nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp sát trùng và kích thích trứng trong thời gian bảo quản đến kết quả ấp nở của trứng gà - Pdf 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN TUẤN THỰC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP SÁT TRÙNG VÀ KÍCH THÍCH TRỨNG
TRONG THỜI GIAN BẢO QUẢN ĐẾN KẾT QUẢ ẤP NỞ
CỦA TRỨNG GÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài đã được cảm ơn và các thông tin trích
dẫn đều được trích rõ nguồn gốc.

Tác giả
Nguyễn Tuấn Thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các Thầy cô Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên và một số tập thể, cá nhân khác cùng sự động viên và giúp
đỡ của gia đình bạn bè.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn chân thành

Trang
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng v
Danh mục các chữ viết tắt vi
Phần thứ nhất. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần thứ hai. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Quá trình bảo quản trứng ấp 3
2.1.1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của trứng trong thời gian
bảo quản 3
2.1.1.2. Ảnh hưởng của thuốc sát trùng đến chất lượng trứng trong quá trình
bảo quản 4
2.1.1.3. Ảnh hưởng của một số chất kích thích đến chất lượng trứng
trong quá trình bảo quản 6
2.1.2. Vệ sinh sát trùng đối với công tác ấp trứng gia cầm 7
2.1.3. Sự phát triển của phôi thai gà trong thời gian ấp 8
2.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở 11
2.1.4.1. Ảnh hưởng của chế độ bảo quản trứng đến sự phát triển của phôi thai 11
2.1.4.2. Ảnh hưởng của chế độ ấp tới sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở 12
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 19
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 19
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 21
Phần thứ 3. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
3.1.2. Thời gian nghiên cứu 24
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu 24

4.9. Ảnh hưởng của việc sát trùng và kích thích trứng đến tỷ lệ gà loại I 45
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ có phôi của trứng thí nghiệm (%) 30
Bảng 4.2. Tỷ lệ chết phôi của trứng thí nghiệm (%) 33
Bảng 4.3. Tỷ lệ thối nổ của trứng thí nghiệm (%) 34
Bảng 4.4. Tỷ lệ nở/ phôi của trứng thí nghiệm (%) 36
Bảng 4.5. Tỷ lệ sát tắc/ phôi của trứng thí nghiệm 37
Bảng 4.6. Tỷ lệ giảm khối lượng của trứng thí nghiệm (%) 39
Bảng 4.7. Tỷ lệ giữa khối lượng gà con nở ra/ khối lượng trứng vào ấp (%) 41
Bảng 4.8. Năng lực nở của trứng thí nghiệm (giờ) 43
Bảng 4.9. Tỷ lệ gà loại I của thí nghiệm (%) 45



1
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong công tác ấp trứng gia cầm nhân tạo để nhân giống, không phải lúc nào
trứng sau khi thu nhặt từ ổ đẻ cũng có thể đưa vào ấp ngay, do số lượng trứng của
một ngày đẻ ít cần phải gom lại đủ số lượng mới tiến hành ấp hoặc do kế hoạch
chăn nuôi và đầu ra của quá trình ấp không hợp lý cần phải lui lại một thời gian.
Trong thời gian đó có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của trứng làm ảnh
hưởng đến kết quả ấp nở và chất lượng đàn con sau khi nở ra như nhiệt độ, độ ẩm,
vi sinh vật…Vì vậy, công việc bảo quản trứng là rất quan trọng. Nếu trứng không
được bảo quản tốt thì sẽ nhanh bị hư hỏng do vỏ trứng ở trạng thái xốp và có nhiều
lỗ khí nên khả năng bốc hơi nước là rất cao, vi sinh vật gây hại dễ dàng xâm nhập
vào trong trứng. Đồng thời sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn đến chất lượng
trứng bị giảm, giảm sự phát triển của phôi, gây chết phôi trong quá trình ấp. Sự bay
hơi nước làm lòng trắng trở nên đặc dần, chỉ số lòng trắng giảm, tỷ lệ lòng đỏ tăng
lên do sự thẩm thấu nước từ lòng trắng sang lòng đỏ, màng lòng đỏ giảm dần tính
đàn hồi, chỉ số lòng đỏ giảm xuống, đơn vị Haugh cũng giảm xuống theo thời
gian bảo quản, ảnh hưởng tới chất lượng trứng và khả năng phát triển của phôi,
ảnh hưởng đến kết quả ấp nở. Còn sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại cùng với
nhiệt độ của môi trường không thích hợp sẽ làm biến đổi các thành phần hóa học
bên trong của trứng gây thối trứng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng và kết quả
ấp nở. Qua thực tế cho thấy nếu trứng trong quá trình bảo quản được can thiệp
bằng các biện pháp sát trùng và kích thích trứng sẽ giúp giữ được chất lượng
trứng, tạo ra con giống khoẻ mạnh, giúp tăng tỷ lệ ấp nở trong các cơ sở ấp tập
trung và các trang trại chăn nuôi.
Để hạn chế sự tổn thất sau thu hoạch trứng gia cầm nói chung và trứng gà nói
riêng, đồng thời tìm ra các biện pháp sát trùng, kích thích trứng trong thời gian bảo
quản để tăng tỷ lệ ấp nở là vấn đề cần thiết cấp bách đặt ra hiện nay nhằm giúp

