tóm tắt luận án nghiên cứu chỉ định và kết quả phẫu thuật cắt gan kết hợp phương pháp tôn thất tùng và lortat-jacob điều trị ung thư biểu mô tế bào gan - Pdf 23

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Dó trầm là tên gọi chung cho các loài có khả năng sinh trầm thuộc họ Trầm
hương Thymaelaeaceae, trong đó có cây Dó trầm (Aquilaria crassna Pierre ex
Lecomte), tên phổ thông là cây Dó bầu. Luận án này, sẽ sử dụng tên Dó bầu thay cho
tên Dó trầm, loài mà hiện nay chiếm hầu hết diện tích trồng cây Dó ở nước ta.
Trong thân của những cây Dó bầu sống lâu năm thường có trầm hương, có khi là
kỳ nam. Trầm hương rất có giá trị trong y học, trong công nghiệp mỹ phẩm, trong tín
ngưỡng, đặc biệt đối với người theo đạo Hồi. Gần đây, các nhà khoa học còn xác định
trong trầm hương có chứa các hợp chất Sesquiterpene dùng trong y học hiện đại. Ngoài
ra, gỗ có thể sử dụng làm cây cảnh nghệ thuật, là loài cây có sợi (cellulose) nên có thể sử
dụng làm nguyên liệu giấy.
Do nhu cầu sử dụng lớn nhưng Dó bầu lại chỉ có trong tự nhiên, gây trồng còn
hạn chế, đặc biệt quá trình hình thành trầm hương tự nhiên đòi hỏi phải có những
điều kiện nhất định trong khoảng thời gian khá dài, nên trầm hương có giá trị thương
mại khá cao. Trước đây, do chỉ tập trung khai thác trong rừng tự nhiên không kiểm
soát, nên trầm hương tự nhiên ngày càng cạn kiệt và trở nên khan hiếm. Tuy nhiên,
khoảng 15 năm trở lại đây, diện tích rừng trồng Dó bầu đã tăng nhanh, đến hết năm
2009 có 11.000 - 12.000 ha.
Hiện nay, giống nào có khả năng hình thành trầm, kỹ thuật nhân giống vô tính,
thời gian tác động tạo trầm, phương pháp tác động và chất lượng trầm ra sao, tiêu thụ
các sản phẩm ở đâu, vẫn còn là vấn đề cần phải làm sáng tỏ. Đặc biệt, kỹ thuật tác
động tạo trầm cũng như chất lượng trầm, chưa có cơ sở khoa học chắc chắn, nên có
nguy cơ dẫn đến rủi ro lớn cho người trồng rừng. Ngoài việc tạo trầm, hoặc khai thác
gỗ chưng cất lấy tinh dầu, cây Dó bầu còn có thể sử dụng cho những ngành công
nghiệp nào khác, cho đến nay vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Để góp phần giải
quyết một số tồn tại nêu trên, luận án “Nghiên cứu một số đặc tính sinh học và biện
pháp kỹ thuật góp phần phát triển bền vững cây Dó trầm (Aquilaria crassna) ở Việt
Nam” được thực hiện là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Về lý luận: Xác định được một số cơ sở khoa học góp phần đề xuất các giải

Thí nghiệm xác định biện pháp tác động tạo trầm, thực hiện ở xã Sơn Kim 1 và
xã Tây Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về đặc tính sinh học: luận án nghiên cứu phân bố tự nhiên, đặc điểm quần
thể, khí hậu và đất đai nơi Dó bầu phân bố tự nhiên; ảnh hưởng của ánh sáng, hỗn
hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm; khả năng gây
trồng Dó bầu dưới tán rừng Keo lai và Thông nhựa, giải phẫu cấu tạo thô đại và hiển
vi gỗ cây Dó bầu chưa tác động và sau tác động tạo trầm; tính chất gỗ.
- Biện pháp kỹ thuật: về kỹ thuật nhân giống, luận án nghiên cứu tạo cây con
bằng giâm hom, nuôi cấy mô và mô - hom; về kỹ thuật trồng luận án nghiên cứu mật
độ và phân bón; kỹ thuật tạo trầm.
7. Bố cục luận án
Ngoài các phần lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các từ viết tắt,
danh mục các bảng biểu, hình ảnh, luận án gồm có các phần chính sau đây:
- Phần mở đầu.
- Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
2
- Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Kết luận, tồn tại và kiến nghị.
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Phân loại thực vật và phân bố có Irnayuli (2011); IUCN (2010); Chang. và
Kadir (1997),… cho thấy vẫn có ý kiến khác nhau về số loài ở mỗi chi cho trầm
hương, riêng chi Aquilaria phân bố phổ biến ở Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Lào,
Malaysia, Indonesia, Philippine, Myanma, Thái lan, Việt Nam, Nam TQ.
Nghiên cứu về gây trồng và nhân giống có Atok Subiakto (2011), Beek và
Philips (1999), Chang. và Kadir (1997), cho biết ở các nước có dó trầm phân bố đều
có diện tích trồng như Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan…
Nghiên cứu về tác động tạo trầm có Robert Blanchette (2003), Kanwal Deep

cứu sẽ xác định được một số cơ sở khoa học góp phần đề xuất các giải pháp về kỹ
thuật gây trồng, tác động tạo trầm và khả năng sử dụng gỗ cây Dó bầu ở Việt Nam.

