ĐỀ TÀI : HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO VỀ ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THƯỢNG LỘ . - Pdf 18

Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị
Sen.
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI : HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO VỀ ĐẨY MẠNH XÃ
HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THƯỢNG LỘ .
A/ PHẦN MỞ ĐẦU :
Đã từ lâu, các nước đều coi muốn phát triển nhân tài cho quê hương,
đất nước, trước tiên phải coi trọng phát triển giáo dục – đào tạo thực sự là
quốc sách hàng đầu của mọi quốc gia, là nhân tố quan trọng để xây dựng đất
nước phồn vinh, giàu mạnh, kinh nghiệm cho thấy một trong những nguyên
nhân quan trọng giúp nhiều nước có những nền kinh tế phát triển, nhất là
những nước đi lên từ một nền kinh tế lạc hậu thì việc đẩy mạnh xã hội hoá
giáo dục – đào tạo là một nhu cầu tất yếu có tính bền vững nhất.
Trong giai đoạn hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang thực hiện công
cuộc đổi mới đất nước với mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh”.Và thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ : “Non sông Việt Nam
có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang
để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một
phần lớn ở công học tập của các em ”. Để thực hiện mục tiêu lời dạy đó của
Bác Hồ, Đảng ta đã có những chủ trương, đường lối giáo dục đúng đắn, đó là
“Thực hiện xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005-2010”.
Thực hiện xã hội hoá giáo dục trong những năm qua, nhận thức của xã
hội về vai trò của giáo dục và xã hội hoá giáo dục đã có những chuyển biến
cơ bản tại trường tiểu học Thượng Lộ . Xã hội hoá giáo dục được coi là một
giải pháp để phát triển giáo dục tại một địa phương . Bên cạnh những kết quả
đạt được, thực hiện xã hội hoá giáo dục tại trường tiểu học Thượng Lộ vẫn
còn bộc lộ nhiều hạn chế . Nhận thức về xã hội hoá giáo dục của đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý giáo dục và của nhân dân còn nhiều bất cập Một số
người hiểu xã hội hoá giáo dục theo chiều hướng tư nhân hoá giáo dục, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn nhiều người lại cho rằng không thể
có điều kiện để xã hội hoá giáo dục và do đó chỉ thụ động trông chờ sự hỗ trợ

dân tộc yếu” .
Trong kháng chiến chống Pháp vì bận đánh giặc và sản xuất, nhiều
người chưa chú ý đúng mức đến văn hoá và giáo dục . Bác đã sửa khẩu hiệu
“Thi đua thanh toán mù chữ” thành “Thi đua diệt giặc dốt” . Bác kêu gọi mọi
người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc “thông thái”.
Khi đã giành được chính quyền trong cả nước, Người quan tâm nhiều đến
công tác đào tạo cán bộ, đào tạo nhân tài cho đất nước . Trong bài viết :
“Nhân tài và kiến quốc” tháng 11-1945, Bác nhận định rằng, bây giờ đất nước
đang “Kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết
giáo dục” những “kiến thiết” ấy đòi hỏi phải có nguồn nhân lực dồi dào và có
những nhân tài . Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo
dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân .
Vì vậy, ngày nay việc thực hiện xã hội hoá các hoạt động giáo dục là
vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội, vào
sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo. Xã hội hoá là xây dựng cộng đồng
trách nhiệm của tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường
giáo dục lành mạnh và thuận lợi cho giáo dục. Ở mỗi địa phương, mỗi trường
học, ở đó có cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân, Hội cha mẹ học sinh, Ban giám hiệu, Công đoàn, Tổng phụ trách
Đội và các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp . Xã hội hoá và đa dạng hoá các hình
thức hoạt động giáo dục tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhau . Bên cạnh việc
quan tâm của Đảng, Nhà nước, cần phát huy rộng rãi các hoạt động của các
tập thể, hoặc cá nhân tiến hành trong khuôn khổ chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước . Đa dạng hoá chính là mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp
nhân dân tham gia chủ động vào các hoạt động giáo dục .
2
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị
Sen.
Xã hội hoá là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về

