Luận văn thạc sĩ về Thực trạng và giải pháp chủ yếun nhằm phát triển Kinh tế tảng trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Pdf 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------------------------------------

LÝ VĂN TOÀN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Mã số: 60 - 31 - 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Ngô Xuân Hoàng
Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực, và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cám ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày
trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.


Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ quý báu của tập thể và các cá nhân. Trước hết tôi xin chân thành
cám ơn các giảng viên khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học trường Đại học
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là sự hướng dẫn
của Tiến sỹ Ngô Xuân Hoàng trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí
lãnh đạo và chuyên viên sở Tài chính; sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn; sở Kế hoạch và Đầu tư; sở Tài nguyên và Môi trường; sở Lao động
thương binh và Xã hội; sở Y tế; sở Giao thông Vận tải; sở Giáo Dục và đào
tạo; Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn phòng thống kê các huyện; thành phố;
thị xã thuộc tỉnh Thái Nguyên; các quý Ông, Bà lãnh đạo các huyện; thành
phố; thị xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện, góp ý và giúp đỡ
tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo sở Tài chính, lãnh đạo các
phòng, ban trong sở cùng các đồng nghiệp, bạn bè, và gia đình đã cổ vũ động viên
tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lý Văn Toàn


4
Chương 1:Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
5
1.1-Một số vấn đề cơ bản về trang trại
5
1.1.1-Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại
5
1.1.2-Những tiêu chí xác định KTTT
7
1.1.3-Những đặc trưng của KTTT trong nền kinh tế thị trường
9
1.1.4- Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển trang trại và KTTT
16
1.1.5-Ý nghĩa kinh tế- xã hội- môi trường của Trang trại
21
1.2-Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước và Việt Nam
26
1.2.1-Tình hình phát triển KTTT ở một số nước trên thế giới
26
1.2.2- Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
29
1.3- phương pháp nghiên cứu
35
1.3.1-Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
35
1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
35
1.3.3-Phương pháp sử lý số liệu
35
1.3.4-Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích

2.3.3-Đất đai sử dụng trong TT của tỉnh Thái Nguyên
57
2.3.4- Lao động trong trang trại của tỉnh Thái Nguyên
57
2.3.5-Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại
58
2.3.6-Hiệu quả sản xuất của trang trại
60
2.3.7-Thực trạng kinh tế trang trại ở ba vùng
62
2.4-Đánh giá phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KTTT
68
2.4.1-Phân tích các yếu tố bên trong trang trại
68
2.4.2-Phân tích các yếu tố bên ngoài của trang trại
73
Chương 3: Giải pháp chủ yếu để phát triển KTTT ở tỉnh
Thái Nguyên
78
3.1- Phương hướng mục tiêu
78
3.1.1-Phương hướng phát triển kinh tế trang trại
84
3.1.2-Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại
85
3.2-Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái
Nguyên
87
3.2.1-Giải pháp chung:
87

13 NN Nông nghiệp
14 CC Cơ cấu
15 ATK An toàn khu
16 BQ Bình quân
17 LĐ Lao động
18 NLNTS Nông lâm nghiệp thuỷ sản
19 Tr. Đ Triệu đồng
20 Ng đ Ngìn đồng Việt Nam
21 đ Đơn vị tính đồng Việt nam
22 HĐND Hội đồng nhân dân
23 UBND Uỷ ban nhân dân
24 LĐGĐ Lao động gia đình
25 DTBQ Diện tích bình quân
26 TTNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp
27 XDCB Xây dựng cơ bản
28 VAC Vườn ao chuồng DANH MỤC CÁC BẢNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
Trang
Bảng 1.1 -Trang trại trên địa bàn toàn quốc 13
Bảng 1.2- Tốc độ tăng % của trang trại năm 2001 với 2006 14
Bảng 1.3- Diện tích bình quân trên TT của một số nước trên thế giới. 28
Bảng 1-4-Cơ cấu sản xuất Của các trang trại vùng Đồng và Tây bắc, tính đến
01/7/2006
31

vii
Bảng 2.14 - ảnh hưởng của một số nhân tố đến thu nhập của TT năm 2006 69
Bảng 2.15- ảnh hưởng của một số nhân tố đến thu nhập của TT năm 2006 71
Bảng 2.16- ảnh hưởng của một số nhân tố đến thu nhập của TT năm 2006
73
Bảng 3.1- dự kiến phát triển KTTT Tỉnh Thái Nguyên Giai đoạn 2006-2010 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1

