Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ - 5 - Pdf 20

Sau đây là những sai lầm khác:

Không có thời gian nghỉ: Cuộc sống thay đổi khi bạn trở thành cha mẹ. Những
ông bố bà mẹ trẻ dường như không nhận ra rằng tất cả thời gian dành cho đứa con,
đặc biệt trong những tháng đầu, là nguyên nhân khiến cả hai trở thành mệt mỏi,
cáu gắt. Hãy dành thời gian để được thư giãn: Uống cà phê sáng, ăn trưa với bạn
bè, đi dạo Bạn sẽ thực hiện được điều này nếu biết cách sắp xếp công việc hợp
lý.

Mất ngủ: Trẻ em mới sinh có giờ giấc ngủ nghỉ chưa ổn định theo nhịp sinh học
bình thường. Chẳng hạn, nhiều bé có thể chơi suốt đêm và ban ngày ngủ. Các bà
mẹ kiệt sức vì phải thức cùng bé. Thậm chí, có nghiên cứu đã chỉ ra, nhiều bà mẹ
mất từ 450-700 giờ ngủ khi nuôi trẻ trong năm đầu. Hãy thích nghi với giờ ngủ
của bé, con ngủ thì mẹ ngủ.

So sánh con mình với các trẻ em khác: Đây là một lỗi khá tự nhiên mà các bà
mẹ mắc phải mà không nhận ra. Chẳng hạn, khi thấy các em bé cùng tuổi với con
bạn, trong óc bạn bắt đầu so sánh: Đứa nào xinh hơn, cao hơn, nhanh nhẹn hơn…
Có thể sự so sánh này là để biết tốc độ phát triển của trẻ, song không phải bé nào
cũng phát triển giống nhau. Muốn biết trẻ có phát triển tốt không, hãy căn cứ vào
sự phát triển trung bình của từng lứa tuổi. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn
nếu bé nhỏ hơn hay thấp hơn các em bé khác.

Sao nhãng bản thân và quan hệ vợ chồng: Bạn cần luôn nhớ rằng bạn còn gia
đình chứ không phải chỉ có mỗi em bé. Hãy dành thời gian cho bản thân và gia
đình. Đừng để công việc về con cái khiến mình trở nên luộm thuộm và phai nhạt
tình cảm vợ chồng.

Lo lắng quá mức: Bạn luôn lo lắng về sức khỏe của bé, thấy một biểu hiện nhỏ
cũng cuống quýt lên. Điều đó hẳn là không tốt. Hãy luôn giữ cho mình thái độ
bình tĩnh và lạc quan. Khi trẻ có những dấu hiệu lạ hoặc bất thường, sự bình tĩnh,

Như bình thường, một người phụ nữ cần 1800 calo/ngày và bà mẹ cho con bú sẽ
cần tới 2700 calo để sản xuất sữa liên tục cho em bé bú cả ngày. Nếu chế độ ăn
uống nghèo nàn và kiêng khem quá mức, cơ thể sẽ cho ra sữa không đủ dinh
dưỡng, thậm trí không ra sữa mà đôi khi chính người mẹ cũng không hiểu nguyên
nhân do đâu.

Tuy nhiên, người trực tiếp gánh chịu hậu quả lại chính là con bạn. Các chuyên
gia khuyên rằng trong thời gian cho con bú, bà mẹ không nên giảm quá 2kg/tháng.
Nếu giảm quá mức này, bạn cần nạp thêm năng lượng cho cơ thể bằng những bữa
ăn đủ chất dinh dưỡng như ngũ cốc, rau quả, thịt, cá, trái cây

Các loại nước ép trái cây cũng rất bổ dưỡng do có nhiều vitamin và khoáng
chất, góp phần giữ cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu bà mẹ đang nuôi con bú
mà ăn kiêng, lúc mẹ chưa kịp giảm cân đứa trẻ đã sụt ký từ lúc nào. Do đó ăn uống
cũng là một phần vô cùng quan trọng không chỉ cho người mẹ mà còn ảnh hưởng
đến sức khỏe của em bé.

Cần uống nhiều nước

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, có những việc rất đơn giản nhưng lại
đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe của cả bà mẹ và em bé mà không phải ai
cũng để ý: uống nhiều nước và bổ sung vitamin, khoáng chất.

Bạn biết đấy, trong thành phần sữa mẹ, nước chiếm gần 87%. Vì vậy, việc sản
xuất sữa gần như gắn liền với hoạt động của người mẹ. Uống nước rất có lợi trong
việc tạo sữa, bạn hãy uống thật nhiều lần trong ngày. Không nên để đến lúc thật
khát mới uống, như vậy sẽ không tốt trong việc tạo sữa và ảnh hưởng đến sức
khỏe của cả mẹ và con.

Nếu thấy khó tập thói quen uống nhiều nươc, mỗi lần cho con bú, bạn hãy uống


Các bài tập thể dục không những giúp bạn lấy lại phom mà còn làm quá trình
trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn, tạo cho bạn một sinh lực dồi dào. Từ đó nguồn
sữa của bạn cũng có chất lượng tốt hơn và em bé sẽ khỏe mạnh. Thể dục còn giúp
bạn tránh được căng thẳng, là một trong những nguyên nhân gây thèm ăn.

8 thói quen tốt cho bé cưng Bé có khuynh hướng học theo người lớn. Vì vậy bạn cần rèn luyện để trở thành
tấm gương sáng cho con noi theo. Bạn muốn con mình có được những thói quen
lành mạnh, giúp ích cho cuộc sống của chúng sau này?

Khi chơi xong người lớn phải luôn nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn

Ngay từ bây giờ, bạn hãy lên kế hoạch cùng bé bắt tay vào rèn luyện những điều
cơ bản nhất.

1. Hạn chế các rủi ro

Ngay từ khi trẻ lẫm chẫm tập đi, bạn hãy dạy con biết chú ý đến sự an toàn của
bản thân, tránh các vật nhọn, sắc, cạnh bàn, góc tủ Điều này giúp bé có tính cẩn
thận trong công việc khi trưởng thành.
2. Giữ thói quen nấu ăn

Chuyện bếp núc có thể là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ, nhưng bằng bất cứ giá
nào, bạn cũng nên vào bếp chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.

Thường xuyên, "măm măm" các bữa ăn do mẹ chế biến, con bạn sẽ dần yêu
thích việc nấu ăn. Đồng thời, ăn cơm ở nhà còn giúp bé hạn chế các chất béo bão


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status