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố và sinh thái của cây Dó bầu.
- Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con, khảo nghiệm xuất xứ và kỹ thuật trồng.
- Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật tác động tạo trầm, cấu tạo
thô đại và hiển vi tế bào gỗ cây Dó bầu chưa tác động và sau tác động.
- Tính chất cơ lý và tiềm năng sản xuất bột giấy của gỗ cây Dó bầu ở một số
vùng sinh thái.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây Dó bầu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra đặc điểm lâm học và sinh thái loài cây Dó bầu theo OTC điển hình
tạm thời, diện tích OTC 1000m
2
, tổng số 11 OTC.
Điều tra đất bằng phương pháp đào phẫu diện kết hợp với phương pháp chuyên
gia. Phân tích các chỉ tiêu lý - hóa tính của đất bằng các phương pháp hiện đang được
áp dụng ở các phòng phân tích hiện nay.
Nhân giống bằng giâm hom: Với 30 mẫu/thí nghiệm, lặp lại 4 lần; riêng thí
nghiệm thăm dò chất kích thích và nồng độ ra rễ lặp lại 5 lần.
Nhân giống bằng nuôi cấy mô và mô - hom: Các bước nghiên cứu được tiến
hành theo sơ đồ sau:
Khảo nghiệm xuất xứ theo Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147-2006, theo khối
ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp (OTC định vị), 30 cây/lần lặp, mật độ 1100 cây/ha
(3m x 3m).
Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật trồng bằng ô tiêu chuẩn định vị
theo phương pháp ngẫu nhiên lặp lại 3 lần dung lượng mẫu ≥ 30 cây/lần lặp.
Thực trạng về khả năng tạo trầm trên cây Dó bầu sử dụng phương pháp kế thừa.

Dó bầu phân bố tự nhiên ở nước ta khá rộng:
- Từ Hà Giang đến Kiên Giang,
- Độ cao từ 5m so với mực nước biển ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đến gần 1.120m
ở Konplong (Kon Tum)
3.1.1.2. Đặc điểm quần thể tự nhiên của loài Dó bầu
Cấu trúc tổ thành tầng cây cao:
- 6/11OTC loài Dó bầu có hệ số tổ thành lớn nhất trong đó 3/11OTC Dó bầu có
hệ số tổ thành 8,1-10.
- 5/11OTC Dó bầu có hệ số tổ thành thấp hơn là 0,3-1,7;
- Như vậy, có hơn 50% số OTC Dó bầu tham gia với hệ số tổ thành trung bình
hơn 50% chiếm ưu thế hoặc gần ưu thế trong lâm phần. Dưới 50% số OTC Dó
bầu vẫn có vai trò nhất định trong các quần thể rừng ở đây.
Các loài cây đi kèm với Dó bầu có sự khác nhau ở các vùng, thành phần loài
chủ yếu là Thanh thất, Sang máu, Thừng mực, Côm, Dẻ, Giổi, nhiều nhất là Trâm sau
đến Bằng lăng. Đây cũng là những đối tượng cần quan tâm chọn lựa khi cần trồng
hỗn loài với Dó bầu.
5
Tầng cây bụi thảm tươi và cây gỗ tái sinh cũng rất đa dạng. Cho thấy Dó bầu
có biên độ sinh thái khá rộng, chúng có thể sống được từ nơi đất khô cằn tầng mỏng
cho đến đất sâu ẩm thường xuyên. Loài cây đặc trưng cho điều kiện đất đai khô cằn:
Lành ngạnh, Thừng mực, Sòi tía, Ba soi, Mé cò ke, Loài cây đặc trưng cho điều
kiện đất sâu ẩm thường xuyên như: Lá lốt, Bòng bong, Rau tàu bay, Ráy, Sa nhân,
3.1.2. Đặc điểm khí hậu nơi có quần thể Dó bầu phân bố tự nhiên
Về chế độ nhiệt có biên độ khá lớn, nhiệt độ trung bình hàng năm biến động từ
21,0-27,6
0
C, trung bình tháng cao nhất từ 26,7-31,3
0
C, trung bình tháng thấp nhất từ
16,9-24,6

(F
tính
> F
05
), tốt nhất là chất kích thích IBA nồng độ 1500ppm (bảng 3.8).
6
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chất kích thích và nồng độ
đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm sau 12 tuần
Nồng độ
chất kích thích
Chỉ tiêu
thống kê
Chất kích thích ra rễ
IAA IBA NAA
1000ppm
Tỷ lệ ra rễ TB (%) 11,33 19,33 16,67
Sr
2
31,11 96,67 33,33
V (%) 49,23 50,86 34,63
1500ppm
Tỷ lệ ra rễ TB (%) 33,33 61,33 40,00
Sr
2
111,11 147,78 194,44
V (%) 31,63 19,82 34,86
2000ppm
Tỷ lệ ra rễ TB (%) 25,33 28,00 27,33
Sr
2

