Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật - Pdf 22

Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật GVHD: Cao Duy Hưng
Nhóm sinh viên thực tập lớp 55XD4 1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
1.1 Giới thiệu chung
- Tên công trình: Chung cư 129 – Ban cơ yếu chính phủ
- Địa điểm: Số 51 Quan Nhân – Nhân Chính - Thanh Xuân – Hà Nội
- Chủ đầu tư: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 129 – Ban cơ yếu
chính phủ
- Tư vấn QLDA: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và chuyển giao
công nghệ Việt Nam
- Tư vấn thiết kế: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tư vấn thiết
kế và đầu tư xây dựng – Viện thiết kế - Bộ quốc phòng
- Tư vấn giám sát: Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đại học xây dựng
- Đơn vị thi công: Xí nghiệp xây lắp 3 – Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên 129
1.2 Nội dung hạng mục thi công:
1.2.1 Nội dung xây dựng của gói thầu:
Xây dựng 01 toà nhà 23 tầng (gồm cả 01 tầng lửng và 01 tầng kỹ thuật không
kể tầng hầm) bao gồm các hạng mục: Kết cấu bê tông cốt thép từ cos -0.05 đến
cos +78,60m. Các thông số kỹ thuật chủ yếu:
- Loại công trình và cấp công trình: Công trình cấp B loại 1.
- Tổng diện tích khu đất: 2.729m2.
- Diện tích đất xây dựng công trình: 1.120m2
- Công trình cao 23 tầng (bao gồm cả tầng 1; Tầng lửng và tầng kỹ thuật)
- Tổng số tầng hầm: 1 tầng hầm diện tích 1.811m2
- Cấp công trình: Cấp I
- Bậc chịu lửa: Bậc I
Tầng hầm: Tầng hầm cao 3.3m bao gồm khu vực để xe máy; khu vực để xe
ô tô; khu vực bố trí máy phát điện và phòng kỹ thuật điện; khu vực bố trí máy
bơm nước phòng kỹ thuật nước và phòng quản lý chung.

42,02mx27,4m. Tòa nhà có 02 cầu thang bộ và 02 khu thang máy.
- Công trình được hoàn thiện kiến trúc, nội thất và lắp đặt thiết bị điện nước đáp
ứng yêu cầu công năng sử dụng.
+ Về kết cấu phần thân:
- Công trình được thiết kế với hệ kết cấu khung, cột, dầm, vách bê tông cốt thép
và sàn chịu lực trong đó phần bê tông chịu lực chính thiết kế bê tông thương phẩm
Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật GVHD: Cao Duy Hưng
Nhóm sinh viên thực tập lớp 55XD4 3

mác 400.
- Kích thước các cấu kiện chính:
+ Kết cấu sàn bê tông cốt thép: chiều dày 140mm.
+ Kết cấu cột bê tông cốt thép: Tiết diện cột gồm các loại 1200x1200;
1100x1100; 1000x1000; 900x900,…
+ Kết cấu dầm bê tông cốt thép: Tiết diện 500x900, 300x900, 300x500,
800x500;…
+ Kết cấu vách tường, lõi thang máy bê tông cốt thép chiều dày 350mm.
1.3 Cơ cấu tổ chức công trường
1.3.1 - Tổ chức của đơn vị thi công:
Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật GVHD: Cao Duy Hưng
Nhóm sinh viên thực tập lớp 55XD4 4