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Quá trình bảo quản trứng ấp
2.1.1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của trứng trong thời gian bảo quản
Trứng gia cầm đẻ ra nếu đưa ngay vào ấp thì rất tốt. Nhưng thông thường,
không thể đủ số lượng để làm ngay như vậy, cho nên trứng phải được bảo quản
(gom lại) vài ba ngày mới cho vào ấp. Để đảm bảo trứng ấp có đủ tiêu chuẩn, trong
thời gian bảo quản có hai yếu tố chính phải ngăn ngừa càng nhiều càng tốt là: Sự phát
triển của phôi và bốc hơi nước từ trứng. Bằng cách như vậy sẽ đảm bảo được chất
lượng bên trong của trứng như đơn vị Haugh (HU), chỉ số lòng đỏ. Chất lượng của
trứng trong quá trình bảo quản phụ thuộc vào các yếu tố sau:
* Nhiệt độ
Sau khi trứng đẻ ra, nhiệt độ giảm dần từ 41
0
C (t
0
gia cầm mái) tới nhiệt độ
chuồng nuôi, khi nhiệt độ lớn hơn 27
0
C thì phôi vẫn tiếp tục phát triển. Phôi có
khả năng sống cao nhất trong giai đoạn bảo quản, nếu sau 5 - 6 giờ đẻ ra trứng
được hạ nhiệt độ xuống dưới 27
0
C. Khi trứng ấp phải bảo quản vài ngày hoặc thậm
chí 2 - 3 tuần, nó cần nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài.
Điều quan trọng cần biết là: khi bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp nếu ngay lập tức
ta chuyển trứng từ kho lạnh ra ngoài phòng có nhiệt độ cao hơn sẽ xảy ra hiện tượng
trứng có “mồ hôi”, điều này sẽ bất lợi vì tạo điều kiện ẩm ướt cho vi khuẩn bám vào
bề mặt vỏ trứng xuyên qua lỗ khí đi vào trong. Vì vậy, trước khi chuyển trứng đi
(hay mang đi ấp) nửa ngày, cần tăng nhiệt độ ở kho bảo quản, hoặc tăng dần nhiệt độ
cho trứng bảo quản.

0
C, ẩm độ tương đối là 70 - 80 %.
2.1.1.2. Ảnh hưởng của thuốc sát trùng đến chất lượng trứng trong quá trình bảo quản
Tiêu độc hóa học là phương pháp được dùng phổ biến trong công tác ấp trứng
gia cầm. Các chất hóa học dùng để tiêu độc, sát trùng thường có tác dụng làm tiêu
biến protein hoặc làm kết tủa protein của vi khuẩn hoặc tác dụng kết hợp với các
chất cần thiết đối với đời sống của vi sinh vật tạo thành các sản phẩm độc hại, khi
vi sinh vật ăn phải sẽ có tác dụng tiêu diệt ngay chính bản thân virus, vi khuẩn đó.
Hiệu lực tác dụng của các chất hoá học phụ thuộc vào tác dụng đặc hiệu của
chất đó và sức đề kháng của từng loại mầm bệnh đối với chất đó. Ngoài ra nó còn
phụ thuộc vào nồng độ, nhiệt độ của dung dịch đang dùng, cũng như nhiệt độ được
sát trùng, thời gian tác dụng trên đối tượng đó và tính chất vật lý hoá học của đối
tượng tiêu độc. Chẳng hạn cho clo ở dạng khí khi tiếp xúc với vi khuẩn nó sẽ tác
dụng với protein của vi khuẩn và tạo thành protenat, do vậy có tác dụng tiêu diệt vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5
khuẩn. Nhưng trong môi trường ẩm ướt khí Cl
2
có tác dụng diệt trùng cao hơn vì
tạo thành axit hypoclorit (HClO) và axit clohidric (HCl), các chất này có tác dụng
ôxy hoá mạnh, phân hủy các chất hữu cơ của vi khuẩn.
* Prophyl (do công ty Merial sản xuất):
Là một loại thuốc sát trùng và khử mùi đa dụng. Thuốc ở dạng lỏng, màu hơi
xanh, mùi hắc nhẹ, dễ chịu. Prophyl là một chất phenol tổng hợp (công thức hoá học 4
- Chloro 3 - methyl phenol 2 - benzy; 4 chlorophenol) có tác dụng: diệt khuẩn; không
bị ảnh hưởng của chất bẩn; phổ hoạt rộng; tiêu huỷ mầm bệnh nhanh và có tác dụng
kéo dài.
* Virkon (do hãng Bayer - CHLB Đức sản xuất):