năm 1996, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí ở địa
phương.
Tuy nhiên, việc thực hiện đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục còn chậm so
với chỉ tiêu định hướng của Nghị quyết 90, mức độ nhận thức và khả năng
thực hiện xã hội hoá giáo dục trong dân không đồng đều giữa các vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội phát triển.
Nhìn chung, mạng lưới trường lớp, học sinh các xã định canh định cư
nói chung và học sinh trường tiểu học Thượng Lộ nói riêng có phát triển
nhưng còn chậm so với yêu cầu chung và đặc biệt so với các trường kinh tế
mới, thực hiện xã hội hoá về giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, cơ sở
vật chất - trang thiết bị chưa đầy đủ để đảm bảo chất lượng dạy và học, do đó
dẫn đến tình trạng giáo viện dạy chay thiếu dụng cụ trực quan, ngôn ngữ bất
3
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị
Sen.
đồng giữa giáo viên và học sinh dẫn đến chất lượng học tập của học sinh bị
hạn chế. Cơ sở vật chất – trang thiết bị giáo dục ngay từ các lớp mầm non còn
thiếu thốn chưa đảm yêu cầu dạy và học . Xã Thượng Lộ là một trong những
xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của chương trình 134,135 của Chính phủ .
Phần lớn phụ huynh học sinh đều nghèo khó không đủ khả năng để đóng góp
các khoản cho con em đến trường nên việc thực hiện xã hội hoá giáo dục đối
với trường tiểu học Thượng Lộ rất khó khăn. Đã làm cho phần lớn các em học
sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhìn chung thường
chịu thiệt thòi so với khu vực thành thị và đồng bằng.
Việc triển khai quán triệt nội dung Nghị quyết 90 đối với Cấp uỷ,
Chính quyền và các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân còn chậm hoặc
lúng túng. Chưa tổ chức được các tổ chức xã hội và phối hợp tốt để chủ động,
tích cực tham gia vào quá trình xã hội hoá.
Nguyên nhân của những hạn chế trước hết là do nhận thức chưa đầy đủ,
xem xã hội hoá chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân trong

Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo
dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ
chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục cũng như được hưởng thụ
những thành quả của giáo dục ngày càng cao . Xác định rõ trách nhiệm trong
việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển
sự nghiệp giáo dục . Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - Xã hội . Làm chuyển biến cơ bản vững chắc và
toàn diện trong các ngành học cấp học; góp phần xoá dần khoảng cách về chất
lượng giữa học sinh đồng bằng với học sinh miền núi, giữa học sinh định
canh - định cư, với các trường kinh tế mới .
Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giáo dục- đào tạo theo tinh thần
Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII ) cụ thể vai trò của Cấp uỷ, Chính
quyền, mặt trận và đoàn thể, phụ huynh học sinh và đặc biệt của nhà trường
trong việc đào tạo nguồn nhân lực ngay từ cấp tiểu học, nhằm phục vụ cho
nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội , tạo động lực và các điều kiện để nâng cao
chất lượng giáo dục .
Tăng cường sự lãnh đạo của Cấp uỷ đối với việc xây dựng và nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý .
3/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu :
3.1. Đối tượng nghiên cứu :
Phát triển giáo dục – đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xác định là
quốc sách hàng đầu, nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hoá-hiện đại hoá đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Chính vì vậy,
trong những năm qua được sự quan tâm của đảng và chính quyền các cấp
cùng sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện
xã hội hoá giáo dục của địa phương nói chung và của trường tiểu học Thượng
lộ nói riêng đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng
được nhu cầu học tấp của học sinh trong địa bàn .
Thực hiện về chủ trương xã hội hoá giáo dục tại trường tiểu học xã
Thượng Lộ, nhận thức của nhân dân trong địa phương về vai trò của giáo dục

