Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã quyết thắng –thành phố thái nguyên - Pdf 23

LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực
tiễn của các trường chuyên nghiệp ở nước ta nói chung và trường Đại học
Nông Lâm nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu của
sinh viên cuối khóa. Đây là quá trình nhằm giúp cho sinh viên có dịp cọ xát
với thực tế nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng thực hành. Từ đó giúp sinh viên
rèn luyện khả năng tổng hợp lại những kiến thức đã học vào thực tế để giải
quyết vấn đề cụ thể.
Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo kỹ sư Môi trường có đủ năng lực,
sáng tạo và có khả năng công tác. Được sự nhất trí của Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường cùng với
nguyện vọng của bản thân, tôi tiến hành đề tài “Đánh giá thực trạng quản lý
chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh
hoạt tại địa bàn xã Quyết Thắng –Thành phố Thái Nguyên ”. Trong thời gian
triển khai làm đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo
trong khoa Tài nguyên và Môi trường và đặc biệt là sự chỉ đạo của cô giáo ThS.
Dương Thị Thanh Hà cùng các bác, anh chị trong Uỷ ban nhân dân xã Quyết
Thắng.
Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của tôi không tránh khỏi
có thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong có được sự đống góp ý kiến của thầy, cô giáo và
các bạn để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 8 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Thuỷ
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG BÀI KHÓA LUẬN
Bảng 2.1.Tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị Việt Nam……….9
Bảng 4.1: Quy hoạch sử dụng đất của xã Quyết Thắng năm 2011………….19
Bảng 4.2 :Tình hình dân số và lao động xã Quyết Thắng năm 2011……… 20
Bảng 4.3 :Lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại hộ dân trên địa bàn xã Quyết
Thắng……………………………………………………………………… 28

BVMT
CT
CTR
CTRSH
3R
MT
TP
UBND
HĐND
MTTQ
QLCTRSH
VSMT
CNTT-TT
ĐH
THCS
ĐKTN
KTXH
HTXDV ĐN
TNHH
NCC
KH
: Bảo vệ môi trường
: Chất thải
:Chất thải rắn
:Chất thải rắn sinh hoạt
:Tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu rác thải sinh hoạt
:Môi trường
:Thành phố
:Uỷ ban nhân dân
:Hội đồng nhân dân

2.3.2. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 8
2.4. Một số quy trình xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại Việt Nam 11
2.4.1. Công nghệ xử lý Seraphin 11
PHẦN 3 16
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1. Đối tượng và phạm vi , địa điểm và thời gian thực hiện 16
3.1.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 16
3.2. Nội dung nghiên cứu 16
3.2.2. Điều tra, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
xã Quyết Thắng 16
3.2.3.Ý kiến của người dân về công tác QLCTRSH tại xã Quyết Thắng 17
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLCTRSH tại xã Quyết
Thắng 17
3.2.5.Đề xuất một số giải quyết phù hợp với điều kiện thực tế của xã Quyết
Thắng 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu 17
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 17
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu 17
3.3.4.Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu 18
PHẦN 4 18
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ PHÂN TÍCH 18
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quyết Thắng 18
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 18
4.1.1.1. Vị trí địa lý 18
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 20
4.2 . Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt 28
4.2.1.Một số văn bản luật và chính sách môi trường đang được áp dụng trong
QLCTRSH hiện nay tại xã Quyết Thắng 28
4.2.3. Hiện trạng thu gom vận chuyển phân loại và xử lý chất thải rắn sinh

