Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nha trang - Pdf 22

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT
ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG………………………… ……………5

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại………………………………… 5
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại…………….5
1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại………………………………… 8
1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ………………………….9
1.2.1 Khái niệm cho vay ……………………………………………………….9
1.2.2 Các hình thức cho vay của NHTM …………………………………… 10
1.2.2.1 Căn cứ theo thời hạn cho vay…………………………………10
1.2.2.2 Căn cứ theo mục đích vay …………………………………….10
1.2.2.3 Căn cứ vào đối tượng cho vay ……………………………… 11
1.2.2.4 Căn cứ theo tài sản đảm bảo ………………………………….11
1.3 Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM …………… 12
1.3.1 Lý do hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng …………………………12
1.3.2 Khái niệm cho vay tiêu dùng ……………………………………………14
1.3.3 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng ……………………………………… 14
1.3.4 Phân loại cho vay tiêu dùng …………………………………………….16
1.3.4.1 Căn cứ vào mục đích vay ……………………………………….16
1.3.4.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả …………………………… 16
1.3.4.3 Căn cứ vào phương thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng
vay vốn …………………………………………………………………………19
1.3.5 Vai trò của cho vay tiêu dùng ……………………………………………23
1.4 Các nhân tố tác động đến hoạt động cho vay tiêu dùng của các Ngân
hàng thương mại ……………………………………………………… 26
1.4.1 Các nhân tố khách quan …………………………………………………26
1.4.2 Các nhân tố chủ quan ……………………………………………………29

2.3.2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH No & PTNT chi nhánh TP
Nha Trang ………………………………………………………………………68
2.3.2.1 Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay ………… 68
2.3.2.2 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn ……………….69
2.3.2.3 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo thời gian ……………………… 71
2.3.2.4 Tỷ trọng thu lãi hoạt động cho vay tiêu dùng/ tổng thu lãi hoạt
động tín dụng chung ……………………………………………………72
2.3.2.5 Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD / tổng dư nợ cho vay ………………….73

2.4 Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH No & PTNT chi nhánh
TP Nha Trang …………………………………………………………………74
2.4.1 Những kết quả mà NH đạt được …………………………………………74
2.4.2 Một số mặt hạn chế ………………………………………………………76

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG No & PTNT CHI NHÁNH TP NHA
TRANG ……………………………………………………………………… 78
3.1. Xu hướng phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng trong tương lai
………………………………………………………………………………… 78
3.2. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng của NHNo Nha Trang …….79
3.2.1. Định hướng phát triển chung của NHNo Nha Trang…………………….79
3.2.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng …………………….80
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng của
NHNo Nha Trang…………………………………………………………… 81
3.4 Một số kiến nghị ………………………………………………………… 86
3.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ, cơ quan Nhà nước và Bộ ngành ………….86
3.4.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước …………………………………88

KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………92

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2009 …………………… 70 1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thật khó tưởng tượng ra một nền kinh tế nào đó không có sự hiện diện của
hệ thống ngân hàng thương mại. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thì vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại càng được khẳng định. Vai trò
này đặc biệt được khẳng định trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Các hoạt động của ngân hàng thương mại không ngừng được mở rộng và phát
triển cả về mặt lượng và mặt chất. Trong các hoạt động đó có thể nói hoạt động
cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng bậc nhất của các ngân hàng
thương mại. Thông qua hoạt động cho vay của mình các ngân hàng thương mại
đã góp phần cung ứng vốn cho sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động cho vay
được xem như là một đặc trưng nổi bật nhất của ngân hàng thương mại. Đây là
hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng, nhưng cũng là hoạt động
tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong hoạt động ngân hàng.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta ngày một phát triển, đời sống người
dân đang dần được nâng cao, thị trường hàng hóa cũng ngày càng đa dạng và
phong phú với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có thể chi
trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cho mình. Nắm bắt được thực tế đó, các ngân
hàng đã phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm tạo điều kiện cho khách
hàng của mình thỏa mãn các nhu cầu mua sắm trước khi có khả năng thanh toán.
Và chỉ trong một thời gian ngắn sau khi sản phẩm này ra đời, số lượng khách
hàng tìm đến ngân hàng tăng lên, không ngừng tạo ra nguồn thu nhập đáng kể


Chi nhánh ngày càng ổn định và phát triển.
3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào cơ sở các phương pháp nghiên cứu như: thống kê kinh tế, phỏng
vấn, quan sát trực tiếp, so sánh…để phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng
tại NHNo Nha Trang trong thời gian qua.
4. Kết cấu đề tài
Kết cấu của đề tài ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung chính được chia
làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của
Ngân hàng
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No&PTNT
chi nhánh Nha Trang
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng No&PTNT Nha Trang
Trong quá trình nghiên cứu và viết bài do gặp không ít hạn chế nên đề tài
chưa thể hoàn thiện và không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô
giáo, các cô chú, anh chị tại NHNo Nha Trang và bạn đọc có những ý kiến đóng
góp để hoàn thiện bài viết. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình
của Cô Phan Thị Dung, quý thầy cô cùng các cô chú, anh chị tại NHNo Nha
Trang đã tận tình giúp đỡ em trong việc hoàn thiện đề tài.