cần phải chú trọng đồ dùng dạy học, các hình thức trò chơi học tập, nghiên
cứu sử dụng hợp lý các tài liệu hướng dẫn trong các năm học . Đồng thời cần
tăng cường thao giảng, dự giờ hoặc tổ chức hội thảo tập huấn cho giáo viên
dạy tại trường và phương pháp đổi mới dạy 2 môn Tiếng Việt, Toán để thực
sự giúp học sinh tiếp thu kiến thức và kỹ năng đọc, tính toán một cách cơ bản,
vững chắc.Thực hiện chính sách ưu tiên ngân sách cho vùng sâu, vùng
xa,vùng dân tộc, vùng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn . Đồng thời huy
động tối đa các nguồn ngoài ngân sách của nhà nước ở những nhà hảo tâm có
điều kiện để đầu tư cho trường. Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế-xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất đai để xây dựng trường tiểu
học đạt chuẩn quốc gia và thực hiện học 2 buổi /ngày . Để thực hiện được
những vấn đề trên . Cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục, thực hiện các hiệu quả chỉ thị 40/ CT – TW và đề án nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của UBND Tỉnh, cần nêu
cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nhà giáo, học tập bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ “Nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi
trường giáo dục lành mạnh”. Về cán bộ quản lý nâng cao vai trò trách nhiệm
của người cán bộ quản lý giáo dục trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai
thực hiện kế hoạch xã hội hoá giáo dục một cách khoa học .
Sự quan tâm chăm lo sự nghiệp giáo dục của các Cấp uỷ Đảng, chính
quyền được thường xuyên sâu sát, kịp thời . Nhà trường đã thực hiện tốt
nhiệm vụ tham mưu cho Cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Ban đại diện phụ huynh.
Tổ chức duy trì nề nếp Đại hội phụ huynh học sinh, Hội đồng giáo dục của
nhà trường và địa phương có sự phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện phụ
huynh, Hội khuyến học của địa phương được đẩy mạnh trong quá trình thực
hiện xã hội hoá giáo dục . Sự phối kết hợp đồng bộ giữa các tổ chức đoàn thể,
các ban ngành, các tổ chức chính trị-xã hội trong việc tuyên truyền giáo dục
6
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị
Sen.

trường đã làm tốt việc huy động các nguồn lực theo phương châm xã hội hoá
giáo dục .
Tuy nhiên, hiện nay về chất lượng giáo dục còn nhiều vấn đề bất cập;
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học còn thiếu , nhất là các lớp học 2buổi/
ngày không đáp ứng được, do thiếu các phòng học ; một bộ phận giáo viên ở
trường năng lực chuyên môn còn hạn chế, đời sống của giáo viên còn gặp
nhiều khó khăn . Ngân sách đầu tư cho giáo dục hằng năm chưa đáp ứng được
yêu cầu cần thiết .
Từ thực trạng trên, để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trường
cần “Chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục ở trường tiểu học Thượng Lộ tốt
hơn nữa .
*Phạm vi nghiên cứu về thời gian :
Bắt đầu từ tháng 2 năm 2008 và kết thúc năm 2008
7
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị
Sen.
5/ Giả thiết khoa học:
C.Max : “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ
đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân Một người độc tấu vĩ cầm tự
mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” .
Nếu người hiệu trưởng huy động được sự tham gia của toàn xã hội vào
phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm
cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục cũng
như được hưởng thụ những thành quả của giáo dục ngày càng cao . Thống
nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn
thể, các tổ chức kinh tế-xã hôị, mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng về vị trí, vai
trò quan trọng của xã hội hoá giáo dục trong sự phát triển đất nước, xác định
rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người,
sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục . Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt

Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị
Sen.
của nhân dân để tăng cường cơ sở vật chất . Mạng lưới trường lớp phát triển
khá, hệ thống giáo dục ngày càng hoàn chỉnh, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục,nâng cao dân trí ở địa phương .
6.3- Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc đẩy mạnh thực hiện xã hội
hoá giáo dục ở trường tiểu học Thượng lộ :
Huy động cộng đồng là một biện pháp của xã hội hoá giáo dục . Là
thực hiện hoá chủ trương : “Nhà nước và nhận dân cùng làm, sự nghiệp giáo
dục là của toàn xã hội” .
Trước tiên cần phải xác định đối tượng cần phải huy động là cộng đồng
xã hội ở địa phương nơi trường tiểu học đóng gồm : Nhà nước, Chính quyền,
(Cấp huyện, Cấp xã) . Các tổ chức xã hội, các cơ sở kinh doanh ở địa phương,
các tổ chức phi chính phủ, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, phụ huynh
học sinh .
Tiếp theo là xác định mục đích của việc huy động cộng đồng để từng
bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở vất chất - kĩ thuật của trường . Tiếp tục
chăm lo đời sống giáo viên và điều kiện học của học sinh . Huy động nhân
lực, vật lực, tài lực và phi vật chất .
Để làm được những vấn đề trên :
- Hiệu trưởng phải làm cho cộng đồng xã hội nhận rõ trách nhiệm của
mình đối với giáo dục .
- Hiệu trưởng phải lập kế hoạch huy động cộng đồng . Đây là một bộ
của kế hoạch năm học và cần được sự hỗ trợ cuả hội đồng giáo dục .
- Biết vận dụng kiến thức của tâm lý học trong quá trình huy động cộng
đồng .
- Phải sử dụng nguồn lực đúng mục đích để tăng uy tín giáo dục của
nhà trường .
- Thực hiện tốt thông tư liên tịch số 35 ngày 10/10/1990 về việc tham
mưu mở đại hội giáo dục các cấp sẽ là những biện pháp hữu hiệu trong việc

