ứng dụng phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp để đánh giá cho vùng đồng bằng sông hồng - Pdf 22

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, nghiên cứu được sự ủng hộ động viên của gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tác giả đã hoàn thành
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nước với đề tài:
“Ứng dụng phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biến
đổi khí hậu đối với nông nghiệp để đánh giá cho vùng Đồng bằng sông Hồng ”
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã có cơ hội học hỏi và tích lũy thêm
được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô
giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các bộ môn đã truyền đạt những kiến thức
chuyên môn trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hà Lương
Thuần và PGS TS. Nguyễn Thu Hiền đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung
cấp những tài liệu, những thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành Luận văn này.
Cảm ơn lãnh đạo Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, phòng Cấp thoát nước
đã tạo điều kiện thời gian động viên tôi trong quá trình học tập, cảm ơn phòng Tài
nguyên nước và Biến đổi khí hậu cho tham gia và sử dụng các kết quả nghiên cứu.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, số liệu và công tác xử lý
số liệu với khối lượng lớn nên những thiếu sót của Luận văn là không thể tránh
khỏi. Do đó, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô
giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và đồng nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ và khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn./.

Hà Nội, ngàytháng năm 2013
Tác giả

67TVI. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN67T 4
67TCHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NÔNG
NGHIỆP
67T 5
67T1.1 TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ
TỔN THƯƠNG
67T 5
67T1.1.1 Khái niệm tình trạng dễ bị tổn thương.67T 5
67T1.1.2 Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương67T 6
67T1.1.3 Các tiêu chí sử dụng để xác định các vùng bị tổn thương chính:67T 8
67T1.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP
67T 8
67T1.2.1 Phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong nông nghiệp.67T 8
67T1.2.2 Giới thiệu sơ lược phần mềm đánh giá TTDBTT (CVASS).67T 20
67T1.2.3 Tài liệu cần thu thập và mục đích sử dụng67T 23
67TCHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG
67T 27
67T2.1 PHẠM VI ĐÁNH GIÁ67T 27
67T2.2 GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU67T 27
67T2.2.1 Đồng bằng Sông Hồng.67T 27
67T2.2.2 Vùng nghiên cứu điển hình67T 33
67T2.3 KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG67T 41
67T2.3.1 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam67T 41
67T2.3.2 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho vùng nghiên cứu67T 42
67T2.4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRONG
NÔNG NGHIỆP VÙNG NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH

Bảng sắp xếp dữ liệu chỉ thị theo vùng…………………………………
17
Bảng 3:
Sàng lọc các yếu tố tác động chính…………………….………………
26
Bảng 4:
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp………………….…………………
30
Bảng 5:
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản qua các năm …………………
31
Bảng 6:
Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 …………………
31
Bảng 7:
Mức tăng nhiệt độ (
P
0
P
C) trung bình năm……………… ………………
41
Bảng 8:
Mức tăng nhiệt độ (
P
0
P
C) trung bình năm theo mùa…… ……………….
42
Bảng 9:
Mức thay đổi (%) lượng mưa năm…………….…… …………… ……

Tổng hợp các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu
xã Giao Lạc………………………………………………………………. 51
Bảng 20:
Tổng hợp hiện trạng thiên tai và hậu quả tại xã Tân Trào…………….
55
Bảng 21:
Tổng hợp biện pháp phòng chống thiên tai tại xã Tân Trào ……
56
Bảng 22:
Kịch bản biến đổi khí hậu đối với Hải Phòng…………………………
57
Bảng 23:
Thiên tai có thể xảy ra và hậu quả trong tương lai tại xã Tân Trào……
57
Bảng 24:
Tổng hợp đối tượng dễ bị tổn thương do thiên tai và biến đổi khí hậu
tại xã Tân Trào ………………………………………………………… 59
Bảng 25:
Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Tân Trào……… ………
60
Bảng 26:
Tổng hợp hiện trạng thiên tai và hậu quả tại xã Tiền Tiến… ………
61
Bảng 27:
Tổng hợp biện pháp phòng chống thiên tai tại xã Tiền Tiến …………
62
Bảng 28:
Kịch bản biến đổi khí hậu đối với Hải Dương…………………………
63
Bảng 29:

