Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty CP cơ giới và xây dựng thăng long - Pdf 23

Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
Lời nói đầu
Tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới WTO. Điều này đã tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam
nhiều cơ hội mới nhưng nó cũng tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp
trong cạnh tranh với hàng hoá, sản phẩm của các nước bạn. Đứng trước những
thách thức đó, để thắng thế trong cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam phải
không ngừng củng cố và quản lý thật tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, thông tin phù hợp, kịp thời là một yếu
tố quan trọng để giúp các nhà quản lý đưa ra được các quyết định phù hợp. Công
tác kế toán của doanh nghiệp hoạt động cũng phục vụ cho những mục đích quản
lý này. Công tác kế toán được tổ chức thực hiện tốt sẽ cung cấp được các thông
tin kịp thời và chính xác cho nhà quản lý, trợ giúp cho nhà quản lý trong việc đưa
ra quyết định quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Việc thực tập công tác kế toán sẽ giúp cho sinh viên có được
những kiến thức thực tế và kinh nghiệm để có thể tự tin thực hiện công
việc kế toán sau khi ra trường.
Dựa trên những yêu cầu mà nhà trường, khoa đề ra cùng sự chỉ dẫn của cô
Phạm Thị Lan Anh và các tài liệu được Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng
Thăng Long cung cấp cho. Em đã chia bài báo cáo thực tập này làm 2 phần :
I. Thực tập chung
II. Thực tập nghiệp vụ
Mặc dù có sự cố gắng để thu thập đủ các tài liệu, số liệu cần thiết để hoàn
thành tốt bài Báo cáo thực tập này nhưng vẫn còn có nhiều thiếu sót. Kính mong
sự góp ý của cô và Quý Công ty.
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
MỤC LỤC
Lời nói đầu………………………………………………………….……………0
MỤC LỤC………………………………………………………………… ….1

Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
PHẦN II: THỰC TẬP NGHIỆP VỤ 25
2.1.2 Đặc điểm về lao động và quản lý con người 26
2.2.2 Tổ chức lập kế hoạch và giao kế hoạch cho bộ phận sản xuất 30
2.2.3 Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty CP Cơ giới và Xây dựng Thăng Long
32
Tài khoản sử dụng: 43
Tài khoản sử dụng: 44
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 4 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
PHẦN I: THỰC TẬP CHUNG
1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp
• Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây dựng Thăng Long
• Tên Tiếng Anh: Thang Long Mechanical and Construction Joint Stook
Company
• Địa chỉ: Số 138 Phạm Văn Đồng, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, HN
• Điện thoại: 04 38389078
• Fax: 04 38387905
• Email:
• Vốn điều lệ: 11.357.800.000 VND
• Người đại diện theo PL: - Ông Phạm Xuân Kiêm - Tổng giám đốc
• Người công bố thông tin: - Ông Nguyễn Thành Công
- Chức vụ: Phó Tổng giám đốc
• Ban lãnh đạo:
Hội đồng quản trị:
- Trần Văn Kẻ cv: Chủ tịch
- Phạm Xuân Kiêm cv: Phó chủ tịch
- Nguyễn Khắc Hiệp cv: Ủy viên
- Kim Anh Dũng cv: Ủy viên
- Phan Thanh Quế cv: Ủy viên

- Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35KV;
- Lắp ráp, sửa chữa, buôn bán xe ôtô;
- Kinh doanh phụ tùng xe ôtô và máy xây dựng;
- Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và buôn bán máy xây dựng;
- Dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, kho tàng, bến bãi;
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 6 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu thương mại (không bao gồm kinh
doanh karaoke, vũ trường, quán bar);
- Đào tạo, dạy nghề lái xe ôtô, vận hành máy xây dựng, lái tàu sông; sửa
chữa ô tô, máy xây dựng, máy tàu thuỷ;
- Dịch vụ môi giới, tuyển dụng và giới thiệu việc làm cho người lao động.
• Giấy phép thành lập và H/Đ :Số 0103004856 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tp Hà Nội cấp.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Giai đoạn 1974-1985 (Công ty cơ giới 6):
Năm 1973, Đất nước bắt tay vào xây dựng công trình thế kỷ – cầu Thăng
Long. Trạm điện bờ Nam được thành lập với nhiệm vụ xây dựng, quản lý, vận
hành lưới điện hạ thế của công trường bờ Nam. Khi đại công trường ngày càng
mở rộng, Trạm điện bờ Nam được nâng cấp thành Công ty Cơ giới 6 theo quyết
định số 2077/QĐ-T C ngày 26 tháng 8 năm 1974 của Bộ trưởng Bộ giao thông
vận tải. Là đơn vị trực thuộc Xí nghiệp liên hiệp cầu Thăng Long (nay là Tổng
Công ty xây dựng Thăng Long).
- Giai đoạn 1985-1993 (Xí nghiêp Cơ giới 6)
Tháng 3 năm 1985 Công ty cơ giới 6 được đổi tên thành Xí nghiệp cơ giới 6
theo quyết định số 262/QĐ-TCCB ngày 11 tháng 3 năm 1985 của Tổng Giám
đốc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long.
Trong thời gian này, Cơ giới 6 là đơn vị đầu tiên thành công trong việc thiết
kế, chế tạo và vận hành dây chuyền dầm BTCT DƯL từ nhà máy Bê tông Mộc
bên bờ sông Hồng ( nay là Công ty cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long) đến các

