Tính biện chứng trong chính sách kinh tế mới của v i lênin và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay - Pdf 95

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nếu Mác cùng với Ăngghen là người đặt nền móng cho học thuyết
lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, lần đầu tiên đem khoa học thay
thế cho mộng tưởng, làm nên bước chuyển tiếp vĩ đại của lịch sử tư
tưởng xã hội chủ nghĩa (từ không tưởng đến khoa học), thì Lênin là
người đã truyền bá chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội khoa học vào nước
Nga, đã sáng lập học thuyết Đảng kiểu mới, đã lãnh đạo thành công
Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, mở ra một thời đại mới trong lịch
sử loài người. Sau thành công của Cách mạng Tháng 10 Nga, Lênin
cùng các cộng sự bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách
nghiêm ngặt theo đúng nguyên lý của Mác - Angghen. Sau khi giành
thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng mười, cuộc nội chiến nước Nga
1921 đã khiến nền kinh tế nước nhà bị khủng hoảng nghiêm trọng,
nước Nga Xôviết đứng trước bờ vực thẳm, nhận thấy chính sách "cộng
sản thời chiến" không còn phù hợp, Lênin quyết định chuyển sang
"Chính sách kinh tế mới" tạo ra bước ngoặt vĩ đại của nước Nga
XôViết.
Một chính sách được gọi là mới, trước hết nó phải đem lại hiểu quả
cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đất nước, cải thiện đời sống phát triển
dân sinh. Nhằm đáp ứng những yêu cầu đó, Chính kinh tế mới (NEP) của
Lênin đã ra đời trong điều kiện, hoàn cảnh hết sức đặc biệt với nước Nga
lúc bấy giờ đó là sau nội chiến năm 1921, chính những sai lầm trong hoạt
động kinh tế đã gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế và chính trị ở nước
Nga. Liên minh công nông đứng trước nguy cơ tan rã, vai trò lãnh đạo của
Đảng yếu đi. NEP ra đời đã làm cho nước Nga vốn bị tàn phá nặng nề trong
nội chiến thì nay đã có những bước phát triển vượt bậc. Nền kinh tế chuyển
từ "cộng sản thời chiến" sang "chủ nghĩa xã hội", bằng con đường, biện
pháp hướng vào nền kinh tế thị trường, phát triển hàng hóa, có sự quản lý
của chính quyền Xôviết. Sự thay đổi đó đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt
nước Nga Xôviết tạo điều kiện ban đầu cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội

nay, năm 2007.
+ Lê Thành Sinh: Chính sách kinh tế mới của Lênin với công cuộc
đổi mới ở Việt Nam.
+ Nguyễn Văn Kỷ: Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của nước ta
hiện nay.
+ Trần Ngọc Bút: Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa
cuối thế kỷ XX
Ngoài ra còn nhiều công trình, các bài báo, hội thảo khoa học được
đăng lên các tạp chí hay chuyên đề
3. Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là làm rõ tính biện chứng trong nội dung của
Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I. Lênin đề xướng; từ đó chỉ ra ý nghĩa
của nó trong thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ của đề tài:
2
- Khái quát hoàn cảnh ra đời của Chính sách kinh tế mới và tính biện
chứng trong nội dung của Chính sách kinh tế mới.
- Ý nghĩa của việc vận dụng Chính sách kinh tế mới trong quá trình
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản trong NEP của
Lênin, hoàn cảnh ra đời, so sánh bối cảnh nước Nga và Việt Nam cũng như
những tư tưởng biện chứng của NEP. Trên cơ sở đó, chỉ ra những ý nghĩa và
giải pháp cơ bản của việc nghiên cứu Chính sách kinh tế mới vào việc xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Có thể nói rằng, chính sách "cộng sản thời chiến" là sự vận dụng
quan hệ chính trị vào kinh tế để giải quyết nhiệm vụ chính trị - tức là phục
vụ mục tiêu bảo vệ và củng cố chính quyền. Sau khi nội chiến kết thúc,
chính sách đó đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình và bộc lộ đầy đủ
những điểm yếu, bất hợp lý trong điều kiện mới. Nó không còn tư cách là
một công cụ có tính chất đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển và về cơ
bản nó không thực hiện quan hệ hàng - tiền. Do vậy, chính sách cộng sản
thời chiến kìm hãm và thủ tiêu động lực kinh tế. Những tác động tiêu cực
của chính sách "cộng sản thời chiến" cùng với những khó khăn chồng chất
của đất nước sau nội chiến làm cho nước Nga rơi vào khủng hoảng kinh tế -
chính trị sâu sắc và ở vào thế "ngàn cân treo sợi tóc". Trong điều kiện khó
khăn phức tạp đó, lãnh tụ Cách mạng Tháng Mười - V.I. Lênin đã dựa trên
cơ sở hiểu biết và phân tích tình hình kinh tế, chính trị lúc bấy giờ để
chuyển chính sách cũ chỉ thích hợp với chiến tranh sang "Chính sách kinh tế
mới" gọi tắt là NEP.
1.1. Hoàn cảnh lịch sử của sự ra đời Chính sách kinh tế mới
Ngày 8-3-1921, tại Đại hội X Đảng Cộng sản Nga XôViết, V.I. Lênin
- lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân Nga và cách mạng thế giới đã đề
xướng với Đảng việc áp dụng Chính sách kinh tế mới và đã được Đại hội
chấp thuận. Ở vào thời điểm đó, thực hiện NEP tại nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Xô viết Nga là một quyết định dũng cảm, táo bạo, sáng suốt của
V.I.Lê-nin và những người Cộng sản Nga.
4
Chính sách kinh tế mới là một khái niệm không có nghĩa như một vài
chính sách cụ thể, mà ở đây nó có một nghĩa bao trùm đó chính là đường lối
xây dựng CNXH ở một nước kinh tế còn lạc hậu như nước Nga.
Khi dùng khái niệm Chính sách kinh tế mới, Lênin còn có ý định để
phân biệt Chính sách kinh tế mới với chính sách cộng sản thời chiến. Đồng
thời Lênin muốn nhấn mạnh yếu tố kinh tế trong mối quan hệ với các yếu tố
khác. Vì vậy, khi tiếp cận với nội dung của Chính sách kinh tế mới phải

