Tiểu luận: Thuyết quản lý hệ thống của N.P. Berlatafly và sự vận dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam - Pdf 20


  
TIỂU LUẬN

THUYẾT QUẢN LÝ HỆ THỐNG
CỦA N.P. BERLATAFLY VÀ SỰ
VẬN DỤNG Ở CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM

I. MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON (CTM-CTC)
1. Thực chất mô hình công ty mẹ-công ty con
CTM-CTC là cách gọi của chúng ta, chuyển ngữ từ tiếng Anh “Holding
company” và “Subsidiaries company” sang tiếng Việt. Holding company là
công ty nắm vốn, Subsidiaries company là công ty nhận vốn. Từ “mẹ-con” là
cách gọi suy diễn, có thể gây hiểu lầm, nếu không đi sâu vào nội dung của từ.
Thực chất CTM là một nhà tài phiệt, quan hệ mẹ - con giữa CTM và CTC là
sự chi phối của nhà tài phiệt vào hoạt động sản xuất kinh doanh của CTC nhờ
có vốn của nhà tài phiệt tại các CTC đó. Nhà tài phiệt này khác các cổ đông
thông thường ở chỗ, do có nhiều vốn nên có thể cùng lúc là cổ đông của nhiều
công ty. Vì là cổ đông của nhiều công ty, hơn thế nữa, là cổ đông chi phối
hoặc đặc biệt đối với hoạt động của các CTC. CTM có thể là một công ty hoạt
động tài chính thuần tuý (chuyên dùng vốn để mua cổ phần tại các CTC), cũng
có thể là một công ty vừa hoạt động tài chính, vừa trực tiếp sản xuất-kinh doanh.
2. Ưu điểm của mô hình
Thu hút được nhiều vốn từ xã hội mà vẫn bảo đảm được quyền quyết
định trong CTM cũng như kiểm soát, khống chế hoạt động của các CTC.
Do có khả năng tập trung vốn lớn tạo điều kiện để đáp ứng nhanh thị
trường trong nước cũng như quốc tế, tạo cơ hội cạnh tranh với các tập đoàn
kinh tế trong khu vực và thế giới.
Khả năng tác động toàn diện của CTM vào các CTC do cùng lúc có
vốn tại nhiều CTC nên có tầm nhìn bao quát toàn ngành, toàn thị trường, biết
chỗ yếu, chỗ mạnh của nhiều công ty để có hành vi tác động chính xác tại mỗi
CTC cụ thể.
3. Nhược điểm
Do tập trung vốn và nguồn lực lớn nên dễ dẫn tới tình trạng độc quyền
kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Các CTM nắm giữ phần lớn cổ phần

