BỆNH HỌC THỰC HÀNH - HEN SUYỄN (Háo Suvễn – Asthma - Asthme) doc - Pdf 17

z
 BỆNH HỌC THỰC HÀNH - HEN
SUYỄN (Háo Suvễn – Asthma -
Asthme)

BỆNH HỌC THỰC HÀNH
HEN SUYỄN
(Háo Suvễn – Asthma - Asthme)
Đại Cương
Hen suyễn là một hội chứng bệnh lý của cơ quan hô hấp mà đặc trưng
chủ yếu là khó thở và tiếng đờm khò khè trong họng.
Sách ‘Y Học Chính Truyền’ định nghĩa: “Suyễn thì thở không to, háo
thì thở có tiếng”.
Sách ‘Y Học Nhập Môn’ viết: “Thở gấp là suyễn, trong họng có tiếng
kêu là háo”.
Tuy một vài sách đã tách Háo (hen) và Suyễn ra làm hai bệnh khác
nhau, tuy nhiên, trên lâm sàng, hai bệnh này thường đi đôi với nhau, xuất
hiện cùng lúc và là triệu chứng chính của bệnh hen suyễn, vì vậy, về nguyên
nhân và cơ chế sinh bệnh, biện chứng luận trị và phương pháp điều trị có thể
dùng như nhau.
Chứng háo suyễn thường gặp trong các bệnh hen phế quản, phế quản
viêm thể hen, phế khí thủng, tâm phế mạn (hen tim) và nhiều bệnh khác như
phổi viêm, áp xe phổi, bụi phổi, lao phổi, giãn phế quản

+ Ban Thế Dân trong bài ‘Thảo Luận Về Cơ Chế Và Biện Chứng
Luận Trị Bệnh Hen Phế Quản’ (năm 1958) chia làm hai loại Thực và Hư.
+ Khoa phổi bệnh viện Thượng Hải chia ra: Thực Suyễn (gồm Phong
hàn, Phong nhiệt, Đờm thực, Hoả uất) và Hư Suyễn (gồm Phế hư và Thận
hư).
+ Trương Kim Hằng trong bài ‘Thảo Luận Về Bệnh Háo Suyễn’ trong
‘Cáp Nhĩ Tân Trung Y Tạp Chí’ số 3/1962 chia háo suyễn thành 5 loại: Hàn
suyễn, Nhiệt suyễn, Tâm tạng suyễn, Thận hư suyễn, Phế và Khí quản suyễn.
+ Chu Đức Xuân trong bài ‘Nhận Xét 217 Trường Hợp Hen Điều Trị
Bằng Đông Tây Y Kết Hợp’ phân thành: Hen hàn, Hen nhiệt, Hen do khí hư,
Hen thể đờm thực.
. Theo YHHĐ
Sách ‘Bệnh Học Nội Khoa’ của đại học y dược thành phố Hồ Chí
Minh năm 1982 phân Hen suyễn thành 2 loại:
+ Hen Ngoại Sinh (Asthme Extrinseque = Asthme Allergique): Nhóm
người bệnh thường hen suyễn từ nhỏ, trẻ tuổi, có tiền sử dị ứng rõ ràng.
+ Hen Nội Sinh (Asthme Intrinseque = Asthme infectieux) thường bắt
đầu xuất hiện sau nhiều đợt nhiễm trùng hô hấp kéo dài trên bệnh nhân lớn
tuổi, không có tiền căn dị ứng.
Nguyên Nhân
Theo y học hiện đại thì các yếu tố được xem là nguồn gốc đưa đếùn
cơn hen suyễn là:
1- Dị ứng (có khoảng 20 – 30% do di truyền) mà chất gây nên dị ứng
có thể là vi khuẩn, sán lãi, các chất hít vào như phấn hoa, bụi nhà, khói, lông
da thú vật, chất độc hoá học, thuốc trị bệnh, có thể là thức ăn… Hoặc cơn
hen xuất hiện theo mùa.
2- Thức ăn và thuốc
. Trong một số thức ăn có dị ứng tố như sữa bò, trứng, cá, tôm, cua
hoặc một số hoa quả
. Thuốc Aspirin và những chất đồng loại có thể gây nên cơn hen trong

