DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN - Pdf 18

DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN

PGS.TS. Vũ Nho
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Trong lớp tập huấn giáo viên cốt cán ở Cà Mau ( tháng 1/2010) về sử dụng
tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG môn Ngữ
văn, có một vấn đề lí thú được đặt ra : Chúng ta đang dạy học và kiểm tra đánh
giá theo chuẩn nào? Vấn đề tưởng như đơn giản, nhưng thật không dễ trả lời. Bởi
vì ngay cả những tác giả của tài liệu cũng chưa hình dung hết là mình đang viết tài
liệu theo chuẩn nào. Chuẩn tối đa ư? Chắc là không phải, vì chuẩn này nếu có thì
chỉ áp dụng cho các lớp năng khiếu, các lớp chuyên. Chuẩn tối thiểu ư? Có lẽ thế,
vì nhiều lần mọi người nhắc đến chuẩn tối thiểu, là cái chuẩn thấp nhất mà hầu như
gần 100% học sinh của tất cả mọi vùng miền đều đạt được. Nhưng nếu dạy theo
chuẩn tối thiểu thì với các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng núi, học sinh dân
tộc ít người còn chưa thạo lắm tiếng Việt là phù hợp, vậy các em ở đồng bằng, ở
thị trấn, thành phố thì sao? Lẽ nào lại kìm hãm khả năng của các em trong cái
khung nhỏ hẹp của chuẩn tối thiểu? Đấy là chưa kể đến một cái chuẩn khác mà
những người đẻ ra chuẩn ở châu Âu thường sử dụng, nhưng Việt Nam chưa có
thuật ngữ tương đương. Đó là Rule standards. Chúng tôi đề nghị tạm dịch là
chuẩn thông dụng, chuẩn phổ biến. Như vậy , trước khi trả lời câu hỏi Chúng ta
đang dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn nào? Cần thống nhất với nhau
rằng cái gọi là chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng có ba loại, hay có thể coi là ba
mức độ có liên quan từ thấp đến cao. Thuật ngữ tiếng Anh là : Minimum
standards ( chuẩn tối thiểu), Rule standards
( chuẩn thông dụng) và Maximum standards ( chuẩn tối đa).
Đây là định nghĩa và ví dụ của các nhà làm chương trình châu Âu về 3 loại (
chính xác hơn là ba mức) chuẩn đó.
Chuẩn tối thiểu
¾ Thể hiện điều cần thiết và cơ bản mà mọi học sinh tại một trình độ nhất định ở
một môn nhất định phải biết và nắm vững được.

Có khả năng trình bày ý
tưởng, cảm xúc và những
ấn tượng của bản thân
Có khả năng giới thiệu ý
kiến của cá nhân và liên hệ
chúng với những ý kiến
Có khả năng từ quan điểm
của mình suy xét quan
điểm của những người
của người khác khác

( Vũ Nho, dịch từ tư liệu của GS. J. Rasmussen, trong buổi làm việc với Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam )

Vậy chúng ta đã làm chương trình và viết sách giáo khoa theo chuẩn
nào? Chúng ta đã dạy và kiểm tra đánh giá theo chuẩn nào?
Đến đây, lại phải nói về thang đo kiến thức và kĩ năng của Bloom và không
thể không nhắc đến Nikko, người đã kế tục Bloom và điều chỉnh để những người
thực hiện thang đo dễ dàng và rành mạch. Theo Bloom, có 6 mức độ về kiến thức
từ thấp nhất đến cao nhất mà có thể đo được ở học sinh. Đó là nhận biết, thông
hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Tiếp thu tinh thần của Bloom,
Nikko chỉ rút gọn lại còn 3 mức. Đó là nhận biêt, thông hiểu, vận dụng. Vận dụng
lại chia làm hai mức nhỏ là vận dụng ở mức thấp và vận dụng ở mức cao. Trong
một số tài liệu của Bộ Giáo dục và đào tạo, tuy không nêu đích danh Nikko ,
nhưng về cơ bản là theo thang đo do Nikko nêu ra, được các chuyên gia quốc tế về
đánh giá cung cấp ( xem Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hướng dẫn thi tốt nghiệp trung
học phổ thông năm học 2007-2008 môn Ngữ văn, nxb Giáo dục, 2008, tr.5,6).
Không tuyên bố chính thức, nhưng những người làm chương trình và viết
sách giáo khoa của chúng ta đã dựa vào ba mức độ nhận thức của học sinh, dựa
vào mức độ các vùng miền khác nhau để đưa ra một chương trình phù hợp, vừa sức

trên 8 đến 10 tương đương với chuẩn tối đa.
Đến đây thì câu hỏi nêu ra ở phần đầu đã được trả lời. Chúng ta đã xây dựng
chương trình và viết sách giáo khoa theo cả ba mức chuẩn. Chúng ta dạy học và
kiểm tra đánh giá cũng kết hợp cả ba mức chuẩn. Tùy từng vùng miền, tùy từng
lớp học cụ thể, người giáo viên sử dụng phối hợp tỉ lệ ba mức chuẩn đó sao cho
hiệu quả nhất.
23/2/2010


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status