* Kết quả nghiên cứu về thời vụ giâm hom
Vật liệu giống là hom chồi vượt mọc ở thân của cây 10 tuổi, chất kích thích IBA,
nồng độ 1500ppm, thời vụ giâm hom được tiến hành theo mùa: Thu-Đông (T9 – T11);
Đông-Xuân (T12-T2); Xuân-Hè (T3-T5) và Hè-Thu (T6-T8), T: là tháng. Kết quả phân
tích phương sai (F
tính
>F
05
) cho thấy tỷ lệ ra rễ của hom khác nhau khá rõ rệt giữa các
thời vụ giâm hom khác nhau. Vụ Thu-Đông là thời gian giâm hom tốt nhất trong năm
với tỷ lệ ra rễ đạt hơn 63%.
Từ những thí nghiệm nghiên cứu ở trên, có thể thấy nhân giống vô tính bằng
phương pháp giâm hom có triển vọng để tạo giống chất lượng cao cho loài cây Dó bầu với
điều kiện phải trẻ hóa vật liệu giâm hom bằng cách tạo chồi gốc để lấy hom, chất kích
thích ra rễ là IBA, nồng độ 1500ppm, giâm vào vụ Thu-Đông (T9 – T11).
7
3.2.1.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng công nghệ mô - hom
* Quy trình công nghệ nuôi cấy mô:
- Bước 1. Tạo nguồn vật liệu vô trùng: Sau 8 tuần tỷ lệ mẫu sống không nhiễm
bệnh đạt 35%, tỷ lệ mẫu nẩy chồi đạt hơn 25%.
- Bước 2. Tạo chồi in vitro: Sau 8 tuần, công thức 4 là MTBS + đường (30 g/l) và
nước dừa (10% v/v) có bổ sung tổ hợp 0,25 mg/l(BAP + kinetin + adenin) cho hệ số
nhân chồi cao nhất đạt 14,6 chồi phát triển khỏe mạnh. Tách từng chồi ra riêng biệt.
- Bước 3. Tạo rễ in vitro: Sau 6 tuần theo dõi môi trường cơ bản là 3/4 WPM cho
tỷ lệ ra rễ đạt 48,9% (cao nhất). Sau 8 tuần thí nghiệm tiếp theo, kết quả môi trường cơ
bản đã chọn lọc là 3/4 WPM bổ sung 0,1 mg/l BAP và bổ sung tổ hợp nhóm auxin gồm
0,25mg/l IBA + 0,25mg/l NAA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (đạt 60,23%).
- Bước 4. Giai đoạn cây con đảm bảo tiêu chuẩn chuyển ra huấn luyện ngoài
vườn ươm, kết quả phương pháp trồng cây con trong bể cát được phủ nilon trắng sau
khoảng 2 tuần cây in vitro phát sinh mầm rễ mới thì đem trồng vào bầu đất cho tỷ lệ

bảng = 1,77
Ftính = 10,79
F
05
bảng = 1,77
Sau 12 tháng tuổi, tỷ lệ sống thấp nhất ở công thức không che sáng, cao nhất ở
công thức che sáng 25% và 50% (bảng 3.6). Riêng, công thức che sáng 100%, sau 5
tháng, cây con đã chết hoàn toàn. Khả năng sinh trưởng ở các công thức có cây sống
còn lại cũng khác nhau rõ rệt cả về đường kính gốc và chiều cao (Ftính>F
05
tra bảng),
kém nhất ở công thức không che sáng; tốt nhất ở công thức che sáng 50%, sau 4 tháng
8
đầu giảm xuống 40%, sau 3 tháng tiếp theo giảm còn 30%, 3-4 tháng cuối giảm xuống
25%, dỡ bỏ hoàn toàn dàn che để huấn luyện cây con trước khi trồng 1,5 tháng.
3.2.1.4. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con trong vườn
ươm
Sau 12 tháng tuổi, tỷ lệ sống của cây con ở các công thức thí nghiệm 92,6-
96,3%. Khả năng sinh trưởng cả đường kính gốc và chiều cao giữa các công thức đều
khác nhau rõ rệt (Ftính>F
05
bảng), đường kính gốc dao động từ 0,52-0,66cm và chiều
cao dao động từ 25,06-29,38cm, tốt nhất ở công thức có hỗn hợp ruột bầu gồm 90%
đất tầng mặt kết hợp 8% phân chuồng hoai và 2% phân hữu cơ vi sinh (bảng 3.7).
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng
của cây con Dó bầu sau 12 tháng tuổi ở trong vườn ươm
Công thức thí nghiệm hỗn
hợp ruột bầu
TLS
(%)

nghiệm ở Phúc Yên (Vĩnh Phúc) là nằm ngoài vùng phân bố của cây Dó bầu, nhưng
các yếu tố khí hậu vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Đặc điểm đất đai: Kết quả phân tích mẫu đất cho thấy hầu hết địa điểm bố trí thí
nghiệm đều có các trị số biểu thị độ phì tự nhiên tương tự như đất ở các quần thể rừng
tự nhiên có cây Dó bầu phân bố. Riêng đất ở xã Sơn Long, Hương Sơn, Hà Tĩnh là đất
hoang hóa do chăn thả gia súc nhiều năm nên có các trị số biểu thị độ phì tự nhiên thấp
hơn, hàm lượng mùn chỉ 0,3-0,8%, theo đó hàm lượng N cũng chỉ đạt 0,03-0,06%.
3.2.2.2. Kết quả khảo nghiệm
Sau 4 năm khảo nghiệm (Quảng Nam 3 năm), kết quả so sánh bằng thống kê
toán học cho thấy sinh trưởng của các xuất xứ khác nhau là khác nhau rõ rệt:
9
Tại Phúc Yên – Vĩnh Phúc: sinh trưởng về D
00
, nhóm tốt hơn là Hòn Chông –
Kiên Giang và Tiên Phước – Quảng Nam. Sinh trưởng về Hvn của xuất xứ Hòn
Chông - Kiên Giang là cao nhất.
Tại Hoành Bồ – Quảng Ninh: sinh trưởng D
00
và Hvn cao nhất là xuất xứ Tri
Tôn–An Giang, thứ hai là xuất xứ Hòn Chông–Kiên Giang.
Tại Hương Sơn - Hà Tĩnh: sinh trưởng D
00
và Hvn cao nhất là là xuất xứ Hòn
Chông – Kiên Giang, thứ hai là xuất xứ Hương Khê – Hà Tĩnh.
Tại Tiên Phước – Quảng Nam: sinh trưởng D
00
và Hvn cao nhất là xuất xứ Tri
Tôn–An Giang, thứ hai là xuất xứ Tiên Phước–Quảng Nam
Tóm lại: Sau 3-4 năm, sinh trưởng D
00