Nhà nước giữ 60% và các cổ đông khác giữ 40%
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 8 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
Tháng 12 năm 2006, Đại hội cổ đông bất thường của Công ty đã quyết định
tăng vốn điều lệ lên trên 11,3 tỷ đồng với cơ cấu vốn: Nhà nước giữ 36% và các
cổ đông khác giữ 64%. Đại hội cũng nghị quyết giao cho Hội đồng quản trị và
Ban Tổng giám đốc chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng đưa cổ phiếu Công ty niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong năm 2007, Công ty cổ phần cơ giới và
xây dựng Thăng Long chính thức được UBCK Nhà nước công nhận là Công ty
đại chúng.
Hơn 30 năm qua, đội ngũ lãnh đạo của Công ty qua các thời kỳ đã không
ngừng phấn đấu cùng tập thể CBCNV vượt mọi khó khăn, gian khổ để xây dựng
Phát huy những tiềm năng sẵn có, với truyền thống hơn 30 năm xây dựng,
trưởng thành và sự chỉ đạo có hiệu quả của Đảng bộ Tổng công ty, nhất định
công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long sẽ ổn định, phát triển bền vững,
là một trong những thành viên mạnh của Tổng công ty, góp phần xây dựng Tổng
Công ty Xây dựng Thăng Long trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của đất
nước.
1.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.1 Chức năng của doanh nghiệp
Chức năng của Công ty là hoạt động kinh doanh đa ngành nghề là quản lý,
bảo trì cơ sở hạ tầng đường bộ và một số ngành nghề khác phù hợp với năng lực
của Công ty, được Chủ sở hữu nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật.
Quản lý chuyên ngành về hầm đường bộ, cầu đường bộ, đường bộ và thu phí
đường bộ ; Đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống; Tham gia ứng
cứu, xử lý các trường hợp khẩn cấp do thiên tai, địch họa gây ra theo yêu cầu của
ngành, các cấp chính quyền địa phương; Bảo toàn và phát triển vốn của Chủ sở
hữu giao, vốn tự bổ sung, sử dụng hợp lý các nguồn lực, tối đa hóa lợi nhuận, tích
lũy đầu tư và phát triển Công ty.
1.1.2.2 Các sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp

- Bằng khen của Bộ giao thông vận tải: (Quyết định số 3679/QĐ-BGTVT
ngày 8/12/2003).
- Bằng khen Bộ lao động Thương binh và Xã hội: (Quyết định số 1057/QĐ-
BLĐTBXH ngày 23/07/2007).
- Bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt nam năm 2007: (Quyết định số
08/QĐ-BHXH ngày 7/1/2008).
- Bằng khen UBND Thành phố Hà Nội năm 2007 (Quyết định số 4285/QĐ-
UBND ngày 29/10/2007).
- Cúp “Doanh nhân, Doanh nghiệp tiêu biểu Hà nội vàng” năm 2007 của
Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ TP.Hà Nội (Quyết định số 27/QĐ-KTHH
ngày 21/07/2008).
- Cúp vàng Thăng Long năm 2008 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
(Quyết định số 1212/QĐ-UB ngày 10/10/2008).
- Năm 2002, 2006 Cờ thi đua của Tổng công ty xây dựng Thăng long:
(Quyết định số 108/TĐ/VP-TCT ngày 25/2/2003 và Quyết định số 61/QĐTĐ-
TCT ngày 17/1/2007).
- Liên tục đạt Tập thể lao động xuất sắc: 2001, 2002, 2003, 2004, 2005,
2006, 2007, 2008.
1.2 Môi trường hoạt động của doanh nghiệp
1.2.1 Những lợi thế và khó khăn của doanh nghiệp
1.2.1.1 Lợi thế
Lợi thế về thị trường: Thị trường là vấn đề thiết yếu quyết định sự tồn tại và
phát triển của Doanh nghiệp. Đối với Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng
Long việc tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng như thu thập
thông tin về các đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển thị trường ngày càng
được chú trọng. Công ty có phòng Trung tâm tư vấn quản lý dự án có nhiệm vụ
xây dựng các mục tiêu phát triển kinh doanh của Công ty, tìm hiều thị trường, phát
hiện những nhu cầu về tư vấn xây dựng Công ty đã xác định được điểm yếu của
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 11 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải

1.2.2.1 Dự báo triển vọng.
Gốc rễ của sự thành công của mỗi Doanh nghiệp phải bắt đầu từ một hướng
đi đúng, phương thức quản lý phù hợp. Từ nguyên lý này, ban lãnh đạo Công ty
cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long đã xác định cho mình một chiến lược
chung là “phát huy cao độ tính sáng tạo, năng động, cạnh tranh lành mạnh, coi
chất lượng là yếu tố hàng đầu ” làm phương châm cho hành động của Công ty.
Những thành tích đạt được và sự trưởng thành của Công ty trong 45 năm qua gắn
liền với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, của Bộ giao thông vận tải, của Ban
lãnh đạo Công ty và sự phấn đấu không mệt mỏi, nỗ lực không ngừng của cán bộ
công nhân viên qua các thời kỳ với những thử thách to lớn. Sự đoàn kết nhất trí;
khả năng và tư duy sáng tạo; sự nhạy cảm chủ động và linh hoạt nắm bắt thời cơ
chuyển hướng kịp thời, biết thị tổng kết để phát huy ưu điểm, sửa chữa yếu điểm
của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty, là sức mạnh và nhân tố chủ yếu
tạo nên bề dày phát triển - trưởng thành của Công ty trong 37 năm qua. Đây cũng
là điểm tựa vững chắc để Công ty tiếp tục vượt qua khó khăn tiến lên và phát
triển.
Với ý nghĩa đó, hướng phát triển của Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng
Long trong thời gian tới là:
Về lâu dài: Nhận rõ trách nhiệm vì sự phát triển của Công ty trong giai đoạn
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đồng thời trên cơ sở sự phù hợp với
chức năng và nhiệm vụ mà Nhà nước và Bộ giao thông vận tải giao cho Công ty
(là thực hiện xây lắp các công trình xây dựng cầu đường, dân dụng, công nghiệp
và kiến trúc hạ tầng đô thị ), Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long ra
sức phấn đấu để trở thành một trong những đơn vị xây lắp hàng đầu có đủ năng
lực và tổ chức thực hiện các công trình có chất lượng cao đứng vững và phát
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 13 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
triển bền lâu trong môi trường cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế, góp phần
của mình trong sự phát triển của ngành Xây dựng.
Ngành nghề chính của công ty là xây dựng công trình giao thông, kết hợp

thành một công ty lớn mạnh với chiến lược đa dạnh hoá ngành nghề, đa dạng hoá
sản phẩm đã đặt ra cho Công ty những nhiệm vụ chính trong những năm tới là:
Tiếp tục duy trì và phát huy những ngành nghề kinh doanh hiện có, đi liên
với việc phát triển và mở rộng sang những ngành nghề kinh doanh mới như kinh
doanh Nhà, sản xuất công nghiệp, đầu tư vào các dự án Hạ tầng và phát triển
công nghệ.
Củng cố và tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức cũng như cơ cấu tổ chức sản
xuất của Công ty cho phù hợp với nhiệm vụ mới, yêu cầu của thị trường và
những định hướng chiến lược trong tương lai.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên của
Công ty, xây dựng một tập thể CBCNV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao,
có kiến thức về khoa học kỹ thuật, về thị trường, luôn đáp ứng được những đòi
hỏi của thị trường và sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Tiếp tục đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ công tác quản lý và thi công
cũng như đầu tư những thiết bị công nghệ phục vụ cho những lĩnh vực kinh
doanh mới, khó, việc đầu tư này phải đảm bảo các thiết bị được đầu tư là những
thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại, mang lại năng suất cao, giảm chi phí mà
đảm bảo chất lượng sản phẩm. Song song với việc đầu tư trang thiết bị, công
nghệ, công tác đầu tư vào các dự án cũng tiếp tục được phát huy.
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 15 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
Tiếp tục áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001-2000
Đảm bảo hệ thống quản lý này được duy trì một cách thường xuyên và hiệu quả
trên toàn Công ty, tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác thi công tại các
công trình nhằm đạt chỉ tiêu 100% các công trình, các sản phẩn làm ra đạt chất
lượng cao, tạo uy tín và sự tin cậy đối với khách hàng và thị trường.
1.2.3 Các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng chủ yếu
 Các đối tác của công ty :
1. Bộ GTVT, Bộ xây dựng, Bộ tài chính, Tổng công ty xây dựng Thăng
Long