Bảng tổng hợp chỉ số về tình trạng dễ bị tổn thương(CVI) cấp xã……
73
Phụ lục 1:
Bảng thu thập số liệu tình trạng dễ bị tổn thương đối với Tài nguyên
nước và nhu cầu sử dụng nước………………………………………… 92
Phụ lục 2:
Bảng thu thập số liệu tình trạng dễ bị tổn thương đối với đất đai và cơ
cấu cây trồng…………………………………………………………… 96
Phụ lục 3:
Bảng thu thập số liệu tình trạng dễ bị tổn thương đối với năng xuất sản
lượng cây trồng và an ninh lương thực ……………………………… 101
Phụ lục 4:
Bảng thu thập số liệu tình trạng dễ bị tổn thương đối với sinh kế nông
thôn………………………………………………………………………. 105 DANH MỤC HÌNH

Hình 1:
Sơ đồ xác định chỉ số dễ bị tổn thương………………………………….
16
Hình 2:
Ví dụ về bản đồ tình trạng dễ bị tổn thương…………………………….
19

0
R
-1 sơ đồ xã Giao Lạc……………………………………………
111
Hình 13:
Bảng A
R
0
R
-2 Hiện trạng thiên tai và hậu quả tại xã Giao Lạc………….
111
Hình 14:
Bảng A
R
0
R
-3 Các biện pháp phòng chống thiên tai tại xã Giao Lạc……
112
Hình 15:
Bảng A
R
0
R
-4 Các thiên tai có thể xảy ra và hậu quả trong tương lai tại
xã Giao Lạc……………………………………………………………… 112
Hình 16:
Bảng A
R
0
R

Hình 21:
Bảng A
R
0
R
-4 Các thiên tai có thể xảy ra và hậu quả trong tương lai tại
xã Tân Trào…………………………………………………………… 115
Hình 22:
Bảng A
R
0
R
-5 Tính dễ bị ảnh hưởng do thiên tai và biến đổi khí hậu tại
xã Tân Trào.…………………………………………………………… 116
Hình 23:
Bảng A
R
0
R
-6 Năng Lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Tân
Trào……………………………………………………………………… 116
Hình 24:
Bảng A
R
0
R
-1 sơ đồ xã Tiền Tiến…………………………………………
117
Hình 25:
Bảng A

R
-6 Các biện pháp ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu tại xã
Tiền Tiến.…………………………………………………………… 119
Hình 30:
Bảng A
R
0
R
-1 sơ đồ xã Liên Sơn……………………………………………
120
Hình 31:
Bảng A
R
0
R
-2 Hiện trạng thiên tai và hậu quả tại xã Liên Sơn.………….
120
Hình 32:
Bảng A
R
0
R
-3 Các biện pháp phòng chống thiên tai tại xã Liên Sơn ……
121
Hình 33:
Bảng A
R
0
R
-4 Các thiên tai có thể xảy ra và hậu quả trong tương lai tại xã

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu.
ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng.
CN Công nghiệp.
CSHT Cơ sở hạ tầng.
CTy Công ty.

IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
NBD Nước biển dâng.
NTTS Nuôi trồng thủy sản.
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PCLB Phòng chống lụt bão.
TP Thành phố.
TTCN Tiểu thủ công nghiệp.
TTDBTT Tình trạng dễ bị tổn thương.
TT&MT Tài nguyên và Môi trường.
TW Trung ương.
UBND Ủy ban nhân dân.
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc0T
UNFCCC Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
VSMT Vệ sinh môi trường. 1
PHẦN MỞ ĐẦU


