tin về sản phẩm đến các phần tử trung gian và các khách hàng cuối
cùng trong khoảng không gian và thời gian nhất định.
_ Marketing trực tiếp: là hình thức tiếp cận người mua qua các phương
tiện nhằm liên kết, tác động trực tiếp giữa người mua và người bán như điện
thoại, thư từ, tin nhắn... hay qua những công cụ liên lạc gián tiếp khác.
_ Xúc tiến bán hàng: Là hoạt động của người bán hàng tiếp tục tác
động vào tâm lý người mua, tiếp cận với người mua, hiểu cụ thể hơn nhu cầu
của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp.
_ Quan hệ công chúng và tuyên truyền: Đó là các chương trình khác
nhau được thiết kế nhằm đề cao và bảo vệ hình ảnh của một công ty.
_ Chào bán trực tiếp: Giao tiếp với khách hàng triển vọng với mục
đích bán hàng.
4.4. Chính sách giá, xác định giá bán sản phẩm.
Trong thực tế cạnh tranh bằng việc sử dụng chiến lược giá cả sẽ gặp khó
khăn khi gặp đối thủ có tiềm lực lớn. Tuy nhiên nó sẽ phát huy tác dụng trong
trường hợp mới thâm nhập vào thị trường mới.
Chính sách giá trong tiêu thụ sản phẩm bao gồm:
_ Chính sách giá cao: Thông thường chính sách giá này sử dụng khi
doanh nghiệp kiểm soát được thị trường, lúc này doanh nghiệp bán với giá
cao để thu được lợi nhuận độc quyền. Bán ở mức giá tương đối cao so với giá
thị trường có thể coi là một thủ pháp tạm thời trong một số điều kiện nhất
định.
_ Chính sách giá thấp: Trong một số trường hợp, chính sách giá
thấp có thể là cách thức tạm thời tương đối hữu hiệu để phù hợp với các điều
kiện trong thị trường thường xuyên biến động. Chính sách giá thấp có xu
hướng mở rộng thị trường, thu hút sức cầu lớn và tạo cho người bán cơ hội để


Ngoài ra để khuyến khích sản phẩm của mình trôi chảy trong các kênh
tiêu thụ, doanh nghiệp cần phải khuyến khích khách hàng mua nhiều hàng,
thông qua việc kết hợp thực hiện nhiều biện pháp như ưu đãi giảm giá dựa
trên số lượng tiêu thụ của người mua, bán có kèm theo tặng phẩm, bán chịu
trả góp, kèm theo các dịch vụ chuyên chở hay lắp đặt sản phẩm miễn phí, cho
xem, cho chọn, cho thử sản phẩm. Có dịch vụ gửi trả lại khi khách chưa hài
lòng…
Trong công tác bán hàng, nghiệp vụ thu tiền là quan trọng nhất. Chỉ khi
tiền bán hàng được thu từ tay người tiêu dùng cuối cùng thì hoạt động bán
hàng mới thành công.
4.7. Tổ chức dịch vụ sau bán hàng.
Các dịch vụ sau mua bán cũng có vai trò hết sức quan trọng nhằm kéo
khách hàng trở lại với doanh nghiệp và tạo ra các khách hàng lâu năm, đáng
tin cậy đối với công ty. Các dịch vụ này bao gồm giải quyết các phàn nàn của
khách hàng, cố vấn thông tin để khách hàng thực hiện quyết định mua, thăm
hỏi khách hàng sau khi bán…
Các dịch vụ này phải thực hiện được chức năng quan trọng của nó là
đảm bảo về chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất trong một thời gian nào đó.
Trong thời gian này, mọi sự hỏng hóc do chất lượng sẽ được nhà sản xuất sữa
chữa bảo hành miễn phí. Bảo hành có thể dài hay ngắn, nhưng cần thiết phải
tạo ra cho khách hàng một tâm lý an toàn khi mua sản phẩm của doanh
nghiệp.
Trong nội dung này, ngoài việc bảo hành, doanh nghiệp cần thiết phải
hướng đến việc tiếp tục duy trì thông tin, mối liên hệ với khách hàng như
thường xuyên cung cấp các thông tin mới về sản phẩm, các chương trình
khuyến mại, ưu đãi từ phía công ty đến khách hàng…

18
III.MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
TIÊU THỤ SẢN PHẨM.

tiến hành hoạt động. Vì vậy chúng ta phải tổ chức để xác định nhiệm vụ, chức
năng, quyền hạn của mỗi cá nhân cũng như của từng bộ phận. Như vậy chỉ có
tổ chức mới đảm bảo được sự rõ ràng, tránh tình trạng rối loạn để tiến hành
hoạt động tiêu thụ sản phẩm một cách bình thường.
Hơn nữa để tiêu thụ sản phẩm chúng ta cũng cần đảm bảo nguồn lực để
tiến hành hoat động tiêu thụ sản phẩm. Đó có thể là vốn ban đầu bỏ ra để tiến
hành hoat động, là cơ sở hạ tầng vật chất, hệ thống cửa hàng, văn phòng làm
việc hay trang thiết bị kỹ thuật công nghệ thông tin… Thiếu những nguồn lực
trên, con người cùng các bộ phận của nó cũng không thể tiến hành hoạt động
tiêu thụ sản phẩm bởi không có công cụ, phương tiện thực hiện nhiệm vụ,
chức năng, công việc của mình. Vì vậy vẫn phải cần đến hoạt động tổ chức để
huy động, phân bổ nguồn lực cho các cá nhân, bộ phận thực hiện hoạt động
tiêu thụ sản phẩm.
2.Công tác tổ chức và hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hai quan hệ
gắn bó mật thiết, tác động và thúc đẩy nhau phát triển.
Cần khẳng định, công tác tổ chức là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt
động tiêu thụ sản phẩm phát triển. Với chức năng tạo khuôn khổ cơ cấu và
nhân lực cho quá trình triển khai các kế hoạch, công tác tổ chức có ý nghĩa
đặc biệt quyết định phần lớn sự phát triển thành công của hoạt động tiêu thụ
sản phẩm.
Tổ chức tốt là việc dựa trên năng lực sản xuất cùng mục đích cao nhất
của việc tiêu thụ để từ đó xác định được các bộ phận cùng quy mô của các bộ
phận phù hợp với hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Điều này tiết kiệm