NEP còn thể hiện quan niệm việc xây dựng mô hình về kinh tế của
nước Nga lúc đó là thông qua hình thức: chủ nghĩa tư bản nhà nước và hợp
tác xã.
Theo nhận xét của Lênin, các hoạt động kinh tế xã hội được thông
qua hình thức CNTB nhà nước và hợp tác xã có hiểu quả to lớn. Nhưng đây
lại là những vấn đề rất mới mẻ cần được chứng minh trong thực tiễn và làm
sáng tỏ nhiều hơn.
Sau cách mạng tháng 10 Nga thành công (1917) việc thực hiện kế
hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội của V.I. Lênin bị gián đoạn bởi cuộc nội
chiến 1918-1920 . Trong thời kì này, V.I. Lênin đã áp dụng chính sách cộng
sản thời chiến là trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi dành lại
cho họ mức ăn tối thiểu, đồng thời xóa bỏ quan hệ hàng hóa - tiền tệ (ví dụ
như cấm buôn bán lương thực trên thị trường thể hiện bằng sắc lệnh của hội
đồng tối cao 1920 đã quốc hữu hóa toàn bộ khu vực tiểu thủ công nghiệp,
loại bỏ thương nghiệp bán lẻ và kết thúc bằng việc cấm chợ của các thành
phố trong đó có chợ trời ở Moscow), xóa bỏ việc tự do mua bán lương thực
trên thị trường, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy
nhà nước vào nền kinh tế: cuối giai đoạn nội chiến tiền lương trả cho công
nhân còn 7,4%.
Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong thắng
lợi của nhà nước Xôviết nhờ đó mà quân đội đủ sức chiến thắng kẻ thù, bảo
vệ được nhà nước Xôviết non trẻ của mình
Tuy nhiên khi hòa bình lập lại, chính sách cộng sản thời chiến không
còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Hậu quả chiến tranh đối với nền kinh tế rất nặng nề, thêm vào đó chính
sách trưng thu lương thực thừa đã làm mất động lực đối với nhân dân.Việc
xóa bỏ quan hệ hàng hóa - tiền tệ làm mất tính năng động của nền kinh tế
vốn dĩ mới bước vào giai đoạn phát triển.Vì vậy, khủng hoảng kinh tế chính
trị diễn ra rất sâu sắc. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách kinh tế thích ứng
thay thế. Chính sách kinh tế mới được V.I. Lênin khởi xướng để đáp ứng

