Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 7 - Pdf 19

Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước [bài 7]
III. NỀN VĂN MINH SÔNG HỒNG Văn minh sông Hồng, văn minh Đông Sơn hay văn minh Việt cổ đều có chung một nội
dung phản ánh quá trình dựng nước và giữ nước buổi đầu của dân tộc Việt Nam nhìn từ
góc độ địa lý nhân văn, khảo cổ học hay lịch sử tộc người. Về thời kỳ lịch sử này, tổ tiên
ta từ xưa đã sớm nhận ra nền văn hiến được dựng xây lâu đời, hào quang văn minh toả
sáng. Nguyễn Trải trong Bình Ngô Đại Cáo đã tuyên bố long trọng, khẳng định đanh
thép:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Cõi bờ sông núi đã riêng
Phong tục Bắc - Nam cũng khác”
Còn Vũ Quỳnh trong lời tựa sách Lĩnh Nam chích quái đã khái quát: “Nước ta khởi đầu
từ Hùng Vương đã khá văn minh. Núi non kỳ lạ, đất đai linh thiêng, nhân dân anh hào,
chuyện tích thần kỳ, thường thường vẫn có ”.

Bằng cảm quan của tâm thức sâu thẳm, của tâm linh huyền diệu, tác giả đã tái hiện nên
bức tranh thoáng nhìn có phần nhuốm màu, đượm vẻ thần tiên, song đã làm nổi lên được
cái thực chất của bước chuyển mình của dân tộc; những đổi thay to lớn của đất nước, xã
hội và con người trong khí thế hào hùng tiến vào văn minh.

Núi sông, đất đai, bờ cõi, không gian sống này của thời các Vua Hùng quả đã khác xưa
lắm lắm. Đầm lầy đã được phủ lên màu xanh của lúa. Rừng rậm lùi xa, xóm làng, đồng
ruộng, bến sông cứ mở rộng, trải dài mãi mãi Một cuộc đổi đời thực sự như vậy há
chẳng phải là điều kỳ lạ, linh thiêng?

Và cái sức mạnh tạo ra sự đổi thay kỳ lạ đó, tạo ra bộ mặt văn minh đó chính là nhân dân
anh hào đã lớn lên lẫm liệt trong khí thiêng sông núi - cái khí thiêng do chính con người

sử dụng và chế tạo kim loại đã thấy ở nhiều nơi (ít ra là ở 11 địa điểm). Tài năng kỹ thuật
và nghệ thuật đạt đỉnh cao biểu lộ trên các đồ trang sức tinh tế bằng đá, những đồ gốm có
hoa văn trang trí, cân xứng, mềm mại, hài hoà. Đặc điểm của tư duy mỹ cảm của người
Phùng Nguyên là phản ánh thế giới khách quan một cánh ước lệ, không chuộng chi tiết,
tỉa tót mà chú trọng làm bật cái thần, cái sống động có thể thấy qua các tượng đầu gà
bằng đất nung ở Xóm Rền (Phú Thọ), tượng người đàn ông bằng đá ở Văn Điển (Hà
Nội)
Theo dõi quá trình hình thành và phát triển các văn hoá tiền Đông Sơn và Đông Sơn có
thể nhận ra những nét đặc Trưng cư bản của các nền văn hoá này là đều có khởi nguồn từ
văn hoá Phùng Nguyên. Từ hình dáng công cụ, vũ khí, đồ trang sức và nghệ thuật đều
được tạo lập từ thời Phùng Nguyên, chúng chỉ được đa dạng về kiểu loại và chất liệu ở
các giai đoạn sau.

Từ khoảng thế kỷ XIII-VIII trước công nguyên, trên địa bàn văn hoá Phùng Nguyên và
các văn hoá ở bình tuyến Phùng Nguyên kế tiếp nhau phát triển thành các văn hoá Đồng
Đậu, Gò Mun ở vùng sông Hồng, Bái Man, Quỳ Chữ ở vùng sông Mã và Rú Cật, Rú
Trăn ở vùng sông Lam.

Tiếp tục phát triển truyền thống Phùng Nguyên, một trong những đặc trưng quan trọng
của các giai đoạn kế liền trước Đông Sơn là sự phát triển bùng nổ của kỹ thuật luyện kim
đồng thau và kỹ thuật đúc chế đồ đồng thau.

Nhân tố mới, thể hiện cuộc sống sôi động, mạnh mẽ phóng khoáng, bám trụ vững chắc và
mở rộng không gian sinh tồn xuống miền châu thổ sông nước mênh mông được in dấu
trên đồ gốm với các hoa văn khuông nhạc cuộn sóng. Văn hoá Gò Mun lại thể hiện sự
nhân lên và trở về với truyền thống Phùng Nguyên ban đầu được nhận biết qua hàng loạt
di vật và nhất là qua hoa văn biểu trưng.