Tôi trình bày 3 chương .
Chương I - Một số vấn đề cơ sở lý luận khoa học liên quan đến đề tài
nghiên cứu .
Chương II – Khái quát tình hình đặc điểm chung của đơn vị, thực
trạng của vấn đề nghiên cứu và của công tác quản lý .
Chương III - Một số biện pháp chỉ đạo .
C/ phần kết luận và kiến nghị .
Ngoài ra tôi còn có tài liệu tham khảo :
1. Nhân tài trong chủ trương phát triển quốc gia.
Nhà xuất bản chính trị quốc gia .
2. Công tác khoa giáo của Đảng với sự nghiệp phát triển đất nước.
Nhà xuất bản chính trị quốc gia .
3. Văn kiện Đại hội IX và X của ĐCSVN.
Nhà xuất bản chính trị quốc gia .
4.Tạp chí nghiên cứu lý luận khoa giáo .
5.Quyết định về phê duyệt đề án “ Quy hoạch phát triển xã hội hoá giáo
dục giai đoạn 2005-2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo .
6. Đề án phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005-2010 và 2010-
2020
của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
7. Văn kiện Đại hội, Đại biểu Đảng bộ Huyện Nam Đông làn thứ XIII
2005-2010.
8. Chỉ thị số 40 – CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý BCH TW Đảng ( khoá IX ).
9. Quản lý học đại cương . Thạc Sĩ : Trần Quang Bình .
10.Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường .
Thạc Sĩ : Trần Quang Bình

11. Huy động cộng đồng . GV : Trần Hữu Vinh .
Và cuối cùng là phần mục lục .

Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định
tương lai của mỗi người và của cả xã hội .
Xã hội hoá việc thực hiện các chính sách xã hội, trong đó các lĩnh vực
giáo dục và đào tạo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong sự
nghiệp đổi mới. Đảng đã khẳng định, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu, sự nghiệp giáo dục không phải chỉ là của Nhà nước mà của toàn xã hội,
xã hội hoá giáo dục là huy động mọi người cùng tham gia quá trình giáo dục
dưới sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân
được thụ hưởng kết hợp tăng cường đầu tư cho giáo dục của Nhà nước với
đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trường, lớp . Dưới sự quản lý của Nhà
nướcvà trong những năm qua trường tiểu học Thượng lộ làm khá tốt việc thực
hiện đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đã có sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường
giáo dục( gia đình – nhà trường – xã hôị) Nhà nước và nhân dân, các tổ chức
xã hội, tổ chức kinh tế từ Huyện đến địa phương càng làm giáo dục tạo nên
một phong trào học tập toàn dân, hướng tới xây dựng một xã hội học tập
trong tương lai .Trường tiểu học Thượng Lộ đã tổ chức thực hiện khá đầy đủ
chủ trương xã hội hoá giáo dục trong toàn dân nó vừa mang ý nghĩa nhân đạo
và nhân văn sâu sắc cho các đối tượng học sinh có nhiều khó khăn cũng có
điều kiện đến trường học tập.
Xã hội hoá giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, nhằm mục
đích là hướng tới làm biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của
người học theo hướng tích cực. Nghiã là, góp phần hoàn thiện nhân cách
người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài .
Giáo dục không chỉ quan tâm đến từng con người mà còn quan tâm
toàn xã hội, vì vậy thực hiện xã hội hoá giáo dục nhằm tới hai mục tiêu chủ
yếu là : Mục tiêu nhân cách và mục tiêu hệ thống .
Mục tiêu hệ thống là hướng tới sự phồn vinh của cộng đồng, sự phát
triển kinh tê-xã hội của mỗi quốc gia, dân tôc .
Mục tiêu nhân cách đó là sự hoàn thiện cho mỗi cá nhân, gắn với mục
tiêu cuộc sống của mỗi người . Mục tiêu nhân cách đào tạo con người phát