Tương tự như nhiệt độ, số giờ nắng và lượng mưa cũng thay đổi rõ nét. Sự thay đổi
nhiệt độ và lượng mưa trên toàn quốc có xu hướng giống nhau và mức độ biến đổi
ngày càng trở nên phức tạp. Sự BĐKH ngày càng phức tạp đã dẫn tới hậu quả là
thiên tai ngày một thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân của biến đối khí hậu rất phức tạp và đa dạng, bao gồm cả
nguyên nhân do tự nhiên và nguyên nhân do con người. Vì vậy, để giảm thiểu tác
hại, chúng ta cần chủ động phối hợp, đề ra những giải pháp đồng bộ mang tính đa
ngành, đa lĩnh vực để đối phó và thích ứng với BĐKH. Bộ Nông nghiệp và PTNT
đã và đang nỗ lực bằng những hành động cụ thể phối hợp với các Bộ/ngành và địa
phương liên quan trong việc chủ động thích ứng với những biến đổi phức tạp của
khí hậu và hạn chế tối đa tác hại do nó gây ra cho sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngành nhạy cảm, dễ bị tổn thương do
BĐKH, do đó rất cần có các nghiên cứu chi tiết, để đánh giá các tác động và tình
trạng dễ bị tổn thương (TTDBTT) của các lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp do
BĐKH từ đó để có các biện pháp chủ động ứng phó với BĐKH nhằm đảm bảo sự
phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung một cách bền vững.
Đề tài: “Ứng dụng phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do
tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp để đánh giá cho vùng Đồng
bằng Sông Hồng” mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá đượcTTDBTT do tác động của BĐKH đối với nông nghiệp vùng
Đồng bằng sông Hồng trên cơ sở ứng dụng phương pháp đã được đề xuất.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biến
đổi khí hậu đối với nông nghiệp.
- TTDBTT và đánh giá TTDBTT.
- Phương pháp đánh giá TTDBTT do tác động của BĐKH với nông nghiệp.

3
3.2. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu đối

Đánh giá TTDBTT trong nông nghiệp do tác động của BĐKHđối với vùng
Đồng bằng Sông Hồng.
VI. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN
1. Giới thiệu phương pháp đánh giá TTDBTT trong nông nghiệp.
2. Đánh giá được TTDBTT do tác động của BĐKH đối với nông nghiệp
vùng Đồng bằng Sông Hồng.
3. Đưa ra được các biện pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực nông
nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng.

5
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI
NÔNG NGHIỆP

1.1 TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ

BĐKH vào phát triển –
hướng dẫn chính sách
TTDBTT là mức độ một hệ thống nhạy cảm /không
thể chống chịu trước các tác động có hại của BĐKH,
bao gồm dao động khí hậu và các hiện tượng khí hậu
cực đoan. TTDBTT là hàm số của tính chất, cường độ
và phạm vi của các biến đổi và dao động khí hậu mà
hệ thống đó phải hứng chịu, độ nhạy cảm và khả năng
thích ứng của hệ thống đó. (giống với IPCC AR4)

6
Tổ chức
Tài liệu tham khảo
Định nghĩa
UNDP
Xây dựng kịch bản
các tác động của
BĐKH và TTDBTT
TTDBTT = Mức độ hứng chịu trước dao động khí
hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan x Độ nhạy
cảm – Khả năng thích ứng
UNDP
Khung chính sách
thích ứng BĐKH: xây
dựng chiến lược, chính
sách và các giải pháp
TTDBTT = Rủi ro (các tác động có hại của BĐKH
đã được dự báo) – Thích ứng
Bộ Môi
trường

