Phân tích đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn xã Quyết Thắng –Thành phố Thái Nguyên - Pdf 27

1 | P a g e
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá
ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công
nghiệp, dịch vụ, du lịch kéo theo mức sống của người dân
ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong
công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư.
Lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của người
dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại
hơn về tính chất.
Bên cạnh những mặt tích cực do phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống nhân dân thì việc sử dụng quá mức tài
nguyên thiên nhiên, xả thải các chất độc hại vượt quá khả năng
tự làm sạch của môi trường đã dẫn đến ô nhiễm môi trường. Ô
nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân chủ yếu vẫn do hoạt
động sống của con người.
2 | P a g e
Chất thải rắn sinh hoạt là một phần của cuộc sống, phát
sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người. Mức sống
của người dân càng cao thì việc tiêu dùng các sản phẩm của xã
hội càng cao, điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng chất thải sinh
hoạt. Mặt khác, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt cho đến nay
mới chỉ đạt 60-80%, phần còn lại được thải tự do vào môi
trường. Ở nhiều nơi trên đất nước ta chất thải sinh hoạt là
nguyên nhân chính phá vỡ cân bằng sinh thái, ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí gây bệnh cho con người
cây trồng, vật nuôi, mất đi cảnh quan văn hoá đô thị và nông
thôn.
Cách quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại hầu hết

thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại địa bàn xã Quyết Thắng –Thành phố Thái
Nguyên ”.
1.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Quyết
Thắng.
- Đề xuất các biện pháp để thu gom và xử lý chất thải rắn
cho phù hợp với điều kiện của xã để đạt hiệu quả cao nhất nhằm
nâng cao công tác quản lý môi trường một cách khoa học và bền
vững, kết hợp với việc bảo vệ môi trường góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân.
5 | P a g e
1.2.2. Mục tiêu của đề tài.
- Đưa ra cái nhìn tổng quát và phản ánh chính xác về các
hoạt động thu gom, phân loại, tái chế, và các phương pháp xử lý
CTRSH trên địa bàn xã Quyết Thắng.
- Đưa ra các số liệu đánh giá về khối lượng thành phần và
mức độ ảnh hưởng của CTRSH trên địa bàn xã Quyết Thắng.
- Nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý
CTRSH trên địa bàn xã Quyết Thắng.
- Tìm hiểu các văn bản pháp quy có liên quan đến công tác
QLCTRSH tại xã Quyết Thắng.
- Đề ra những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế
nhằm nâng cao hiệu quả QLCTRSH tại xã Quyết Thắng.
1.2.3. Yêu cầu của đề tài
- Các số liệu, thông tin đưa ra phải đảm bảo độ tin cậy,
trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, chi tiết.
- Mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên

cứu và quy luật môi trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô
nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên
cứu xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích
đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám
đo đạc môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát
triển trên nhiều nước trên thế giới.
Như chúng ta đã biết trong hoạt động sinh hoạt thường
ngày của con người dù ở bất kỳ đâu như: ở nhà, công sở, nơi
công cộng… đều phải thải ra môi trường một lượng rác đáng kể,
trong đó rác thải hữu cơ chiếm một tỷ lệ lớn và dễ gây ô nhiễm
9 | P a g e
trở lại. Việc thu gom và xử lý rác sinh hoạt đã và đang gặp rất
nhiều khó khăn cho các Công ty quản lý Môi trường đô thị (ở
các thành phố) hay các hợp tác xã vệ sinh môi trường (ở các
huyện, thị trấn). Rác thải sinh hoạt được để chung trong các
thùng đựng rác của các gia đình sau đó chúng được đưa ra
thùng đựng rác chung và được xe thu gom chuyển đến bãi tập
kết. Như vậy rác được thu gom hỗn hợp, điều này sẽ gây khó
khăn cho việc phân loại, xử lý ở giai đoạn sau. Theo thống kê
của các cơ quan chức năng, hiện tại phần lớn rác thải ở nước ta
đang được xử lý theo phương pháp chôn lấp, vừa gây ô nhiễm
không khí, vừa gây ô nhiễm nguồn nước. Không những thế
phương pháp này còn gây lãng phí diện tích đất vốn đã rất khan
hiếm nhất là ở các đô thị. Mặc dù chi phí rẻ và thời gian xử lý
ngắn nhưng về lâu dài phương pháp này không hiệu quả. Một
cách làm khác cũng được tính đến đó là xử lý rác bằng công
nghệ thiêu hủy. Đây là giải pháp đang được áp dụng tại các
nước phát triển. Mặc dù đó là công nghệ hiện đại nhưng với
điều kiện kinh tế nước ta thì chưa được áp dụng rộng rãi vì chi

