Bài tập cá nhân 2- Thương mại 1- Đặc điểm pháp lí của Tập đoàn kinh tế - Pdf 20

BÀI LÀM
1. Khái niệm
Theo Điều 149 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì: Tập đoàn kinh tế là nhóm
công ty có quy mô lớn. Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý
và hoạt động của tập đoàn kinh tế.
Và Điều 38 Nghị định 102/102/ND-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số
điều của luật doanh nghiệp cũng quy định: Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các
công ty có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ
sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, hoặc các hình
thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị
trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai
cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ- công ty con.
2. Đặc điểm pháp lí của Tập đoàn kinh tế
- Về chủ thể: dấu hiệu đầu tiên để nhận diện một Tập đoàn kinh tế (TĐKT)
đó chính là những chủ thể tham gia vào tập đoàn. TĐKT là tổ hợp các chủ thể
hình thành trên cơ sở liên kết về tài chính, công nghệ, thị trường,… và không
phân biệt thành phần kinh tế. Các tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay như: Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông, Dầu khí Quốc gia, Công nghiệp Than- Khoáng sản
Việt Nam…
Thực tiễn hoạt động của TĐKT cho thấy các loại hình tham gia liên kết
thành lập TĐKT là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, bao gồm Công ty
cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn và cả Doanh nghiệp Nhà nước. Còn lại
Công ty Hợp danh và Doanh nghiệp Tư nhân không có tư cách pháp nhân, họ
tham gia vào các quan hệ kinh tế và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của
các thành viên hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân. Nếu tham gia vào
TĐKT xét dưới mức độ quyền lợi thì trách nhiệm gánh vác trong trường hợp
rủi ro là rất lớn, do vậy họ phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật.
- Về tư cách pháp lí: hầu như các nước đều quan niệm TĐKT là một chủ
thể kinh tế hơn là chủ thể pháp lí và không có tư cách pháp nhân, không có
đăng kí kinh doanh với cả tập đoàn mà chỉ đăng kí kinh doanh với từng doanh

trong việc thực hiện các chiến lược chung của cả tập đoàn. Bên cạnh đó, TĐKT
cũng có thể có tầng liên kết con cháu, công ty cháu do công ty con quản lí, sở
hữu toàn bộ vốn góp hoặc nắm giữ tỉ lệ vốn góp đủ để chi phối công ty.
- Về vấn đề sở hữu vốn trong TĐKT: mô hình TĐKT thường đa hình thức
sở hữu, trong đó có thể có vốn Nhà nước, vốn góp của các thành phần kinh tế
khác. Mô hình TĐKT là hình thức liên kết có thể huy động vốn từ nhiều chủ
thể khác nhau. Trong cơ cấu bộ máy, công ty mẹ có thể nắm 100% hoặc có sự
tham gia của nhiều chủ thể khác nhau như: Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức
đầu tư tài chính khác. Trong giai đoạn áp dụng thí điểm một số Tổng công ty
Nhà nước sang mô hình TĐKT như hiện nay, thì công ty mẹ do Nhà nước nắm
100% vốn, thực chất đây là Doanh nghiệp Nhà nước. Còn vốn của công ty con,
chủ yếu hình thức bằng việc góp vốn của các chủ thể thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau, dưới các hình thức như: Công ty trách nhiệm hữu hạng,
Công ty cổ phần,… Có thể thấy, đa dạng về sở hữu là đặc trưng của TĐKT.
- Cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên
riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của
Luật Doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp. Như tập đoàn Điện lực Việt Nam,
tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, tập đoàn Viễn thông Quân đội,…
Do nền kinh tế hội nhập sẽ phải chấp nhận cạnh tranh, cạnh tranh tất yếu
dẫn đến tích tụ và tập trung vốn vì vậy tất yếu sẽ hình thành doanh nghiệp lớn,
tức các tập đoàn kinh tế. Song tập đoàn kinh tế hiện nay khi làm ăn thiếu hiệu
quả gây tác hại lớn cho nền kinh tế. Việc kinh doanh thua lỗ, nợ nần chồng chất
cùng các sai phạm về quản trị, tham ô, tham nhũng thể hiện điển hình ở hai vụ
án Vinashin và Vinalines. Hoạt động yếu kém, sử dụng quá nhiều nguồn lực, đã
trở thành là gánh nặng của nền kinh tế.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status