dựng 1, Tổng công ty xây dựng 4, các công ty nước ngoài như TQ, Đài loan,
NB các nhà máy cung cấp thiết bị trong nước
 Các khách hàng có nhu sử dụng cầu sản phẩm bê tông, sửa chữa, vận
chuyển: Tất cả các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp
1.3.1 Mô hình bộ máy tổ chức
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 17 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty cổ phần cơ giới
và xây dựng Thăng long giữa hai kỳ đại hội cổ đông. HĐQT có 05 thành viên do
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng quản
trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Kỹ sư trưởng Phó tổng giám đốc Kế toán trưởng
Phòng
Tài
chính
kế toán
Phòng
kỹ thuật
thi công
Phòng
vật tư
Phòng

các bên có liên quan, quyết định và phê duyệt các phương án tổ chức bộ máy,
nhân sự, chế độ thưởng phạt, ăn chia… trong công ty.
 Ban kiểm soát
Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị
về điều hành của Công ty. Ban kiểm soát có 3 người do Đại hội cổ đông bầu và
bãi miễn với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín.
 Phòng tài chính kế toán
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty, đồng thời chịu sự chỉ đạo và
kiểm tra về mặt nhiệm vụ của kế toán trưởng cấp trên và của cơ quan tài chính,
thống kê cùng cấp. Có chức năng:
• Giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán,
thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của Công ty theo cơ chế
quản lý mới.
• Phân tích hoạt động kinh tế tài chính.
• Kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính.
• Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán phải thực hiện theo đúng pháp lệnh kế
toán và thống kê của Nhà nước ban hành : Như hệ thống các chứng từ ghi
chép ban đầu, hệ thống tài khoản và sổ sách, hệ thống biểu mẫu báo cáo,
hệ thống và tính các chỉ tiêu kinh tế, tài chính.
 Phòng kĩ thuật thi công
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 19 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
• Lập thiết kế tổ chức thi công cho các công trình xây dựng hoặc hạng mục
do công ty trúng thầu hoặc do Tổng công ty giao.
• Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng công trình.
• Xử lý các sự cố trong quá trình thi công.
• Lập hồ sơ hoàn công sau khi kết thúc công trình.
• Nhận thiết kế công trình phù hợp với khả năng.
 Phòng vật tư
• Cung ứng, mua bán, bảo quản, quản lý vật tư.

đây:
ĐVT: 1000 đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tổng tài sản 170,356,377 173,500,344 221,273,009
- Tài sản lưu động 146,818,514 151,147,761 200,162,184
- Tài sản cố định 23,537,863 22,352,583 21,110,825
2 Tổng nguồn vốn 170,356,377 173,500,344 221,272,963
- Nợ phải trả 142,288,084 145,691,211 193,614,047
- Nguồn vốn chủ sở hữu 28,068,293 27,809,133 27,658,916
3 Nguồn vốn kinh doanh 20,444,000 20,444,000 20,444,000
4 Doanh thu thuần 118,737,678 125,297,321 117,890,180
5 Lợi nhuận
- Lợi nhuận trước thuế 5,214,025 5,345,338 3,959,379
- Lợi nhuận sau thuế 4,655,480 4,020,927 3,267,917
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
- Nhận xét chung:
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 21 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
• Tổng tài sản của công ty qua các năm tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2010
-2011, trong đó chủ yếu là do mức tăng của tài sản lưu động. Để đạt được
mức độ tăng như vậy là do doanh nghiệp cổ phần hóa đã thanh lý một số
máy móc đã lạc hậu không còn phù hợp với nhu cầu của hiện tại và mua
sắm một số máy móc thiết bị mới phục vụ cho sản xuất. Do đó, tổng tài sản
công ty tăng một cách nhanh chóng và làm cho số tài sản hiện thời trong
công ty cũng nhiều hơn.
• Do mua sắm nhiều thiết bị nên tổng số nợ của doanh nghiệp cũng có chiều
hướng tăng cùng chiều với tổng tài sản. Số nợ này được bên bán thoả thuận
cho nợ đến kì hạn công ty đã thanh toán cho bên cho nợ. Và số tiền nợ mua
tài sản doanh nghiệp sử dụng đưa vào nguồn vốn để kinh doanh.
• Vì vậy số tài sản hiệu thời của công ty bằng hiệu số giữa tổng tài sản với