Ý nghĩa tạo nền cho văn minh sông Hồng ra đời của các văn hoá tiền Đông Sơn này thể
hiện ở tiến bộ kỹ thuật, ở sự chọn lọc, xác lập và góp mới những yếu tố văn hoá, biến

Đông Sơn có thể nhận ra những đặc điểm và giá trị tiêu biểu của nền văn minh sông
Hồng. Các di tồn vật chất nói lên sự vận động chất biến của văn hoá Đông Sơn thể hiện ở
sự xuất hiện một loạt những sản phẩm mới, những loại hình di vật mới bằng đồng, bằng
sắt, cho thấy nền văn minh sông Hồng được hình thành và phát triển trên cư sở cuộc cách
mạng luyện kim diễn ra như kết quả phát triển nội tại tất yếu của những thành tựu kỹ
thuật mà những thế hệ, những lớp lớp cư dân ở đây kế tiếp sáng tạo và giành được.

Những thế hệ cư dân thời Hùng, thời Thục, khi họ nấu chảy kim loại, cũng là lúc họ từng
bước đúc nên nền văn minh sông Hồng.
Bằng những công cụ tiên tiến có hiệu suất cao, với những kinh nghiệm làm ăn lâu đời
được đúc kết lại, người dân Lạc, dân Âu, tuy không rời bỏ nền kinh tế khai thác mà lúc
này đối tượng đánh bắt, thu hái vẫn còn rất phong phú dồi dào, dễ kiếm, đã tập trung sức
vào canh tác nông nghiệp, đưa kỹ thuật trồng lúa nước đạt tới đỉnh cao của thời đại, hình
thành phức hợp kỹ thuật canh tác tiên tiến: Thuỷ lợi - cày kim loại - sức kéo trâu bò - cấy
trồng hai vụ. Ngoài lúa, người thời đó còn trồng rau quả như bầu bí, đỗ, cà, dưa hấu,
trám, nhãn, vải, na, cau, dưa. . . mà vết tích của chúng được các nhà khảo cổ học phát
hiện ở nhiều nơi, trong nhiều di tích tiền Đông Sơn, Đông Sơn.

Trong nền nông nghiệp trồng lúa nước, thì nước nổi lên như một yếu tố quan trọng, một
biện pháp kỹ thuật hàng đầu Người xưa đã biết đắp đê để ngăn chặn lũ. Vùng Đông Anh -
Cổ Loa đã phát hiện được dấu tích một đoạn đê cổ có trước thời Bắc thuộc. Họ cũng biết
lợi dụng thế nước cao thấp để đưa nước vào tưới ruộng theo nước triều lên xuống (được
ghi trong Giao Chỉ thành ký, được dẫn lại trong An Nam chí lược đời Trần). Bảo đảm
cho cây lúa đủ nước để sinh trưởng quả là một việc làm đầy gian lao vất vả. Khi gặp hạn
hán phải đưa nước vào ruộng để chống hạn, khi mưa bão quá nhiều gây ngập lụt, cần tiêu
nước chống úng, tất cả đều cần đến sự có mặt của các con kênh mương nhân tạo và điều
đó chỉ có thể thực hiện nhờ sự hiệp lực chung của nhiều gia đình, nhiều làng xóm, dưới
sự điều hành chung của bộ máy quyền lực công.
Như vậy là, nước ảnh hưởng quyết định đôi với lúa nước, một loại cây lương thực chính
của cư dân thời đó; đồng thời nước cũng cung cấp nguồn đạm thuỷ sản dồi dào cùng

cá. Đồ ăn được chế biến thích hợp cho từng dạng sinh hoạt: bánh dày, bánh chưng cho
các ngày lễ tết. Bỏng rang, cơm nắm, cơm lam cho những cuộc đi săn thú rừng hay hành
quân chiến đấu . . .

3. Về trang phục:

Về đầu tóc, phổ biến là lối cắt tóc ngắn ngang vai 3 và búi tóc sau gáy 4 đôi khi cũng
thấy hình người tết tóc hoặc buộc tóc thành đuôi sam, thả dài sau lưng hay vấn cuộn trên
đỉnh đầu. Các tài liệu đều phản ánh lối ăn mặc giản dị của người Đông Sơn: ở trần, đóng
khố, đi chân đất. Sự trang điểm ở người phụ nữ, nhất là những phụ nữ thuộc lớp người
quyền quý có phần cầu kỳ sang trọng hơn: Khăn, yếm, áo, váy, thắt lưng đều được thế
hiện trên chuôi cán dao găm hay kiếm ngắn cùng với mũ, váy lông chim được hoá trang
thấy ở mọi lớp người trong ngày hội, khảo cổ học còn phát hiện ra những tấm đồng che
ngực hình vuông hay hình chữ nhật uốn cong có vòng khuyên hay lỗ buộc trên mặt trang
trí hoa văn người chèo thuyền, cặp cá sấu, chồn cáo điển hình của nghệ thuật Đông Sơn,
những bộ khoá thắt lưng hình tượng rùa hay chim . . . có thể đó là võ phục của các thủ
lĩnh.