. Sách ‘Y Quán’ viết: “Phong hàn thử thấp làm cho Phế khí trướng
mãn gây ra suyễn”.
. Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: “Thực suyễn nếu không do phong
hàn thì do hoả tà”.
2- Do Phế Thận Hư Yếu: Do ho lâu ngày hoặc bệnh lâu ngày làm Phế
bị suy, phế khí và đường hô hấp bị trở ngại gây nên suyễn. Hoặc do Thận hư
yếu không nhuận được Phế, không nạp được khí gây nên suyễn.
Như vậy bệnh suyễn chủ yếu ở Phế, có quan hệ với Thận và nếu nặng
hơn có quan hệ cả với Tâm. Vì theo Nội Kinh: mọi chứng ho, đầy tức, hơi
thở đều thuộc về Phế. Phế chủ khí, khí chủ thăng giáng. Khí thuận (giáng)
thì bình thường, Phế nghịch (đi lên) thì gây nên suyễn. Ngoài ra Tâm Phế
suy yếu lâu ngày, Phế khí thiếu làm ảnh hưởng đến tim cũng gây ra suyễn.
Tương ứng chứng bệnh Tâm Phế mạn của YHHĐ.
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ viết: “Chứng đột nhiên suyễn, lo sợ, mạch
Phù là phần lý bị hư”.
Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’ viết: “Phế hư thì khí thiếu mà suyễn”.
3- Do Tỳ phế hư yếu: Tỳ hư sinh đàm thấp thịnh ứ đọng tại phế gây
tắc phế lạc. khí đạo không thông làm cho khó thở. Hoặc bệnh lâu ngày phế
hư không chủ khí sinh khí nghịch khó thở. Thận chủ nạp khí, do bẩm sinh
hoặc bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến thận, thận không nạp được khi cũng sinh
khó thở.
4- Do Đờm Trọc Nội Thịnh (Thượng Hải): Do ăn uống không điều độ
hoặc bừa bãi làm ảnh hưởng đến công năng vận hoá của Tỳ, tích trệ lại thấph
đờm. Trong thức ăn có những chất làm tổn thương tỳ vị, tỳ vận hoá kém,
thuỷ cốc dễ sinh thấp đàm ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc, phế khí bị trở ngại
gây nên hen. Thường gặp ở những bệnh nhân tỳ hư, đàm thịnh. Hoặc người
vốn có đờm thấp tích trệ đi ngược lên lên gây thành đờm, ủng trệ ở Phế, làm
cho khí cơ và sự thăng giáng của Phế bị ngăn trở gây ra suyễn. Hoặc do Phế
nhiệt nung nấu tân dịch thành đờm, đờm hoả gây trở ngại thành suyễn.
Sách ‘Ấu Ấu Tập Thành’ viết: “Bệnh do đờm hoả nội uất, ngoại cảm

nề và niêm mạc phế quản tăng tiết.
Ngoài ra, còn có 2 cơ chế phụ:
+ Cơ hô hấp co thắt, đặc biệt là cơ ngực và cơ hoành. Đây có thể là
một co thắt phản xạ của các cơ hít vào do phế quản bị co thắt gây ra. Tuy
nhiên cũng có thể do việc thần kinh trung ương bị kích thích làm co thắt
cùng lúc các cơ của phế quản và cơ hô hấp.
+ Phế nang bị dãn cấp tính: ở thì hít vào của các cơ hô hấp đủ mạnh
để thắng một phần nào sức cản do việc phế quản bị hẹp lại, cản trở mạnh
lượng không khí từ phế nang đi ra ngoài (do đó sinh ra khó thở, nhất là ở thì
thở ra).
Như vậy cơ chế gây ra những hiện tượng kể trên là một chuỗi phản
ứng, có thể tóm tắt như sau:
a- Hệ thần kinh đối giao cảm bị kích thích do một yếu tố nào đó,
Acetyl choline được tiết ra và làm phế quản co thắt lại.
b- Phản ứng dị ứng kháng nguyên kháng thể tác động vào các dưỡng
bào (Mastocystes) làm tiết ra một số hoá chất trung gian như Sérotorine,
Bradykinine và đặc biệt là Histamin
Cơ Chế Sinh Bệnh Hen Suyễn Theo YHCT
Sự giải thích cơ chế sinh bệnh hen suyễn theo YHCT dựa trên học
thuyết Ngũ hành và Tạng phủ, trong đó, nổi bật nhất là Phế, Tỳ và Thận
(Can và Tâm chỉ quan hệ một phần nhỏ).
Biểu hiện chủ yếu của cơn hen suyễn là khó thở và đờm uất. Khó thở
là do chức năng chủ khí của Phế bị rối loạn, khí không giáng xuống được mà
lại đi nghịch lên gây ra khó thở.
Chức năng nạp khí của Thạn kém (theo Nội Kinh: Thận chủ nạp khí),
Thận không nạp được khí, khí không giáng xuống đi nghịch lên gây ra khó
thở.
Tỳ thổ là mẫu (mẹ) của Phế kim, Tỳ hư không sinh được Phế làm cho
Phế bị hư yếu gây nên khó thở.
Tỳ hư, chức năng vận hoá kém không biến thuỷ cốc thành tinh chất để