động vật.
2.1.1.3. Ảnh hưởng của một số chất kích thích đến chất lượng trứng trong quá trình
bảo quản
Vitamin còn được gọi là sinh tố, là những hợp chất hữu cơ có khối lượng
phân tử nhỏ, cấu tạo hóa học rất khác nhau và đều có hoạt tính sinh học nhằm đảm
bảo cho quá trình sinh lý, sinh hoá trong cơ thể được tiến hành bình thường. Do đó,
vitamin ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất. Đây là yếu tố dinh dưỡng
không thể thiếu được của mọi cơ thể sinh vật sống. Gia cầm rất nhạy cảm với sự
thiếu vitamin, trong khẩu phần dù thiếu một lượng nhỏ vitamin cũng làm ảnh
hưởng đến sức sản xuất của chúng, đặc biệt sẽ làm giảm chất lượng sinh học của
trứng và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển phôi trong quá trình ấp nở dẫn đến giảm
tỷ lệ nở, chất lượng gà con kém, (Nguyễn Mạnh Hùng và cs, 1994) [5].
Theo Bùi Đức Lũng và cs (2002) [11], khi trong trứng thiếu vitamin B1, gà
con nở ra có hiện tượng viêm đa thần kinh (polineurist). Gà đi không vững, một số
con bị liệt. Vì vậy cần bổ sung vitamin B1 trong thức ăn cho gà sinh sản. Khi thiếu
vitamin B2 làm phôi chậm phát triển, phôi chết nhiều vào nửa cuối thời kỳ ấp, biểu
hiện là chân ngắn, ngón cong, mỏ trên ngắn. Thiếu vitamin H trong thức ăn gà đẻ
gây chết phôi, biểu hiện bệnh: Phôi biến dạng, đầu to, mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp
xuống, các xương đùi, bàn chân ngắn lại, gà con ngửa đầu vào lưng và quay tròn,
biểu hiện bệnh thần kinh. Thiếu vitamin B12 thì tỷ lệ chết phôi tăng lên ở giai đoạn
16 - 18 ngày ấp, chân khô, phôi bị xuất huyết toàn thân. Thiếu vitamin A, phôi
ngừng phát triển, tỷ lệ chết phôi tăng, thận sưng to, một số con nở ra mù mắt. Thiếu
vitamin D3, chất lượng trứng giảm, trứng bị dị hình nhiều, vỏ mỏng, khả năng sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7
dụng canxi, photpho của phôi kém gây tỷ lệ chết cao trong giai đoạn cuối của thời kỳ
ấp. Thiếu vitamin E, tỷ lệ trứng không phôi cao, phôi phát triển chậm, hệ tuần hoàn
bị phá hủy, phôi chết có vòng màu tập trung nhiều vào ngày ấp 3 và 4.

