Một số kiến nghị đối với thực hiện quản lý rừng bền vững ở việt nam - Pdf 22

Một số kiến nghị đối với thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có
rừng 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nông
nghiệp. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên
diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố
chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu cư dân
thuộc nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế
chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, đặc biệt công tác bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc đã ngăn chặn
được tình trạng suy thoái về diện tích và chất lượng rừng, diện tích rừng tăng từ 9,30 triệu ha
năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 và 12,61 triệu ha năm 2005 (bình quân tăng 0,3 triệu
ha/năm). Hiện nay bình quân mỗi năm trồng mới được khoảng 200.000 ha rừng. Sản lượng
khai thác gỗ rừng trồng đạt khoảng 2.000.000 m3/năm để cung cấp nguyên liệu cho chế biến
hàng lâm sản xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những tồn tại, đặc biệt diện tích rừng tuy có tăng nhưng
chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy giảm, ở một số nơi
diện tích rừng tiếp tục bị tàn phá. Vì vậy, trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn
2006 – 2020 đã xác định: Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát
triển lâm nghiệp.
Trong bối cảnh lâm nghiệp Việt Nam như đã nêu trên, quản lý rừng bền vững là định
hướng chiến lược quan trọng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của ngành góp phần đóng góp
vào nền kinh tế quốc dân; cải thiện đời sống người dân vùng rừng núi; bảo tồn đa dạng sinh
học và hệ sinh thái rừng. Nhận thức rõ điều này, em đã lựa chọn và thực hiện đề tài “Một số
kiến nghị đối với thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam”
PHẦN I. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan về quản lý rừng bền vững
Trong khi khái niệm “bền vững” được thế giới bắt đầu sử dụng từ những năm đầu thế
kỷ 18 để chỉ lượng gỗ lấy ra khỏi rừng không vượt quá lượng gỗ mà rừng có thể sinh ra, tạo
1

diện tích 3.144.345 ha trong đó Trung Quốc, Newzelands, Indonesia, Úc là các nước dẫn đầu
2
Một số kiến nghị đối với thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam
về diện tích rừng được cấp chứng chỉ Như trên đã nêu, Chứng chỉ rừng đã được các nước
trên thế giới biết đến và sử dụng từ gần 20 năm nay; trong khi đó, ở Việt nam hiện nay khái
niệm Chứng chỉ rừng đang còn là rất mới mẻ với cán bộ, người dân hoạt động trong lĩnh vực
lâm nghiệp. Tại cuộc điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền vững do
ORGUT thực hiện vào tháng 9/2007 tại các cơ quan lâm nghiệp ở trung ương và địa phương
cho thấy: 45 % số người được phỏng vấn có biết về khái niệm chứng chỉ rừng. Nhưng trong
số này chỉ có 34 % có hiểu biết rất mơ hồ về điều kiện được cấp chứng chỉ rừng.
Thực tế hiện nay cho thấy: Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là những khái
niệm rất mới mẻ, chưa có tiền lệ và chưa có thực tế nên chưa hề có kinh nghiệm. Thậm chí
đang có sự tranh cãi về những điểm khác nhau của hai khái niệm này; nhiều người cho rằng:
Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ rừng là tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững; khi một đơn vị được
cấp chứng chỉ rừng thì có nghĩa là ở đơn vị đó đạt quản lý rừng bền vững. Đây là những vấn
đề cần được tiếp tục thảo luận trên các diễn đàn lâm nghiệp.
1.2. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững
Các chính sách cam kết của Chính Phủ là nhân tố quan trọng để quản lý rừng bền
vững. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững được hiểu là những chính sách
điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động đến việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên
rừng và đất rừng một cách bền vững. Cho đến nay đã có 25 văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến quản lý rừng bền vững. Trong đó, số văn bản thuộc các cấp ban hành là: Quốc
hội: 3, Chính phủ: 7, Thủ tướng Chính phủ: 5, Bộ NN-PTNT: 10. Các đạo luật lâm nghiệp và
Chiến lược lâm nghiệp quốc gia thể hiện cam kết thực hiện quản lý rừng bền vững.
Các vấn đề về Quản lý rừng bền vững là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách,
chiến lược và kế hoạch hành động của Việt Nam. Điều này được thể hiện trong các văn bản
pháp quy dưới đây:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004: Đây là đạo luật quan trọng nhất về lâm nghiệp.
Trong đó tại Điều 9 đã quy định các hoạt động để đảm bảo quản lý rừng bền vững: Các hoạt
động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi

như: Quỹ rừng nhiệt đới (TFT), Dự án cải cách hành chính (REFAS) của GTZ, WWF Đông
dương…Hình thức phổ cập về quản lý rừng bền vững rất phong phú, gồm: hội nghị, hội thảo
quốc gia, vùng, tỉnh; giảng dạy, tập huấn và phổ cập kiến thức
2.1.2. Xây dựng kế hoạch chiến lược và các hoạt động quản lý rừng bền vững, bao gồm:
a./ Trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp, giai đoạn 2006-2020 có 5 chương trình trọng
điểm là:
(1) Quản lý và phát triển rừng bền vững
(2) Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển dịch vụ môi trường
(3) Chế biến thương mại lâm sản
(4) Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm
(5) Đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch, giám sát ngành
Trong đó, chương trình quản lý rừng bền vững là trọng tâm với 3 nội dung chính của
chương trình là:
(1) Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện cần thiết để quản lý rừng bền vững; như: (i) Thiết
lập lâm phận ổn định trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng; (ii) Hoàn thiện hệ thống đánh giá tài
nguyên rừng, cơ sở dữ liệu; (iii) Cải cách quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng bằng giao
khoán, cho thuê; (iv) Hoàn thiện các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, lâm sinh, sử dụng
rừng.
(2) Thực hiện quản lý bền vững rừng tự nhiên; gồm: (i) Xây dựng và thực hiện phương án
điều chế rừng (Kế hoạch quản lý rừng); (ii) chứng chỉ rừng.
(3) Thực hiện quản lý rừng bền vững cho rừng trồng; gồm: (i) Quy hoạch rừng nguyên liệu
gắn kết với chế biến trong mọi thành phần kinh tế; (ii) Cải thiện giống, phương thức lâm
sinh, sản lượng và điều chế rừng; (iii) Thử nghiệm và mở rộng chứng chỉ rừng trồng mọi quy
mô, mọi thành phần kinh tế.
5
Một số kiến nghị đối với thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam
Một chương trình quan trọng khác của Chiến lược đã được tập trung vào là: Bảo vệ,
bảo tồn rừng và cung cấp dịch vụ môi trường. Chương trình này được kết nối chặt chẽ với
chương trình quản rừng bền vững; vì cả hai chương trình sẽ rất cần thiết trong việc đạt được
quản lý bền vững đối với tất cả các loại rừng ở Việt Nam.

thù về chính sách và tập quản sản xuất lâm nghiệp của Việt nam, đã trình FSC và đang chờ
thẩm định.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về Chứng chỉ rừng cho các chủ rừng và các bên
liên quan, cho cộng đồng dân cư sống trong rừng và gần rừng.
- Đào tạo năng lực về nghiệp vụ cấp chứng chỉ rừng cho cán bộ lâm nghiệp
- Đánh giá chất lượng quản lý từng khu rừng do chủ rừng thực hiện (2008-2010)
- Tổ chức mạng lưới các mô hình Quản lý rừng bền vững tự nguyện (2006-
2015)
- Cấp chứng chỉ rừng (2008-2020).
2.2. Kết quả hoạt động quản lý rừng bền vững ở cấp địa phương
Một số hoạt động liên quan đến quản lý rừng bền vững đã và đang diễn ra ở cấp địa
phương , bao gồm:
2.2.1. Hiện nay các chủ rừng đang sử dụng “Điều chế rừng” như một công cụ, một
phương pháp truyền thống để quản lý rừng
“Điều chế rừng là xây dựng một kế hoạch tác nghiệp cụ thể, chỉ rõ thời gian và các
biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng khoảnh, tiểu khu rừng, trong một hay nhiều luân kỳ
khai thác, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và thực thi sản xuất, nhằm đảm bảo
cho rừng sản xuất được lâu dài, liên tục với năng suất, chất lượng cao, bền vững” (Điều 2,
QĐ 40/2005/QĐ-BNN). Thực chất của Phương án điều chế rừng là xây dựng kế hoạch tác
nghiệp cụ thể, trong đó đưa ra thời gian và các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng
khoảnh, tiểu khu trong một hay nhiều chu ký khai thác. Tuy nhiên, khi sử dụng “Điều chế
rừng” để quản lý rừng cũng bộc lộ nhiều hạn chế nhất định, rõ nét nhất là nội dung phương
án điều chế (Điều 8 của Quyết định 40), chủ yếu là xây dựng kế hoạch khai thác, kinh doanh
rừng từng năm, 5 năm của đơn vị. Trong khi đó, hàng loạt các hoạt động liên quan đến mục
tiêu bảo vệ môi trường và mục tiêu xã hội lại chưa được Phương án điều chế quy định một
cách cụ thể.
Từ đó dẫn đến phương án điều chế rừng hiện nay của các chủ rừng thường tập trung
vào việc đảm bảo mục tiêu kinh tế của rừng, nghĩa là rừng cho nhiều sản phẩm, có năng suất
7
Một số kiến nghị đối với thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam

Một số kiến nghị đối với thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam
tiến hành quản lý rừng bền vững; chưa có một diện tích rừng nào được quy hoạch và có kế
hoạch đưa vào quản lý rừng bền vững.
9
Một số kiến nghị đối với thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam
III. NHẬN XÉT VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
3.1. Những tồn tại của các chính sách hiện nay
- Như trên đã nêu, mặc dù Việt Nam đã có định hướng rõ ràng về quản lý rừng bền vững
được thể hiện trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Chiến lược lâm nghiệp quốc gia.
Nhưng các chính sách cụ thể dưới các đạo luật này (Nghị
định, Quyết định, Thông tư ) lại chưa có hướng dẫn đầy đủ, nhất là chưa đưa ra các tiêu
chuẩn để đánh giá rừng được quản lý bền vững nhằm đảm bảo mọi tác động đối với rừng đạt
được sự bền vững.
- Chính sách, thể chế, trình độ, năng lực của Việt nam vẫn chưa phù hợp với tiêu chuẩn cấp
chứng chỉ rừng của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC), cần nâng cấp, sửa đổi, thay thế.
- Các chính sách bảo tồn rừng của Việt Nam mới chỉ chú trọng vào rừng đặc dụng mà ít quan
tâm tới sản xuất là chưa phù hợp với tiêu chuẩn số 9 của FSC
về các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.
- Chưa có chính sách đào tạo, giáo dục và phổ cập về quản lý rừng bền vững cho học sinh,
sinh viên. Nên cán bộ sau khi tốt nghiệp đại học lâm nghiệp hoặc các chuyên ngành liên
quan chưa được giới thiệu về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, chưa biết lập kế
hoạch quản lý rừng bền vững, chưa biết xây dựng cơ sở dữ liệu, công tác giám sát và đánh
giá….
- Thực tế cho thấy, tại các cơ quan lâm nghiệp ở trung ương và địa phương phần lớn (68%)
số người được phỏng vấn cho rằng khung chính sách hiện nay
chưa phù hợp với yêu cầu của quản lý rừng bền vững; chỉ có rất ít (32%) số người được
phỏng vấn nói là khá phù hợp (Kết quả điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý rừng bền
vững do ORGUT thực hiện vào tháng 9/2007).
3.2. Những khó khăn, trở ngại khi thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam

cứu để tìm tòi một phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng bền vững là bước ban đầu rất
quan trọng.
11
Một số kiến nghị đối với thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam
IV. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUẢN LÝ RỪNG BỀN
VỮNG Ở VIỆT NAM
4.1. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam, mặc dù mới được thực
hiện trong những năm gần đây nhưng có thể rút ra một số kinh nghiệm chính sau đây:
- Các chủ rừng cần xây dựng một phương án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tuân
theo tiêu của của FSC thay cho phương án điều chế rừng đơn giản hiện nay.
- Xây dựng một lộ trình cho sản phẩm lâm nghiệp quốc gia tiếp cận một cách vững chắc với
các yêu cầu khắt khe của thị trường gỗ quốc tế.
- Các chủ rừng cần nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện quản lý rừng bền vững
và cấp chứng chỉ rừng.
- Tăng cường sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quá trình thực hiện quản lý
rừng bền vững thông qua việc thường xuyên giải thích, tuyên truyền lợi ích của việc thực
hiện cấp chứng chỉ rừng đối với các chủ rừng.
- Sự tham gia của người dân, của cộng đồng là một trong những yếu tố căn bản giúp cho việc
quản lý rừng bền vững được tốt hơn. Kinh nghiệm thực tế cho thấy: Cộng đồng là người trực
tiếp tác động đến tài nguyên rừng theo hai hướng tích cực và tiêu cực: được hưởng lợi từ
rừng đồng thời cũng chịu các tác động do suy thoái rừng.
- Thông thường đào tạo giáo dục quản lý rừng hiện nay chủ yếu thực hiện tại các trường đaị
học, chưa quan tâm tới đối tượng cộng đồng. Vì vậy, thiết lập một hệ thống giáo dục đào tạo
đến cộng đồng để nâng cao nhận thức về rừng, môi trường, kỹ năng quản lý rừng cho cộng
đồng sẽ góp phần thúc đẩy có hiệu quả tiến trình quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng
4.2. Một số kiến nghị đối với thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam
(1). Cần nhà quản lý rừng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn: Nhân tố cơ bản góp phần thành
công trong quản lý rừng nhiệt đới là những nhà quản lý rừng được đào tạo rất cơ bản và giàu
kinh nghiệm thực tiễn. Kiến thức tốt về kỹ thuật, tổ chức, điều phối, lập kế hoạch, lập dự