Ngành tài chính - tín dụng bị lâm vào tình trạng rối loạn, năm 1913
bội chi ngân sách là 31 tỉ rúp đến năm 1921 tăng lên 21.837 tỉ rúp, mức tăng
trung bình toàn quốc năm 1923 lên tới 21 triệu lần so với năm 1913, đồng
rúp mất giá trị nhanh gây lạm phát nghiêm trọng. Ở một số địa phương thực
hiện trao đổi bằng hiện vật là chủ yếu, tiền lương suy giảm công nhân gặp
nhiều khó khăn, sản xuất thiếu thốn, nhà máy thu hẹp, công nhân bỏ nhà
máy ra kiếm sống ở ngoài ngày một nhiều hơn.
* Về văn hóa - giáo dục - y tế
Tất cả đều bị xuống cấp một cách nhanh chóng, nạn mù chữ tăng lên
cả ở thành thị và nông thôn, hệ thống giáo dục không đủ trường lớp về y tế
thường xuyên thiếu thốn thuốc men chữa trị, sức khỏe lao động xã hội bị
xuống cấp. Song tất cả đều "trỗi dậy" bởi lý do tất cả vì cách mạng, vì chính
quyền, mọi người cùng nhau gánh vác vượt qua mọi khó khăn, tất cả vì cái
chung, còn cái riêng sẽ từng bước được giải quyết. Theo nguyên lý triết học
Mác (cái chung quyết định cái riêng), đứng trên cái trục chính đó mà nhân
dân Nga đã chiến thắng không chỉ có kẻ thù mà còn cả chính mình, đó là
giải phóng toàn thể nhân dân lao động và mở ra hướng mới cho nhân loại
7
mặc dù lúc này vật chất, tinh thần chưa đáp ứng đủ nhu cầu đó, song cũng
cần thấy nó để hướng tới, phấn đấu cho cái mới ra đời, đó chính là chủ
nghĩa xã hội.
Cùng với sự tác động và ảnh hưởng của điều kiện khách quan, về mặt
chủ quan, Đảng Bônsêvich Nga còn có nhận thức chưa rõ về mặt chủ nghĩa
xã hội, từ đó đã vấp phải những sai lầm. Do không nhận rõ các quy luật
khách quan nên việc xác định các chủ trương chính sách không sát, không
phù hợp, có phần nóng vội đốt cháy giai đoạn. Cụ thể, trong những năm
tháng sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, do hoàn cảnh khách quan mà
nước Nga phải áp dụng chính sách cộng sản thời chiến và hiểu quả thực tế
của nó đã làm hình thành nên quan niệm về khả năng quá độ trực tiếp đi lên
chủ nghĩa xã hội. Từ đó đã xuất hiện hàng loạt chủ trương, biện pháp không

sách cộng sản thời chiến nhằm thực hiện mục đích nói trên. Nhân dân nước
Nga đã thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương của Đảng Bônsêvích và
Lênin để chiến thắng kẻ thù, bảo vệ nước Nga Xôviết non trẻ đang đứng
trước nguy cơ bị diệt vong, trước tình tạng "ngàn cân treo sợi tóc". Việc
chiến thắng kẻ thù trong giặc ngoài chứng tỏ chính sách cộng sản thời chiến
đã đóng góp một phần tích cực vào cuộc chiến tranh vệ quốc nhằm bảo vệ
nước Nga Xôviết, bảo vệ thành quả cách mạng.
Để thấy được bước phát triển mới, sáng tạo của Chính sách kinh tế
mới so với chính sách cộng sản thời chiến, phải đi sâu tìm hiểu về "Chính
sách kinh tế mới"
Thực chất của Chính sách kinh tế mới là phát triển đến mức tối đa lực
lượng sản xuất và cải thiện tình cảnh của công nhân và nông dân, sử dụng
chủ nghĩa tư bản tư nhân, hợp tác xã và hướng nền sản xuất của xã hội đi
vào con đường của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Sự phát triển của lực lượng
sản xuất là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá sự tiến bộ của nền sản xuất xã
hội.
Triết học Mác - Lênin đã chỉ ra rằng: Khi xem xét bất cứ sự vật hiện
tượng nào cũng phải xuất phát từ quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể. Với
cách nhìn đó, việc V.I. Lênin áp dụng chính sách cộng sản thời chiến ở nước
Nga ngay sau khi Cách mạng tháng Mười thắng lợi, giai cấp vô sản ở nước
Nga đã thiết lập được chính quyền, bảo vệ được thành quả của cách mạng
mà nhân dân nước Nga đã đổi bằng xương máu. Thực tế đã cho thấy: Chính
sách cộng sản thời chiến đã đóng góp tích cực tạo ra sức mạnh để cho nước
Nga chiến thắng thù trong giặc ngoài, bảo vệ được nước XHCN đầu tiên
trên thế giới.
Cuối năm 1920 đầu năm 1921, khi cuộc nội chiến đã được giải quyết,
nước Nga bước vào giai đoạn cách mạng mới - thời kỳ hòa bình xây dựng
đất nước, xây dựng chế độ XHCN. Việc áp dụng các biện pháp đã làm trong
chính sách cộng sản thời chiến giai đoạn này tỏ ra không thích hợp nữa, và
bộc lộ nhiều nhược điểm, trước hết được biểu hiện trong vấn đề nhận thức