- Với trứng gà, sát trùng 4 lần: Trước khi trứng đưa vào kho bảo quản; Trước
khi ấp; 11 ngày ấp; 18 ngày ấp (trước khi trứng chuyển nở).
- Với trứng vịt, sát trùng 4 lần: Trước khi trứng đưa vào kho bảo quản;
Trước khi ấp; 15 ngày ấp; 25 ngày ấp (trước khi trứng chuyển nở).
2.1.3. Sự phát triển của phôi thai gà trong thời gian ấp
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [5] cho thấy nước có vai trò quan
trọng trong quá trình trao đổi chất của phôi. Trứng không hấp phụ hơi nước từ
môi trường bên ngoài vào mà chỉ bốc hơi từ trong ra. Trong trứng nước tự do
chiếm khoảng 74 %, phần lớn được hình thành do quá trình ôxy hoá các chất
hữu cơ. Nước tham gia vào các thành phần tổ chức của phôi, là dung môi hoà
tan các chất dinh dưỡng và là môi trường để xảy ra các phản ứng hoá học.
Nguồn nước tự do trong trứng chủ yếu là ở lòng trắng. Nước của trứng ở tuần
đầu giảm rõ rệt, một phần chuyển vào lòng đỏ, một phần thoát ra ngoài. Ở 6
ngày ấp đầu, trứng có quá trình bay hơi nước vật lý, do vậy nước mất đi ở
giai đoạn này không có lợi, vì nó làm giảm khả năng dịch chuyển của các chất
dinh dưỡng hoà tan từ lòng trắng vào lòng đỏ. Từ ngày ấp thứ 7 đến ngày ấp
thứ 17 xảy ra quá trình bay hơi nước vật lý.
Sau khi trứng được đẻ ra, nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn 27
0
C thì sự phát
triển của phôi ngừng lại, nhưng khi nhiệt độ này tăng lên trên 27
0
C thì phôi tiếp
tục phát triển. Sự hình thành thêm 4 màng phôi để cung cấp ôxy, chất dinh dưỡng,
nước và bảo vệ chống sự mất nước, chống sóc được tạo ra ngay trong quá trình ấp.
+ Màng ối chứa mất nước và chống sóc.
+ Màng đệm có chức năng hô hấp và hấp thụ canxi.
+ Túi lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng và định vị phôi.
+ Màng niệu là túi chứa chất thải (axit uric).
Thời gian ấp trứng gà là từ khi đưa trứng vào đến khi nở ra gà con là 21 ngày

hô hấp. Trong thời gian này phôi đã hình thành lông vũ, mỏ và phần đầu cứng của
mỏ. Bụng phình to ra vì các cơ quan phát triển, cánh phát triển, thân của phôi cong.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10
- Ngày ấp thứ 8 - 9: Phôi có tuyến sinh dục phát triển, các chi được hoàn
thiện, mỏ đã hoá sừng. Túi lòng đỏ phủ kín màng ối và phôi, màng niệu bao
lấy túi lòng đỏ, phôi trở nên nặng và chìm xuống dưới. Phôi đã bắt đầu nhìn
thấy giống hình con gà con.
- Ngày ấp thứ 10: Phôi trao đổi chất mạnh mẽ, sinh nhiệt, lông vũ có thể
nhìn thấy bằng mắt thường. Từ ngày ấp thứ 10 phôi đã thay đổi căn bản về hô
hấp và dinh dưỡng. Mỏ há ra để cho chất dinh dưỡng từ màng ối đi vào ống tiêu
hoá, cuối ngày thứ 10 hệ thống màng niệu bao bọc hết đầu nhọn của quả trứng.
- Ngày ấp thứ 11 - 14: Kích thước của màng ối tăng lên do quá trình chuyển
dịch của lòng trắng, lòng trắng được hoà tan vào trong dịch ối của bao thai, bào thai
sử dụng nguồn dinh dưỡng này thông qua hệ thống tiêu hoá. Do các tuyến tiêu hoá
bắt đầu hoạt động mạnh phôi chiếm hầu hết xoang trứng. Phôi đã cử động, đầu phôi
quay về phía đầu to của trứng, ở giai đoạn này lông tơ đã phủ kín toàn thân, ngón
chân và mỏ đã được hình thành rõ.
- Ngày ấp thứ 15, 16: Kích thước của màng niệu tăng lên tương ứng với
kích thước phôi.
Phôi sử dụng mạnh dịch, nước ối. Hô hấp của phôi được thực hiện nhờ hệ
thống mạch máu của màng đệm. Ở hệ thống tiêu hoá thì phần cuối ruột non được
hình thành, lòng trắng hầu như đã tiêu biến hết, lòng đỏ là nguồn cung cấp chất
dinh dưỡng chính, móng và mỏ đã cứng.
- Ngày ấp thứ 17 - 19: Lúc này lòng đỏ đã dần dần lộn vào trong xoang bụng
của bào thai, bào thai đã chiếm gần hết trứng, phôi nằm dọc theo quả trứng, đầu
hướng về phía buồng trứng. Đầu của bào thai dấu dưới cánh phải, chân ép vào bụng,
màng ối ép sát vào phôi do đã hết dịch màng ối. Chất lỏng của màng niệu cũng giảm