trình ăn, ở, tiêu dùng của con người. Mức sống của người dân càng cao thì
việc tiêu dùng các sản phẩm của xã hội càng cao, điều đó đồng nghĩa với việc
gia tăng chất thải sinh hoạt. Mặt khác, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt cho
đến nay mới chỉ đạt 60-80%, phần còn lại được thải tự do vào môi trường. Ở
nhiều nơi trên đất nước ta chất thải sinh hoạt là nguyên nhân chính phá vỡ cân
bằng sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí gây
bệnh cho con người cây trồng, vật nuôi, mất đi cảnh quan văn hoá đô thị và
nông thôn.
Cách quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại hầu hết các thành phố,
thị xã ở nước ta hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh và
bảo vệ môi trường (BVMT). Không có những bước đi thích hợp, những
khuyết sách đúng đắn và những giải pháp đồng bộ, khoa học để quản lý chất
thải rắn trong quy hoạch, xây dựng và quản lý các đô thị sẽ dẫn đến những
hậu quả khôn lường, làm suy giảm chất lượng môi trường, kéo theo những
mối nguy hại về sức khoẻ cộng đồng, hạn chế sự phát triển của xã hội.
Song song với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, ngày nay vấn
đề môi trường đang trở thành mối quan tâm của toàn nhân loại. Hoạt động
bảo vệ môi trường trong thời đại chúng ta là một trong những hoạt động quan
2
trọng của xã hội loài người, nhằm duy trì hợp lý các dạng tài nguyên hướng
tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động bảo vệ môi
trường, sự quản lý của nhà nước về môi trường vẫn chưa thực sự được quan
tâm đúng mực.
Quyết Thắng là một trong những xã vùng trung du của tỉnh Thái Nguyên
trong những năm gần đây xã đã có những bước tiến đáng kể về kinh tế và xã
hội, đời sống của nhân dân được cải thiện. Cùng với nó vấn đề về môi trường
ngày càng trở nên bức xúc, rác thải ngày càng nhiều ô nhiễm ngày càng gia
tăng, vấn đề quản lý môi trường ở các cấp các ngành vẫn còn bộc lộ nhiều yếu
kém và bất cập. Bên cạnh đó các văn bản luật chưa đồng nhất, chưa đi sâu vào
thực tiễn cuộc sống. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường chưa

nghiên cứu.
- Những giải pháp đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với điều kiện
của xã.
1.2.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Đây là điều kiện giúp
sinh viên tập luyện, vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Đánh giá những mặt còn hạn chế trong công
tác QLCTRSH. Từ đó giúp cho địa phương định hướng phương pháp
QLCTRSH trong thời gian tới.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
Quản lý môi trường là tập hợp các biện pháp, pháp luật chính sách,
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia. Các nguyên tắc quản lý
môi trường, các công cụ thực hiện giám sát chất lượng môi trường, các
phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở hình
thành và phát triển của ngành khoa học môi trường. (Nguyễn Xuân Nguyên,
2004). [8]
Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học trên thế giới,
trong thời gian kéo dài từ 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về
môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo.
trong đó có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường,
các nghiên cứu và quy luật môi trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt
động sản xuất của con người đang được nghiên cứu xử lý hoặc phòng tránh,
ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích đo đạc, giám sát chất lượng môi trường
như kỹ thuật viễn thám đo đạc môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học

trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, giao thông vận
tải tại hộ gia đình, các cơ quan trường học, nhà hàng, khách sạn.
Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn như các loại vật liệu, đồ vật
bị loại thải từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt
nào đó của con người.
Phần lớn chất thải là ở thể rắn và ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta
như: gạch, đá, xi măng, vôi, vữa, giấy, mảnh sành, mảnh chai, sắt vụn, xit
than.
Chất thải rắn bao gồm các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy, bìa các
tông, nhựa, vải, cao xu, lá rụng sân vườn…Các chất vô cơ như: thuỷ tinh, lon,
thiếc, nhôm, kim loại khác, đất cát…(Nguyễn Đình Hương, 2003) [5]
6
2.2. Cơ sở pháp lý
Một số văn bản pháp luật liên quan tới quản lý chất thải rắn đô thị đang
hiện hành ở Việt Nam:
1. Luật Bảo vệ môi trường được Chủ tịch nước ký ban hành số 29/2005/L-
CTN, ngày 12/12/2005.
2. Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
3. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
4. Nghị định 175/NĐ-CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ: Hướng dẫn thi
hành luật Bảo vệ môi trường.
5. Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ quyết định xử
phạt hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
6. Chỉ thị 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy
mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và khu công nghiệp
7. Thông tư số 4527/DTI ngày 8/1/1996 của Bộ y tế: Những hướng dẫn về
quản lý chất thải rắn ở bệnh viện.
8. Thông tư 1350/TT-KCM ngày 2/8/1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và