cho phát triển kinh tế xã hội; (iii) Xây dựng, phê duyệt và thực hiện các kế hoạch quản lý
rừng; (iv) Xây dựng và hỗ trợ phát triển kinh tế rừng đa chức năng trong sự kết hợp giữa bảo
tồn hệ sinh thái và sử dụng tài nguyên cho mục tiêu kinh tế.
(4). Cân bằng giữa mục tiêu sản xuất gỗ, môi trường và xã hội: Rừng cho rất nhiều lợi ích
cho cả cấp địa phương và quốc gia. Sản xuất gỗ là mục tiêu chính
13
Một số kiến nghị đối với thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam
mang lại thu nhập cho Chính Phủ, công ty và chủ sử dụng rừng và đó cũng là động lực chính
của việc khai thác rừng nhiệt đới. Rừng còn là nơi điều tiết nguồn nước vùng đầu nguồn
cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện. Rừng cũng là nơi lưu giữ các giá trị đa dạng sinh
học, là nơi vui chơi, giải trí, tham quan nghỉ dưỡng cho dân. Chính vì vậy, khi xây dựng kế
hoạch quản lý rừng cần có cái nhìn lâu dài, cân bằng được giữa các mục tiêu lấy gỗ, bảo vệ
môi trường và xã hội. Cụ thể là, các nhà lập kế hoạch và quản lý rừng phải nhận ra giá trị của
rừng đối với nhiều thành phần xã hội và làm thế nào đó để lập và thực hiện các kế hoạch, các
chương trình trong mối cân bằng và phải đảm bảo tính bền vững của một tổng thể.
(5). Quản lý rừng bền vững phải theo kế hoạch rõ ràng: Mục tiêu của bản kế hoạch quản lý là
cụ thể hóa các chính sách quốc gia để điều phối và thực hiện các hoạt động tác nghiệp để đạt
được mục tiêu cụ thể, cho một địa phương cụ thể và, trong một giai đoạn cụ thể.
Bản kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, hoạt động nhưng phải có tính linh hoạt, mềm
dẻo nhằm thích ứng với các hoàn cảnh đổi thay còn chưa lường trước được. Kế hoạch có thể
được lập bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng thường có những tiêu chuẩn: (i) Kế
hoạch phải tránh được những vấn đề trước đó gặp phải, bằng cách đưa ra những giải pháp có
thể thực hiện được; (ii) Bản kế hoạch không lên lập cho một giai đoạn quá dài nhằm tránh
những gì đưa ra không phù hợp với thực tiễn; (iii) Trong bản kế hoạch, mục tiêu cần được
nêu thật rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. Không nên đưa ra qúa nhiều mục tiêu để rồi cuối cùng
không thực hiện được; (iv) Tránh đưa ra quá nhiều ưu tiên cần hành động. Kế hoạch cần xác
định những hoạt động phù hợp với thực tiễn nhưng cũng cần cân nhắc trên cơ sở kinh phí có
thể sử dụng.
(6). Cần điều tra rừng liên tục: Điều tra rừng liên tục là cơ sở để lập kế hoạch quản lý rừng,
và đặc biệt quan trọng trong lập kế hoạch quản lý rừng bền vững cho mục tiêu sản xuất gỗ.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status