tiếng nói, Phế chủ âm thanh, nhiệt nung đốt Tâm và Phế gây ra khan tiếng,
tắc tiếng. Rêu lưỡi vàng, lưỡi đỏ, mạch Hồng Sác là dấu hiệu nhiệt ở thượng
tiêu, Tâm, Phế. Mạch Phù là bệnh ở biểu.
3- Suyễn Do Đờm Trọc Trở Ngại Phế: thở gấp, ho, đờm nhiều, nặng
thì ho đờm vướng sặc, hông ngực buồn tức, miệng nhạt, ăn không biết ngon,
rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Hoạt.
Biện chứng: Đờm trọc ủng tắc ở Phế, làm cho Phế khí không thông
giáng xuống được gây ra khó thở, đờm nhiều. Đờm thấp ủng trệ ở Tỳ Vị gây
ra hông ngực buồn bực, miệng nhạt, ăn không biết ngon. Mạch Hoạt là biểu
hiện của đờm trọc.
B- Hư Suyễn
4- Suyễn do Phế Hư: Thở gấp (suyễn), hơi thở ngắn, mệt mỏi, ho nhẹ,
ra mồ hôi, sợ gió, họng khan, rát, miệng khô, lưỡi đỏ nhạt, mạch Nhuyễn
Nhược (Thượng Hải), mạch Hư Nhược (Thành Đô).
Biện chứng: Phế chủ khí, Phế hư vì vậy khí yếu, thở ngắn, tiếng nói
nhỏ, mệt mỏi. Vệ khí không vững vì vậy sợ gió, họng khan, rát, miệng khô,
khí huyết hư yếu nên thấy mạch Nhược.
5- Suyễn Do Thận Hư: Hô hấp yếu, khi cử động mạnh thì thở nhiều,
cơ thể gầy ốm, ra mồ hôi, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, có khi tay chân và
mặt phù nhẹ, tiểu ít, hay mơ, hồi hộp, lưỡi nhạt, mạch Trầm.
Biện chứng: Thận là gốc của khí, Thận yếu không thu nạp được khí vì
vậy sinh ra thở ngắn, cử động mạnh thì thở nhiều. Trung tiêu dương khí hư
vì vậy ăn uống không tiêu, làm cho cơ thể gầy ốm. Vệ khí yếu vì vậy sợ gió,
ra mồ hôi. Dương khí yếu thì chân tay lạnh. Mạch Trầm Tế là biểu hiện của
Thận hư, dương khí suy.
C. Điều Trị
Về nguyên tắc điều trị.
+ Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ hướng dẫn: “Lúc bệnh chưa phát thì
dùng phép phù chính là chủ yếu. Lúc đã phát bệnh thì dùng phép công tà làm
chính. Phù chính khí phải phân biệt Âm Dương. Âm hư thì bổ âm, dương hư