3.3.1. Thực trạng về khả năng tạo trầm trên cây Dó bầu trong sản xuất hiện nay
3.3.1.1. Các chế phẩm kích thích tạo trầm trong sản xuất và nghiên cứu hiện nay
Luận án đã điều tra và tiếp cận được 10 cơ sở sản xuất và nghiên cứu, tương
ứng là 10 loại chế phẩm được chia làm 2 nhóm chính là: nhóm chế phẩm hoá học có
6 cơ sở gồm: Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc, Dự án rừng Mưa, Chi nhánh của CT
Dó bầu hương, Trang trại Sơn Thuỷ, Ông Huỳnh Trừu và Ông Phạm Quốc Nổi.
Nhóm chế phẩm sinh học có 4 cơ sở gồm: Công ty CP. SX&DV Trầm hương Hà
10
Nội, Công ty TNHH Lâm Viên Hà Nội, Công ty TNHH Phùng Anh và Sở KHCN
Bình Phước + Viện KHLN Việt Nam.
Quan sát màu sắc của gỗ xung quanh vị trí tác động cho thấy các chế phẩm hoá
học làm cho phạm vi biến đổi màu sắc của gỗ rộng hơn các chế phẩm sinh học. Tuy
nhiên, để đánh giá được chính xác hơn cần phải phân tích hàm lượng và chất lượng
tinh dầu chưng cất từ các mẫu gỗ.
3.3.1.2. Hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu trong các mẫu gỗ
Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư “Tinh dầu là một loại chất lỏng được
tinh chế từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây hoặc những bộ phận khác của thực
vật”. Xét theo từng vùng sinh thái, kết quả cho thấy hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu
của các mẫu gỗ Dó bầu ở mỗi vùng như sau:
* Vùng Đông Bắc Bộ và phụ cận (Hà Tây cũ): Từ mẫu số 1 đến 5. Trong đó, 4
mẫu được tác động bằng các chế phẩm sinh học sau 10-24 tháng, cả 4 mẫu này đều có
HLHH chứa tinh dầu cao hơn mẫu không tác động và đạt trên 0,1%.
* Vùng Bắc Trung Bộ: Từ mẫu số 6 đến 14. Kết quả chưng cất 9 mẫu gỗ cho
thấy sự biến động HLHH chứa tinh dầu trong các mẫu gỗ ở khu vực Bắc Trung Bộ
theo tuổi cây, theo các chế phẩm kích thích và theo thời gian tác động chưa rõ ràng.
Riêng HLHH chứa tinh dầu trong các mẫu có sâu đục thân cao hơn mẫu không có sâu
đục thân, nhưng không nhiều.
* Vùng Nam Trung Bộ: Từ mẫu số 15 đến 22. HLHH chứa tinh dầu trong các
mẫu được kích thích bằng các chế phẩm hóa học có xu hướng tăng cao hơn các mẫu
không tác động. Cao nhất là mẫu Tam Sơn, Núi Thành, Quảng Nam có HLHH chứa

2 Gốc
∅= 37,5cm (Đoạn cánh
mặt đất từ 50-80cm)
Cánh gián Đặc như sáp 0,1453
3 Rễ
∅=14,7cm (sát gốc)
Vàng nhạt Đặc như sáp 0,0291
Kết quả chưng cất cho thấy: Đoạn gỗ cách mặt đất từ 50-80cm có HLHH chứa
tinh dầu đạt tới 0,1453%; tiếp theo là đoạn thân ở giữa từ 2-2,5m (tính từ mặt đất lên)
đạt 0,1163%; thấp nhất ở rễ cây (ngay sát gốc), chỉ đạt 0,0291% (bảng 3.25).
Tóm lại:
+ Hầu hết các chế phẩm sinh học (trong phạm vi nghiên cứu này) kết hợp với
tác động cơ giới cho kết quả rõ hơn so với các chế phẩm hóa học.
+ Trên cùng 1 cây, HLHH chứa tinh dầu của gỗ ở xung quanh vị trí tác động cao
hơn nơi gỗ trắng khá rõ, gỗ ở đoạn thân gần gốc có HLHH chứa tinh dầu cao hơn gỗ ở
thân trên cao và cao hơn nhiều so với gỗ của rễ cây.
+ HLHH chứa tinh dầu trầm sau chưng cất chưa phải là tinh dầu.
+ Loài Dó bầu xuất xứ Can Lộc - Hà Tĩnh, xuất xứ Núi Thành - Quảng Nam và
xuất xứ Hà Tiên - Kiên Giang có hàm lượng hỗn hợp chứa tinh dầu khá cao, bước đầu
có thể chọn làm giống để mở rộng sản xuất. Nhưng kết hợp với khả năng sinh trưởng
thì nên chọn xuất xứ Kiên Giang.
3.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp và chế phẩm tác động tạo trầm tại huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Từ kết quả điều tra đã thu thập, luận án lựa chọn kế thừa 9 loại chế phẩm kích
thích tạo trầm, trong đó có 4 chế phẩm sinh học và 5 chế phẩm hóa học. Ngoài ra,
còn sử dụng 2 công thức tác động cơ giới (đóng đinh sắt và khoan vào thân cây
nhưng không sử dụng chế phẩm) và một công thức không tác động bằng bất cứ biện
pháp nào để làm đối chứng. Đối tượng là cây Dó bầu trồng ở Hương Sơn, Hà Tĩnh
với 3 cấp tuổi khác nhau (5, 8 và 11 năm tuổi).
3.3.2.1. Ảnh hưởng của các chế phẩm tác động đến HLHH chứa tinh dầu ở cây Dó bầu

Số thứ tự Mẫu
Số
lượng
Ses
H.lượng
Ses
(%)
H.lượng
acid
béo (%)
Nguồn gốc mẫu
(tuổi, tác động/không tác động, địa điểm)
1 12 22,37
≈21
15 tuổi, có tác động, Quảng Nam
2 5 0,22
≈20
15 tuổi, không tác động, Q.Nam
3 23 63,51 <2 13 tuổi, có tác động, Bình Phước
4 4 2,71
≈95
8 tuổi, có tác động, Hà Tĩnh
5 2 2,70
≈94
8 tuổi, không tác động, Hà Tĩnh
6 18 33,70
≈21
7-8 tuổi, có tác động, Kiên Giang
7 11 3,64
≈39

