NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHIM NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN VĂN HÓA MỸ ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM 3 KHOA TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐÀ NẴNG - Pdf 21

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
392
NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHIM
NHƯ MỘT CÔNG CỤ HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC
BỘ MÔN VĂN HÓA MỸ ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM 3
KHOA TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐÀ NẴNG
AN INVESTIGATION INTO USING AMERICAN MOVIES
AS A SUPPLEMENT IN TEACHINGANHD STUDYING AMERICAN CULTURE
TO THIRD-YEAR STUDENTS AT THE COLLEGE
OF FOREIGN LANGUAGES, UNIVERSITY OF DANANG

SVTH : Nguyễn Trường Duy
Lớp: 06CNA07, khoa tiếng Anh Trường Đại học Ngoại ngữ
GVHD: ThS. Nguyễn Đức Chỉnh
Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này nhằm điều tra tính hiểu quả trong việc sử dụng phim Mỹ như một công
cụ hỗ trợ cho việc dạy và học bộ môn Văn hóa Mỹ đối với sinh viên năm 3 khoa tiếng Anh trường
đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng. Với kết quả kháo sát, bài báo đưa ra những chứng minh về
tính hiệu quả cũng như một số giải pháp để nâng cao chất lượng trong cách sử dụng phim ảnh đối
với việc dạy và học Văn hóa Mỹ.
ABSTRACT
This study investigates the effect of using US movies as a supplement in teaching and
studying American Culture to third-year students at the college of Foreign Languages, Universit of
Danang. The findings show the results which prove the effect of this method toward the teaching
and learning this subject. The study also suggests some solution to help the educators and
students improve their American Culture teaching and learning efficiently.
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Khi được hỏi về nền văn hóa của mình, một số người dân Mỹ đã tỏ ra khá lúng

yếu tố văn hóa Mỹ sau khi xem những bộ phim được sử dụng để phục vụ cho mục đích dạy
và học này.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này chỉ đề cập đến tính hiệu quả của việc sử dụng những bộ phim
Mỹ trong việc hỗ trợ việc dạy và học bộ môn Văn Hóa Mỹ cho sinh viên năm 3 khoa tiếng
Anh tại trường đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng. Dữ liệu nghiên cứu chỉ giới hạn trong các tài
liệu nghiên cứu trước đây về vấn đề tương tự, các bảng hỏi được cung cấp cho sinh viên
tham gia quá trình nghiên cứu cũng như kết quả từ bài kiểm tra cho các sinh viên này sau
khi hoàn thành việc thử nghiệm.
1.4. Cơ sở lý thuyết
1.4.1. Tổng quan về Văn Hóa:
Theo từ điển Encarta (2004) thì phạm trù văn hóa bao gồm “niềm tin vào những
phong tục tập quán, cách thức xã hội và phát họa của những chủng tộc, văn hóa hay các
nhóm xã hội khác nhau”
Tại Việt Nam, Nguyễn Quang (1996) cũng đã đề cập đến việc định nghĩa về văn
hóa trong những nghiên cứu của mình, theo đó “khái niệm văn hóa bao gồm những nền
tảng chung (ví dụ như con người, quốc gia, tôn giáo, dân tôc thiểu số) được xây dựng từ
ngôn ngữ thông dụng kết hợp với cách thức giao tiếp, phong tục tập quán, tín ngưỡng, thái
độ sống và giá trị sống”
1.4.2. Tổng quan về Văn Hóa Mỹ:
Định nghĩa về Văn Hóa Mỹ đã được đề cập trong Problems and issues of diversity
in the United States, của Larry L. Naylor (1999). Tác giả cho chỉ ra rằng định nghĩa về Văn
hóa Mỹ có quan thệ mật thiết hay nói cách khác nọ dựa vào cách mọi người định nghĩa văn
hóa nói chung.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
394
Bên cạnh đó, Campbell và Kean (1997) trong tác phẩm American cultural studies:
an introduction to American culture, đã cho rằng “Văn hóa mỹ là một phức hợp của những
mối xung đột bên trong xã hội, sự trái ngược của những nền văn hóa dân nhập cư từ những
quốc gia khác nhau.”