công, đạt chất lượng và là người chịu trách nhiệm chính về công
trường.
- Bảo vệ: Nhiệm vụ kiểm soát vật tư, trang thiết bị, người ra vào công
trường.
- Vật tư thủ kho: Nhiệm vụ quản lý vật tư xây dựng.
- Cốp pha, cốt thép, nề: Trực tiếp thi công trên công trường, chịu trách
nhiệm về kỹ thuật thi công.
- Trắc đạt: Nhiệm vụ đo vẽ, định vị phục vụ thi công, vẽ hoàn công.
- Điện, nước: Tổ chức điện, nước cung cấp cho công trường
- ATLĐ, PCCC: Nhiệm vụ quản lý, giám sát an toàn lao động, PCCC.
1.3.2 Nhiệm vụ của các bên liên quan:
a) Chủ đầu tư:
- Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán công trình
xây dựng, công trình sau khi dự án đã được phê duyệt.
- Ký kết hợp đồng với các nhà thầu.
- Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản
nghiệm thu.
- Nghiệm thu để đưa công trình vào khai thác sử dụng.
b) Đơn vị thiết kế:
- Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công
trình nhằm đảm bảo việc thi công xây dựng đúng theo thiết kế.
c) Đơn vị tư vấn giám sát:
- Nghiệm thu xác nhận khối lượng, khi đã đảm bảo đúng thiết kế chất
lượng.
- Yêu cầu thi công thực hiện đúng hợp đồng.
- Bảo lưu ý kiến của mình đối với công việc.
- Từ chối những yêu cầu bất hợp lý khác.

- Công tác xây tường tầng hầm

Tuần 2 (23/8 – 30/8)
 Thứ 2 ngày 25/8
- Lắp dựng cốt thép sàn tầng 9
- Tháo dỡ ván khuôn dầm sàn tầng 6
- Xây tường tầng 2
- Bật mực phục vụ công tác xây tầng 3
- Đêm ngày 25/8, xem đổ bê tông sàn tầng 9
 Thứ 4 ngày 27/8
- Lắp dựng ván khuôn cột vách phân đoạn 1
- Lắp dựng cốt thép cột vách phân đoạn 2
- Xây tường tầng 2
 Thứ 6 ngày 29/8
- Tháo dỡ ván khuôn cột vách phân đoạn 2 tầng 9
- Lắp ván khuôn dầm tầng 10
- Xây tường tầng 3

Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật GVHD: Cao Duy Hưng
Nhóm sinh viên thực tập lớp 55XD4 7

Tuần 3 (31/8 – 06/9)
 Thứ 2 ngày 01/9
- Lắp dựng cốt thép sàn tầng 10
- Tháo dỡ ván khuôn dầm sàn tầng 7
- Xây tường tầng 3
- Bật mực phục vụ công tác xây tầng 4,5
- Đêm ngày 01/9, xem đổ bê tông sàn tầng 10, xử lí sự cố sập dàn
giáo
 Thứ 4 ngày 03/9

1,22mx2,44m liên kết với khung thép hộp 50x50x1,8 bằng vít có hàn móc cẩu 2
đầu thuận tiện cho công tác lắp dựng và tháo dỡ vận chuyển. Khung thép hộp
50x50x1,8 liên kết hàn với nhau thành 2 lớp khoảng cách từ 150mm đến 200mm.
Trước khi lắp dựng các khối cốp pha ván ép phủ phim cần định vị và khoan tạo
lỗ các vị trí dự kiến xuyên ti cột (sử dụng ti thép D16 hàn bu lông 2 đầu). Các tấm
ván ép phủ phim chỉ được sử dụng luân chuyển sang lần tiếp theo sau khi được
vệ sinh, sửa chữa lại đảm bảo đúng kích thước định hình, bề mặt ván ép được
quét 1 lớp dầu chống dính để khi tháo dỡ cốp pha dễ dàng không làm sứt góc cấu
kiện.

Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật GVHD: Cao Duy Hưng
Nhóm sinh viên thực tập lớp 55XD4 9

Ván khuôn cột được quét dầu chống dính
- Cốp pha mặt ngoài của vách thang máy được gia công bằng ván ép phủ phim
tương tự như cốp pha cột. Mặt trong vách thang máy gia công bằng các tấm tôn
định hình các tấm này liên kết với nhau thông qua thanh V150x150 và sâu kẹp
thuận tiện cho công tác tháo dỡ. Để đảm bảo vách thang máy không bị phình rỗ
trong quá trình đổ bê tông, cứ khoảng cách 40~60cm bố trí 01 ti ren D17 xuyên
qua vách bằng ống nhựa D21 đặt sẵn trong cốp pha vách và cố định hai đầu bằng
bát gang 10x10.
Cốp pha vách thang máy
Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật GVHD: Cao Duy Hưng
Nhóm sinh viên thực tập lớp 55XD4 10

- Lấy chiều cao tầng điển hình 3,2m là kích thước cơ sở để gia công các tấm
ván ép phủ phim cho cột và vách (dự kiến gia công hộp cột; vách cao 3m). Riêng
phần cốp pha cột vách tầng kỹ thuật (chiều cao thiết kế 4,5m) được lắp dựng và
đổ bê tông 2 lần: sau khi đổ bê tông lần 1 đến cos 3m tiến hành ghép trượt các
tấm ván ép phủ phim lên cos đáy dầm 4.2m và đổ bê tông lần 2.