- Thành phần hóa học của hỗn hợp chứa tinh dầu từ cây Dó bầu 6 và 7 tuổi
Kết quả phân tích thành phần hóa học của hỗn hợp chứa tinh dầu chưng cất
được ở cây 6 tuổi sau 1 năm tác động và cây 7 tuổi sau 2 năm tác động cho thấy phần
lớn hàm lượng Sesquiterpene trong các hỗn hợp chứa tinh dầu đều tăng lên sau 2 năm
so với 1 năm tác động. Nhưng ở các mẫu được tác động kể cả bằng các chế phẩm hóa
học và sinh học đều tăng nhanh và có hàm lượng các hợp chất Sesquiterpene cao hơn
mẫu không tác động khá rõ, chứng tỏ chất lượng tinh dầu đã được nâng lên sau khi tác
động. Hơn nữa, hầu hết các mẫu gỗ được kích thích bằng các chế phẩm kể cả hóa học
và sinh học đều cho hàm lượng các hợp chất Sesquiterpene cao hơn các mẫu gỗ chỉ tác
động cơ giới, không có chế phẩm và đóng đinh sắt (trừ chế phẩm số 1 của Phùng Anh
– Tuyên Quang). Ngoài ra, tác động bằng các chế phẩm sinh học cho hàm lượng các
hợp chất Sesquiterpene có xu hướng tăng cao hơn các chế phẩm hóa học.
- Thành phần hóa học của hỗn hợp chứa tinh dầu từ cây Dó bầu 9 và 10 tuổi
Sau 2 năm tác động tại tuổi 10, HLHH chứa tinh dầu ở hầu hết các công thức thí
nghiệm đều tăng cao hơn so với sau 1 năm tác động ở tuổi 9 kể cả các công thức được
tác động và không tác động. Theo đó, hàm lượng các hợp chất Sesquiterpene ở hầu hết
các công thức tác động bằng các chế phẩm sinh học đều tăng nhanh ở tuổi 10 so với tuổi
9. Kích thích tạo trầm bằng các chế phẩm sinh học có hiệu lực cao hơn các chế phẩm
hóa học và cao hơn nhiều so với các công thức chỉ tác động bằng các phương pháp cơ
giới và không tác động. Đặc biệt, rõ nhất là kích thích bằng chế phẩm sinh học của sở
KHCN Bình Phước có hàm lượng Sesquiterpene đạt tới 28,78%.
- Thành phần hóa học của hỗn hợp chứa tinh dầu từ cây Dó bầu 12 và 13 tuổi
Sau 2 năm tác động ở tuổi 13, HLHH chứa tinh dầu ở hầu hết các mẫu gỗ của
các công thức thí nghiệm đều tăng lên khá rõ so với sau 1 năm tác động ở tuổi 12.
Tuy nhiên, hàm lượng các hợp chất Sesquiterpene ở tuổi 13 (sau 2 năm tác động)
tăng mạnh ở các công thức kích thích bằng các chế phẩm sinh học; đặc biệt là chế
phẩm sinh học của công ty TNHH Lâm Viên Hà Nội và Công ty Dó bầu hương Hà
Nội; còn hàm lượng các hợp chất Sesquiterpene ở các công thức tác động bằng các
14
chế phẩm hóa học tăng chưa rõ, cao nhất là chế phẩm của Doanh nghiệp tư nhân

tuổi 10 (%)
Hàm lượng
Sesq. sau 2
năm tác
động ở
tuổi 13 (%)
Hàm lượng
Sesq. trung
bình ở 3
cấp tuổi
(%)
1 Phùng Anh-T.Quang 4,32 8,17 20,94 11,14
2 Sở KHCN Bình Phước 19,31 28,78 40,58 29,56
3 Cty Dó bầu hương Hà Nội 12,89 19,76 27,59 20,08
4 Cty TNHH Lâm Viên Hà Nội 13,87 19,04 44,18 25,70
5 DNTN Hồng Ngọc (Q.Nam) 15,54 21,37 29,17 22,03
6 Trang trại Sơn Thủy (Đ. Nai) 5,05 6,89 22,95 11,63
7 Huỳnh Trìu 1 (B. Phước) 14,85 17,59 19,06 17,17
8 Huỳnh Trìu 2 (B. Phước) 8,96 10,78 12,11 10,62
9 Dự án Rừng Mưa 10,74 14,67 25,67 17,03
10 Đóng đinh sắt (10cm) 3,58 4,69 7,37 5,21
11 Khoan, không chế phẩm 5,78 7,19 10,04 7,67
12 Không khoan, không chế
phẩm (đối chứng)
3,16 6,23 6,96 5,45
3.3.3. Cấu tạo thô đại và hiển vi tế bào gỗ cây Dó bầu chưa tác
động và sau tác động
Kết quả nghiên cứu ở các phần trên cho thấy gỗ ở những vị trí tác động kích
thích tạo trầm có HLHH chứa tinh dầu cao hơn nơi không bị tác động, có thể cấu tạo tế
bào của những cây được tác động đã biến đổi khác so với gỗ không được tác động. Từ