Nha Trang, tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thanh Sương

4

Chương I:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

ngân hàng của Ý như Banco di Napoli (1591), Istituto Bancairo Sanpaolo di
Torino (1563)…
Khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển, các ngân hàng cho vay nặng
lãi buộc phải hạ lãi suất cho vay do áp lực của cuộc đấu tranh chống cho vay
nặng lãi của các nhà tư bản và chính phủ đã ủng hộ bằng các đạo luật ban hành
quy định lãi suất cho vay tối đa. Ở Anh, năm 1624 quy định lãi suất 8%, năm
1651 là 6% và năm 1714 là 5%.
Mặt khác, cũng chính trong quá trình đấu tranh chống bọn cho vay nặng
lãi, các nhà tư bản công nghiệp và thương nghiệp đã liên kết lại thành lập các hội
tín dụng cho vay lẫn nhau với lãi suất vừa phải, dần dần những hội tín dụng này
đã phát triển trở thành những ngân hàng thương mại cổ phần.
Như vậy, có thể nói nguồn gốc của Ngân hàng Tư bản chủ nghĩa là các
Ngân hàng cho vay nặng lãi thời Trung Cổ phải hạ thấp lãi suất cho vay để phù
hợp với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự phát triển các hội tín dụng
của các nhà tư bản công thương nghiệp. Ở Việt Nam, trước cách mạng Tháng
Tám năm 1945, có Ngân hàng Đông Dương do Pháp thành lập là tổ chức Ngân
hàng lớn nhất, nó đem lại những lợi ích rất lớn cho thực dân Pháp và góp phần
mở mang nền kinh tế cho ba nước Việt – Miên – Lào.
Đến ngày 6/5/1951, theo Sắc lệnh số 15/LCT của Chủ tịch nước Việt Nam
quyết định thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam, là Ngân hàng đầu tiên của
nước ta. Từ năm 1951 đến trước khi có nghị định 53/HĐBT (ngày 26/3/1988), hệ
thống Ngân hàng ở Việt Nam là hệ thống Ngân hàng một cấp, gồm có Ngân
hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên nghiệp trực thuộc. Ngân hàng Nhà
nước như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và xây dựng. Hệ thống
Ngân hàng một cấp vừa làm chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và

7

thanh toán vừa làm nhiệm vụ kinh doanh; toàn bộ hoạt động của Ngân hàng đặt
dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện hạch toán kinh tế toàn

kinh doanh.
1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa, Ngân hàng thương mại thực hiện
các chức năng sau:
 NHTM là trung gian tín dụng.
Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của ngân hàng và có ý nghĩa đặc
biệt trong trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Thực hiện chức
năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời
nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân
cư…để hình thành nguồn vốn cho vay, mặt khác trên cơ sở đáp ứng nhu cầu vốn
của nền kinh tế.
Khi thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng, Ngân hàng thương mại đã
huy động triệt để được các khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi
thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình
tái xuất của các doanh nghiệp.
 NHTM là trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán.
Trong chức năng này, xuất phát từ việc ngân hàng là người thủ quỹ của các
doanh nghiệp, khiến cho ngân hàng có thể thực hiện các dịch vụ thanh toán theo
sự ủy nhiệm của khách hàng. Trong quá trình thanh toán ngân hàng đã sử dụng
giấy bạc ngân hàng thay cho vàng trong lưu thông và sau đó là sử dụng những
công cụ lưu thông tín dụng thay cho giấy bạc ngân hàng. Các khách hàng gửi

9

tiền vào ngân hàng, họ sẽ được ngân hàng đảm bảo an toàn trong việc cất giữ
tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi, nhất là đối với các
khoản thanh toán có giá trị lớn, khắp các địa phương mà nếu khách hàng tự làm
sẽ rất tốn kém và khó khăn. Trong kho làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo
ra những công cụ lưu thông tín dụng và độc quyền quản lý các công cụ đó (séc,
giấy chuyển tiền, thẻ thanh toán…) đã tiết kiệm được cho xã hội rất nhiều về chi

 Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn từ một năm đến năm
năm. Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản
cố định, cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh,
xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên
cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn hình
thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, nhất là các doanh
nghiệp mới thành lập.
 Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên năm năm. Đây là loại
hình được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở,
các thiết bị, phương tiện vận tải có giá trị lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
1.2.2.2 Căn cứ theo mục đích vay
 Cho vay kinh doanh: là loại tín dụng cấp cho các doanh nghiệp, các chủ
thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và kinh doanh.
 Cho vay tiêu dùng: là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được cung cấp cho việc mua
sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình. Tín dung tiêu dùng được cấp
phát dưới hình thức bằng tiền mặt hoặc dưới hình thức bán chịu hàng hóa.

11

Ngày nay tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những xu hướng đang
tăng lên. Hoạt động của nó đã thúc đẩy gia tăng bán hàng ở những người
bán lẻ, tạo ra nhiều yếu tố kích thích sản xuất phát triển. Đồng thời các
ngân hàng đã đáp ứng được một thị trường rộng lớn khi mà hầu hết người
tiêu dùng mua sắm trước, sau đó mới thu xếp nguồn trả nợ
1.2.2.3 Căn cứ vào đối tượng cho vay
 Cho vay vốn lưu động: là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành
vốn lưu động của doanh nghiệp hay cho vay để bù đắp vốn lưu động thiếu
hụt tạm thời. Loại tín dụng này được chia làm các loại: cho vay dự trữ
hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất và cho vay thanh toán các khoản nợ

hành đến những nhu cầu phức tạp hơn như du lịch, vui chơi giải trí, nhu cầu
được tôn trọng…Tuy nhiên, để nhu cầu được đáp ứng đúng lúc, đúng thời điểm
không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện được bởi nó còn phụ thuộc vào một
nhân tố rất quan trọng, đó là khả năng thanh toán. Đôi khi chỉ vì không có khả
năng thanh toán muốn có một chiếc xe máy để mua sắm thì nhu cầu đi lại bằng
xe máy lại không nhiều nữa hoặc như chúng ta cần tiền để đầu tư đi học, khi ra
trường có thể tìm việc và kiếm tiền. Nhưng hiện tại ta lại không có tiền thì mơ
ước được đi học hay có việc làm tốt cũng khó thực hiện được. Vậy tại sao chúng
ta lại không thể có được xe máy, chiếc nhà mới để ở hay là đi học trước khi
chúng ta có đủ tiền trong tương lai?
Đây thực sự là một vấn đề, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu
cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán này.

13

Trên thực tế có hai cách giải quyết. Cách thứ nhất là mua bán chịu. Tuy
nhiên, cách này chỉ có lợi đối với người mua, còn bất lợi đối với người bán.
Người mua sẽ được sử dụng hàng hóa trước khi có đủ số tiền cần thiết, nhưng
người bán sẽ thu hồi vốn chậm hoặc thậm chí bị người mua quỵt tiền. Khi cần
thiết để nhập hàng hoặc mở rộng sản xuất, kinh doanh thì đến lượt người bán dễ
rơi vào tình trạng thiếu phương tiện thanh toán. Vì vậy, cách mua bán chịu
không thật sự khả thi lại gặp nhiều rủi ro. Cách thứ hai là người mua đi vay tiền,
họ sẽ cảm giác là đã đủ phương tiện thanh toán. Cách này vừa thỏa mãn nhu cầu
của người tiêu dùng và nhà sản xuất cũng bán được hàng.
Như vậy cần đến một tổ chức thứ ba hỗ trợ cả người mua và người bán để
họ luôn luôn có phương tiện thanh toán đối với các nhu cầu của họ. Và không có
một tổ chức nào đảm nhiệm được vị trí này tốt bằng các trung gian tài chính, mà
quan trọng nhất là các Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cũng là để ngân hàng
gia tăng lợi nhuận, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.

những điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử
dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có
thể hưởng một mức sống cao hơn.
1.3.3 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
- Quy mô của từng hợp đồng cho vay thường nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức
cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất các
loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp.