.Trong suốt vài thập kỉ qua Bác Hồ và Đảng ta đã dùng cùng bồi dưỡng, đào
tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tận tuỵ phục vụ cho sự nghiệp
giáo dục của đất nước cả về số lượng và chất lượng . Cán bộ quản lý giáo
dục-đào tạo chúng ta phải khẳng định rằng trong thời kì đổi mới, công tác
quản lý, chỉ đạo giáo dục đã phát triển mạnh mẽ, từ thành phố đến nông thôn,
miền núi, vùng sâu, vùng đã phát huy được truyền thống tốt đẹp của nhà giáo,
của người cán bộ quản lý, lao động sáng tạo, khắc phục khó khăn, tâm huyết
với sự nghiệp “từng người” tận tuỵ với học sinh, xứng đáng với lực lượng
nòng cốt đòng góp to lớn vào sự nghiệp xã hội hoá giáo dục và phát triển đất
nước .Cán bộ quản lý đã luôn nâng cao vai trò trách nhiệm của người cán bộ
quản lý giáo dục trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế
hoạch nhiệm vụ năm học, sách đúng có hiệu quả với tình hình thực tế của
trường, của địa phương . để thực hiện xã hội hoá giáo dục tại trường, cán bộ
quản lý đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ về chủ trương, giải phóng
và các điều kiện cơ sởvật chất, trang thiết bị dạy và học, để đáp ứng nhu cầu
về phát triển giáo dục đào tạo của truờng .
Phát triển xã hội hoá giáo dục tuỳ thuộc rất lớn vào nhận thức của toàn
dân ở địa phương và của toàn xã hội . Vì vây, Chi bộ, Ban giám hiệu nhà
trường, tổ chức Công đoàn của trường đa tham mưu đề xuất với lãnh đạo Cấp
13
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị
Sen.
uỷ Đảng, Chính quyền địa phương, các khối đoàn thể và hội phụ huynh học
sinh, đội ngũ giáo viên của trường tổ chức quán triệt chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 90/1997/NQ-CP của chính phủ
về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục … đã tạo được sự đổi mới
trong nhận thức và đồng thuận trong hành động về các hoạt động xã hội hoá
giáo dục tại địa phương, cúng cố kiện toàn hoặc thành lập Hội phụ huynh học
sinh . Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần nâng cao nhận
thức của người dân về thực hiện xã hội hoá giáo dục . Hình thức tuyên truyền

hoá giáo dục 2005-2010 và 2010-2020 đây là những văn bản cơ sở pháp lý
cho việc thực hiện đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục tại trường tiểu học Thượng
Lộ. Với những quan điểm và định hướng chung . Thực hiện xã hội hoá giáo
dục nhằm phát huy tiềm năng về trí tuệu vật chất cho nhân dân, huy động toàn
xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục , đồng thời tạo điều kiện để toàn xã hội đặc
14
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị
Sen.
biệt các đối tượng chính sách người nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số như trường tiểu học Thượng Lộ được hưởng thụ thành quả
giáo dục ở mức độ ngày càng tốt hơn . đẩy mạnh xây dựng học tập, tạo mọi
điều kiện cho mọi thành viện trong cộng đồng dân cư để được học tập, phát
triển giáo dục và đào tạo . Thực sự là quốc sách hàng đầu, là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước là điều kiện để phát huy nguồn lực cong người. Đây là trách nhiệm toàn
Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng
cốt có vai trò quan trọng là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục .
Phải khẳng định xã hội hoá giáo dục là tinh thần là nội dung quan trọng
nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thnàh công của cải cách giáo dục .
Nhiều người có tâm huyết quan tâm nghiên cứu và dưa ra những giải pháp
cho chương trình xã hội hoá giáo dục nhưng thực tế chưa ghi nhận được thnàh
công nào . Xã hội hoá giáo dục cần được nhận thức lại và giải quyết trên cơ
sở hợp lý hơn
CHƯƠNG II:
I/ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA
TRƯỜNG TIỂU HỌC THƯỢNG LỘ.
Trường tiểu học Thượng Lộ cách trung tâm huyện 6km về phía Tây
Nam. Từ khi được thành lập đến nay, mặc dù gặp không ít những khó khăn
trong quá trình thực hiện xã hội hoá giáo dục ở một xã kinh tế-xã hội phát
triển chậm, song với sự quan tâm của Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ,