1. Luật Bảo vệ môi trường được Chủ tịch nước ký ban hành số
29/2005/L-CTN, ngày 12/12/2005.
2. Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi
trường.
3. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi
trường.
12 | P a g e
4. Nghị định 175/NĐ-CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ:
Hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường.
5. Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ
quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi
trường.
6. Chỉ thị 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các
khu đô thị và khu công nghiệp
7. Thông tư số 4527/DTI ngày 8/1/1996 của Bộ y tế: Những
hướng dẫn về quản lý chất thải rắn ở bệnh viện.
8. Thông tư 1350/TT-KCM ngày 2/8/1995 của Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường: Hướng dẫn thi hành một số
nghị quyết của Chính phủ 02/CP ngày 5/1/1995 về việc
buôn bán có điều kiện các hoá chất độc, các chất phóng
xạ, chất thải và bán sản phẩm kim loại và hoá chất nguy
hại trong chất thải thị trường trong nước.
13 | P a g e
9. Thông tư 2891/KCM-TM ngày 19/2/1996 của Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường quy định tạm thời về việc nhập
khẩu phế liệu.
10. Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo quyết

15 | P a g e
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1.Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới
đang ngày càng được quan tâm hơn. Đặc biệt tại các nước phát
triển, công việc này được tiến hành một cách rất chặt chẽ, từ ý
thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tại
nguồn, thu gom, tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu
gom, vận chuyển theo từng loại rác. Các quy định đối với việc
thu gom, vận chuyển, xử lý từng loại rác thải được quy định rất
chặt chẽ và rõ ràng với đầy đủ các trang thiết bị phù hợp và hiện
đại.
+ Ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện
nay. Việc phân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ
năm 1991. Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy
móc bằng nhựa, kim loại hay bìa các tông được gom vào thùng
màu vàng. Bên cạnh thùng vàng, còn có thùng xanh dương cho
giấy, thùng xanh lá cây cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh.
16 | P a g e
+ Tại Nhật, chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền
thống với dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có
chu trình xử lý nguyên liệu theo mô hình 3R (reduce, reuse,
recycle).Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình
được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân
hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và rác có thể tái chế. Các
loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu
sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết
rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại
diện cụm dân cư. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn
lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với công ty và ngay

ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về
quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh
Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên
(12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu
vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng
năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên
và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế
của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong
đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và
kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường
phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các
nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít
nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn
với CTRSH đô thị.
19 | P a g e
Kết quả điều tra tổng thể năm 2010 – 2011 cho thấy, lượng
CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng
lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm)
chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị
Bảng 2.1.Tổng lượng chất thải rắn phát sinh
tại các đô thị Việt Nam
STT Loại đô
thị
Lượng CTRSH
bình quân trên
đầu người
Lượng CTRSH đô thị
phát sinh

CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau
(0,72 - 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh
CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65
kg/người/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở
các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38 kg / người /
ngày; TP. Hội An 1,08 kg / người / ngày; TP. Đà Lạt 1,06
kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30 kg / người / ngày. Các đô thị
có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là
TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị
xã Gia Nghĩa 0,35kg / người / ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg /
người / ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg / người / ngày. Trong khi
đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các
đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg / người / ngày
Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy,
tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng
gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát
22 | P a g e
triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị
loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu
tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các
đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng
CTRSH đô thị trong những năm tiếp theo vào khoảng hơn 12
triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để
quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan
cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại
nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý,
tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do
CTRSH gây ra.
Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các

Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công nghệ xử lý rác,
tuy nhiên giá thành còn khá cao nên việc áp dụng ở Việt Nam và
một số nước đang phát triển là khá khó khăn. Nhưng từ năm
2003, khi công nghệ xử lý Seraphin do Công ty cổ phần phát
triển Môi trường xanh giới thiệu đã ứng dụng ở nhiều địa
phương như bãi rác Đông Vinh (Nghệ An), bãi rác Thuỷ
Phương (Huế) với công suất 200 tấn rác/ngày và bước đầu đã
cho ngững kết quả khả thi. Đây là công nghệ hoàn
toàn mới lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới có khả năng tái sinh
100% rác thải để mang lại nhiều nguồn lợi cho cuộc sống của
con người.
Có thể tóm tắt quá trình xử lý rác thải như sau: Ban đầu
rác từ khu dân cư được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết
25 | P a g e
nơi có hệ thống phun vi sinh khử mùi cũng như ozone diệt vi
sinh vật độc hại. Tiếp đến, băng tải sẽ chuyển rác tới máy xé
bông để phá vỡ mọi loại bao gói. Rác tiếp tục đi qua hệ thống
tuyển từ (hút sắt thép và các kim loại khác) rồi lọt xuống sàng
lồng.
Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ,
chuyển rác vô cơ (kể cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới
máy cắt. Trong quá trình vận chuyển này, một chủng vi sinh
ASC đặc biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm khử mùi hôi, làm
chúng phân huỷ nhanh và diệt một số tác nhân độc hại. Sau đó,
rác hữu cơ được đưa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày.
Buồng ủ có chứa một chủng vi sinh khác làm rác phân huỷ
nhanh cũng như tiếp tục khử vi khuẩn. Rác biến thành phân khi
được đưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền và sàng. Phân trên
sàng được bổ sung một chủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo đất
và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên 50% phân hoá


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status