Vận dụng quan điểm lịch sử, cụ thể để phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay - Pdf 17

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
PHẦN MỞ ĐẦU
Sau khi dành được hoà bình, thống nhất đất nước, Việt Nam phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn về mọi lĩnh vực. Nhiệm vụ hết sức quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta lúc đó là vừa phải khắc phục những hậu quả nặng nề
của hai cuộc chiến tranh tàn khốc, khôi phục nền kinh tế để tiến kịp các nước
trên thế giới và khu vực vừa phải thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chủ nghĩa xã
hội (CNXH). Tuy nhiên, phải nói rằng trong một thời gian khá dài (sau khi
thống nhất đất nước năm 1975 đến trước năm 1986) nền kinh tế nước ta vẫn
là nền sản xuất nhỏ, mang tính tự cấp tự túc vận hành theo cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp. Thêm vào đó, do có một số sai lầm về nhận thức trong quá
trình xây dựng CNXH đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng
khủng hoảng, trì trệ kéo dài, đời sống nhân dân hết sức khó khăn.
Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta xác định cần phải đổi mới nền
kinh tế đất nước. Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 12 – 2986)
đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả
hơn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội VI là cột mốc đánh dấu
bước chuyển quan trọng trong nhận thức của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy
nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của đất nước trong từng thời kỳ mà
Đảng ta đã liên tục đưa ra những chiến lược và kế hoạch cụ thể khác nhau
trong các kỳ Đại hội tiếp theo. Có thể thấy rõ rằng Quan điểm lịch sử cụ thể
đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng triệt để trong công cuộc đổi mới kinh
tế (trong đó xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong
những nội dung cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế).
Một thực tế không thể phủ nhận được là nước ta sau hơn 20 năm đổi
mới, nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt của đời sống
kinh tế xã hội: kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện,… Điều này đã cho chúng ta thấy được sự tài tình của Đảng và
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Để hiểu được

mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình.
Mối liên hệ phổ biến có những đặc điểm sau:
- Tính khách quan: Liên hệ là vốn có của các sự vật, hiện tượng, không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, là điều kiện tồn tại và phát
triển của các sự vật hiện tượng, con người không thể tạo ra được mối liên hệ
của các sự vật hiện tượng mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng mối liên hệ
đó.
- Tính đa dạng: Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng, phong
phú, do đó mối liên hệ phổ biến cũng đa dạng phong phú được thể hiện qua
nhiều hình thức: mối liên hệ chung –riêng, bên trong – bên ngoài, trực tiếp –
gián tiếp, tất nhiên - ngẫu nhiên, cơ bản – không cơ bản.
1.2.Nguyên lý về sự phát triển.
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Nguyên lý về sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá
trình vận động tiến từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.
Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều không ngừng biến đổi và
chuyển hoá lẫn nhau, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn
trước tạo thành quá trình phát triển tiến lên mãi mãi. Phát triển là khuynh
hướng chung tất yếu của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Nguồn gốc, nguyên nhân của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập trong bản thân sự vật, hiện tượng.
Cách thức và hình thái của sự phát triển là sự thay đổi dần về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất và ngược lại.
Tính chất của sự phát triển:
- Tính khách quan: sự phát triển của các sự vật, hiện tượng không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
- Tính phức tạp của sự phát triển:
+ Phát triển không chỉ là sự tăng đơn thuần về mặt lượng mà bao hàm

một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao
đổi, để bán trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường toàn bộ các yếu tố
“đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế thị
trường phát triển qua hai giai đoạn: kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị
trường hỗn hợp (còn gọi là kinh tế thị trường hiện đại). Sự khác biệt cơ bản
giữa hai giai đoạn này là, kinh tế thị trường hỗn hợp có sự điều tiết của Nhà
nước.
1.2. Ưu điểm của nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường kích thích cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế, từ đó dẫn đến:
- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, làm tăng năng xuất lao động.
- Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất.
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
- Đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tạo điều kiện ra đời
của sản xuất lớn có xã hội hoá cao; đồng thời chọn lọc được những người sản
xuất, kinh doanh giỏi.
- Hàng hoá, dịch vụ dồi dào, phong phú, chất lượng ngày càng được
nâng cao, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
1.3.Nhược điểm của nền kinh tế thị trường.
- Phân phối thu nhập không công bằng dẫn đến hoá giàu nghèo trong xã
hội và mâu thuẫn xã hội.
- Cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp tất yếu dẫn đến khủng
hoảng chu kì, triệt tiêu lẫn nhau và thất nghiệp.
- Mục tiêu theo đuổi lợi nhuận tối đa luôn luôn gắn liền với những thủ
đoạn không lành mạnh: lạm dụng tài nguyên của xã hội gây ô nhiễm môi
trường; đầu cơ, buôn lậu và lối sống duy vật chất xem thường đạo đức và
truyền thống xã hội.
- Độc quyền của những doanh nghiệp lớn và các nước lớn trong việc
khống chế và lưu thông giá cả, đầu cơ nâng cao giá hoặc bán phá giá,… làm

trong công tác chỉ đạo cũng phạm phải một số sai lầm mà nguyên nhân sâu xa
của những sai lầm đó là bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và
hành động đơn giản, nóng vội, không tôn trọng quy luật khách quan, nhận
thức về CNXH không đúng với thực tế Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển
của thời đại và sự khái quát, đúc rút từ kinh nghệm phát triển kinh tế thị
trường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam và ở
Trung Quốc, để đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, nhằm sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu từng
bước quá độ lên CNXH. Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử
phát triển của kinh tế thị trường. Cũng có thể nói kinh tế thị trường là cái “phổ
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
biến”, còn kinh tế thị trường định hướng XHCN là “cái đặc thù” của Việt
Nam, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam.
Sự lựa chọn mô hình phát triển “kinh tế thị trường định hướng XHCN”
là sự khẳng định quyết tâm khắc phục triệt để hệ thống kế hoạch hoá tập trung
(đồng nghĩa với nền kinh tế phi thị trường và lạc hậu), để xây dựng hệ thống
kinh tế thị trường phát triển (kinh tế thị trường định hướng XHCN). Đây
không phải là nền kinh tế thị trường dập khuôn theo kinh tế thị trường tư bản
chủ nghĩa (đã và đang bị phủ định). Đây phải là hệ thống kinh tế thị trường
văn minh, đảm bảo định hướng cao về mặt xã hội, tuân theo nguyên tắc xã hội
hoá – xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng Đảng và Nhà nước ta đã vận
dụng triệt để quan điểm lịch sử cụ thể trong việc lựa chọn phát triển kinh tế
đất nước theo mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Lựa chọn mô
hình này không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và
CNXH, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh
tế thị trường trong thời đại ngày nay.
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status