ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO TẠI KHOA BÁN CÔNG –BỆNH VIỆN MẮT TP. - Pdf 20

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO
TẠI KHOA BÁN CÔNG –BỆNH VIỆN MẮT TP. HCM TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật Phaco tại Khoa Bán công Bệnh viện
Mắt TP Hồ Chí Minh
Phương pháp: Quan sát tiến cứu 1000 ca phẫu thuật Phaco tại khoa Bán công
Bệnh viện Mắt từ tháng 1-2/2008. Phẫu thuật được tiến hành bởi 8 phẫu thụât
viên chính. Khám bệnh nhân trước mổ, ghi nhận biến chứng trong mổ, khám
bệnh nhân sau 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng. Ghi nhận kết quả thị lực, khúc xạ và
các biến chứng sau mổ.
Kết quả: 1000 mắt của 876 bệnh nhân mổ 1 mắt và 62 bệnh nhân mổ 2 mắt.
Biến chứng trong mổ: bỏng vết mổ 3 mắt, rách bao sau 5 mắt. Biến chứng sớm
sau mổ: tăng áp 2 mắt, phù giác mạc 3 mắt, xuất huyết tiền phòng 1 mắt, lệch
IOL 1 mắt và xẹp tiền phòng 4 mắt. Thị lực sau mổ không kính: 86,6% đạt thị
lực ≥ 3/10, 12,1% thị lực 1-2/10 và 1,3% thị lực < 1/10. Thị lực sau mổ có
kính: 98,2% đạt thị lực ≥ 3/10, 1,8% thị lực 1-2/10 và không có trường hợp thị
lực < 1/10.
Kết luận: Kết quả thị lực sau mổ tốt, đạt được yêu cầu thị lực sau mổ đục TTT
của WHO năm 1998, tỉ lệ biến chứng trong mổ và biến chứng sớm sau mổ
thấp.
ABSTRACT
EVALUATE THE OUTCOME OF PHACOEMULSIFICATION SURGERY
AT HI-TECH DEPARTMENT OF HOCHIMINH CITY EYE HOSPITAL
Tran Thi Phuong Thu, Vo Đuc Dung, Duong Quoc Cuong, Lam Minh Vinh,
Pham Thi Bich Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 30 -33
Purpose: To evaluate the outcome of phacoemulsification surgery at Hi-Tech
Departement of Ho Chi Minh City Eye Hospital.
Methods: Prospective, observational study of 1000 eyes undergoing

+ Bệnh nhân đục TTT có thị lực từ ST (+) đến ≤ 5/10.
+ Bệnh nhân có có tật khúc xạ độ cao, không có chỉ định phẫu thuật khúc xạ
bằng các phương pháp khác.
- Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật Phaco phối họp với CBCM.
+ Bệnh nhân có tình trạng viêm nhiễm ở mi mắt, bờ mi, kết giác mạc.
+ Bệnh nhân có thể trạng già yếu gặp khó khăn khi lên xuống cầu thang (do
khoa chưa có hệ thống thang máy).
- Cỡ mẫu: chọn 1000 ca thỏa mãn tiêu chuẩn chọn vào và loại trừ.
Phương pháp tiến hành
Khám bệnh nhân trước mổ: TL, NA, khám mắt có dãn đồng tử đánh giá tình
trạng TTT và các bệnh lý mắt phối hợp, siêu âm mắt và các xét nghiệm trước
mổ.
Tiến hành phẫu thuật Phaco thường quy bởi 8 phẫu thuật viên chính, ghi nhận
các biến cố trong mổ.
Bệnh nhân xuất viện trong ngày, được hướng dẫn dùng thuốc và chăm sóc mắt.
Tái khám sau 1 ngày và 1 tuần: kiểm tra TL không kính, ghi nhận biến chứng.
Tái khám sau 1 tháng: kiểm tra TL, khúc xạ, các biến chứng.
KẾT QUẢ
1000 ca phẫu thuật tại khoa Bán công trong tháng 1 và 2/2008, gồm 876 bệnh
nhân mổ 1 mắt và 62 bệnh nhân mổ 2 mắt. Tuổi trung bình là 61 tuổi, dao động
từ 18-88 tuổi.
Đặc điểm độ đục nhân
+ độ I: 4,2 %
+ độ II: 23,8 %
+ độ III: 57,1 %
+ độ IV: 10,0 %
+ độ V: 4,9 %
Đặc điểm thị lực trước mổ
+ ĐNT < 0,5 m: 2,4 %