MỞ ĐẦU

1-Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền sản
xuất hàng hoá. Trong gần hai thế kỷ qua, nền nông nghiệp thế giới đã có nhiều hình
thức tổ chức sản xuất khác nhau. Cho đến nay qua thử thách của thực tiễn, một số
nơi các hình thức sản xuất theo mô hình tập thể, và quốc doanh, cũng như xí nghiệp
tư bản nông nghiệp tập trung quy mô lớn, không tỏ ra hiệu quả. Trong khi đó, hình
thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại phù hợp với đặc thù của nông
nghiệp nên đạt hiệu quả cao, và ngày càng phát triển ở hầu hết các nước trên thế
giới. So với nền kinh tế tiểu nông thì kinh tế trang trại là một bước phát triển của
kinh tế hàng hoá. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại là một quá trình
chuyển đổi từ kinh tế hộ nông dân chủ yếu, mang tính sản xuất tự cấp, tự túc sang
sản xuất hàng hoá có quy mô từ nhỏ tới lớn.
Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta,
sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, với quy mô ngày càng
lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh, phân vùng đang là một yêu cầu tất
yếu khách quan. Sự phát triển kinh tế trang trại đã, đang và sẽ đóng góp to lớn

báu phục vụ cho các nhà lý luận và thực tiễn trong việc chỉ đạo, định hướng
phát triển kinh tế trang trại trong giai đoạn hiện nay.
Ở nước ta trong những năm gần đây, kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ
cả về số lượng và quy mô, nên đã cải thiện về thu nhập cho nhiều hộ nông dân,
làm thay đổi bộ mặt của nhiều vùng nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho
395.878 người, trong đó lao động của hộ chủ trang trại là 291.611 người, lao
động thuê mướn là 104.267 người, đưa số lao động bình quân thường xuyên của
trang trại lên 3,5 người [23].
Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói
riêng, kinh tế trang trại đã đem lại thu nhập cho nhiều gia đình, góp phần xoá
đói, giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân. Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi
đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3

Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm
phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”
2-Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trang trại,
và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên, tìm ra
những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát riển kinh tế trang trại ở địa phương.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở
tỉnh Thái Nguyên.
3-Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1-Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về kinh tế trang trại ở tỉnh
Thái Nguyên, để từ đó đề xuất những giải pháp, nhằm phát triển kinh tế
trang trại ở tỉnh Thái Nguyên.

và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5

Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1-Một số vấn đề cơ bản về trang trại
Trong lịch sử loài người, trải qua các phương thức sản xuất đã hình thành
nhiều loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp khác nhau, dựa trên cơ sở chiếm hữu
tư liệu sản xuất quan trọng (đất đai). Xét về quan hệ sở hữu các nhà kinh tế học đã
khái quát thành năm hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp cơ bản nhất đó là:
Điền trang lớn. Nông nghiệp đồn điền. Trang trại cộng đồng. Nông nghiệp tập
thể hoá. Trang trại gia đình.
“Kinh tế trang trại là một tổ chức cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, mục
đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng của mỗi người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô

1.1.1.2-Phân loại trang trại
-Theo các hình thức tổ chức quản lý:
+Trang trại gia đình độc lập: Là trang trại mà độc lập một gia đình thành
lập, và điều hành quản lý.
+Trang trại liên doanh: Là trang trại có từ hai hay nhiều gia đình cùng
nhau thành lập và điều hành quản lý.
+Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là trang trại kết hợp hai hay nhiều
loại hình sản xuất kinh doanh và cùng nhau góp vốn theo hình thức cổ phần hóa.
+Trang trại uỷ thác: Là loại hình trang trại mà người sáng lập, thành lập
nên ủy quyền cho một hay một nhóm người nào đó điều hành quản lý.
-Theo cơ cấu sản xuất:
+Trang trại kinh doanh tổng hợp: Trang trại loại này là loại hình kinh
doanh là chủ yếu, và các mặt hàng kinh doanh đều nhằm phục vụ cho kinh
tế trang trại.
+Trang trại sản xuất chuyên môn hoá: Là loại hình chuyên môn sản xuất
một sản phẩm nông nghiệp nào đó mang tính sản xuất hàng hóa lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7

-Theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
+Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại
mà toàn bộ vốn tài sản của trang trại thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại.
+Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất và phải đi thuê một phần: Là
loại hình trang trại mà trong đó toàn bộ vốn và tài sản của trang trại không thuộc
quyền sở hữu của riêng chủ trang trại mà còn có của một hay nhiều sở hữu khác.
+Chủ trang trại thuê hoàn toàn tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại mà
toàn bộ phần tư liệu sản xuất và tài sản cố định không thuộc quyền sở hữu của
chủ trang trại, mà đó là đi thuê còn chủ trang trại chỉ bỏ chi phí lưu động để
sản xuất kinh doanh.

+Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước
b- Đối với trang trại chăn nuôi
-Chăn nuôi đại gia súc, trâu, bò....
+Chăn nuôi sinh sản lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên.
+Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
- Chăn nuôi gia súc: lợn, dê,....
+Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với
dê, cừu từ 100 con trở lên.
+Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (Không kể lợn
sữa) dê thịt từ 200 con trở lên (Không tính con dưới 7 ngày tuổi).
c- Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
-Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (Riêng đối
với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1ha trở lên)
d-Đối với các loại sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính chất
đặc thù như: trồng hoa cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ đặc sản,
thì tiêu chí xác định là giá trị hàng hoá (tiêu chí 1)[4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9

1.1.3-Những đặc trưng của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường
Một là: mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản
phẩm hàng hoá theo nhu cầu thị trường.
Sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống tự cung, tự cấp chỉ giải
quyết nhu cầu của chính người sản xuất, lượng sản phẩm dư thừa đem bán trên
thị trường chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với khối lượng nông sản mà họ sản
xuất ra. Các hộ nông dân cũng cố gắng bán bất kỳ thứ nông sản nào do chính
bản thân họ sản xuất ra – giai đoạn này gọi là thương mại hoá sản phẩm. Sau

sử dụng của một người chủ độc lập.
Lý thuyết kinh điển Mác-Lê Nin về điều kiện để sản xuất hàng hoá
đã nêu rõ: Có sự phân công lao động xã hội. Có những hình thức sở hữu khác
nhau về tư liệu sản xuất. Rõ ràng, về điều kiện sản xuất hàng hoá của trang
trại thoả mãn điều kiện để sản xuất hàng hoá. Người chủ trang trại là người
nắm giữ quyền sở hữu về tài sản, nếu như nắm quyền sử dụng tài sản, thì tài
sản này có thể được hình thành dưới hình thức vốn góp hoặc đi thuê tài sản tài
chính, như vậy xét dưới góc độ là tài sản của trang trại, thì những tài sản này
dù được hình thành bằng cách nào, nó vẫn thuộc quyền sử dụng của trang trại,
có thể tạo ra lợi ích về kinh tế trong tương lai. Đứng trên khía cạnh của quan
hệ sản xuất, người chủ trang trại là người có quyền định đoạt việc phân phối
sản phẩm do trang trại mình sản xuất ra.
Ba là: Trong các trang trại, các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất được
tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hoá.
Sự phát triển kinh tế trang trại gắn liền với quá trình tích tụ vốn và tập
trung đất. Nông hộ phải tập trung đất đai với quy mô nhất định, mới có điều
kiện sản xuất hàng hoá và một lượng vốn nhất định. Việc phân phối, giao đất
cho người sử dụng sẽ khắc phục được tình trạng đất đai phân tán, manh mún.
Thông qua chuyển đổi ruộng đất, sẽ dẫn đến tích tụ tập trung để sản xuất ngày
càng nhiều sản phẩm và sản phẩm hàng hoá xuất khẩu, sẽ tích luỹ tái sản xuất
mở rộng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và khai thác tối đa lợi thế của vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11

“Khái niệm dồn điền đổi thửa ( Rergrouping of land, trong tiếng Anh,
hay Remenberment, trong tiếng Pháp) là việc tập hợp, dồn đổi các thửa
ruộng nhỏ thành thửa ruộng lớn, trái ngược với việc chia các mảnh ruộng to
thành các mảnh ruộng nhỏ” [12]. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không
thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn những năm 80 của