khí giáng xuống, làm cho phế nang giãn ra. Thuốc giáng khí sau khi uống
vào thường làm cho bệnh nhân thở được, trung tiện được, ợ hơi được, làm
đỡ tức ngực, bụng.
Thường gồm các loại:
. Tinh dầu (Bạc hà, Trần bì, Thanh bì, Mộc hương, Tử tô ) vừa kích
thích hô hấp, dãn phế quản vừa sát trùng.
. Những thuốc có Ancaloid ức chế Phó giao cảm như Cà độc dược,
Ma hoàng
3- Tiêu Đờm
Khi lên cơn suyễn, đờm tiết ra nhiều gây bít phế quản, vì vậy, cần loại
tiêu đờm.thường khó tìm được loại thuốc làm cho tan được chất nhầy, do đó,
nên làm cho niêm mạc phế quản tiết thêm cho loãng đờm đặc để tống đờm
ra ngoài, bằng việc kích thích ho để trục xuất đờm. Những thuốc long đờm
thường là loại có Saponin như lá Táo, Bồ kết, Bán hạ
4- Trừ Thấp
Thấp là ứ các chất Allergotoxin làm tăng sự thẩm thấu thành mạch
gây ra hiện tượng phù viêm quanh chu vi mạch của niêm mạc, làm cho
đường kính phế quản bị hẹp lại. Các thuốc trừ thấp có tác dụng chống viêm,
chống dị ứng thường chứa Flavonoid có tác dụng làm bền vững thành mạch,
hạn chế tiết xuất gây viêm.
Trong cơn suyễn, nhất là nơi người mạn tính, lượng nước tiểu thường
ít đi, vì thế, cần thêm thuốc lợi tiểu như Mã đề, Ý dĩ, Thổ phục linh
Tuy nhiên, khi tháo ứ không phải chỉ chú trọng đến Thận mà còn phải
chú ý đến Gan, mật, đại trường, do đó, nhiều khi trong bài thuốc trị suyễn,
các vị thuốc xổ như Muồng trâu, Vỏ đại, Lô hội cũng có thể dùng được.
5- Bổ Hư
Nơi người bị suyễn, thần kinh thực vật thường bị mất cân bằng. Hệ
thần kinh trung ương cũng bị xáo trộn, do đó, cần cho các vị thuốc bổ âm,
nâng cao mức ức chế thần kinh.
Hoặc cho thuốc bổ dương để làm tăng hoạt tính giao cảm lên.

+ Sách ‘Trung Quốc Đương Đại Bí Phương Đại Toàn’ dùng bài Trị
Suyễn Phương: Ma hoàng, Bán hạ đều 12g, Tế tân 4g, Can khương, Cam
thảo, Ngũ vị tử đều 6g. Sắc uống.
+ Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ dùng bài ‘Cao Trị Hen Suyễn’: Nam
tinh (chế), Bán hạ (chế), Cát cánh, Bối mẫu, Tế tân, Hạnh nhân, Cam thảo
(sống), Ngũ vị tử đều 20g, Ma hoàng, Bạch tô tử, Khoản đông hoa, Tử uyển
(sống) đều 12g, Dầu mè (Ma du) 200g, Mật ong 120g, nước cốt Gừng 120g.
Cho 12 vị thuốc đầu tiên vào ngâm với dầu mè 24 giờ, nấu lên cho đặc, lọc
bỏ bã lấy nước, sau đó cho thêm mật và nước Gừng, nấu thành cao, còn
khoảng 440g. Mỗi ngày, vào buổi sáng, khi gà gáy canh năm, uống 1 thìa cà
phê (4ml) thuốc với nước đun sôi để nguội.
+ Sách ‘Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu’ dùng bài Lãnh Háo Thang:
Ma hoàng, Hạnh nhân đều 10g, Thần khúc, Tử uyển, Bạch truật, Phụ tử
(hắc), Khoản đông hoa đều 12g, Xuyên tiêu 8g, Tế tân, Bán hạ (chế), Sinh
khương đều 6g, Cam thảo 4g, Tạo giáp 2g, Bạch phàn 0,2g. Sắc uống.
+ Sách ‘Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương’ dùng bài Xạ Can
Ma Hoàng Thang gia giảm: Xạ can 6g, Ma hoàng 10g, Tế tân, Tử uyển,
Khoản đông hoa, Đại táo đều 12g, Ngũ vị tử, Bán hạ (chế) đều 8g, Sinh
khương 4g. Sắc uống.
Suyễn Do Phong Nhiệt
+ NKHT.Hải: Thanh nhiệt, tuyên phế, bình suyễn.
Dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị (Trương Thị Y Thông,
Q. 16): Cam thảo 4g, Hạnh nhân 12g, Ma hoàng 12g, Thạch cao 40g. Thêm
Trần bì, Bối mẫu, Tiền hồ, Cát cánh, Sắc uống.
(Ma hoàng tuyên Phế, bình suyễn; Thạch cao thanh phế nhiệt; Hạnh
nhân + Cam thảo ôn trợ cho Ma hoàng bình suyễn, chỉ khái. Thêm Trần bì,
Bối mẫu, Tiền hồ, Cát cánh để tăng tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, hoá đàm).
+ NKHT. Đô: Thanh nhiệt, giáng nghịch, dưỡng Vị, cứu Phế.
Dùng bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang thêm Tang bì, Địa cốt bì.
+ Sách ‘Trung Y Nội Khoa Học Giảng Nghĩa’ dùng bài Định Suyễn


Nhờ tải bản gốc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status