Đánh giá TTDBTT là việc hệ thống hóa và đánh giá các loại hiểm họa khác
nhau trong trường hợp của một hộ gia đình, một phương kế sinh nhai, một nhóm
người, một cộng đồng, một tỉnh, một quốc gia; một ngành hoặc một hệ thống. Một
khi TTDBTT đã được hệ thống hóa và đánh giá thì các tiêu chuẩn, quy định và
chương trình nâng cao nhận thức có thể được thiết kế và thực hiện để giảm
TTDBTT đó và hạn chế tối đa khả năng bị tổn thương trong tương lai.
Đánh giá TTDBTT là điểm khởi đầu để hiểu được các ảnh hưởng kinh tế xã
hội, lý sinh vv… của BĐKH và quan trọng hơn là hiểu được năng lực thích ứng của
cộng đồng đối với các tác động của BĐKH và các hạn chế, rào cản và các cơ hội
liên quan tới việc thực hiện các chính sách và biện pháp thích ứng. Vì thế, đánh giá
TTDBTT không đơn giản là điểm cuối của quá trình phân tích mà trên hết là tính
chất của các cộng đồng dân cư, khu vực sống và các hệ sinh thái.
Đánh giá TTDBTT sẽ chỉ ra các khu vực, các nhóm người và các hệ sinh thái
trong tình trạng rủi ro cao nhất, nguồn gốc tổn thương và làm thế nào để giảm thiểu
hay loại bỏ các tổn thương này. Vì thế, xác định các vùng và các nhóm người ở mức
độ rủi ro cao nhất và đánh giá nguồn gốc, nguyên nhân các tổn thương là rất cần
thiết cho việc thiết kế và thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực thích ứng.
Đánh giá TTDBTT sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xác định được loại can
thiệp nào, ở đâu và khi nào có thể thực hiện các loại can thiệp này.
Đánh giá TTDBTT được dựa trên các kịch bản và các đầu ra mô hình (toán
học, vật lý).Đó là các bước khởi đầu để hiểu rõ hơn các tác động tiềm tàng của
BĐKH trong tương lai nhằm hướng tới công tác quản lý hiệu quả hơn và phù hợp
hơn.Cuối cùng là các đầu tư về công trình để giảm thiểu tác động của BĐKH.
Khi thực hiện đánh giá TTDBTT cấp vi mô thì bên cạnh việc xác định được
các biện pháp thích ứng, cơ chế chính sách cho bản thân cộng đồng còn có mục tiêu
quan trọng là tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động
và TTDBTT do BĐKH.

8
1.1.3 Các tiêu chí sử dụng để xác định các vùng bị tổn thương chính:

Đánh giá tổng quan cho thấy đánh giá TTDBTT cho một lĩnh vực và một vùng
cụ thể cũng chưa được nghiên cứu và đề cập một cách hệ thống rõ ràng. Phương
pháp luận còn đang trên bước đường hoàn thiện. Để đánh giá TTDBTT trong lĩnh
vực nông nghiệp ở Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải tiến hành nghiên cứu một cách
độc lập, có kế thừa thành tựu của thế giới. Vì vậy Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cho
thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương, đề xuất giải pháp ứng phó trong lĩnh vực nông nghiệp do tác động của
biến đổi khí hậu”. Đề tài đã được nghiệm thu và được áp dụng trong thực tế.
Phương pháp được trình bày dưới đây là kết quả nghiên cứu của đề tài trên.
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một phương pháp đánh giá 5 bước áp dụng đánh
giá TTDBTT do BĐKH đối với nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng.
 Đánh giáTTDBTT trong nông nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Xác định được TTDBTT trong nông nghiệp qua đó cộng đồng và lãnh đạo địa
phương xác định được các biện pháp ứng phó với BĐKH;
- Nâng cao được nhận thức về TTDBTT, BĐKH và NBD;
- Thiết lập được bản đồ TTDBTT trong nông nghiệp cho một khu vực nhất định
nhằm có được các biện pháp thực tế và hữu hiệu giúp đối tượng dễ bị tổn thương
trong quá trình xây dựng chính sách, lập kế hoạch ứng phó với BĐKH và NBD
trong tương lai
 Đối tượng đánh giá gồm:
- Tài nguyên nước và nhu cầu sử dụng nước (nước cho sản xuất lương thực và
nước sinh hoạt);
- Đất đai và phân bố cơ cấu cây trồng, mùa vụ;
- Năng xuất sản lượng cây trồng và an ninh lương thực;
- Sinh kế nông thôn.
 Nội dung phương pháp như sau:
- Bước 1: Xác định phạm vi đánh giá và thu thập tài liệu thứ cấp;
- Bước 2: Lựa chọn kịch bản, sàng lọc tác động vùng đánh giá;
- Bước 3: Xác định mức độ tác động, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng;