Bốn là: kinh tế trang trại có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất
tiến bộ dựa trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật, thực hiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường
xuyên tiếp cận thị trường.
Dưới góc độ kỹ thuật canh tác: trang trại là đơn vị sản xuất hàng hoá áp
dụng một cách tích cực những tiến bộ của khoa học công nghệ để thâm canh,
tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; nhờ đó, sản phẩm sản xuất ra mới đảm bảo
tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu, thoả mãn nhu cầu thị trường, từ đó tăng
năng lực cạnh tranh sản phẩm, từ đó làm cho năng suất lao động của trang trại
cao hơn hẳn so với phương thức sản xuất của các hộ.
Cụ thể tính đến ngày 5/5/2003 cả nước đã có gần 72.000 trang trại, tạo
ra giá trị hàng hoá dịch vụ trên 7.000 tỷ đồng [1]. Nhưng tính đến thời
điểm 01/7/2006 thì cả nước đã có tới 113.730 trang trại, thu hút được
395.878 lao động, sử dụng 663.359 ha đất và mặt nước các loại, đã huy
động được 29.320.841 triệu đồng cho hoạt động kinh tế trang trại, mỗi
năm có doanh thu từ hoạt động kinh tế trang trại là 19.826.040 triệu đồng,
với số thu nhập là 6.979.257 triệu đồng, bình quân cho một trang trại là
61,4 triệu đồng, đây quả là con số không nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13

Bảng 1.1 Trang trại trên địa bàn toàn quốc năm 2006
STT Tỉnh, Thành phố Số TT STT Tỉnh, Thành phố Số TT

29 Hà Tĩnh 403 61 Hậu Giang 51
30 Quảng Bình 796 62 Sóc Trăng 6 270
31 Quảng Trị 741 63 Bạc Liêu 13 252
32 Thừa Thiên Huế 478 64 Cà Mau 3 356
Tổng số trang trại 113.730
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2006

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14

Nếu so sánh giữa năm 2001 và năm 2006 về số lượng trang trại ta tham
khảo (bảng 1.2) dưới đây.
Bảng 1.2 Tình hình trang trại giai đoạn 2001-2006
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2006 So sánh
2006/2001
SL CC% SL CC% Số
tăng
%
Tổng số
61017 100 113730 100 52713 1869.4
1.TT nông nghiệp
40093 65.7 72237 63.51 32144 180.2
-TT trồng cây hàng năm
21754 36.6 32611 28.67 10857 149.9
-TT trồng cây lâu năm
16578 27.1 22918 20.15 6340 138.2
-TT chăn nuôi
1761 2.9 16708 14.69 14947 948.8
2. TT lâm nghiệp
1668 2.73 2661 2.33 993 159.5

đáp ứng nhu cầu thị trường; kỹ thuật canh tác nào sẽ được lựa chọn áp dụng
cho công việc sản xuất tại trang trại; việc phân bố nguồn lực lao động vào
hoạt động sản xuất ra sao, số lượng cần bao nhiêu? Hoặc là phân phối lượng
vốn của trang trại được đầu tư cho tài sản lưu động là bao nhiêu, trong đó dưới
các dạng tiền mặt là bao nhiêu, dưới dạng dự trữ vật tư là bao nhiêu?…là một
công việc của người chủ trang trại, nó đòi hỏi phải có hạch toán một cách đầy
đủ, bởi mọi chi phí phát sinh không ghi chép, theo dõi sẽ không thể kiểm soát,
và như vậy, công việc hạch toán không tốt có thể dẫn đến kết quả sản xuất kinh
doanh của trang trại được đánh giá một cách sai lệch, thiếu khách quan.
Sáu là: Các trang trại đều có thuê mướn lao động.
Sản xuất trong trang trại đã vượt quá quy mô sản xuất gia đình nông hộ,
như trên đã nói, quy mô sản xuất của trang trại đã lớn: đó là quy mô tư liệu sản
xuất tăng lên rất lớn: diện tích sản xuất, số lượng trang thiết bị sản xuất…. cũng
như quy mô khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ cũng lớn hơn. chính vì
vậy, số lao động có tính chất gia đình của chủ trang trại là không thể đảm
đương được. Ngay cả trường hợp đổi công cũng không phải là giải pháp khả
thi. Như vậy, tất yếu trang trại buộc phải thuê mướn lao động. “Cụ thể cả nước
có 395 878 người tham gia vào hoạt động kinh tế trang trại, trong đó lao động
của hộ chủ trang trại là 291 611 người, bình quân mỗi trang trại là 2,6 người;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16

lao động thuê mướn là 104 267 người, bình quân trên một trang trại là 0,9
người” [22]
1.1.4- Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển trang trại và kinh tế trang trại
1.1.4.1- Những nhân tố khách quan.
a-Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Phải nêu lên các vấn đề: sản phẩm, đặc điểm sản phẩm nông nghiệp
khi tiêu thụ như (tươi sống, khó khăn cho việc bảo quản, sản phẩm nông


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status