+ Cơ chế chính sách hiện nay còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, cha có
quy định rõ về quản lý nhà nước đối với TCT. Cơ chế tài chính cha tạo điều
kiện để sử dụng tối đa các nguồn vốn, nên các TCT rất thiếu vốn hoạt động
sản xuất kinh doanh, chậm đổi mới công nghệ, sản phẩm kém khả năng cạnh
tranh, hạn chế khả năng liên kết, liên doanh để mở rộng quy mô sản xuất.
Thực trạng hoạt động của mô hình TCT những năm qua cho thấy :
Cùng với qúa trình đổi mới các DNNN, cần thiết phải đổi mới và chấn chỉnh
lại tổ chức, cơ chế hoạt động của các TCT với mục tiêu đa các doanh nghiệp
này trở thành đầu tầu cho sự phát triển, là nòng cốt và động lực cho công cuộc
công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước, tiên phong trong đổi mới công
nghệ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để cạnh tranh tốt với các tập
đoàn lớn của nước ngoài không chỉ tại Việt Nam, mà còn trên thị trường quốc
tế. Một trong những giải pháp đợc đề cập đến là giải quyết tốt mối quan hệ
giữa TCT với các doanh nghiệp thành viên thông qua mô hình CTM-CTC.
b- Sự cần thiết chuyển các TCT, DNNN sang mô hình CTM-CTC
+ Còn nhiều DNNN không được quản lý trực tiếp bằng TCT.
Cả nước hiện có 17 TCT 91 và 77 TCT 90, bao gồm 1605 DNNN lớn
và vừa, bằng 28,4% tổng số DNNN, chiếm khoảng 65% vốn sản xuất, 61%
lực lượng lao động thuộc khu vực DNNN.
+ Ngay cả 1605 DNNN trực thuộc các TCT cũng không được quản lý
tốt
Một trong các nguyên nhân khiến cho mô hình TCT 90, TCT 91, không
thể quản lý tốt các doanh nghiệp thành viên là địa vị pháp lý không rõ ràng
của các chủ thể kinh tế trong mô hình nói trên. Quan hệ giữa ba đỉnh quyền
lực trong các TCT hiện nay ( Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc
của các DNNN thành viên ) là kiểu quan hệ vừa gò bó vừa lỏng lẻo do không
xác định được dứt khoát, rõ ràng về trách nhiệm và thẩm quyền.
+ Quá trình cổ phần hoá DNNN làm cho ngày càng có có thêm nhiều
doanh nghiệp không còn là thành viên của TCT 90, TCT 91.
- Công ty mẹ nhà nước là công ty do nhà nước làm chủ sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ, hoạt động theo nghị định và các quy định của pháp luật.
- Công ty con là doanh nghiệp được tổ chức và đăng ký, theo pháp luật
Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài, do một công ty mẹ nắm giữ toàn bộ
hoăc một phần vốn điều lệ và bị công ty đó chi phối.
- Công ty con nhà nước là công ty con do một công ty mẹ nhà nước
nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ, hoạt động theo nghị định này và các quy định
của pháp luật.
- Công ty liên kết là công ty mà công ty mẹ có vốn góp những không
có quyền chi phối.
- Công ty con ở nước ngoài là công ty con đăng ký hoạt động theo luật
của nước ngoài do một công ty mẹ đăng ký ở Việt Nam đầu tư và nắm giữ
toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối tại công ty đó.
b. Cơ chế hoạt động của mô hình CTM-CTC ở nước ta
* Vai trò chức năng của CTM
- CTM điều tiết CTC về các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù
hợp với đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật, kế hoạch và chế độ của
Nhà nước, không chỉ dừng lại ở chức năng người chủ sở hữu vốn thuần tuý.
- Chuyển phương thức quản lý hành chính của TCT 90-91 sang phương
thức điều tiết qua địa vị pháp lý của một cổ đông. Sự điều tiết của CTM đối
với CTC có hiệu lực cao hay thấp phụ thuộc vào số vốn của CTM tại CTC và
sự xuất sắc của người đại diện. Đương nhiên, CTM phải tìm cách giành ưu
thế tại các CTC bằng con đường tăng cổ phần và qua sự tập trung cố vấn để
người đại diện của mình tại CTC hoàn thành xuất sắc sứ mạng dại diện.
- Về địa vị pháp lý trước Nhà nước: CTM là một đơn vị hạch toán kinh
tế, dùng vốn Nhà nước để đầu tư, lấy lợi nhuận cổ phần để trang trải chi phí
quản lý và nộp ngân sách theo định mức.