Phải nói rằng, việc mở rộng và đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp
và công nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân, thông qua con đường chủ
nghĩa tư bản nhà nước và hợp tác xã để đi lên CNXH là một bước phát triển
mới sáng tạo về tư duy lý luận của V.I. Lênin.
1.2. Tính biện chứng trong nội dung Chính sách kinh tế mới
1.2.1 NEP là biểu hiện mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu và bước đi
Vào những năm 1920 - 1921, nước Nga vừa thoát khỏi 2 cuộc chiến
tranh kéo dài 7 năm. Những hậu quả của chiến tranh rất nặng nề và khó
lường hết. Chiến tranh đã gây ra khó khăn về nhiều mặt: kinh tế, chính trị,
xã hội, đời sống của con người. Nhưng thời gian sau 2 cuộc chiến tranh
cũng là một thời kỳ chuyển mình của nước Nga: nước Nga bước vào một
thời kỳ mới, thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước.
10
Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thắng lợi, nước XHCN đầu tiên
trên thế giới ra đời, Lênin đưa CNXH từ trong lý luận của C. Mác trở thành
hiện thực ở nước Nga Xôviết.
Với sự dẫn dắt khôn khéo của Lênin và những người cộng sản
Bônsêvích Nga, CNXH ở nước Nga đã đứng vững trước sự bao vây của
nhiều nước đế quốc với ý đồ bóp chết nước Nga Xôviết.
Nhưng trong thời kỳ hòa bình xây dựng này, trước những thử thách
mới như đã nêu ở trên, nước Nga có giữ vững được hay không? Đó là câu
hỏi lớn nhất đang đặt ra cho Đảng Bônsêvích Nga, cho Lênin và nhân dân
nước Nga Xô viết và phải được minh chứng thông qua thực tiễn.
Vì vậy, mục tiêu lớn nhất, bao trùm nhất của nước Nga Xôviết và
cũng chính là mục tiêu của Chính sách kinh tế mới là: quyết tâm bảo vệ và
xây dựng thành công CNXH ở nước Nga. Đó cũng là mục tiêu chiến lược
của cuộc cách mạng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước Nga. Nhưng đi
như thế nào? Có thể chuyển trực tiếp nước Nga lên CNXH được không?
Vấn đề đặt ra và giải quyết là quan hệ giữa mục tiêu trong giai đoạn đầu đầy
khó khăn và thử thách này.

đầu tiên trên thế giới xây dựng CNXH.
Do nhận thức còn nhiều mơ hồ nên đã dẫn tới sự chỉ đạo trong hành
động không đúng, không phù hợp với quy luật khách quan. Điều đó đã gây
ra nhiều khó khăn cho cách mạng nước Nga. Những năm tháng thực hiện
chính sách cộng sản thời chiến đã hình thành quan niệm về quá độ trực tiếp
lên CNXH. Từ đó trong những chủ trương biện pháp ở thời gian tiếp theo
rơi vào tình trạng nóng vội, đốt cháy giai đoạn, tạo thêm những nguyên
nhân làm tăng nguy cơ cuộc khủng hoảng ở nước Nga lúc bấy giờ
Thứ ba, một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng, làm tăng
thêm nguy cơ của cuộc khủng hoảng ở nước Nga, đó là sự bao vây của bọn
đế quốc bên ngoài, nhằm phá hoại nước Nga Xôviết đang còn non trẻ, tạo ra
mâu thuẫn giữa CNXH ở nước Nga và CNTB ở các nước đế quốc. Bọn đế
quốc luôn cấu kết với bọn phản động ở trong nước để phá hoại cách mạng
nước Nga. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự nhúng tay của bọn đế quốc bên
ngoài, cấu kết với bọn phản động trong nước gây ra cuộc nổi loạn ở
Crônxtat.
Tìm hiểu mâu thuẫn trong những năm 1920 - 1921, phân tích toàn
diện các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng ở nước Nga, Lênin đã chỉ
ra: nguyên nhân bên trong, những sai lầm về lãnh đạo quản lý, trước hết và
chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế.
Kết luận trên của Lênin đã hướng dẫn hành động của Người trong
việc thực hiện mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu và bước đi, tìm ra các
giải pháp thích hợp để giải quyết tình thế cách mạng của nước Nga. Ở trong
Chính sách kinh tế mới, Lênin đã như vậy để có CNXH hiện thực ở nước
Nga. Bảo vệ vững chắc thành quả Cách mạng tháng Mười vĩ đại, mở ra thời
kỳ phát triển mới cho nhân loại, đó là mục tiêu của cách mạng nước Nga,
cũng là mục tiêu mà chính trong nội dung của Chính sách kinh tế mới đã
được đặt ra.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra là CNXH và chủ nghĩa cộng sản,
Chính sách kinh tế mới của Lênin được cụ thể hóa bằng những bước đi sau:

của kinh tế nông dân. Như Mác nói: "con người muốn tồn tại cần phải ăn, ở,
mặc, đi lại và tái sản xuất " còn Lênin thì nhấn mạnh "không vì cái lợi ích
trước mắt, mà hy sinh đi cái lợi ích lâu dài của mình được, cho nên cần phải
nhanh chóng nâng cao lực lượng sản xuất của nông dân, phải bắt đầu từ
nông nghiệp". Một câu hỏi khác "nếu có tự do buôn bán thì sẽ có tư hữu, đó
là điều kiện cho tư sản phục hồi". Lênin thừa nhận điều này và ông cho rằng
đó là điều kiện không đáng lo ngại vì nó chịu sự kiểm soát của nhà nước do
giai cấp công nhân lãnh đạo.
13
Về mức thu thuế cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để điều chỉnh
mức thuế cho phù hợp, có thể giảm, miễn thuế khi mất mùa. Đây là sự xác
định đúng đắn vai trò của "quần chúng nhân dân" với chính quyền mới đảm
bảo được ổn định lâu dài.
Bước đi thứ hai, khôi phục và phát triển sản xuất hàng hóa nông
nghiệp nông thôn, thực hiện lưu thông công nghiệp với nông nghiệp.
Dưới thời CNTB, nông dân với công trường thủ công đã có sự sản
xuất lớn tập trung, có những cánh đồng cỏ rộng vài nghìn ha phục vụ nuôi
cừu để sản xuất lấy bông vải, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dệt
nhưng nó chỉ diễn ra với các nước tư bản phát triển, trong khi đại đa số nông
dân còn chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu, nước Nga là một
minh chứng. Thuộc tính cố hữu của nông dân trong sản xuất là mang tính
"tự cấp, tự túc" kinh tế tự nhiên cho nên không có nền sản xuất lớn được, và
từ đó kéo theo sự trao đổi bằng hiện vật. Cái mà chủ nghĩa xã hội đang cần
lại là khác với nó, đó là sản xuất hàng hóa lớn cho xã hội, xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ ý nghĩa kinh tế và chính trị của trao đổi hàng hóa, Lênin
đã nêu lên sự so sánh sau đây: Từ trước đến nay, người làm công tác lương
thực chỉ biết có một chỉ thị chủ yếu: thu đủ 100% mức lương thực trưng thu.
Ngày nay, chỉ thị đã khác, phải thu đủ 100% thuế lương thực trong thời gian
ngắn nhất, rồi thu 100% nữa bằng cách đổi các sản phẩm của đại và tiểu
công nghiệp.

đợi, học tập chủ nghĩa tư bản nhà nước"
- Vì lợi ích của CNXH phải phát triển tư bản nhà nước và tự do buôn
bán để phát triển lực lượng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và để chống
tệ quan liêu.
Quan điểm của Lênin như vậy thật rõ ràng, có tính chất biện chứng và
có tính nguyên tắc.
Bước đi thứ ba, khôi phục và phát triển lại nền sản xuất công nghiệp
phù hợp với yêu cầu của nông nghiệp và nông dân
Để nông nghiệp phát triển hướng vào sản xuất hàng hóa kinh tế, thì
ngoài liên kết tập trung hợp tác, thì nó phải được cơ khí hóa nền sản xuất
tức là công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, đây là vấn đề quan trọng
được xem như là nội dung của cải cách kinh tế. Mặt khác cân đối công
nghiệp, nông nghiệp nhằm thiết lập thế cân bằng những "viên gạch" đầu tiên
để đi vào "đại công nghiệp", điện khí hóa, lúc đó chúng ta có "đủ lực và
sức" để đi vào chủ nghĩa xã hội đây là bước tiến đi từ thấp tới cao với những
"bước đi" vững chắc. Trong thực tiễn nhiều nước xã hội chủ nghĩa kể cả ở
Việt Nam đã không nắm bắt được đầy đủ tư tưởng này của Lênin nên đã đề
ra những mục tiêu không tập trung cho phát triển công nghiệp nặng một
cách tràn lan, không căn cứ vào thực tế, cũng như những điều kiện cụ thể,
cho nên đã phải trả "giá đắt", níu kéo sự phát triển kinh tế, hàng hóa thì
khan hiếm, nguyên vật liệu thiếu thốn, gây khủng hoảng lương thực cuộc
thử nghiệm này đã chiếm của chúng ta khá nhiều thời gian, làm chậm bước
đi lên chủ nghĩa xã hội.
Theo Lênin để khôi phục công nghiệp sau chiến tranh cần tập trung
vào 2 yếu tố:
15
Thứ nhất, cần có hàng công nghiệp trao đổi với nông nghiệp trên thị
trường, đặc biệt là công nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề này ở nước ta gọi là hàng
công nghiệp cải tiến.
Thứ hai, cần thu hút công nhân có kỷ luật vào sản xuất ở các nhà