20
được một khoản chi phí không nhỏ từ việc thành lập các phòng ban, bộ phân,
tiền lương cho nhân viên và các chi phí vô hình khác. Từ đó cùng với ngân
quỹ như vậy cho việc tiến hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm những công ty sẽ
đầu tư hiệu quả hơn vào các hoạt động khác nhằm phát triển thị trường như
đầu tư thăm dò các khu vực, địa bàn tỉnh, thành phố, đầu tư vào các chiến

thụ của công ty. Nhờ đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ luôn được nâng cao,
phát triển để phù hợp với xu hướng vận động của công ty cũng như nhu cầu
của thị trường luôn luôn biến đổi.
Công tác tổ chức có vai trò quan trọng như vậy đối với hoạt động tiêu
thụ sản phẩm tuy nhiên hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng có những tác động
ngược trở lại đối với tổ chức. Khi trình độ tiêu thụ ngày càng được nâng cao
nó đòi hỏi tổ chức phải được thay đổi nhằm phù hợp với những thực tiễn mới.
Lúc này các bộ phận, phòng ban cần được mở rộng, đội ngũ nhân viên cần có
sự đòi hỏi cao hơn cả về số lượng và chất lượng, nguồn lực cho hoạt động tiêu
thụ sản phẩm cần phải được bổ sung và đổi mới. Như vậy tổ chức phải thay
đổi theo sự phát triển của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Ngược lại khi thu hẹp
quy mô tiêu thụ sản phẩm, các sản phẩm đi vào giai đoạn bão hoà thì tổ chức
tiêu thụ sản phẩm cũng phải theo hướng thu hẹp theo để cắt giảm chi phí,
tránh gây lãng phí và thực hiện chính sách tiết kiệm để đầu tư vào sản xuất
trong giai đoạn mới.
3.Công tác tổ chức quyết định sự phối hợp hiệu quả giữa chức
năng tiêu thụ sản phẩm với các chức năng quan trọng khác của
quá trình sản xuất kinh doanh.
Công tác tổ chức không chỉ quy định chức năng nhiệm vụ của từng
phòng mà còn quy định quan hệ, mối liên hệ giữa các phòng, nhằm đảm bảo
sự phối hợp, hỗ trợ giữa các bộ phận chức năng khác nhau trong việc thực
hiện các mục tiêu chung của tổ chức. Vì vậy thông qua công tác tổ chức, hoạt
động tiêu thụ sản phẩm không thể chỉ đứng tồn tại độc lập riêng biệt, mà phải
thực hiện những hoạt động dựa trên sự quan hệ với các chức năng hoạt động

22
cơ bản khác. Công tác tổ chức gắn kết hoạt động tiêu thụ sản phẩm với hoạt
động sản xuất. Đây là mối liên hệ quan trọng nhất. Sản xuất bao nhiêu thì tiêu
thụ mới có cơ sở để xác định được quy mô tiêu thụ, công suất tiêu thụ mỗi
loại sản phẩm và tìm kiếm thị trường phù hợp với sản phẩm đã sản xuất ra.

Ngày 30/4/1991, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt
đông của nhà máy sợi Hà Nội thành Xí nghiệp Sợi – Dệt kim Hà Nội.
Ngay 19/6/1995, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi tên Xí nghiệp Liên
hiệp Sợi- Dệt Kim Hà Nội thành Công ty Dệt Hà Nội.
Để phù hợp với xu thế và tình hình của Công ty trước cánh cửa hội nhập,
ngày 28/2/2000, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam quyết định đổi tên Công ty
Dệt Hà Nội thành Công ty Dệt May Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ đã cho
phép Công ty Dệt- May Hà Nội xây dựng và thực hiện dự án chuyển đổi sang
mô hình quản lý Công ty mẹ- Công ty con và chính thức đổi tên Công ty
thành Tổng Công ty Dệt May Hà Nội. Tổng công ty sẽ là công ty mẹ, các nhà
máy thành viên hiện nay sẽ được cổ phần hoá. Đây chính là động lực mới cho
sự phát triển của Công ty trong tương lai.
1.2.Chức năng, nhiệm vụ.
a. Chức năng:

24
P.
KD
Trung
t©m
y tÕ
TT

khÝ
T§H
_ Sản xuất, kinh doanh và xuất, nhập khẩu các loại sợi PE, sợi
cotton, các loại vải dệt kim, các thành phẩm may mặc bằng vải dệt kim, vải
Denim, và các sản phẩm may mặc dệt thoi, khăn bông,…
_ Nhập nguyên liệu phục vụ cho sản xuất như bông, xơ, sợi, thiết bị
phụ tùng, động cơ, vật liệu, điện tử, hoá chất, thuốc nhuộm…


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status