hạng “ngắn”.
Tia gỗ rộng từ 1-2 dãy tế bào, tương đương từ 8-36µm, trung bình 20µm;
Chiều cao (dài) gồm 2-23 tế bào, tương đương từ 118-789µm, trung bình 433µm,
thuộc hạng “thấp”.
Vết vỏ hình dải rộng gồm các tế bào vỏ có vách rất mỏng, tập hợp thành dải
theo hướng tiếp tuyến, chiều rộng theo hướng tiếp tuyến từ 210-381µm, trung bình
325µm; chiều dầy theo hướng xuyên tâm từ 120-200µm, trung bình 147µm. Khi cắt
lát mỏng, dải tế bào thường bị xô lệch, tách rời tạo thành mảng trống. Trong vết vỏ
thường có các tinh thể oxalat.
3.3.3.2. Cấu tạo của gỗ bị tác động tạo trầm
* Cấu tạo thô đại
16
- Những đặc điểm cấu tạo thô đại của phần gỗ lành hoàn toàn không khác biệt
với gỗ của những cây không bị tác động.
- Phần gỗ bao quanh lỗ khoan đổi mầu và có mùi thơm đặc biệt. Phần gỗ này có
khối lượng thể tích đạt từ 0,537-0,657g/cm3 cao hơn gỗ lành.
- Quan sát bằng kính lúp rất khó xác định đặc điểm cấu tạo gỗ.
* Cấu tạo hiển vi
- Phần gỗ nhiễm trầm dưới kính hiển vi là vùng gỗ có màu nâu đen khá rõ rệt.
- Đặc điểm khác biệt nổi bật nhất của phần gỗ nhiễm trầm giáp giới với gỗ lành
là:
+ Tất cả các vết vỏ đều chứa màu đen;
+ Các tia, các tế bào cũng đều chứa chất màu đen;
+ Phần lớn các lỗ mạch có chất chứa màu nâu vàng đến đen;
+ Các mô mềm dọc có chất chứa màu nâu vàng đến đen;
+ Rất nhiều tế bào sợi gỗ có chất chứa màu nâu vàng đến đen.
Tóm lại:
Cấu tạo thô đại của gỗ lành mạnh ở cây không tác động và cây đã bị tác động
tạo trầm 12 tháng và 24 tháng đều có cấu tạo thô đại giống nhau: gỗ lõi và gỗ giác
không phân biệt, gỗ có màu xám vàng, nhẹ và không có mùi thơm. Sau khi có tác

nhiều thay đổi rõ rệt. Bên ngoài vỏ, lỗ khoan bị hẹp lại theo chiều ngang và phần vỏ
xung quanh lỗ khoan đã xuất hiện một biểu hiện của vết sẹo. Vào phía trong thân cây,
phần lỗ khoan hầu như không thay đổi kích thước.
Phần gỗ nhiễm trầm xung quanh lỗ khoan đã mở rộng ra hai phía của lỗ khoan
theo chiều dọc thân cây và phát triển mạnh ở vùng gỗ tủy. Như vậy, vùng gỗ tủy là
vùng dễ nhiễm trầm hương, do đó khi tác động cần khoan sâu đến vùng gỗ tủy sau đó
đưa chế phẩm vào, thời gian chờ đợi sau khi tác động cần phải tính toán để tạo được
diện tích gỗ nhiễm trầm lớn nhất.
Ở phần gỗ bên ngoài chân trầm, một số ít dải tế bào vỏ, ống mạch đã có hiện tượng
nhiễm trầm, như vậy khả năng vùng nhiễm trầm còn có thể mở rộng theo thời gian.
3.4. Tính chất cơ lý và tiềm năng sản xuất bột giấy của gỗ cây Dó bầu ở một số
vùng sinh thái
3.4.1. Tính chất vật lý và cơ học gỗ cây Dó bầu
3.4.1.1. Đặc điểm về kích thước và khuyết tật gỗ của cây Dó bầu
Đặc điểm kích thước và chất lượng xác định theo TCVN 1074-71 về khuyết tật
đoạn thân của các cây tiêu chuẩn cho thấy cây 10 năm tuổi trồng ở Hương Khê (Hà
Tĩnh) và Tiên Phước (Quảng Nam) đều có đường kính gốc đạt từ 18,8-20,6cm, chiều
cao dưới cành, tức là chiều dài khúc gỗ của đoạn thân đạt từ 2,5-4,2m, phân cấp chất
lượng theo đặc điểm khuyết tật đều xếp loại A.
3.4.1.2. Tính chất vật lý và cơ học gỗ cây Dó bầu trồng ở Hà Tĩnh và Quảng Nam
Từ số liệu thí nghiệm phân tích tính chất cơ học và vật lý của các mẫu gỗ với
dung lượng mẫu lớn (từ 30-70 mẫu), kết quả xử lý thống kê cho thấy hệ số biến động
của các chỉ tiêu giữa các mẫu thấp và độ chính xác cao.
So sánh số liệu thí nghiệm về khối lượng thể tích với một số tiêu chuẩn phân
hạng gỗ theo tính chất cơ học và vật lý riêng biệt đã được Nguyễn Đình Hưng (1990)
và Đỗ Văn Bản (2002) dùng để đánh giá gỗ Việt Nam thì thấy gỗ Dó bầu thuộc hạng
gỗ rất nhẹ và rất mềm, các ứng lực đều thuộc hạng thấp đến rất thấp. Như vậy, gỗ loài
cây này có phẩm chất rất kém. Tính chất cơ bản của gỗ Dó bầu ở độ ẩm 12% được đưa
ra tại bảng 3.34.
Bảng 3.34. Các chỉ số biểu thị tính chất gỗ Dó bầu ở độ ẩm 12%