tích cực, trong đó công nghiệp quốc doanh giữ vai trò chỉ đạo chi phối, điều
tiết công nghiệp và ngành nghề khác ngoài quốc doanh. Kết quả ở nước Nga
năm 1923 tỷ trọng công nghiệp quốc doanh và tập thể chiếm 75,3% bảo
đảm phần lớn cho sản xuất nông nghiệp và nghành nghề khác
16
Chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung mệnh lệnh sang hoạch toán
kinh tế theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cũng không làm giảm đi sức
mạnh của nhà nước. Nhà nước thực hiện sự quản lý vĩ mô của mình bằng
điều tiết, điều chỉnh và kiểm tra, kiểm soát sự hoạt động của các doanh
nghiệp.
Kiên định tập trung dân chủ có kế hoạch và xây dựng hệ thống pháp luật
chặt chẽ, kết hợp được hai nội dung thị trường và kế hoạch hóa tạo nên sự
ổn định phát triển bình đẳng của các thành phần kinh tế. Các thành phần
kinh tế ấy đều nằm trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.
Bước đi thứ tư, củng cố mở rộng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa
Trong nền kinh tế, muốn có sự phát triển bình thường, bất cứ ở nước
nào cũng phải thực hiện tốt các khâu của chu trình sản xuất, đó là: sản xuất,
phân phối, trao đổi và tiêu dùng.
Thương nghiệp là một khâu quan trọng nối liền giữa sản xuất và tiêu
dùng. Làm tốt khâu thương nghiệp sẽ thúc đẩy sản xuất và lưu thông phát
triển, xây dựng và củng cố lực lượng sản xuất. Trong thời kỳ thực hiện
Chính sách kinh tế mới, Lênin chủ trương đẩy mạnh việc củng cố và mở
rộng thương nghiệp, với các mục tiêu như sau:
Thương nghiệp có vai trò quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu của
Chính sách kinh tế mới, nhằm thiết lập liên minh kinh tế giữa giai cấp công
nhân và nông dân.
Trong điều kiện nông nghiệp lạc hậu và phân tán của nước Nga thì
thương nghiệp là sợi dây ràng buộc giữa hàng chục triệu người tiểu nông
với giai cấp vô sản, là điều kiện để cho nông nghiệp và công nghiệp tái sản
xuất được.

Để nắm chắc thương nghiệp, phát huy vai trò của thương nghiệp theo
tinh thần của Chính sách kinh tế mới, Lênin đã xác định bước đi cụ thể của
thương nghiệp như sau:
Làm cho thương nghiệp XHCN trở lại vị trí của mình và chiếm giữ
các vị trí chỉ huy trong thương nghiệp để triển khai quá trình lưu chuyển
hàng hóa, đồng thời làm chủ quá trình lưu thông đó, phải đi thẳng tới nhu
cầu của nông thôn và thành thị. Phải xây dựng và củng cố mối liên hệ chặt
chẽ giữa công nghiệp quốc doanh với thương nghiệp quốc doanh và thương
nghiệp tập thể, để nắm vững quỹ hàng hóa công nghiệp dùng nó làm
phương tiện điều tiết thị trường.
Nhà nước cần củng cố và phát triển nhiều hình thức thương nghiệp
như sau:
- Tổ chức các hình thức thương nghiệp nhà nước ở các thành phố lớn
(cửa hàng bách hóa tổng hợp)
- Tổ chức các Xanhđica (thương nghiệp để tiêu thụ và cung ứng)
- Tổ chức hệ thống hợp tác xã tiêu thụ
Song song với việc mở rộng, xác lập vị trí của thương nghiệp XHCN,
nhà nước Xôviết đã tiến hành xây dựng, mở rộng mạng lưới giao thông vận
tải để vận chuyển hàng hóa đi các nơi trong nước. Đồng thời, Nhà nước phải
tiến hành củng cố hệ thống tài chính, thiết lập sự cân đối về ngân sách, ổn
định đồng tiền, tiến tới hạch toán kinh tế trong ngành thương nghiệp.
18
Nhờ các biện pháp tích cực theo quan điểm của Chính sách kinh tế
mới nên đến năm 1925 - 1926 thương nghiệp nước Nga, giao thông vận tải
phát triển, nền tài chính tiền tệ ổn định, góp phần thực hiện mục tiêu của
Chính sách kinh tế mới là bảo vệ và xây dựng CNXH ở nước Nga.
Bước đi thứ năm, củng cố nền tài chính, ổn định tiền tệ
Khôi phục kinh tế theo quan điểm NEP đã tạo điều kiện kinh tế thuận
lợi cho việc giải quyết các vấn đề tài chính, tiền tệ. Các xí nghiệp đi vào
hoạch toán kinh tế không đòi hỏi kinh tế từ ngân sách nhà nước, đồng thời