4. Về giao thông:

Phương tiện giao thông quan trọng nhất của người Đông Sơn là thuyền, ghe, bè, mảng.
Con thuyền còn là phương tiện cư động chiến đấu rất quan trọng. Đời sống sông nước và
hình ảnh con thuyền đã đi vào tâm thức, trở thành đối tượng phản ánh của nghệ thuật hay
trở thành vật thiêng đưa xác và hồn người chết về thế giới cội nguồn của họ.

Nếu như thuyền gắn với sông nước thì voi gắn với đời sống núi rừng. Người Đông Sơn
đã thuần dưỡng voi để chuyên chở. Hình voi chở trên lưng chiếc trống đồng trang trí trên
cán dao găm Làng Vạc đã nói lên điều đó. Voi còn được người Đông Sơn và tổ tiên ta
sau này sử dụng trong chiến trận. Sử sách đều nhắc đến những con voi đầy dũng mãnh và
nghĩa cử của Bà Trưng, Bà Triệu, của đức Thánh Trần Hưng Đạo trở thành con vật

người đứng thẳng, hai mắt mở to, hai tay chống nạnh, hai tai đeo vòng lớn trễ vai. Tượng
người Gò Mun được tạc ở tư thế ngồi xổm bó gối đầu hơi nghiêng toát lên cái nội tâm
của nhân vật đang trầm tư suy ngẫm. Tượng người thổi kèn trên cán muôi đồng Việt Khê
được làm nổi lên cái hình bóng chung, bàng bạc của một đêm trăng nước mênh mang

Nghệ thuật tạo dáng và cách chọn màu cũng nói nhiều đến tính cách của người sáng tạo
ra chúng.

Điểm lại toàn bộ đồ vật mà chủ nhân văn minh sông Hồng tạo ra, chúng ta nhận ra cái
độc đáo thấm đậm một cảm xúc thẩm mỹ chung là cái mềm mại dịu nhẹ và trầm đọng sâu
lắng biểu hiện qua những vòng trang sức bằng đá quý ở đó sản phẩm được tạo ra có hình
dáng thanh thoát với các gam màu nhã, dịu nhẹ, xanh lơ, trắng ngà, xanh lá mạ, vàng
nhạt

Cũng vậy, những bình vò bát đĩa, những đồ đựng nói chung dù là bằng gốm hay bằng
đồng thì dáng chung của chúng đều tròn trịa, ít những đường gãy góc, những mảng đắp
nổi gồ ghề. Nhìn chung nhịp nhàng và cân xứng là hai mẫu số chung của mô hình thẩm
mỹ Đông Sơn.

Nhạc cụ đào được hay được khắc hoạ trên đồ đồng Đông Sơn như cồng, chiếng, sênh,
phách, chuông, đèn, sao. . . đặc biệt là trống đồng đều là những dụng cụ truyền tín hiệu
hành động hay tạo ra sự hưng phấn được cuốn hút vào sinh hoạt cộng đồng như nhảy
múa, ca hát, hò reo

Những nhạc cụ này chứa rất nhiều nét riêng phản ánh tâm lý, mỹ cảm, tính cách riêng của
chủ nhân chúng.

Có thể tìm thấy nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng, trò chơi, lễ hội còn in dấu trên các
đồ vật của người Đông Sơn.
Xăm mình giống loài thuỷ quái là xuất phát từ nhu cầu cuộc sống luôn tiếp xúc với nước,

Đời thường với những con người và cảnh vật đậm đà sắc thái đồng quê, trong tâm linh
người Đông Sơn đã được khác hoạ, tô phóng thành những biểu tượng riêng cho từng mặt
hay trọn vẹn cho cả cái đời thường đó.

Chim lạc - hay con cò - một loại chim nước kiếm ăn theo đàn rợp bóng trên mặt đầm hay
đơn chiếc bên bờ ao - được khắc hoạ ở vị trí trang trọng trên mặt trống đồng, được nghệ
nhân Đông Sơn chọn làm biểu tượng cho thấy đức tính chuyên cần làm ăn, chịu đựng lam
lũ cốt giữ tiếng ở đời, sống sao cho trong sạch , thanh cao.
Cá sấu một loại vật dũng mãnh vẫy vùng làm chủ nơi sông nước được cách điệu thành
con giao long, hoá thân vào con thuyền để nâng đỡ các chiến binh đang ngồi trên đó,
hoặc cuộn chầu từng đôi dưới mũi thuyền (như ở thạp Đào Thịnh) hoặc được thể hiện
từng cặp trên bốn góc tấm đồng che ngực hàm súc sức mạnh siêu nhiên che chở và nâng
đỡ, hỗ trợ con người chiến thắng kẻ thù. Sau này cá sấu được hoá thân thành con rồng -
rồi thành biểu tượng tổ tiên khai sinh ra dòng giống người Việt.