+ Bổ sung, thay thế, miễm nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên
hội đồng quản trị
+ Quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty
khác, bán tài sản có giá trị trên 50% vốn điều lệ của CTM hay tỷ lệ khác nhỏ
hơn
3. Những bước đầu thí điểm mô hình CTM-CTC ở nước ta
a) Một số mô hình CTM-CTC ở nước ta
* Mô hình CTM-CTC của CONSTREXIM
Mô hình tổ chức CTM-CTC của CONSTREXIM là một hình thức tổ
chức sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân
doanh nghiệp độc lập hoạt động trên nhiều lĩnh vực và địa bàn khác nhau để
tạo thế mạnh chung. CTM được hình thành trên cơ sở giữ nguyên pháp nhân
của CONSTREXIM.
CTM chi phối các CTC thông qua ảnh hưởng về thị trường, về chiến
lược kinh doanh và về chất xám. CTM bỏ vốn vào các CTC với tư cách là nhà
đầu tư và hưởng lợi tức tương ứng với phần vốn bỏ ra. CTM không hưởng
một khoản phụ phí nào do các CTC phải nộp. Các quan hệ về kinh tế giữa các
đơn vị thành viên với nhau hoặc với CTM đều thông qua các hợp đồng để
thực hiện các dự án, công trình hoặc thương vụ cụ thể.
Để đầu tư mang lại lợi ích chung cho toàn CONSTREXIM, trong từng
giai đoạn sẽ có sự thống nhất giữa CTM với các CTC để hình thành Quỹ đầu
tư phát triển chung.
b. TCT Khánh Việt với mô hình CTM-CTC
Ngày 14-3-2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 197/quyết
định- TTg phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty Khánh Việt hoạt động theo
mô hình CTM-CTC thực hiện chuyển đổi phương thức Nhà nước giao vốn
sang đầu tư vốn và trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức và hoạt động của XNLH
Thuốc lá Khánh Hoà và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của xí nghiệp theo

nữa thí điểm mô hình CTM-CTC, nâng số TCT được phép hoạt động theo mô
hình này lên 20 TCT. Đó là các TCT sau: - TCT xây dựng Bạch Đằng
- TCT đường sông miền Nam
- TCT kinh doanh địa ốc Sài Gòn
- TCT du lịch Sài Gòn
- TCT xây dựng Sài Gòn
- TCT đầu tư và phát triển xây dựng
- TCT dịch vụ vận tải II
- TCT dịch vụ vận tải và thuê tàu
- TCT vận tải và xếp dỡ nội địa
Theo ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, việc triển khai thí
điểm mô hình có thể kéo dài hết năm 2003.
Để có thể triển khai mô hình này một cách có hiệu quả, trước hết cần
phải nhìn rõ hạn chế của TCT thật chính xác và ở chỗ nào, từ đó mới có
phương án phù hợp thực tiễn, đổi mới và nhất là đạt được mục đích “ xã hội
hoá quyền sở hữu tài sản trong doanh nghiệp giữa các bên ”. Để mô hình này
thí điểm thành công trên mức độ nào đó, việc trước tiên phải có sự chỉ đạo tập
trung, có quyền lực để tiến hành cổ phần hoá mạnh hơn, đánh giá vốn, tài sản
chính xác, nợ nần được ưu tiên xử lý giải quyết, bổ nhiệm cán bộ hay thuê
giám đốc. Ngoài ra cũng cần chú ý là một doanh nghiệp có quy mô lớn không
phải lúc nào cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp mạnh. Vì vậy, cần loại bỏ
cách tư duy một chiều cứ có CTM-CTC là mạnh. Sẽ chỉ có được CTM-CTC
mạnh nếu tạo ra được các điều kiện cần thiết về khả năng quản trị và nhân
cách của đội ngũ các nhà quản trị. Ngược lại, nếu năng lực và trình độ quản
trị, điều hành, trình độ công nghệ - kỹ thuật không tương xứng với quy mô, có
thể sẽ không dẫn đến các lợi thế mà chỉ dẫn đến tác động tiêu cực đối với hiệu
quả hoạt động.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dự thảo Nghị định của Chính phủ về “ tổ chức, hoạt động và chuyển
đổi tổng công ty, doanh nghiệp nhà nớc theo mô hình công ty mẹ - công ty
con ”
2. Kinh tế và Dự báo Số 4/2001 ; Số 9/2002 ; Số 12/2002
3. Nhà nước và Pháp luật Số 12/2002
4. Tài chính doanh nghiệp tháng 8/2002
5. Tạp chí quản lý Nhà nước
6. Tạp chí Kinh tế - Kế hoạch Số 11/2001
7. Một số thông tin khác trên mạng. LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài viết này là do em tự sưu tầm tài liệu và những
kiến thức em học tại trường. Không sao chép của người khác. Nếu sai em xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 11 năm 2003
Sinh viên Bùi Tùng Bách


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status