C, ẩm độ tương đối từ 75 - 85 %. Nếu bảo quản trứng ở nhiệt độ thấp sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến phôi. Khi nhiệt độ dưới 0
0
C trứng sẽ bị đóng băng. Khi nhiệt độ lớn
hơn 27
0
C phôi sẽ phát triển ngay trong thời gian bảo quản, do vậy khi đưa trứng vào
ấp có thể gây chết phôi. Nếu thời gian bảo quản kéo dài thì sự phát triển của phôi sẽ bị
rối loạn, thời gian nở kéo dài, nở rải rác, tỷ lệ nở kém.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [6], thời gian bảo quản trứng kéo dài sẽ
có thời gian ấp nở dài. Quá hai ngày, trung bình thời gian ấp nở kéo dài 1 giờ/ ngày
bảo quản. Thời gian bảo quản dài sẽ làm giảm tỷ lệ ấp nở. Quá 7 ngày bảo quản, tỷ
lệ ấp nở sẽ giảm 0,5 - 1 %.
Theo Võ Bá Thọ (1990) [18], cho thấy trứng gà công nghiệp bảo quản 7 ngày
là phù hợp, sau 7 - 10 ngày tỷ lệ nở sẽ giảm 1 %.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12
Abdou và cs (1990) [21] đã chỉ rõ: Sau thời gian bảo quản 5 - 6 ngày, thì cứ
thêm 1 ngày bảo quản tỷ lệ nở sẽ giảm từ 1 - 3 %.
Thời gian và nhiệt độ cao thì thời gian bảo quản ngắn và ngược lại. Trong
điều kiện mùa đông thì thời gian bảo quản trứng được dài hơn so với mùa hè.
Theo Lê Xuân Đồng và cs (1981) [4] cho biết: Thời gian bảo quản trứng từ 1 - 3
ngày ở nhiệt độ 20
0
C thì tỷ lệ ấp nở không có sự sai khác, nhưng bảo quản trứng ở nhiệt
độ 15
0
C thì tỷ lệ ấp nở thấp hơn ở nhiệt độ 20

độ phôi có thể chịu đựng được để sinh trưởng phát triển bình thường.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [6] cho biết: Bình thường nhiệt độ máy
ấp giao động trong khoảng 37
0
C - 38
0
C. Khi nhiệt độ tăng cao (trong mức giới
hạn) thì sức lớn của phôi cũng tăng, phôi phát triển mạnh. Ngược lại trong thời gian
này nhiệt độ thấp hơn mức quy định sẽ làm cho phôi phát triển chậm lại. ở nửa sau
của quá trình ấp (sau khi màng niệu khép kín ở phía trong của đầu nhọn). Sự phát
triển của phôi phụ thuộc vào sự phát triển của phôi trong thời gian đầu. Tức là nó
phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, nếu nửa đầu của quá trình ấp phôi thai phát triển
châm do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp thì nửa sau của quá trình ấp ta tăng nhiệt độ
(nhiệt độ tăng theo mức cho phép) sẽ có lợi cho sự phát triển của phôi thai.
- Nếu nhiệt độ cao trong giai đoạn ấp sẽ làm cho gia cầm nở non ra quá sớm,
gia cầm nhỏ, rốn có cục, mắt nhắm chân cong, đặc biệt gây chết phôi cao khi nhiệt
độ quá giới hạn ( >38
0
C).
- Nếu nhiệt độ quá thấp trong giai đoạn ấp sẽ dẫn tới gia cầm nở muộn và kéo
dài, gia cầm nở ra yếu, hở rốn.
* Ảnh hưởng của yếu tố ẩm độ đến sự phát triển của phôi
Ẩm độ cũng là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình ấp và phát triển
của phôi. Độ ẩm không khí có ý nghĩa cơ bản về nhiều mặt cho sự phát triển của phôi,
ảnh hưởng đến sự bay hơi nước từ trong trứng, cung cấp và trao đổi nhiệt.
Trong máy ấp thì ẩm độ điều hoà sự bay hơi nước và độ toả nhiệt của trứng.
Phần lớn trong quá trình ấp, độ bay hơi nước của trứng phụ thuộc trực tiếp vào độ
ẩm tương đối trong máy ấp. Nếu độ ẩm trong máy ấp cao thì sự bay hơi nước của
trứng sẽ giảm, độ ẩm trong máy ấp thấp thì sự bay hơi nước của trứng sẽ cao. Khi