sinh khá giỏi . 56,7 % học sinh trung bình . 100% học sinh có hạnh kiểm tốt .
Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp và hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt
100% . trong kỳ thi học sinh giỏi vừa qua có 03 học sinh được công nhận học
sinh giỏi cấp huyện . Không có học sinh bỏ học giữa chừng .
Bên cạnh đó, công tác xã hội hoá giáo dục tiểu học trong độ tuổi được
nàh trường, Hội phụ huynh học sinh coi trọng . Trường đã huy động học sinh
ra lớp đạt tỉ lệ 100% . Ngoài ra nhà trường đã thực hiện xã hội hoá giáo dục
trong việc vận động phụ huynh học sinh đóng góp xây dựng hàng rào xung
quanh trường , mua bình lọc nước cho học sinh , ghế ngồi cho học sinh mỗi
khi sơ kết, tổng kết ở sân trường . Nhà trường còn vận động phụ huynh đóng
góp xây dựng khuôn viên cho nhà trường , trồng cây cảnh, bồn hoa, ghế đá để
học sinh ngồi ôn bài, trao đổi kinh nghiệm học tập hoặc ngồi đọc sách dưới
những tán cây bóng mát . Nhà trường cúng rất quan tâm trong việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số như
trang phục dân tộc cho học sinh mặc trong các dịp chào cờ, khai giảng, sơ kết,
tổng kết và các ngày lễ v.v… hằng năm của trường . 100% học sinh có trang
phục truyền thống rất đẹp . Tất cả sự đóng góp của phụ huynh học sinh nhà
trường luôn thực hiện công khai dân chủ trong Hội đồng sư phạm nhà trường
và Hội phụ huynh học sinh . Với sự nổ lực phấn đấu không ngừng của thầy và
trò . Liên tục từ năm 2004-2005 đến nay 2007-2008 trường tiểu học Thượng
Lộ đều đạt danh hiệu trường tiến tiến xuất sắc cấp Huyện, được Uỷ ban nhân
dân tặng giấy khen . Có một giáo viên được nhận bằng khen của Bộ giáo dục,
có 02 giáo viên được nhận bằng khen của Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Sở giáo
dục . Có 05 giáo viên được nhận giấy khen của Uỷ ban nhân dân Huyện và
phòng giáo dục .Nhà trường đã tham gia tích cực các phong trào thi đua do
phòng giấo dục Huyện tổ chức phát động và từng đạt nhiều giải toàn đoàn .
Phát huy những thành tích đã đạt được, trong thời gian tới thầy và trò
trường tiểu học Thượng Lộ đang nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt công tác xã
hội hoá giáo dục tiểu học . Tiếp tục nâng cao chất luợng giáo dục, phấn đấu
không có học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội . Hiện nay, thầy và trò trường

