Cảm hứng về quê hương đất nước trong Bên kia sông đuống và Việt Bắc - văn mẫu - Pdf 23

Cảm hứng về quê hương đất nước trong Bên kia
sông đuống và Việt Bắc

Đề bài: Cảm hứng về quê hương đất nước được nói lên thiết tha và sầu lắng trong thơ thời kì
kháng chiến chống Pháp.

Anh (chị) hãy:

1. Nêu lên những cảm nhận của mình về gương mặt quê hương đất nước trong bài thơ Bên kia
sông Đuống của Hoàng cầm và đoạn trích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

2. Nhận xét về nét chung và đặc điểm riêng của cảm hứng về quê hương đất nước trong hai bài
thơ.

Tình yêu quê hương đất nước là một nguồn thơ không bao giờ vợi cạn trong văn học nước ta. Đó là cảm
hứng chủ đạo của thơ kháng chiến chống Pháp. Cảm hứng ấy dược nói lên thiết tha và sâu lắng trong
nhiều bài thơ mà tiêu biểu là Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm và Việt Bắc của Tố Hữu – hai bài thơ
của hai vùng quê đất nước: quê hương Kinh Bắc và quê hương Cách mạng.

Bài thơ được Hoàng cầm viết ra trong một đêm "thức trắng" khi anh nghe tin giặc Pháp chiếm đóng và
tàn phá quê hương Kinh Bắc thân yêu của mình. Đó là nỗi lòng của đứa con yêu gửi về quê mẹ với niềm
xót xa căm giận và niềm tự hào yêu thương một vùng quê cổ kính đẹp giàu mà anh đã từng gắn bó suốt
tuổi thơ. Gương mặt quê hương hiện lên trong bài thơ vừa đau thương, đẹp giàu, lại anh hùng – tình
nghĩa; cảnh sắc và con người hòa quyện với nhau thành những ấn tượng đặc sắc khó quên.Quê hương bị giặc tàn phá hiện lên qua những vần thơ xót xa căm giận, với một nỗi đau thật cụ thể, như
là có thể cảm giác được:

Sao xót xa như rụng bàn tay.
ágsgsgdgsdgsdgd

quê Kinh Bắc của mình thật đúng và cũng thật đẹp, và từ trong đau thương, quê hương giàu đẹp ấy đã
đứng dậy đánh giặc để chờ ngày giải phóng, đoàn tụ trong những mùa lễ hội mới.

Gắn bó với Việt Bắc trong "mười lăm năm thiết tha mặn nồng", tháng 10-1954, khi đã về Hà Nội giải
phóng, qua nỗi nhớ sâu nặng của mình. Tố Hữu đã dựng lên gương mặt quê hương cách mạng anh hùng –
tình nghĩa bằng khúc hát giao duyên ngọt ngào. Được lọc qua nỗi nhớ ân tình, quê hương cách mạng hiện
lên lung linh rực rỡ, lại đằm thắm trữ tình và ngời sáng khí phách anh hùng của căn cứ địa cách mạng
thần thánh.

Việt Bắc không nói đến những nỗi đau như Bên kia sông Đuống, bởi vì bài thơ vừa là một khúc ca ân tình
lại là một bài ca chiến thắng của một thời kì lịch sử. Quê hương cách mạng trong những ngày "trứng
nước" gian nan hiện lên ngậm ngùi qua "miếng cơm chấm muối", qua những "mái nhà hắt hiu lau xám”,
và nhất là qua hình ảnh "người mẹ nắng cháy lưng – dịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô"…

Nhưng đó lại là vùng đất đẹp và đáng yêu đối với những ai đã từng gắn bó. Tố Hữu đã viết nên những câu
thơ ca ngợi quê hương cách mạng bằng tình cảm mến yêu tha thiết của mình. Việt Bắc hiện lên với nhiều
vẻ đẹp phong phú, gợi cảm. Có những cảnh thơ mộng trữ tình:

Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.
những cảnh hùng vĩ:
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

Nhưng đẹp nhất là "bức tranh tứ bình" của Việt Bắc qua bốn mùa, chan hòa màu sắc, ánh sáng, âm thanh,
đẹp như trong cảnh thần tiên:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.



Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa.

Dưới ngòi bút của nhà thơ cách mạng Tố Hữu, quê hương cách mạng Việt Bắc hiện lên đẹp, đáng yếu và
gắn bó với mọi người chúng ta. Nó đã trở thành quê chung của mỗi một người Việt Nam yêu nước.

a. Nét chung

Hoàn cảnh sáng tác và đối tượng miêu tả có thể khác nhau, nhưng đều là cảm hứng về quê hương đất
nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp, nên hai bài thơ có những nét chung dễ nhận thấy:

- Cảm hứng về quê hương đốt nước đau thương và căm thù trong chiến tranh (mang âm hưởng xót xa
căm giận).

- Cảm hứng về quê hương đất nước giàu đẹp (mang âm hưởng ca ngợi tự hào).

- Cảm hứng về nhân dân anh hùng – tình nghĩa (mang âm hưởng ca ngợi tự hào).

Tụy đậm nhạt có thể khác nhau do mục đích sáng tác và tính chất của từng bài thơ, nhưng ba cảm hứng
trên đây đều có trong hai bài thơ như đã phân tích ở mục 1. Những cảm hứng đó đều bắt nguồn từ lòng
yêu quê hương đất nước tha thiết, niềm tự hào mãnh liệt về đất nước giàu đẹp, nhân dân anh hùng – tình
nghĩa, và lòng căm thù giặc sâu sắc của các nhà thơ. Nó trở thành những cảm hứng truyền thống trong thơ
ca kháng chiến.

b. Đặc điểm riêng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status