Doanh thu t/chính 997 481 112
Chi phí t/chính 892 2.835 5.882
Chi phí bán hàng 0 0 0
Chi phí quản lý DN 11.279 11.194 10.991
Lợi nhuận thuần 5.200 5.158 3.266
Lợi nhuận khác 13 187 683
Lợi nhuận trước thuế 5.213 5.345 3.959
Lợi nhuận sau thuế 4.655 4.021 3.268
Lãi cơ bản trên cổ phiếu(đ) 2.523 1.967 1.598
Nguồn: Phòng tài chính kế toán.
Nhận xét:
Trong năm 2011 doanh thu thuần đạt xấp xỉ 117.890 triệu đồng giảm nhẹ so
với năm 2009 và giảm 6% so với năm 2010. Tỷ trọng giá vốn/ doanh thu có xu
hướng trong các năm từ 2009 đến 2011, từ 86,21% xuống còn 83,01% , điều này
làm cho lợi nhuận gộp có xu hướng tăng, cụ thể là lợi nhuận gộp năm 2011 tăng
22,3% so với năm 2009 tương đương với mức tăng 3.653 triệu đồng, tăng 12,4%
so với năm 2010 tương đương mới mức tăng 2.321 triệu đồng.
Doanh thu tài chính đạt 112 triệu đồng, giảm mạnh so với các năm 2009 và
2010, cụ thể giảm 88,77% so với năm 2009 và giảm 76,7% so với năm 2010. Chi
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 23 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
phí tài chính cũng có những biến động khá rõ rệt: tăng 559% so với năm 2009 và
tăng 107% so với năm 2010 từ mức 2.835 lên đến 5.882 triệu đồng. Lý giải cho
điều này là do năm 2011 doanh nghiệp mở công ty con và đầu tư vào công ty liên
kết.
Lợi nhuận gộp năm 2011 tăng 22,3% so với năm 2009 và tăng 7,06% so với
năm 2010. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 giảm 37,19% so với năm 2009 và
giảm 25,9% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng có xu
hướng giảm tương tự như lợi nhuận trước thuế.
• Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Mặt khác, vì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bằng tỷ suất lợi nhuận biên
nhân với số vòng quay tổng tài sản, nên:
ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính
Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh
doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để
so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình
quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 25 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
PHẦN II: THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
2.1 Lĩnh vực lao động- tiền lương.
2.1.1: Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận chức năng
a. Chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc trung tâm về công tác tổ chức cán bộ
- Thực hiện các chế độ chính sách về lao động – tiền lương đối với người lao
động trong trung tâm
- Quan tâm tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên
trong trung tâm
b. Nhiệm vụ:
- Thẩm xét các công tác về tổ chức cán bộ lao động do các đơn vị trình lên, tham
mưu cho giám đốc và làm quyết định triển khai thực hiện
- Làm thủ tục, tham mưu đề bạt các chức danh: Trưởng, phó các phòng ban công
ty, giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp, đội trưởng, đội phó, trưởng, phó ban các
đơn vị trực thuộc công ty
- Làm quyết định điều động, sắp xếp công nhân và tiếp nhận công nhân
- Xây dựng kế hoạch, định mức tiền lương của công ty trình tổng công ty xét
duyệt và triển khai thực hiện sau khi được duyệt
- Xác định quỹ tiền lương của công ty, các đơn vị thực hiện, hướng dẫn kiểm tra
phân phối tiền lương của các đơn vị.
- Tham mưu, và xây dựng thực hiện các quy chế trả lương, thưởng, các khoản


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status