Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy văn 9 - văn mẫu - Pdf 23

Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy văn
9

Phan tich bai tho Anh Trang cua Nguyen Duy - Đề bài: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn
Duy. Bài phân tích của Nguyễn Thị Thanh Huyền lớp 9a1 trường THCS Trần Khát Chân ( Giải
nhì cuộc thi HSG cấp quận năm 2009).

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước đau
thương và oanh liệt của dân tộc. Bài thơ Ánh trăng được viết tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1978, ba
năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong cuộc sống hòa bình, một số người đã từng trải qua thử thách, gian khổ, từng chứng kiến sự hi sinh
lớn lao của đồng đội và nhân dân, từng gắn bó sâu nặng với thiên nhiên nhưng đã vội quên những gian
nan, cơ cực và những kỉ niệm thắm thiết nghĩa tình của một thời chưa xa.
Bài thơ là một lần “giật mình” nhìn lại của Nguyễn Duy. Nó có tác dụng thức tỉnh bao người trước cái
điều vô tình ấy.
ágsgsgdgsdgsdgd Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là sự tự vấn lương tâm của riêng Nguyễn Duy. Nhà thơ đứng giữa hôm
nay mà suy ngẫm về thời đã qua và từ tâm trạng riêng, tiếng thơ ông cất lên như một lời nhắc nhở. Vầng
trăng ở đây không chỉ là một hình ảnh cụ thể của đất trời mà còn là biểu tượng cho một quá khứ đẹp đẽ, là
mối liên hệ giữa tâm tình riêng và ý nghĩa phổ biến rộng lớn, giữa nội dung cụ thể và tính khái quát của
bài thơ.

Bài thơ không chỉ đề cập đến thái độ thờ ơ, quay lưng đối với những hi sinh, mất mát của thời chiến tranh
mà còn là chuyện nghĩa tình, nhớ về cội nguồn, nhớ về những người đã khuất. Cao hơn nữa, Ánh trăng
còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình.

Sự kết hợp khéo léo giữa tự sự với trữ tình đã tạo cho bài thơ dáng dấp của một câu chuyện nhỏ được kể
theo trình tự thời gian. Giọng điệu tâm tình được thể hiện bằng thể thơ năm chữ. Hai khổ thơ đầu là cảm

trong tâm tưởng của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại là những khung cảnh thân
thương gắn liền với hình ảnh vầng trăng trong quá khứ. Tuy nhà thơ không khóc nhưng nỗi nhớ cứ rưng
rức ở trong lòng:

Ngửa mặt nhìn lên mặt,
Có cái gì rưng rưng,
Như là đồng là bể,
Như là sông là rừng.

Vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của thiên nhiên mà cao hơn thế, nó là biểu tượng của
tinh thần lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, hiểm nguy mà nồng đượm nghĩa tình và sáng ngời
chân lí.

Khổ thư cuối bài thế hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và cũng là chiều sâu
tư tương mang tính triết lí của tác phẩm:
Trăng cứ tròn vành vạnh như quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. Ta có thể hiểu khác đi là
những người cầm súng bảo vệ Tổ quốc đã ngã xuống trên mảnh đất này không bao giờ tính toán thiệt
hơn. Đất nước, dân tộc mãi mãi ghi nhớ công lao của họ. Ánh trăng im phăng phắc không nói mà nói bao
điều, nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng ta) rằng: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên
nhiên và nghĩa tình trong quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

Bài thơ Ánh trăng là lời tự nhắc nhở của Nguyễn Duy về thái độ, tình cảm của mình đối với quá khứ gian
khổ hào hùng của đất nước.
Tuy nhiên, bài thơ không phải là lời nhắc nhở riêng ai, mà nhắc nhở cả một thế hệ đã từng trải qua những
năm tháng gian khổ của chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, được nhân dân đùm bọc, che chở, nay
được may mắn sống trong hoà bình thì đừng bao giờ quên quá khứ. Hơn thế, bài thơ còn có ý nghĩa với
nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra vấn đề thái độ trân trọng và biết ơn đối với quá khứ, những người đã
khuất và đối với cả chính mình. Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc uống nước nhớ nguồn. Đây là truyền
thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta tự bao đời.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status