hơn) không thích hợp cho sử dụng trong những trường hợp chịu lực cao như: xây
dựng, giao thông vận tải, đồ mộc gia dụng,…
3.4.2. Tiềm năng sản xuất bột giấy của gỗ cây Dó bầu
3.4.2.1. Khối lượng riêng gỗ Dó bầu
Kết quả thí nghiệm cho thấy gỗ Dó bầu có khối lượng riêng khá thấp, thấp hơn
nhiều so với gỗ Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn uro, đặc biệt còn thấp hơn cả gỗ
Bồ đề. Khối lượng riêng gỗ Dó bầu biến động từ 282,89-329,18 kg/m
3
.
Với khối lượng riêng gỗ thấp như vậy sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguyên liệu
trong sản xuất, vì phải tăng chi phí bốc xếp và vận chuyển, tiêu hao nhiều năng lượng và
chiếm nhiều không gian trong nồi nấu bột hơn những loại gỗ có khối lượng riêng cao.
3.4.2.2. Kích thước xơ sợi của gỗ Dó bầu
So sánh kích thước xơ sợi của gỗ cây Dó bầu 10 tuổi với gỗ nguyên liệu của
một số loài cây lá rộng thông dụng khác như Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn uro
đều trồng ở Vĩnh Phúc thì thấy Dó bầu là cây nguyên liệu sợi ngắn, kích thước xơ sợi
vừa ngắn lại vừa thô nên tỷ lệ l/r thấp hơn nhiều so với xơ sợi của các loài Keo lai,
Keo tai tượng và Bạch đàn uro. Vì thế, độ bền cơ lý của giấy hay chất lượng giấy Dó
bầu sẽ thấp hơn so với các loài Keo và Bạch đàn.
3.4.2.3. Thành phần hóa học của gỗ cây Dó bầu
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng xenluylô của các mẫu gỗ Dó bầu 10 năm
tuổi trồng ở các vùng sinh thái khác nhau đều khá cao, tương đương hoặc cao hơn các
mẫu gỗ Keo lai và Keo tai tượng 5 tuổi trồng ở Vĩnh Phúc. Dù trồng ở 3 vùng sinh thái
khác nhau nhưng hàm lượng lignin trong các mẫu gỗ Dó bầu ở giai đoạn 10 tuổi tương
đương nhau và cao hơn gỗ Keo lai nhưng thấp hơn gỗ Keo tai tượng trồng ở Vĩnh Phúc 5
tuổi. Hàm lượng pentozan trong các mẫu Dó bầu trồng ở 3 vùng sinh thái khác nhau cũng
tương đương nhau và đều thấp hơn nhiều so với gỗ của hai loài Keo kể trên. Kết quả này
(thành phần hóa học) cho thấy gỗ cây Dó bầu có tiềm năng sản xuất bột giấy khá cao.
3.4.2.4. Mức dùng kiềm trong quy trình nấu bột gỗ cây Dó bầu
19

trắng, nhưng để nâng cao chất lượng bột và các sản phẩm cần phải pha trộn với một số
loại nguyên liệu sợi dài hơn như các loài Keo, Bạch đàn, Thông, Luồng,…
3.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây Dó bầu
Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, luận án đề xuất một số giải pháp phát
triển bền vững cây Dó bầu như sau:
3.5.1. Chọn vật liệu giống
Trồng rừng Dó bầu với mục tiêu tạo trầm hoặc cho sinh khối gỗ lớn có hàm
lượng và chất lượng tinh dầu cao, tại mỗi vùng sinh thái nên chọn các xuất xứ phù
hợp, cụ thể: vùng Trung tâm chọn xuất xứ Kiên Giang và Quảng Nam, vùng Đông
Bắc Bộ chọn xuất xứ An Giang và Kiên Giang, vùng Bắc Trung Bộ chọn xuất xứ
Kiên Giang và Hà Tĩnh, vùng Nam Trung Bộ chọn xuất xứ An Giang và Quảng Nam.
20
3.5.2. Nhân giống và trồng
3.5.2.1. Nhân giống
Để hiệu quả trồng rừng Dó bầu cao, cần giảm chi phí nhân công và vật tư, đưa
cây giống có nguồn gen tốt vào sản xuất, do đó nên áp dụng biện pháp nhân giống vô
tính bằng công nghệ mô - hom (giâm hom cây in vitro), cho ra rễ trực tiếp, không qua
giai đoạn tạo rễ trong phòng thí nghiệm sẽ nhân nhanh những cá thể đồng nhất về mặt
di truyền, cho hệ số nhân cao ở mọi thời điểm sinh trưởng của cây, rút ngắn thời gian
tạo giống, cụ thể:
Tạo nguồn vật liệu: lấy các mô tế bào được tuyển chọn từ các chồi đỉnh sinh
trưởng mọc từ thân cây Dó bầu trội. Khử trùng bằng HgCl
2
, nồng độ 0,1%, thời gian
khử trùng là 14 phút. Môi trường cơ bản ban đầu là 3/4MS.
Tạo chồi in vitro: Sử dụng MTBS + đường (30g/l) + nước dừa (10% v/v) bổ
sung tổ hợp 3 chất gồm BAP (0,25mg/l), kinetin (0,25mg/l) và adenin (0,25mg/l) vào,
được MTBS + 0,25mg/l (BAP + kinetin + adenin).
Tạo cây con: tách cây trưởng thành in vitro thành hom đưa ra ngoài phòng thí
nghiệm, sau đó chấm thuốc kích thích IBA nồng độ 1500ppm, cấy vào bể cát đã khử