18. Quyết định số 569/QĐ-UBND, ngày 18/3/2010 của UBND tỉnh về việc
xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1.Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới đang ngày càng
được quan tâm hơn. Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiến
hành một cách rất chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình
phân loại tại nguồn, thu gom, tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu
gom, vận chuyển theo từng loại rác. Các quy định đối với việc thu gom, vận
chuyển, xử lý từng loại rác thải được quy định rất chặt chẽ và rõ ràng với đầy
đủ các trang thiết bị phù hợp và hiện đại.
+ Ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện nay. Việc phân
loại rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991. Rác bao bì gồm hộp
đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim loại hay bìa các tông
được gom vào thùng màu vàng. Bên cạnh thùng vàng, còn có thùng xanh dương
cho giấy, thùng xanh lá cây cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh.
8
+ Tại Nhật, chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng
nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu
theo mô hình 3R (reduce, reuse, recycle).Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt,
các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân
hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và rác có thể tái chế. Các loại rác này
được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia
đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới
sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Nếu gia đình nào không phân loại rác,
để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với công ty và ngay hôm sau
gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền.
+ Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác
rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà
thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn

để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Kết quả điều tra tổng thể năm 2010 – 2011 cho thấy, lượng CTRSH đô thị
phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày
(2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các
đô thị
Bảng 2.1.Tổng lượng chất thải rắn phát sinh
tại các đô thị Việt Nam
STT Loại đô thị
Lượng CTRSH
bình quân trên
đầu người
(kg/người/ngày)
Lượng CTRSH đô thị phát
sinh
Tấn/ngày Tấn/năm
1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000
2 Loại I 0,96 1.885 688.025
3 Loại II 0,72 3.433 1.253.045
4 Loại III 0,73 3.738 1.364.370
5 Loại IV 0,65 626 228.490
Tổng 6.453.930
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2010, 2011 và báo cáo của các địa phương)
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô
thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245
tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở
lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng
10
phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị
khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ

cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại
11
nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích
hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra.
Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…. đang là thách thức
lớn đối với các nhà quản lý. Tốc độ tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị
tăng, sản xuất, dịch vụ tăng, mà còn vì mức sống của người dân đang ngày
một tăng lên. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt
khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%; Lượng CTR
công nghiệp được thu gom đạt 85-90% và chất thải nguy hại mới chỉ đạt
khoảng 60-70%.
Bộ Xây dựng đã xây dựng chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp
dụng công nghệ hạn chế chôn lấp giai đoạn 2009 - 2020, với quan điểm kết
hợp đầu tư của Nhà nước và khuyến khích, huy động các thành phần kinh
tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, đảm bảo
đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 các địa phương đều được đầu tư xây
dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ xử lý hạn
chế chôn lấp, đặc biệt đối với các khu xử lý chất thải rắn có tính chất vùng
bằng các nguồn vốn khác nhau nhằm giải quyết triệt để vấn đề bức xúc về ô
nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt đô thị trong toàn quốc.
Theo chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 – 2020, từ
năm 2011 – 2015, 85% tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh phải
được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 60% được tái
chế, tái sử dụng. Đến năm 2020 các chỉ tiêu này lần lượt là 90% và 85%.
(Tổng cục Môi trường 2010)[11]
2.4. Một số quy trình xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại Việt Nam
2.4.1. Công nghệ xử lý Seraphin
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công nghệ xử lý rác, tuy nhiên giá
thành còn khá cao nên việc áp dụng ở Việt Nam và một số nước đang phát