+ < 1/10: 0 mắt
- Độ kính cầu sau phẫu thuật: (171 mắt có TL không kính ≤ 8/10 được đo khúc
xạ)
+ -0,5 D → -1,50 D: 23 ca
+ -0,25 D → +0,25 D: 98 ca
+ +0,5 D → +2,00 D: 45 ca
+ > +2,00 D: 05 ca
- Sai lệch kính cầu so dự đoán siêu âm (171 mắt có đo khúc xạ): trung bình 0,5
± 0,6 D
+ Không lệch: 52 %
+ Lệch 0,5 D: 30 %
+ Lệch 1- 2 D: 15,4 %
+ Lệch > 2 D: 2,6 %
- Loạn thị sau mổ (171 mắt có đo khúc xạ): trung bình 0,8 ± 1 D
+ Không loạn: 74 ca
+ < 1 D: 33 ca
+ 1 – 2 D: 47 ca
+ > 2 D: 17 ca
BÀN LUẬN
Về biến chứng trong mổ
+ Rách bao sau: 5 ca, tỉ lệ 0,5%. Tất cả 5 ca này đều có độ cứng nhân độ IV và
V, trong đó có 3 ca đồng tử không dãn tốt và 1 ca do đục TTT polar. Cả 5
trường hợp đều được xử trí tốt, không bị rớt nhân và đều được đặt kính. Sau mổ
có 1 ca tăng áp và đáp ứng với điều trị nội. Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ rách
bao sau trong phẫu thuật Phaco khoảng 1-5%
+ Bỏng vết mổ: 3/ 1000 ca. Các trường hợp này gặp ở đục TTT nhân nâu đen
và thời gian phaco kéo dài. Sau mổ không thấy hiện tượng dò vết mổ.
Về biến chứng sớm sau mổ
Tỉ lệ thấp, các trường hợp xuất huyết tiền phòng, lệch kính và xẹp tiền phòng
phát hiện trong ngày đầu sau mổ và được xử trí ngay, kết quả đều tốt. Hai

sau mổ không đặc trưng cho mẫu nghiên cứu vì chỉ đo được 171/ 573 mắt sau
mổ 1 tháng và ở những mắt có thị lực không kính < 9/10.
Về sự giám sát thường xuyên kết quả phẫu thuật
+ Việc giám sát kết quả phẫu thuật thường xuyên là cần thiết nhằm giúp cho
các phẫu thuật viên và cơ sở phẫu thuật giám sát chính kết quả của họ theo thời
gian.
+ Cần đánh giá được kết quả phẫu thuật khi xuất viện và 1 tháng sau đó. Ba
nguyên nhân chính của kết quả thị lực kém sau mổ đục TTT lần lượt là: có
bệnh lý mắt phối hợp, biến chứng phẫu thuật và chỉnh kính chưa tốt (kính nội
nhãn và kính đeo ngoài). Tuy nhiên, khi tỉ lệ thị lực kém > 10% thì cần tìm hiểu
nguyên nhân.
+ Không nên dùng kết quả giám sát này để so sánh giữa các phẫu thuật viên
hoặc các cơ sở phẫu thuật vì có nhiều nguyên nhân gây ra sự khác biệt, như:
khác nhau về đối tượng dân số, về chỉ định phẫu thuật, về phương tiện và tay
nghề. Việc so sánh này có thể làm hạn chế số bệnh nhân có tiên lượng kém
không được phẫu thuật dù có chỉ định
KẾT LUẬN
Kết quả thị lực sau mổ tốt, đạt được yêu cầu thị lực sau mổ đục TTT của
WHO năm 1998, tỉ lệ biến chứng trong mổ và biến chứng sớm sau mổ thấp.
Đây là kết quả của việc đánh giá kết quả lần đầu tại khoa Bán công của Bệnh
viện và lượng bệnh nhân tái khám sau 1 tháng còn thấp. Tuy nhiên nó cũng
tạo cơ sở cho chúng tôi tiến hành đánh giá cho những năm sau, nhằm giúp
hoàn thiện thêm cho quy trình phẫu thuật và theo dõi sau mổ bệnh nhân đục
TTT tại Bệnh viện.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status