Cốp pha dầm

- Sử dụng hệ cột chống thép đơn và giáo pal định hình chịu lực, điều chỉnh
chiều cao bằng hệ kích chân cột và đầu cột.

Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật GVHD: Cao Duy Hưng
Nhóm sinh viên thực tập lớp 55XD4 13

Hệ giáo chống
- Trước khi lắp dựng, cốp pha đã được vệ sinh, sửa chữa lại đảm bảo đúng
kích thước định hình, bề mặt cốp pha được quét 1 lớp dầu chống dính giúp tháo
dỡ cốp pha dễ dàng hơn, không làm sứt cấu kiện khi tháo dỡ cốp pha.
- Kiểm tra tim, trục dầm bằng máy kinh vĩ. Kiểm tra cao độ của cốp pha bằng
máy thuỷ bình. Tại vị trí chân cột chống có các tấm kê để tránh tác dụng cục bộ
làm hỏng bề mặt nền. Các cột chống được liên kết bằng các thanh giằng để đảm
bảo ổn định trong thi công. Yêu cầu cốp pha phẳng kín khít tránh làm mất nước
bê tông gây rỗ cấu kiện. Cốp pha phải đúng cao độ, đúng kích thước hình học của
cấu kiện bê tông.
- Hệ sàn công tác xung quanh công trình được lắp đặt đồng thời với công tác
lắp dựng ván khuôn sàn.
Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật GVHD: Cao Duy Hưng
Nhóm sinh viên thực tập lớp 55XD4 14

Sàn công tác xung quanh công trình

- Cốp pha thành bên của các kết cấu lắp dựng sao cho phù hợp với việc
tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần cốp pha và đà giáo còn
lưu lại để chống đỡ (như cốp pha đáy dầm, sàn và cột chống);
- Lắp dựng cốp pha đà giáo của các tấm sàn và các bộ phận khác cần đảm
bảo điều kiện có thể tháo dỡ từng bộ phận và di chuyển dần theo quá
trình đổ và đóng rắn của bê tông.
- Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt
và không bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi
công.
- Khi lắp dựng cốp pha cần có các mốc trắc đạc hoặc các biện pháp thích
hợp để thuận lợi cho việc kiểm tra tim trục và cao độ của các kết cấu.
- Khi ổn định cốp pha bằng dây chằng và móc neo thì phải tính toán, xác
định lượng và vị trí để giữ ổn định hệ thống cốp pha khi chịu tải trọng
và tác động trong quá trình thi công.
- Trong quá trình lắp dựng cốp pha cần tạo một số lỗ thích hợp ở phía
dưới khi cọ rửa mặt nước và rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài. Trước khi đổ
Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật GVHD: Cao Duy Hưng
Nhóm sinh viên thực tập lớp 55XD4 16

bê tông các lỗ này được bịt kín lại.
* Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha và đà giáo:
Việc nghiệm thu công tác lắp dựng cốt pha đà giáo được tiến hành tại
hiện trường, kết hợp với việc đánh giá xem xét kết quả kiểm tra theo quy
định và các sai lệch không vượt quá các trị số cho phép.
d) Tháo dỡ cốp pha, đà giáo.
- Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để
kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác
trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốt pha, đà giáo, cần trách
không gây ứng suất đột ngột hoặc va trạm mạnh làm hư hại đến kết cấu
bê tông.