thải với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/1 đô thị, trong đó có tới 85-90%
các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Các công nghệ xử lý rác của nước ngoài cho thấy phần lớn đều không
hiệu quả vì không phù hợp với đặc thù rác thải rất phức tạp, chưa phân loại
đầu nguồn ở Việt Nam.
Trong khi đó, việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chủ yếu là chôn lấp
với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/1 đô thị nhưng do chôn lấp không hợp
vệ sinh đã gây ô nhiễm môi trường, tốn nhiều diện tích đất, lãng phí nguồn tài
13
nguyên từ rác và tốn kém kinh phí cho việc xử lý nước rỉ rác. Về thực tế đây là
những bãi rác thải lộ thiên, không được thiết kế, quy hoạch, xây dựng và vận
hành theo quy định bãi chôn lấp hợp vệ sinh, vị trí thường gần khu dân cư
(khoảng 200 – 500 m), thậm chí có bãi chỉ cách khu dân cư 100m, không có
lớp chống thấm ở thành và đáy ô chôn lấp, không có hệ thống thu gom và xử lý
nước rác và khí rác do quá trình phân huỷ kị khí từ các thành phần nước rác,
khí rác, quy trình vận hành không đúng kĩ thuật. Đặc biệt là nước và khí rác
phân huỷ từ các thành phần nước rác trong bãi chôn lấp đã gây ra ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng
đồng Cả nước hiện có khoảng 22 cơ sở xử lý tái chế và đốt rác thải sinh hoạt
nhưng mới xử lý được khoảng 15% lượng chất thải phát sinh.Theo báo cáo của
Hiệp hội Môi trường Đô thị & Khu Công nghiệp Việt Nam, hiện cả nước còn
52 bãi chôn lấp rác thải tồn đọng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Được biết, trong thời gian qua, nhiều địa phương đã triển khai, làm tốt
việc thu gom, vận chuyển và quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải
rắn góp phần tạo môi trường trong sạch, đô thị văn minh và sạch đẹp. Tuy
nhiên công tác thu gom, xử lý chất thải rắn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
2.4.3. Chế biến phân vi sinh (compost)
Nước ta hiện có 10 nhà máy chế biến rác thải có thành phần hữu cơ cao
cấp thành phân bón vi sinh. Các nhà máy xử lý CTR thành phân bón mới chỉ
thực hiện ở các thành phố lớn nhưng quy mô và công suất nhỏ. Đó là nhà máy

CTR Nam Sơn (Hà Nội), hiện nay nước ta chỉ xử dụng công nghệ thiêu đốt
với CTR y tế. Tính đến nay, nước ta có 61 lò đốt CTR y tế, trong đó:
- 14 lò sản xuất trong nước, các lò khác đều nhập từ nước ngoài.
- 3/61 lò đốt có thiết bị xử lý khí thải (nhưng chỉ có 2 lò đốt vận hành
thiết bị xử lý khí thải). Những lò khác không xử lý khí thải nên chưa kiểm
soát được ô nhiễm không khí.
- 2/61 lò đốt công suất lớn sử dụng chung (công suất > 1 tấn/ngày)
được đặt bên ngoài bệnh viện; các lò đốt khác đặt trong khuôn viên
Phương pháp đốt: Quá trình đốt là một quá trình biến đổi chất thải rắn dưới
tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hóa hóa học. Bằng cách đốt chất thải ta có thể
giảm thể tích của nó đến 80-90% . Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 800°C.
Sản phẩm sau cùng bao gồm khí có nhiệt độ cao bao gồm nitơ và
cacbonic, hơi nước, tro. Năng lượng có thể thu hồi từ quá trình trao đổi nhiệt
độ khi sinh ra có nhiệt độ cao. Các công nghệ hay được sử dụng để đốt chất
thải như lò quay, lò cố định, lò tần sôi.
- Lò quay: chất thải được đốt trong lò quay hình trụ có gạch chịu lửa;
nguyên liệu là bất cứ chất nào dễ cháy (rắn, lỏng, khí); nhiệt độ đốt là 650-
1370°C; Thời gian đốt là vài giây đối với chất khí và vài giờ đối với chất rắn
và chất lỏng.
- Lò cố định: chất thải được đi qua nhiều cấp để đốt với sự tăng nhiệt
của vùng cháy; nguyên liệu là bùn và các chất rắn đã được vê viên; nhiệt độ
đốt là 1400-1800°C; thời gian đốt là vài giờ.
- Lò tầng sôi: chất thải được tần sối có các hạt rắn trơ đã được gia nhiệt
tới nhiệt độ cao; nguyên liệu là các chất lỏng hữu cơ, khí và các chất rắn đã
được vê viên hoặc đã được xử lý thích hợp; nhiệt độ đốt là 760-1100°C; thời
gian đốt là vài giờ đối với chất rắn.
16
Tại thành phố Hà Nội, ngoài lò đốt rác thải y tế tập chung ở Cầu Diễn
(công suất 3,2 tấn/ngày) và một số lò đốt riêng của một số bệnh viện. Còn có
lò đốt CTR công nghiệp nguy hại (công suất 150 kg/h).