đợt thực nghiệm.
2. Kết quả
2.1. Thái độ của sinh viên đối với phương pháp giảng dạy và tài liệu của bộ môn Văn
Hóa Mỹ hiện nay
Trong 80 sinh viên tham gia thực nghiệm, có đến 80% số sinh viên cho rằng
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
395
phương pháp giảng dạy bộ môn Văn Hóa Mỹ hiện nay không thú vị và rất khó để theo kịp
trong lớp. Số sinh viền này cho rằng môn học này khá nhàm chán và không tạo được sự
hứng thú học tập cho họ. Bên cạnh đó hơn 78% sinh viên cho rằng giáo trình của bộ môn
Văn Hóa Mỹ khá khô khan. 100% sinh viên tham gia thực nghiệm đều đồng ý rằng việc
dạy và học Văn hóa Mỹ cần được sử dụng các bộ phim làm công cụ hỗ trợ.
2.2. Mức độ tham gia vào giờ học khi các bộ phim Mỹ được trình chiếu
Qua việc quan sát quá trình thực nghiệm, 40 sinh viên tại nhóm thực nghiệm số 2,
tức nhóm được dạy và học bộ môn Văn hóa Mỹ dưới sự hỗ trợ của phim ảnh đã thể hiện
mức độ tham gia vào bài giảng một cách tích cực hơn hẳn 40 sinh viên trong nhóm thực
nghiệm thứ 1, tức nhóm được giảng dạy bộ môn này theo phương thức truyền thống. Cùng
một câu hỏi được đặt ra, tại nhóm thực nghiệm số 2, số sinh viên tham gia trả lời câu hỏi
cao gấp 2 lần số sinh viên tham gia trả lời câu hỏi tại nhóm thực nghiệm thứ 1.
2.3. Mức độ ảnh hưởng của phim Mỹ đối với kiến thức Văn hóa Mỹ của sinh viên
Sau 3 tuần diễn ra thực nghiệm, 80 sinh viên đã có một bài kiểm tra cuối cùng.
Nhóm thực nghiệm số 2 có kết quả làm bài tốt hơn nhóm thực nghiệm số 1 đến 40%.
2.4. Một số khó khăn của giáo viên và sinh viên trong quá trình thực hiện thực nghiệm
Thời lượng từ 90 đến 130 phút là cản trở lớn đối với một giờ học chỉ kéo dài 135
phút của bộ môn Văn Hóa Mỹ. Bên cạnh đó, sinh viên vẫn còn gặp khó khăn trong việc sử
dụng các kỹ năng nghe hiểu bằng tiếng Anh khi được tiếp xúc với những bộ phim Mỹ.
Việc lựa chọn nội dung của bộ phim cho phù hợp với các chủ đề có trong giáo trình của
môn học cũng là một thách thức lớn đối với giáo viên.
2.5. Một số đề xuất để giúp cho việc sử dụng phim ảnh như một công cụ hỗ trợ việc dạy
và học bộ môn Văn hóa Mỹ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Damen, L. (1987). Culture learning: the fifth dimension in the language classroom.
Addison-Wesley Pub. Co.
[2] Hammerly, H. (1986). Synthesis in language teaching: an introduction to languistics.
Blaine: Second Language Publications.
[3] Naylor, L. L. (1998). American Culture: Myth and Reality of a Culture of Diversity.
Greenwood Publishing Group.
[4] Naylor, L. L. (1999). Problems and issues of diversity in the United States.
Greenwood Publishing Group.
[5] Neil Campbell; Alasdair Kean. (1997). American cultural studies: an introduction to
American culture. Routledge.
[6] Quang, N. (1996). Intercultural Communication. Hanoi: VNUCFL.
[7] Seelye, H. N. (1974). Teaching culture: strategies for foreign language educators.
Skokie: National Textbook Company.
[8] Seelye, H. N. (1984). Teaching culture: strategies for intercultural communication.
Lincolnwood: National Textbook Company.
[9] Thanasoulas, D. (2001). The Importance Of Teaching Culture In The Foreign
Language Classroom. Radical Pedagogy , 3 (3).


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status