trong xã hội học tập suốt đời, đặc biệt, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số muốn xoá đói giảm nghèo mang tính bền vững, không có con đường nào
khác hơn là nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho việc nâng cao khả năng nghề
nghiệp, tri thức khả năng thích ứng với thị trường lao động.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách giáo dục , tăng nguồn lực đầu tư,
đồng thời cần tập trung đầu tư cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình
quốc gia phát triển giáo dục; cần hỗ trợ cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc; ưu đãi các đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo trên cơ
sở thực hiện tốt chủ trương đổi mới chế độ miễn giảm học phí theo hướng
công khai, hợp lý và cũng trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng.
Việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trong thời gian qua đã
thu được nhiều kết quả quan trọng , nhưng cũng xuất hiện một số vấn đề cần
tiếp tục giải quyết . Đó là, vẫn còn có quan điểm cho rằng nội dung chủ yếu
của xã hội hoá giáo dục là huy động nhân dân đóng góp tiền của, chưa thể
hiện hết nội dung toàn diện của chủ trương xã hội hoá giáo dục, chưa thực sự
phát huy dân chủ (Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra) gây nên thắc mắc trong
dân. Nhận thức về xã hội hoá giáo dục ở một số Cấp uỷ, Chính quyền và
người dân rất hạn chế, xã hội hoá giáo dục hiện nay mới chỉ tập trung trong
phạm vi nhà trường, chưa có sự lan toả trong toàn xã hội. Hội nghị lần thứ 6
17
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị
Sen.
BCH TW Đảng (khóa IX) coi đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục là một giải pháp
quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục.
Trong thời gian đến cần có sự tham gia sự nghiệp giáo dục của các Cấp
uỷ, Chính quyền các cấp, các đoàn thể quần chúng. Khắc phục những nhận
thức, biểu hiện chưa đúng khi thực hiện xã hội hoá giáo dục.
Nhà trường phải thường xuyên quán triệt, vận dụng sáng tạo các chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà nước về xã hội hoá giáo dục vào thực tiễn
của trường, của địa phương . Luôn giữ gìn, phát huy đoàn kết, thống nhất

ngày càng được nâng cao. Trong đội ngũ cán bộ quản lý đã xuất hiện những
hiện tượng năng động, sáng tạo , có ý thức tìm tòi tiếp thu cái mới tổ chức
lãnh đạo nhà trường ngày càng tốt hơn; tình trạng trông chờ ỷ lại vào cấp trên
ngày càng giảm dần . Ngày càng xuất hiện nhiều giáo viên dạy giỏi cấp
huyện, cấp tỉnh, đội ngũ giáo viên đã từng bước đáp ứng được yêu cầu nâng
18
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị
Sen.
cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực . Tuy nhiên trước những yêu cầu của sự
nghiệp phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước, thì đội ngũ giáo viên , cán bộ quản lý giáo dục tại trường có những hạn
chế, bất cập, chất lượng quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý có
mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, vẫn còn một số giáo viên, cán bộ
quản lý vẫn theo lối mòn cũ; một bộ phận giáo viên chưa thực sự mẫu mực
trong đạo đức lối sống , nhân cách, chưa thực sự là tấm gương sáng cho học
sinh noi theo, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chưa ngang tầm với yếu
cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục .
Để công tác quản lý chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục tại trường
tiểu học Thượng Lộ được tốt hơn, cần chỉ đạo, thực hiện tốt một số nhiệm vụ
sau:
1/ Tiếp tục củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý :
Bởi cán bộ là “Cái gốc” của mọi công việc”. Nhiệm vụ trọng tâm trong
thời gian tới cần đổi mới nội dung và phương pháp quản lý chỉ đạo cần tiến
hành rà soát sắp xếp lại đội ngũ giáo viên , cán bộ quản lý giáo dục tại trường,
để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đối với số lượng và chất lượng .
Tổ chức rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý
của trường, về tư tưởng, về đạo đức, lối sống, trình độ, chuyên môn, nghiệp
vụ, phương pháp giảng dạy và quản lý, trên cơ sở đó để bố trí, sắp xếp lại
những giáo viên không đáp ứng yêu cầu bằng cách tham mưu đề xuất với
phòng giáo dục để luân chuyển, hoặc đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao lại trình