1. Kết luận
1.1. Đặc điểm phân bố và sinh thái của cây Dó bầu
Ở nước ta Dó bầu phân bố tự nhiên từ Hà Giang đến Kiên Giang, độ cao từ 5m
ở Hương Sơn, Hà Tĩnh đến 1.120m so với mực nước biển ở Konplong, Kon Tum,
biên độ nhiệt độ và lượng mưa khá lớn, nơi đất có hàm lượng mùn, N,P,K tổng số và
dễ tiêu ở mức trung bình đến khá, riêng K dễ tiêu ở mức cao, khả năng phân giải chất
hữu cơ và dung tích hấp thu khá, thành phần cơ giới trung bình, môi trường đất chua,
tầng đất từ mỏng đến dày. Như vậy: Dó bầu có khả năng thích ứng với điều kiện đất
đai và khí hậu cả về 2 mặt thuận lợi và hạn chế.
1.2. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con, khảo nghiệm xuất xứ và kỹ thuật trồng
1.2.1. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con
- Giâm hom có tỷ lệ ra rễ cao cần phải trẻ hóa vật liệu giâm, sử dụng chất kích
thích IBA nồng độ 1500ppm, thời vụ giâm hom là vụ Thu-Đông (T9 – T11).
- Môi trường nhân nhanh chồi in vitro thích hợp nhất là MTBS + đường và
nước dừa, bổ sung tổ hợp các chất: 0,25 mg/l (BAP + kinetin + adenin). Giai đoạn tạo
rễ cây in vitro, môi trường thích hợp nhất là 3/4 WPM + 0,1 mg/l BAP, bổ sung 0,25
mg/l IBA + 0,25 mg/l NAA. Tỷ lệ ra rễ in vitro trong ống nghiệm đạt 60,2%. Thuần
hoá cây in vitro ngoài vườn ươm tỷ lệ sống đạt 54,3%.
- Kết hợp công nghệ mô - hom: cây Dó bầu in vitro có khả năng ra rễ ngoài
phòng thí nghiệm đạt tỷ lệ là 67,3%, ngoài vườn ươm tỷ lệ sống đạt 72,4%; rút ngắn
được thời gian và chi phí vật tư, nhân công hơn so với nuôi cấy mô.
- Ở vườn ươm, cây con Dó bầu thích hợp nhất với mức che sáng 50%, sinh
trưởng tốt nhất với ruột bầu gồm 90% đất tầng mặt + 8% phân chuồng hoai + 2% phân
hữu cơ vi sinh, hoặc 90% đất tầng mặt + 8% phân chuồng hoai + 2% NPK (5:10:3).
1.2.2. Khảo nghiệm xuất xứ
Sau 4 năm trồng sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn: Tại Phúc
Yên - Vĩnh Phúc cao hơn cả là xuất xứ Kiên Giang và Quảng Nam; tại Hoành Bồ -
Quảng Ninh cao nhất là xuất xứ An Giang sau đến xuất xứ Kiên Giang. Tại Hà Tĩnh
cao nhất là xuất xứ Kiên Giang sau đến xuất xứ Hà Tĩnh. Riêng ở Tiên Phước -
Quảng Nam sau 3 năm trồng, tốt nhất là xuất xứ An Giang và Quảng Nam.

thích tạo trầm bằng các chế phẩm sinh học nhìn chung cao hơn các chế phẩm hóa
học, tác động cao hơn không tác động. Tác động tạo trầm ở cây 11 tuổi cho hàm
lượng và chất lượng tinh dầu cao hơn cây 5 và 8 tuổi.
- Chế phẩm sinh học của Sở KHCN Bình Phước và Công ty TNHH Lâm Viên
Hà Nội cho hàm lượng Sesquiterpene cao nhất và hàm lượng acid béo thấp.
1.3.3. Cấu tạo thô đại và hiển vi tế bào gỗ Dó bầu chưa tác động và sau tác động
- Cấu tạo thô đại ở phần gỗ lành của cây Dó bầu đã tác động 12 tháng và 24
tháng so với cây không tác động đều giống nhau như: gỗ có màu vàng xám, nhẹ và
không có mùi thơm. Phần gỗ ở xung quanh vị trí tác động có một số khác biệt so với
gỗ lành như: gỗ có màu xám đen, có mùi thơm đặc trưng, nặng hơn gỗ lành.
- Cấu tạo hiển vi của gỗ bị tác động (gỗ nhiễm trầm) có nhiều đặc điểm khác
biệt so với gỗ lành như: gỗ có mầu nâu đen, chia làm 2 phần; phần tiếp giáp với gỗ
lành cứng hơn, các tế bào (vết vỏ, sợi gỗ, mô mềm dọc, tia gỗ, mạch gỗ) đều có chất
chứa màu đen và có mùi thơm đặc trưng.
- Năm thứ 2 sau tác động, phần gỗ nhiễm trầm xung quanh lỗ khoan đã mở
rộng ra hai phía theo chiều dọc thân cây và phát triển mạnh ở vùng gỗ tủy. Ở phần gỗ
23
bên ngoài chân trầm, một số ít dải tế bào vỏ, ống mạch đã có hiện tượng nhiễm trầm,
như vậy vùng nhiễm trầm có khả năng được mở rộng theo thời gian.
1.4. Tính chất cơ lý và tiềm năng sản xuất bột giấy của gỗ cây Dó bầu
- Tính chất vật lý và cơ học của gỗ Dó bầu đều rất thấp, tương đương với nhóm
VIII. Vì thế, gỗ Dó bầu tự nhiên chưa qua biến tính không thích hợp sử dụng trong
những trường hợp chịu lực cao như xây dựng, giao thông vận tải, đồ mộc gia dụng…
- Gỗ Dó bầu 10 tuổi có kích thước xơ sợi thuộc loại sợi ngắn, dài từ 0,74-
0,92mm, rộng từ 27,5-38,3µm. Hàm lượng xenluylô cao trên 50%, tương đương hoặc
cao hơn gỗ Keo lai và Keo tai tượng 5 tuổi. Độ trắng của bột Dó bầu khá cao, đạt từ
87,1-87,9% ISO, cao hơn bột gỗ Keo lai 5 tuổi. Tính chất cơ lý của bột Dó bầu thấp
hơn khá nhiều so với gỗ Keo lai 5 tuổi. Vì thế, chất lượng bột của gỗ Dó bầu thấp hơn
so với các loài Keo và Bạch đàn. Tuy nhiên, tiềm năng làm bột giấy của gỗ Dó bầu có
một số mặt khá tốt, để nâng cao chất lượng cần phải pha trộn với một số loại nguyên


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status