Có thể phân tích hình ảnh nhiều loài vật thân quen được phản ảnh trong các tác phẩm
nghệ thuật của người Đông Sơn như cóc, rùa, rắn, voi, hổ để tìm ra biểu tượng của từng
mặt đời thường, đã được siêu nhiên hoá trong đời sống tâm linh.

Ở trên, văn minh sông Hồng đã được phản ảnh cái định tính cư bản của nó là một nền văn
minh nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng, mọi hoạt động của đời sống gắn liền với
nước, đậm đà chất sông nước cùng với sắc thái núi và sắc thái biển, tạo ra tính đa dạng
cho nền văn minh này.

Môi trường sinh thái với nền kinh tế then chốt và bao trùm đó đã tạo cho nền văn minh
sông Hồng một diện mạo riêng độc đáo, xét về mặt xã hội. Đó là nền văn minh thôn dã -
nền văn minh nông nghiệp xóm làng, dựa trên cư cấu công xã nông thôn kiểu châu Á, ở
đó xã hội phân hoá chưa sâu sắc, nhà nước sơ khai đã xuất hiện. Với chức năng hên kết
các làng xã trong tổ chức khai hoang, làm thủy lợi và đấu tranh giữ gìn, củng cố và mở
rộng đất đai.

(Nghệ An) . . . Điều quan trọng ở đây là chủ nhân văn minh sông Hồng đã biết “Đông
Sơn hoá”, bản địa hoá các yếu tố văn hoá nhập ngoại, chuyển hoá chúng, nhuần nhuyễn
chúng với các yếu tố văn hoá nội sinh làm phong phú thêm bộ mặt văn hoá Việt cổ.

Có thể nhận ra dấu ấn “Đông Sơn hoá” trên rất nhiều di vật. Chiếc búa chiến bằng đồng
có lỗ tra cán, một vũ khí điển hình của cư dân đồng cỏ Á - Âu trong thời đại kim khí đã
có mặt trong khu mộ táng Làng Vạc được Đông Sơn hoá bằng các hoạ tiết vòng tròn
xoắn ốc thành hình chữ S. Những lưỡi qua đồng có hoa văn trang trí hình cá sấu, hình
chim nước, hình voi, hổ ở Núi Voi, Đông Sơn. Chiếc liềm đồng ở Đá Đỏ (Sơn La)

Phong cách nghệ thuật tả thực của văn hoá Điền với các đề tài người thú đầu sức rất dữ
dằn qua lăng kính nghệ thuật Đông Sơn được thể hiện ít “căng” hơn, nhẹ nhàng hơn qua
cảnh hổ vồ mồi trên nắp thạp Vạn Thắng. Dù có tiếp thu chất tả thực thì nghệ nhân Đông
Sơn cũng chỉ đưa vào, tạo cái hình bóng mà thôi để làm nổi lên cái thần thái mà nghệ
nhân muốn diễn tả.

Có thể dễ dàng nhận ra điều này qua hình ảnh người múa được thể hiện trên mặt trống
Quảng Xương (Thanh Hoá). Sự bay bổng của tâm hồn người múa siêu nhập vào cõi tâm
linh được thể hiện ở đường cong vút của thân thể với chân co, bước duỗi và tấm khoác
choàng lật hẳn sang một bên làm lộ đường cong cơ bắp của chân tay.

Nhiều yếu tố của văn hoá Hán cũng được Đông Sơn hoá rất nhuần nhuyễn. Ví như chiếc
chậu đồng, trong lòng đáy chậu đúc nồi đôi cá chép “song ngư”, nhưng khi chậu được đặt
úp miệng xuống, thì chậu lại mang dáng trống với những hoa văn trang trí rất Đông Sơn
của nó

Tính mở của văn minh sông Hồng đã tạo cho nó một sức sống mạnh mẽ, phát triển ổn
định trong nhiều thế kỷ và luôn được đổi mới, được tiếp thêm sức mạnh tạo ra những
hằng số làm thành bản sắc văn hoá Việt. Nhìn từ tụ điểm thời gian và xét trong mối tương
quan khu vực rộng lớn, thì văn minh sông Hồng thấm đượm, tràn đầy nhất anh hùng ca


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status