1
5

- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phải phụ thuộc vào chu
kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế thịnh vượng, đời sống của người dân được nâng cao
thì nhu cầu vay tiêu dùng lại càng cao. Vào các dịp lễ tết, nhu cầu mua sắm
nhiều thì số lượng các khoản vay cũng tăng lên.
- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu
nhập và trình độ học vấn. Những người có thu nhập khá và tương đối đều sẽ tìm
tới cho vay tiêu dùng khi cần thiết bởi họ có khả năng trả được nợ.
- Khách hàng vay tiêu dùng thường là các cá nhân nên việc chứng minh tài
chính thường khó. Nếu như các doanh nghiệp có Báo cáo tài chính để chứng
minh nguồn thu nhập và chi tiêu của mình thì các cá nhân vay tiêu dùng muốn
chứng minh tài chính của mình thường phải dựa vào tiền lương, sự suy đoán chứ
không có bằng chứng rõ ràng.
- Cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao bởi nguồn trả nợ của người vay có thể
biến động lớn, nó phu thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệp, tài năng và sức
khỏe của người vay…Nếu người vay bị chết, ốm, hoặc mất việc làm ngân hàng
sẽ rất khó thu lại được nợ. Do đó, các ngân hàng thường yêu cầu lãi suất cao, yêu
cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm
hàng hóa đã mua…
- Tư cách, phẩm chất của khách hàng vay thường rất khó xác định, chủ


17

(tháng, quý…). Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc với
khách hàng mà thu nhập định kỳ của họ không đủ thanh toán hết một lần số nợ
vay. Đối với loại cho vay này ngân hàng cần chú ý đến những vấn đề cơ bản sau:
- Loại tài sản được tài trợ:
Thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt hơn khi tài sản hình thành từ tiền vay
thỏa mãn nhu cầu lâu bền cua họ trong tương lai. Với mỗi ngân hàng, họ rất quan
tâm đến việc lựa chọn tài sản để tài trợ và thường họ chỉ nuốn tài trợ cho những
tài sản có thời gian sử dụng dài, có giá trị lớn; với những tài sản này, người vay
có thể hưởng tiện ích của nó trong một khoảng thời gian dài.
- Số tiền phải trả trước:
Với hình thức này, ngân hàng sẽ yêu cầu người đi vay phải có vốn tự có
trên tổng phương án xin vay, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay, thường chỉ cho
vay từ 45% - 65% tổng giá trị tài sản tùy theo các yếu tố như: loại tài sản, thị
trường tiêu thụ tài sản sau khi đã sử dụng, thực lực tài chính, trình độ và nhân
thân, lai lịch của người vay. Quy định này của ngân hàng nhằm tránh trường hợp
khách hàng dùng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay làm tài sản thế chấp, khi
phải phát mãi tài sản không gây nhiều rủi ro cho ngân hàng.
- Điều khoản thanh toán:
+ Số tiền thanh toán mỗi kỳ hạn phải phù hợp với khả năng về thu nhập sau
khi đã trừ đi các khoản chi tiêu khác.
+ Giá trị tài sản không được thấp hơn số tiền cho vay chưa đươch thu hồi.
+ Thời hạn cho vay không nên qua dài nhằm tránh cho việc tài sản tài trợ bị
giảm giá trị theo thời gian đi kèm với rủi ro tín dụng tăng lên.
+ Số tiền mà khách hàng phải thanh toán mỗi kỳ hạn trả nợ có thể được tính
bằng các phương pháp như sau:

18

dụng này thường có quy mô nhỏ, thời hạn vay ngắn. Ngân hàng áp dụng hình
thức này bởi đây là biện pháp sẽ giúp ngân hàng không mất nhiều thời gian như
khi tiến hành thu nợ làm nhiều kỳ. Trong thực tế, khoản cho vay tiêu dùng cấp
theo hình thức này là rất ít.
1.3.4.3 Căn cứ vào phương thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng
vay vốn
Theo đó cho vay tiêu dùng được phân thành:
 Cho vay tiêu dùng trực tiếp
Đây là hình thức trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng của
mình, việc thu nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi chính ngân hàng. Có thể
hình dung qua các bước như sau:
(1). Ngân hàng và người tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng.
(2). Người tiêu dùng trả trước nhà cung cấp một phần số tiền mua
hàng hóa của mình.
(3). Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho nhà cung cấp.
(4). Nhà cung cấp giao hàng hóa cho người tiêu dùng.
(5). Người tiêu dùng thanh toán khoản nợ cho ngân hàng.
Ưu điểm của hình thức tài trợ này là rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực
tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, quyết định cho vay hay không hoàn toàn do
ngân hàng quyết định. Ngoài ra, ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ kiến
thức kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Hơn nữa, khi khách hàng quan hệ trực
tiếp với ngân hàng, có nhiều khả năng họ sẽ sử dụng các dịch vụ khác của ngân
hàng như mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ chuyển tiền…và như vậy


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status