trình bày chi tiết trong mục 1.2.2.1

11
 Bước 2: Lựa chọn kịch bản, sàng lọc tác động vùng đánh giá
a. Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu
Các kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam đã được xây dựng theo các kịch bản
phát thải khí nhà kính khác nhau là: thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI).
Tuy nhiên do còn nhiều điểm chưa chắc chắn trong việc xác định các kịch bản phát
triển kinh tế - xã hội và kèm theo đó là lượng phát thải khí nhà kính trong tương lai.
Với sự tồn tại các điểm chưa chắc chắn thì các kịch bản BĐKH, NBD ứng với các
kịch bản phát thải khí nhà kính ở cận trên hoặc cận dưới đều có mức độ tin cậy thấp
hơn so với kịch bản ở mức trung bình. Do đó kịch bản BĐKH và NBD được lựa
chọn sử dụng cho đánh giá TTDBTT là:
- Kịch bản BĐKH và NBD cho Viêt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường phát
hành năm 2011;
- Kịch bản ứng với mức phát thải trung bình (B2).
Trong trường hợp vùng khảo sát đã có kịch bản về BĐKH thì sử dụng luôn, nếu
chưa có thì phải xây dựng kịch bản cho vùng đó bằng phương pháp Downscaling
thống kê để tính toán các yếu tố dựa trên kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ứng với kịch bản phát thải trung bình.
Việc lựa chọn Kịch bản BĐKH được thực hiện trước khi đi đánh giá thực địa
và do nhóm đánh giá phụ trách.
b. Sàng lọc tác động biến đổi khí hậu vùng đánh giá
Sàng lọc các tác động của BĐKH tại vùng nghiên cứu là bước quan trọng nhằm
xác định sơ bộ các tác động của BĐKH tại vùng khảo sát trước khi triển khai đánh
giá thực tế tại vùng nghiên cứu. Việc sàng lọc này dựa trên việc nghiên cứu các tài
liệu thứ cấp đã thu được cũng như dựa trên việc thảo luận của nhóm đánh giá và sự
góp ý của các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan. Các tác động thông qua việc
sàng lọc sẽ là cơ sở cho nhóm đi đánh giá dựa vào đó để có các điều tra khảo sát chi
tiết, thu thập các thông tin sâu hơn tại thực tế.

thành viên của nhóm đối tác như sau:
- Am hiểu điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, trình độ dân trí của địa phương
- Nắm vững tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương;

13
- Có uy tín, có kinh nghiệm về quản lý tại địa phương;
- Nhiệt tình trong công việc;
- Có khả năng diễn thuyết.
 Tập huấn cho nhóm đối tác:
Sau khi đã thành lập được Nhóm đối tác tại địa phương, Nhóm đánh giá có
nhiệm vụ:
- Tập huấn, trang bị cho Nhóm đối tác một số kiến thức, khái niệm cơ bản về
BĐKH, tác động của BĐKH;
- Trình bày cho Nhóm đối tác về những tác động chính của BĐKH xảy ra tại địa
phương và các lĩnh vực chịu tác động dựa trên kết quả sàng lọc tác động được
thực hiện ở Bước 1;
- Hướng dẫn Nhóm đối tác Phương pháp thảo luận với người dân để thu thập thông
tin, số liệu cần thiết.
b. Phương pháp thực hiện phỏng vấn điều tra
Có rất nhiều phương pháp để điều tra, thu thập số liệu. Tùy theo quy mô, yêu
cầu của công việc, Nhóm đi đánh giá phải linh hoạt để chọn ra phương pháp tối ưu
nhất để thu thập số liệu, thông tin cần thiết. Để làm việc với cộng đồng một cách
thuận lợi và hiệu quả, phương pháp đánh giá điều tra được sử dụng là phương pháp
đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA), các công cụ của phương pháp này gồm có:
Bản đồ hành chính (Bản đồ này sẽ được lập với cộng đồng hoặc cập nhật nếu đã có
sẵn), thảo luận bằng bìa, phát biểu thảo luận, lấy ý kiến biểu quyết… Các công cụ
này sẽ được thể hiện chi tiết dưới đây để thu thập xác định mức độ tác động, mức
độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của vùng nghiên cứu, đánh giá.
c. Phương pháp chung tổ chức cuộc họp phỏng vấn thu thập thông tin, số liệu
 Công tác chuẩn bị

d. Xác định mức độ tác động, tính nhạy cảm và khả năng thích ứng
Để xác định, đánh giá được mức độ tác động, tính nhạy cảm và khả năng thích
ứng do biến đổi đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu, Nhóm đánh giá và Nhóm đối tác
cần thực hiện 6 thảo luận với nội dung như sau:
 Thảo luận 1: Xây dựng sơ đồ của địa phương.

