Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 4 Giao dịch dân sự doc - Pdf 20

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 4 Giao dịch dân sự

BÀI 4
GIAO DỊCH DÂN SỰ,
ĐẠI DIỆN, THỜI HẠN, THỜI HIỆU
1. I. Giao dịch dân sự
- Quy định từ điều 121 đến điều 138 của BLDS (chương VI phần 1 của BLDS)
1. 1. Khái niệm và ý nghĩa của GDDS
- GDDS là một trong các hình thức cơ bản, phổ biến của QHPLDS.
- Theo Đ121 BLDS: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn
phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
1. 2. Phân loại GDDS
Căn cứ vào các bên tham gia vào giao dịch dân sự thì có thể phân biệt giao dịch
dân sự thành hai loại:
* Hợp đồng dân sự:- Là GD trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên nhằm
làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Thông thường HĐDS là loại giao dịch phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày.
HĐ thường có 2 hoặc nhiều hơn 2 bên tham gia (và mỗi bên lại có thể có nhiều
chủ thể tham gia).
- HĐ là sự thỏa thuận ý chí và thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ DS.
- Thỏa thuận vừa là nguyên tắc đặc trưng của HĐDS vừa được thể hiện trong tất
các giai đọan của hợp đồng.
* Hành vi pháp lý đơn phương
- HVPLĐP là GD trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ DS
- Hành vi pháp lý đơn phương thông thường do một chủ thể thể hiện ý chí và thực
hiện như Lập di chúc, từ bỏ quyền sở hữu…
- Hành vi pháp lý đơn phương cũng có thể do nhiều chủ thể cùng thực hiện:
Ví dụ: Hai chủ thể cùng đứng ra tổ chức cuộc thi sáng tác, cuộc thi có giải,
1. 3. Điều kiện có hiệu lực của GDDS

+ Là căn cứ xác định quyền, nghĩa vụ va trách nhiệm dân sự nếu có vi phạm xảy
ra.
- Các hình thức của giao dịch:
+ Lời nói:
Là giao dịch dân sự được diễn ra thông qua trao đổi trực tiếp bằng miệng giữa các
bên và thông thường được áp dụng trong các trường hợp:
# Các giao dịch nhỏ: mua bán vật ít có giá trị, những giao dịch giữa những người
có quen biết, tin cậy lẫn nhau.
# Những giao dịch mà các bên thực hiện xong ngay tại thời điểm giao kết và giao
dịch cũng chấm dứt ngay tại thời điểm đó;
+ Văn bản:
Là hình thức phổ biến được các bên chủ thể áp dụng, gồm:
# Văn bản thường: hình thức phổ biến nhất được áp dụng trong mọi trường hợp trừ
các trường hợp pháp luật yêu cầu khác về hình thức hay các bên chủ thể thỏa
thuận khác. Thông thường được áp dụng với các trường hợp: Pháp luật yêu cầu
phải bằng văn bản thường như hợp đồng giữa các pháp nhân với nhau, hợp đồng
đặt cọc, thế chấp…
Những giao dịch có giá trị lớn;
Những giao dịch mà quyền và nghĩa vụ thông thường không thực hiện ngay tại
thời điểm giao kết.
# Văn bản có công chứng, chứng thực: Là hình thức văn bản phải có công chứng
do cơ quan công chứng thực hiện, được áp dụng trong các trường hợp:
Các giao dịch được pháp luật quy định như chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Hành vi cụ thể:
Là các hành vi cụ thể chưa còn phổ biến nhưng mới chỉ áp dụng trong mua bán tự
động.
1. 4. GDDS vô hiệu và hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu
4.1 Khái niệm:
- Quy định tại Đ127 BLDS
- Giao dịch dân sự vô hiệu khi vi phạm vào 1 trong 4 điều kiện được quy định tại

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Đ130)
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập giao dịch không nhận thức được hành
vi của mình (Đ133).
* Giao dịch dân sự vô hiệu một phần: Là các giao dịch dân sự mà chỉ có một số
phần của giao dịch đó vô hiệu nhưng không ảnh hưởng tới toàn bộ giao dịch.
Ví dụ: Giao dịch thoả thuận bị vô hiệu về thanh toán hoặc địa điểm…
Hậu quả pháp lý:
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các
bên kể từ thời điểm xác lập giao dịch;
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên phải hòan trả cho nhau những gì đã
nhận nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu. Nếu không hoàn trả lại được bằng
hiện vật thì có thể hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi nếu gây thiệt hại còn phải bồi
thường thiệt hại.
Tùy từng trường hợp, xét tính chất của giao dịch dân sự vô hiệu, tài sản hoặc hoa
lợi, lợi tức thu được từ giao dịch sẽ bị tịch thu sung quỹ Nhà nước


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status