19
trong sạch vững mạnh, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực và có năng lực
trong quản lý cũng như việc theo sát thị trường yêu cầu thực tế của nó. Tóm
lại, công tác quản lý của nhà nước và công tác cán bộ giảm các chi phí
không cần thiết, đầu tư cho trọng điểm, tinh giảm bộ máy quản lý nhà nước
tránh chồng chéo và nhiều vấn đề khác, làm tốt công tác này góp phần
thắng lợi trong thời ký quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Lênin rất quan tâm đến kế hoạch, điều tra, giám sát theo dõi thực hiện
từ trung ương đến cơ sở và huy động tài chính từ mọi phía công tác tài chính
gắn với hệ thống ngân hàng nhà nước và doanh nghiệp tạo nên sự thống
nhất ăn khớp, đồng bộ.
Tất cả những nội dung trên ở Liên Xô trong thời kỳ thực hiện NEP đã
thu được thành công to lớn từ năm 1923 đến 1924, tổng thu là 2.026 triệu
rúp, tổng chi là 2.022 triệu rúp phần lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng.
1.2.2. Chính sách kinh tế mới là sự biểu hiện mối quan hệ biện chứng
giữa kinh tế và chính trị
Trong triết học Mác - Lênin, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là
một nội dung được quan tâm nhiều nhất. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính
trị thường được biểu hiện trong đời sống xã hội, trong đường lối chính sách
của Đảng cộng sản. Nó là cơ sở phương pháp luận cho việc lãnh đạo, chỉ
đạo cách mạng của người lãnh đạo.
Ở trong Chính sách kinh tế mới, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị
được biểu hiện khá đậm nét, trong quá trình chỉ đạo cách mạng nước Nga,
thời kỳ đầu của nước Nga Xôviết đã coi trọng mối quan hệ này. Mối quan
hệ đó được Lênin khái quát như sau: "Chính trị là biểu hiện tập trung của
kinh tế" và "Chính trị không thể giữ vị trí ưu tiên so với kinh tế" [43;273].
Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế
Mác từng chỉ ra rằng: Quan điểm và tư tưởng của mỗi thời kỳ lịch sử
được giải thích bằng điều kiện kinh tế của đời sống và quan hệ chính trị - xã
hội do các quan hệ kinh tế của thời kỳ đó quyết định.

chính trị của xã hội, phải nâng cao vai trò của nó trong quản lý các quá trình
kinh tế
Những vấn đề nếu trên hoàn toàn phù hợp với sự chỉ dẫn của Lênin:
" qua mỗi giai đoạn, mỗi bước tiến của lực lượng sản xuất và nét văn hóa
của ta, chúng ta lại phải hoàn thiện và sửa đổi chế độ Xô viết của ta"
[45;278].
Do chính trị là biểu hiện tập trung của nền kinh tế, cho nên mọi chính
sách kinh tế đúng đắn đều phải xuất phát từ tình hình hiện thực, phản ánh
sát, đúng với trạng thái hiện thực của nền kinh tế và chính sách đó xét cho
cùng cũng do tình hình kinh tế quyết định. Tình hình kinh tế là cơ sở xuất
phát cho việc lựa chọn các phương tiện, chính sách kích thích nền sản xuất
phát triển nhằm hoàn thiện nền sản xuất xã hội. Đồng thời kinh tế cũng có
vai trò quyết định cả việc lựa chọn chính sách phân phối và sự dụng hợp lý
tổng sản phẩm xã hội, sản phẩm thặng dư dưới hình thức giá trị và hiện vật.
Luận điểm về vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị là biểu
hiện tập trung của kinh tế, đã được Lênin áp dụng để chỉ đạo việc xây dựng
xã hội mới ở nước Nga sau cách mạng tháng Mười năm 1917. Song, do tình
hình kinh tế ở nước Nga trong những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng
21
Mười nên nhà nước đã phải áp dụng chính sách cộng sản thời chiến mà tập
trung nhất là chính sách trưng thu lương thực, phân phối vật chất theo
những tiêu chuẩn nghiêm ngặt Nhưng sau cuộc nội chiến và cuộc chiến
tranh chống can thiệp của bọn đế quốc bên ngoài đã làm cho nền kinh tế
nước Nga đổ nát, gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng toàn diện bắt đầu
diễn ra ở nước Nga Xôviết. Tình hình kinh tế - chính trị đó đòi hỏi phải có
chính sách đúng đắn hơn, phù hợp với thực tế hơn. Lênin đã chuyển sang
Chính sách kinh tế mới mà đặc trưng của nó là chính sách thuế lương thực,
ra sức phát triển thương nghiệp và phát huy tính chủ động của tư nhân trong
việc xây dựng và quản lý nền sản xuất xã hội, giải quyết khó khăn của đất
nước.