II tăng 2 - 5 % . Tỷ lệ nở giảm 1 - 2 %, tỷ lệ vịt loại 1 giảm 2 - 7 %.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15
Tóm lại, ẩm độ máy ấp cao kéo dài sẽ làm cho sự phát triển của phôi
chậm lại, sự trao đổi chất của phôi kém, làm cho gia cầm nở chậm và nở rải
rác không đồng loạt. Ẩm độ cao còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và
nấm mốc ở vỏ trứng phát triển gây hại cho trứng. Trong 5 - 6 ngày đầu ẩm độ
cao không gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phôi, nhưng sau 6 ngày sẽ
hạn chế sự phát triển của túi niệu nang và khép chậm ở phía đầu nhọn. Trong
nửa sau của quá trình ấp, ẩm độ quá thừa làm chậm sự sinh trưởng và phát
triển của phôi, phôi sẽ hấp phụ lòng trắng không hết làm tồn đọng lại ở phía
đầu nhỏ. Ẩm độ cao trong suốt quá trình ấp sẽ kéo dài thời gian nở, gà không
nở hàng loạt, gây chết phôi.
Ngược lại, trong trường hợp ẩm độ quá thấp, ngay những ngày đầu ấp gây mất
nước, thể tích buồng khí tăng nhanh, màng niệu khép kín sớm, phôi phát triển
nhanh, gà khó nở hoặc nở sớm, gia cầm khô lông trước khi ra khỏi vỏ trứng, khối
lượng thấp, tỷ lệ nở kém.
* Ảnh hưởng của thông thoáng đến sự phát triển của phôi
Phôi gia cầm cũng như phôi các động vật khác, cần có ôxy để duy trì sự
sống. Độ thông thoáng của máy ấp sẽ đảm bảo bất kỳ vùng nào trong máy ấp
cũng có nhiệt độ, độ ẩm như nhau và nó còn đảm bảo độ trong sạch của
không khí trong máy ấp.
Theo Bùi Đức Lũng và cs (2002) [11]: Độ thông thoáng là tốc độ không khí
sạch ở ngoài vào máy ấp và tốc độ thải không khí bẩn ở trong máy ấp ra ngoài máy
ấp (chứa CO
2
, H
2

phải đảo trứng và làm mát trứng.
Nếu không đảo trứng giữa quá trình ấp màng niệu sẽ bị dính vào túi lòng đỏ.
Do vậy phôi không thu được túi lòng đỏ vào trong xoang bụng hoặc làm rách túi
lòng đỏ ở cuối giai đoạn ấp.
Đối với trứng vịt, trứng ngan theo tác giả Nguyễn Đức Lưu và cs (2001) [13]
thì: Ngoài việc đảo trứng trong máy ấp 1 lần/ giờ thì ta còn phải tiến hành chuyển
trứng ra ngoài máy ấp để đảo bằng tay từng quả một. Khi đưa trứng vào ấp, trứng
được xếp nghiêng, khi đảo bằng tay thì ta lật ngược lại từng quả, đồng thời kết hợp
phun nước làm mát (phun dưới dạng sương mù) làm mát trong khoảng 5 - 15 phút
(tăng theo thời gian ấp).
Thực hiện việc đảo trứng và làm mát trứng ngoài máy ấp như sau:
- Từ ngày ấp thứ 11 - 15 đảo trứng bằng tay 1 lần/ ngày.
- Từ ngày ấp thứ 16 - 25 đảo trứng bằng tay 2 lần/ ngày.
Sau khi đảo trứng xong dùng nước ấm 38
0
C phun dưới dạng sương mù.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

17
Như vậy, yếu tố đảo trứng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình ấp
trứng. Nó không chỉ đơn thuần giúp cho quả trứng tiếp xúc đều với với nhiệt độ mà
còn nâng cao tỷ lệ ấp nở, giảm tỷ lệ trứng sát tắc và nâng cao chất lượng con giống.
* Ảnh hưởng của vệ sinh sát trùng đến tỷ lệ ấp nở
Trong quá trình ấp trứng nhân tạo thì nhiệt độ và yếu tố ẩm độ là những yếu tố
cần thiết cho sự phát triển của phôi thai. Nhưng một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới tỷ lệ ấp nở, chất lượng con giống, đó là sự nhiễm virus, vi khuẩn,
nấm vào trứng dẫn đến tỷ lệ ấp nở thấp.
Sau khi gia cầm mái đẻ trứng, trứng tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn từ phân,
đệm lót vì vậy mà bề mặt của trứng rất nhiều vi khuẩn.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status