cm. Buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng có các thẻ đánh dấu
để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
b)Yêu cầu kỹ thuật gia công và lắp đặt:
Thép thi công không lớn nên có thể gia công cốt thép ngay tại công trường để
thuận tiện cho việc thi công. Gia công cắt và uốn thép bằng máy chuyên dùng.
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
- Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và bị rỉ
- Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên
nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu
vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết
diện thực tế còn lại;
- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
1. Cắt và uốn thép:
- Độ sai lệch kích thước tuân thủ theo TCVN hiện hành.
Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật GVHD: Cao Duy Hưng
Nhóm sinh viên thực tập lớp 55XD4 18

- Các thiết bị thi công chính gồm: máy cắt thép và máy uốn thép.
- Cắt uốn thép được thực hiện bằng phương pháp cơ học. Không dùng
phương pháp cắt bằng nhiệt như ngọn lửa hàn (hàn điện, hàn hơi ).
- Cắt uốn thép phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế. Sản phẩm
cốt thép đã cắt và uốn được tiến hành kiểm tra theo từng lô. Mỗi lô gồm
100 thanh thép từng loại đã cắt và uốn, cứ mỗi lô lấy 5 thanh bất kì để
kiểm tra.
Uốn cốt thép

2. Hàn cốt thép:
Công tác hàn cốt thép chỉ được thực hiện khi có chỉ định của thiết kế. Những
đoạn nối thép đều được thực hiện bằng mối nối buộc.
Liên kết hàn có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phải

(L- Khoảng cách thông thuỷ giữa 2 mép gối tựa ). Đối với cốt thép nằm ở thớ
dưới chỉ được nối trong phạm vi 1/5L về 2 bên gối tựa.
+ Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn,
cốt thép có gờ không uốn móc;
+ Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm;
+ Trong các mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu). Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật GVHD: Cao Duy Hưng
Nhóm sinh viên thực tập lớp 55XD4 20

b) Nối cốt thép cột.
Nối cốt thép cột tuân thủ theo chỉ định trong bản vẽ thiết kế chi tiết: Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật GVHD: Cao Duy Hưng
Nhóm sinh viên thực tập lớp 55XD4 21 Nối chồng cốt thép cột

c) Nối cốt thép sàn.
- Với cốt thép phân bố đều trên cùng vị trí phải nối so le ( cách 1 thanh nối 1
thanh).
- Khoảng cách giữa các vị trí nối phải ≥ 40d
- Thép dưới chỉ được nối trong khoảng 1/4 nhịp tính từ gối.
- Thép trên chỉ được nối trong khoảng gữa nhịp cách gối 1/4 nhịp trở ra.

3mm đối với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày a nhỏ hơn 15mm và 5mm đối với
lớp bê tông bảo vệ a lớn hơn 15mm.
Việc liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng được thực hiện theo yêu cầu sau:
Số lượng mối nối buộc hay hàn không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo
thứ tự xen kẽ.
Trong mọi trường hợp, các góc giữa thép đai với thép chịu lực phải buộc hoặc
hàn 100%.
Việc nối các thanh cốt thép đơn vào khung và lưới cốt thép phải được thực hiện
theo đúng quy định của thiết kế. Khi nối buộc khung và lưới cốt thép theo phương
làm việc của kết cấu thì chiều dài nối chồng thực hiện theo quy định ở bảng 8
nhưng không nhỏ hơn 250mm.
Liên kết thép sàn vào dầm

Báo cáo thực tập cán bộ kỹ thuật GVHD: Cao Duy Hưng
Nhóm sinh viên thực tập lớp 55XD4 24

Chuyển vị của từng thanh thép khi chế tạo hoặc khi lắp dựng khung lưới cốt
thép không được lớn hơn 1/5 đường kính của thanh lớn nhất là 1/4 đường kính
của bản thân thanh đó.
6. Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép:
Kiểm tra công tác cốt thép, tiến hành các công việc sau:
 Sự phù hợp của các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế;
 Công tác gia công cốt thép: phương pháp cắt, uốn và làm sạch bề mặt cốt
thép trước khi gia công.
 Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.
 Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.
- Sự phù hợp của phương tiện vận chuyển đối với sản phẩm đã gia công.
- Chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp dựng so với thiết kế;
Trị số sai lệch cho phép đối với công tác lắp dựng cốt thép;
- Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đặt sẵn so với thiết kế;


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status