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập các tài liệu sơ cấp (mẫu rác thải ở thực địa) để có số liệu sau:
Khối lượng rác sinh hoạt /ngày
Thành phần rác thải sinh hoạt
Tỷ lệ rác được thu gom /ngày
Tỷ lệ các tồn dư /ngày
Phương pháp phát phiếu điều tra
Phiếu điều tra được lập với các thông tin liên quan đến nội dung mà
chuyên đề nghiên cứu:
+ Điều tra lượng rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, công sở.
+ Điều tra việc nộp lệ phí vệ sinh của các đối tượng thải rác.
+ Điều tra, đánh giá ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Tiến hành phỏng vấn 60 hộ dân thuộc 06 xóm trên địa bàn xã Quyết
Thắng, trong đó có 03 xóm có dịch vụ thu gom rác và 03 xóm không có dịch vụ
thu gom rác. Tiến hành phỏng vấn các hộ kinh doanh, các cán bộ cũng như các hộ
dân.
Phỏng vấn ban quản lý chợ trên địa bàn nghiên cứu, cán bộ phụ trách
các trường, công nhân thu gom rác…
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu
- Địa điểm lấy mẫu:
+ Cổng khu tập thể công nhân Z115;
+ Cổng Trường Đai học Khoa học công nghệ thông tin và TT
+ Cổng chợ Nông Lâm.
- Số mẫu:3 mẫu (mỗi mẫu lấy 10 kg)
- Thời gian lấy mẫu:
Lấy vào các ngày 15 và 30 từ tháng 1/2012 – 4/2012 để xác định
18
- Chỉ tiêu theo dõi
+ Khối lượng rác sinh hoạt trung bình / ngày
+ Thành phần % rác thải sinh hoạt theo khối lượng

hàng sửa chữa ô tô, xe máy.
4.1.1.2. Địa hình đất đai.
Xã Quyết Thắng – Tp Thái Nguyên có tổng diện tích đất 1.298,76 ha,
địa hình tương đối bằng phẳng, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên
khoảng 5 km. Đất nghèo dinh dưỡng, chủ yếu là đất pha cát, độ chua đất cao,
đất bị sói mòn nhiều. Cây trồng chủ yếu là chè, lúa, cây ăn quả như: nhãn, vải,
xoài, thanh long…, cây lâm nghiệp. Với diện tích 1.298,76 ha xã quy hoạch
như sau:
Bảng 4.1: Quy hoạch sử dụng đất của
xã Quyết Thắng năm 2011
stt Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ
1 Đất trồng lúa 413,3 31,8
2 Đất trồng chè 107 8,2
3 Đất trồng ngô 55,1 4,24
4 Đất trồng rừng 7 0,5
5 Đất trồng hoa và cây cảnh 11 0,8
6 Nuôi trồng thuỷ sản 6 0,4
7 Đất chưa sử dụng 0,7 0,05
8 Đất trồng cây nông nghiệp khác 98 7,55
9 Đất để chăn nuôi 102 7,85
10 Đất phi nông nghiệp 504,7 38,61

Trích đoạn Biện pháp quản lý CTR sinh hoạt
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status