15
 Thảo luận 2: Thực trạng thiên tai gây ra trong những năm gần đây.
 Thảo luận 3: Các biện pháp phòng chống thiên tai đã được áp dụng trong những
năm qua.
 Thảo luận 4: Tác động của BĐKH trong tương lai.
 Thảo luận 5: Tìm đối tượng, vùng, vấn đề xã hội, môi trường dễ bị ảnh hưởng nhất.
 Thảo luận 6: Năng lực ứng phó
 Bước 4: Xây dựng chỉ số và lập bản đồ dễ bị tổn thương
a. Xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương
Chỉ số tổn thương được tiếp cận theo khái niệm đã được đề cập ở trên bao gồm
ba chỉ số chính: mức độ khắc nghiệt, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Đối với
mỗi chỉ số trên, nghiên cứu đưa ra các chỉ số phụ cấu thành dựa trên việc tham khảo
tài liệu. Mỗi chỉ số phụ lại được cấu thành từ nhiều yếu tố con khác. Ví dụ như độ
nhạy cảm bao gồm các chỉ số phụ là mật độ và cấu trúc dân số, an ninh lương thực,
việc quản lý nguồn nước và sức khỏe người dân. Đối với yếu tố sức khỏe người dân
lại bao gồm các yếu tố con ví dụ như tuổi thọ trung bình của người dân. Chỉ số tổn
thương sử dụng cách tiếp cận trong đó mỗi yếu tố phụ đều có giá trị như nhau đối
với chỉ số chính dù chỉ số chính là giá trị tổng hợp của nhiều chỉ số phụ. Để đơn
giản hóa, công thức chỉ số tổn thương giả định ba chỉ số chính đều có trọng số bằng
nhau. Trong tương lai, nếu cần thiết các trọng số này có thể được thay đổi.
Chỉ số dễ bị tổn thương được xây dựng dựa trên khái niệm của IPCC bao gồm ba
chỉ số chính: mức độ khắc nghiệt (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC).
Đối với từng biến chỉ số chính E, S và AC thì có các biến chỉ số phụ E
R

nm
R, và ACR
11
R ÷ ACR
1m
R, ACR
n1
R ÷ ACR
nm
R.
Vấn đề cần lưu ý là xác định được tối đa số lượng các biến thành phần cũng như các
biến phụ để cuối cùng xác định biến chính.
Việc tính toán xác định các chỉ số chính, chỉ số phụ và các chỉ số thành phần con
tương ứng được sơ đồ hóa như sau:

16

Hình 1. Sơ đồ xác định chỉ số dễ bị tổn thương
Thuật ngữ chỉ số được hiểu là số được tính toán từ một nhóm biến được chọn
cho toàn bộ khu vực/địa phương và được dùng để so sánh với nhau hoặc với một
điểm tham chiếu nào đó. Nói cách khác, chỉ số này được hiểu là số thứ tự mà thông
qua đó các khu vực sẽ được xếp hạng, phân nhóm theo các mức dễ bị tổn thương. Chỉ
số được xây dựng sao cho nằm trong khoảng từ 0 đến 1 để dễ tiến hành so sánh giữa
các vùng. Đôi khi, chỉ số được thể hiện theo phần trăm bằng cách nhân nó với 100.
Chỉ số dễ bị tổn thương được xây dựng qua nhiều bước. Đầu tiên là chọn khu
vực nghiên cứu gồm nhiều vùng khác nhau. Ở mỗi vùng, một bộ chỉ thị được lựa
chọn cho từng thành phần của khả năng dễ bị tổn thương. Các chỉ thị được chọn dựa
vào độ sẵn có của dữ liệu, đánh giá cá nhân hoặc nghiên cứu trước đó. Vì TTDBTT
thay đổi theo thời gian nên cần lưu ý rằng tất cả các chỉ thị cần liên quan tới năm
được chọn. Nếu TTDBTT cần được đánh giá qua nhiều năm thì cần thu thập dữ liệu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status