thông qua những quan hệ xuất hiện một cách khách quan của các giai cấp,
các tập đoàn xã hội, các tập thể và cá nhân đối với nhu cầu tồn tại của mình,
đối với việc tạo ra hay duy trì những nhược điểm và phương tiện đảm bảo
những nhu cầu đó.
Là sự phản ánh vị trí các giai cấp, các tập đoàn xã hội, các tập thể và
cá nhân trong hệ thống sản xuất xã hội, lợi ích kinh tế biểu hiện như là cái
kích thích hoạt động thực tiễn của con người. Theo Mác thì "tất cả cái gì mà
con người đấu tranh đều gắn với lợi ích của nó". Phát triển tư tưởng trên của
Mác, trong quá trình chỉ đạo việc xây dựng CNXH ở nước Nga Xôviết,
Lênin cũng đã đi đến nhận xét: " những lợi ích thúc đẩy đời sống của các
dân tộc "
Lợi ích là sự thống nhất giữa cái khách quan và chủ quan, được thể
hiện bằng một lợi ích đúng đắn phản ánh yêu cầu phát triển khách quan của
kinh tế - xã hội thì sẽ hình thành một chính trị khoa học. Ngược lại, sự thể
hiện một lợi ích không đúng đắn thì chính trị ấy không thể phản ánh chính
xác yêu cầu kinh tế khách quan.
Vì vậy, muốn cho chính trị thực sự trở thành sự biểu hiện tập trung
của kinh tế thì phải: Có sự nhận thực một cách khoa học về thực trạng kinh
tế, hiểu thấu đáo các yêu cầu của các quy luật kinh tế. Lựa chọn các hình
thức tổ chức, chính sách phù hợp với yêu cầu kinh tế - xã hội, bảo đảm sự
hoạt động tối ưu của hệ thống các quy luật kinh tế - xã hội một cách có kế
hoạch. Xây dựng tri thức khoa học nhằm giác ngộ quần chúng, thúc đẩy
quần chúng hoạt động phù hợp với yêu cầu của quy luật kinh tế - xã hội
khách quan.
Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, đời sống chính trị về cơ bản phản
ánh đời sống kinh tế, chính trị bắt nguồn sâu xa từ quan hệ kinh tế, từ trình
độ và yêu cầu của lực lượng sản xuất chứ không phải do đạo đức, tinh thần,
trí tuệ tạo ra. Tư duy chính trị phải quán triệt rằng chính trị là phản ánh hiện
trạng kinh tế, đáp ứng yêu cầu của kinh tế và sự phát triển của lực lượng sản

Từ cách nhìn trên chúng ta thấy rằng, nếu quan điểm chính trị mà sai
lầm thì nó có thể làm tiêu vong toàn bộ những thành tựu kinh tế, làm cho
nền kinh tế phát triển không đúng hướng XHCN, Lênin đã nói: " Cố nhiên
là tôi đã, đang và sẽ còn nói mong muốn rằng chúng ta làm chính trị ít hơn,
và làm kinh tế nhiều hơn. Nhưng cũng dễ hiểu rằng muốn cho lòng mong
muốn thành sự thực thì cần phải không có những nguy cơ về chính trị và
những sai lầm chính trị" [43; 352].
Vị trí hàng đầu của chính trị đối với kinh tế còn thể hiện ở chỗ: Chính
trị đưa lại khả năng can thiệp một cách tự giác vào các quá trình kinh tế xã
hội khách quan. Điều đó có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình khách quan. Từ
vị trí hàng đầu của chính trị đối với kinh tế, chúng ta cần chống lại quan
điểm tuyệt đối hóa vai trò của chính trị, vì như thế xẽ dẫn đến chủ nghĩa duy
tâm chủ quan.
24
Trong thực tiễn, mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị có
một ý nghĩa hết sức to lớn. Nhưng tùy theo từng giai đoạn khác nhau của
cách mạng mà mối quan hệ đó có những biểu hiện khác nhau.
Ở giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, mối quan hệ giữa đấu tranh
kinh tế và đấu tranh chính trị được biểu hiện ở chỗ, ban đầu giai cấp công
nhân đấu đấu tranh để giành quyền lợi kinh tế chuyển lên đấu tranh chính trị
mà cốt lõi của vấn đề lúc này là ở chỗ giành cho được chính quyền về tay
giai cấp công nhân. Nếu xa rời vấn đề cốt lõi đó thì người ta rơi vào quan
điểm chính trị có tính chất cải lương tư sản.
Xuất phát từ cái cốt lõi là giai cấp vô sản phải dành cho được chính
quyền về tay mình, cho nên từ đấu tranh kinh tế cho đến các hình thức đấu
tranh khác cũng chỉ tập trung lại và là sự biểu hiện của cuộc đấu tranh chính
trị và chính trị không thể chiếm vị trí hàng đầu đối với kinh tế. Điều đó giải
thích cho chúng ta thấy một điều rõ ràng là, tại sao ngay từ tháng 2 năm
1848, trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", Mác - Angghen đã xác định
rõ nhiệm vụ chủ yếu của giai cấp công nhân là: "trước hết phải trở thành


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status