nghiệp giáo dục toàn địa bàn xã .
Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xã hội hoá giáo dục để
Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân có nhận thức đúng đắn,
đầy đủ, thực hiện có hiệu quả về chủ trương xã hội hoá giáo dục .
2/ Về chính sách đầu tư của Nhà nước :
Nhà nước cần có những chính sách tập trung đầu tư cho giáo dục vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, những đối tượng gặp khó khăn . Trước
mắt, sớm quy định trách nhiệm tham gia sự nghiệp giáo dục của các Cấp uỷ
Đảng , Chính quyền các cấp, các đoàn thể quần chúng và nhân dân khắc phục
những biểu hiện chưa đúng khi thực hiện xã hội hoá giáo dục, cần có sự
hướng dẫn thực hiện tốt các chính sách khuyến khích xã hội hoá giáo dục đã
được ban hành và có chính sách đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư cho giáo
dục , quy định về các khoản thu , cơ chế thu và sử dụng các khoản đóng góp
của các nhà hảo tâm, của nhân dân cho giáo dục . Nhà nước cần có chính sách
chu cấp cho con em vùng dân tộc, vùng khó khăn, gia đình chính sách .
3/ Về chính sách nhân lực :
Thực hiện chính sách đào tạo lại, trẻ hoá đội ngũ nhà giáo trong giai
đoạn chuyển đổi loại hình hoặc chuyển đổi cơ chế hoạt động của các cơ sở
giáo dục, Nhà nước cần có chính sách đào tạo và hỗ trợ trong việc đào tạo và
bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nhất là
đối với các trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số .
Tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hoá các loại hình trường lớp, hoàn
thiện mô hình các loại hình trường học phù hợp hoàn cảnh từng vùng, từng
địa phương, nhằm tạo cơ hội học tập tốt nhất cho mọi tầng lớp nhân dân có
nhu cầu .
4/ Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi
trường giáo dục lành mạnh :
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Thực hiện liên kết các lực lượng xã
hội mặt trận tổ quốc, hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh,
hội đồng đội, đoàn thành viện cộng sản HCM, hội khuyến học, ban vận động

phát triển giáo dục trong sự nghiệp đổi mới . Chủ trương này cần được hiểu
đúng, tổ chức thực hiện tốt (nhất là ở cơ sở) và thường xuyên hoàn thiện, bổ
sung theo kịp những biến đổi của tình hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi
địa phương .
Mặc dù trong thời gian nghiên cứu ngắn, có hạn, nhưng tôi đã hết sức
cố gắng, tích cực và đã làm được những việc trên đây . Tôi đã nghiên cứu và
nêu ra những biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục ở trường tiểu học
Thượng Lộ . Tuy nhiên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi
những thiếu sót . Trong tương lai, sau khi học xong lớp quản lý tôi sẽ tiếp tục
nghiên cứu để chỉ đạo tốt hơn nữa vấn đề đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục ở
trường tiểu học Thượng Lộ ngày một tốt hơn .
II- KIẾN NGHỊ :
Giáo dục và đào tạo có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội, nó là nền móng của chiến lược phát triển con người, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam
đã nhấn mạnh việc phải phát huy nguồn nhân lực gắn với phát triển giáo dục
và đào tạo : “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá là điều kiện để phát
triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
21
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị
Sen.
Qua nghiên cứu đề tài thực tế tại trường tiểu học Thượng Lộ về việc
thực hiện đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục trong thời gian tới, tôi mạnh dạn kiến
nghị một số vấn đề sau :
* Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng, nhằm thực hiện mục tiêu giúp
cho trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách cho trẻ, một đòi hỏi có sự quan tâm lớn của gia
đình và xã hội . Đề nghị Cấp uỷ, Chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa
đối với nhà trường . Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các

3. Văn kiện Đại hội IX và X của ĐCSVN .
Nhà xuất bản chính trị quốc gia .
4. Tạp chí nghiên cứu lý luận khoa giáo .
5. Quyết định về phê duyệt đề án “ Quy hoạch phát triển xã hội háo
giáo dục giai đoạn 2005-2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo .
6. Đề án phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005-2010 và 2010-
2020 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế .
7. Văn kiện Đại hội, đại biểu Đảng bộ Huyện Nam Đông lần thứ XIII
2005-2010 .
8. Chỉ thị số 40- CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý BCH TW Đảng ( khoá IX) .
9. Quản lý học đại cương .
Thạc sĩ : Trần Quang Bình .
10. Một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường .
Thạc Sĩ : Trần Quang Bình .
11. Huy động cộng đồng
GV : Trần Hữu Vinh 23
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị
Sen.
MỤC LỤC
A/ Phần mở đầu Trang
1. Lý do chọn đề tài . 1
- Cơ sở lý luận
- Cơ sở thực tiễn .
2. Mục tiêu nghiên cứu . 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 5
- Đối tượng nghiên cứu .

I/ Kết kuận : 21
II/ Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 23
24
Tiểu luận tốt nghiệp Phạm Thị
Sen.
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status