Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc - Pdf 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG MAI

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ
VIỆT NAM- CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS., TS. VŨ VĂN HÓA
THÁI NGUYÊN - 2014



ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Phòng
quản lý Đào tạo Sau Đại học cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS., TS Vũ Văn Hóa người đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc cùng các anh chị em trong Chi nhánh đã tạo
điều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu và các thông tin cần thiết để tôi
hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày …tháng…năm 2014
Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phƣơng Mai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

1.4.1. Đối với NHTM : Giảm chi phí, tăng lợi nhuận 32
1.4.2. Đối với chủ thể đi vay: được vay với lãi suất thấp, tạo cơ sở hạ giá
thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường 33
1.4.3. Đối với nền kinh tế: ổn định tiền tệ, nâng cao năng lực cạnh tranh 33
1.5. Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các ngân
hàng trên thế giới 34
1.5.1. Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản 34
1.5.2. Bài học kinh nghiệm từ ngân hàng Australia (ANZ Bank) 37
Kết luận chương 1 39
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 40
2.2. Đối tượng tiếp cận 40
2.3. Địa điểm nghiên cứu 40
2.4. Phương pháp thu thập thông tin 41
2.4.1. Số liệu thứ cấp 41
2.4.2. Số liệu sơ cấp 41
2.5. Phương pháp phân tích 42
2.6. Hệ thống các tiêu chí nghiên cứu 43
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ
VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC 46
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc 46
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 46
3.1.2. Tổ chức bộ máy và tình hình nhân sự tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt
Nam - chi nhánh Vĩnh Phúc 47
3.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
4.2.5. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ
cán bộ nhân viên 86
4.2.6. Giảm thiểu chi phí vốn, xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt 88
4.2.7. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, phòng ngừa rủi ro trong huy động vốn 89
4.2.8 . Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 90
91
4.3. Một số kiến nghị 92
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 92
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 95
4.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) 98
Kết luận Chương 4 99
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

CBNV
: Cán bộ nhân viên
CP
: Chính phủ
HĐQT

viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Hoạt động cho vay của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn
2011 - 2013 54
Bảng 3.2. Chất lượng tín dụng tại VIB chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn
2011 - 2013 55
Bảng 3.3. Cơ cấu doanh thu dịch vụ tại VIB chi nhánh Vĩnh Phúc 57
Bảng 3.4. Kết quả kinh doanh của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn
2011 - 2013 58
Bảng 3.5. Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn của VIB chi nhánh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013 61
Bảng 3.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2011 - 2013 theo tốc độ tăng trưởng 64
Bảng 3.7. Cơ cấu nguồn vốn huy động của VIB chi nhánh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2011 - 2013 theo tỷ trọng 66
Bảng 3.8. Chi phí và thu nhập từ huy động vốn c ủa VIB chi nhánh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2011 - 2013 68
Bảng 3.9. Mối quan hệ cân đối giữa huy động và cho vay - đầu tư tại VIB Chi
nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013 69
Bảng 3.10. Mối quan hệ cân đối giữa huy động và cho vay theo kỳ hạn tại
VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013 70
Bảng 3.11. Mối quan hệ cân đối giữa huy động và cho vay theo loại tiền tại
VIB Chi nhánh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2013 71
Bảng 3.12. Đánh giá của khách hàng về tình trạng huy động vốn của ngân
hàng thông qua thị trường tài chính 72
Bảng 3.13. Đánh giá của khách hàng về tình trạng huy động vốn của ngân
hàng thông qua đầu tư 72
Bảng 3.14. Đánh giá của khách hàng về yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn
của ngân hàng thông qua yếu tố bên trong 73

Để có vốn tiến hành các hoạt động kinh doanh, các NHTM có thể huy động từ
nhiều nguồn khác nhau như đi vay từ Chính phủ, NHNN, huy động tiết
kiệm…trong đó tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và
dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM. Chính vì
tầm quan trọng này mà hoạt động huy động vốn được các NHTM đặc biệt
quan tâm.
Thời gian qua, nền kinh tế vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu; do tác động từ các chính sách điều hành thị trường tài
chính tiền tệ của Chính Phủ và NHNN Việt Nam đặc biệt là lãi suất thời gian
qua liên tục giảm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động
vốn nói chung, hiệu quả hoạt động huy động vốn nói riêng của các NHTM.
Đòi hỏi các NHTM cần phải thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động huy động vốn.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc là chi
nhánh ngân hàng cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
được thành lập năm 2006. Thời gian qua mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó
khăn nhưng hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động huy động vốn nói
riêng của Chi nhánh vẫn đạt hiệu quả cao như huy động vốn luôn đạt chỉ tiêu
kế hoạch đề ra, vốn huy động có tốc độ tăng trưởng nhanh, chi phí huy động
đang có xu hướng giảm, vốn huy động đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho vay -
đầu tư…. Tuy nhiên hoạt động huy động vốn của Chi nhánh thời gian qua vẫn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
còn nhiều hạn chế như có sự chênh lệch lớn giữa vốn huy động với dư nợ cho
vay, cơ cấu vốn kỳ hạn dài còn chiếm tỷ trọng ít…
Vậy thực trạng huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh
là gì? Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của Chi

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu hiệu quả hoạt động huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ nghiên cứu hiệu quả hoạt động huy
động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc
được thu thập trong giai đoạn từ 2011 đến 2013.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đã tổng hợp, củng cố thêm và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ
bản về hoạt động huy động vốn và hiệu quả hoạt động huy động vốn tại
NHTM. Trên cơ sở làm rõ vai trò của vốn nói chung, huy động vốn nói riêng
đối với NHTM, qua đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn
trong các NHTM.
Dựa trên thực trạng công tác huy động vốn của Chi nhánh, luận văn
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc nhằm phát triển
hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới.
5. Đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn
và hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
- Thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc, chỉ ra những hạn chế và
nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc, đồng thời đưa ra

Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM. Ở Việt
Nam, Luật Các Tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12
tháng 12 năm 1997, định nghĩa: “ Ngân hàng là một loại hình tổ chức tín
dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có
liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm
ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng
chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. Luật này còn
định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh
doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng
tiền gửi để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán"
Luật Tổ chức tín dụng không có định nghĩa hoạt động ngân hàng vì
khái niệm này đã được định nghĩa trong Luật Ngân hàng Nhà nước cũng do
Quốc hội khóa X thông qua cùng ngày. Luật Ngân hàng Nhà nước định nghĩa:
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.
Từ những nhận định trên có thể thấy Ngân hàng thương mại là loại
hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng số:
47/2010/QH12 nhằm mục tiêu lợi nhuận. [11]
Với việc nhận tiền gửi, ngân hàng thương mại nắm giữ số tiền rất lớn từ
các tổ chức kinh tế, xã hội, và dân cư và hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn
tiền này. Vì vậy, ngân hàng thương mại phải chấp nhận nhiều rủi ro từ cả hai
phía có thể là người gửi tiền và người vay tiền. Những rủi ro trong hoạt động

NHTM là chuyển các khoản tiền tiết kiệm thành đầu tư.
Gửi tiền Cho vay Uỷ thác đtư Đầu tư
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là
chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức
trong nền kinh tế.
(1) - Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi
tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người
cần bổ xung vốn.
(2) - Các cá nhân và tổ chức dư thừa vốn, tức là thu nhập hiện tại của
họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền
để tiết kiệm.
Thực hiện chức năng là trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại
đóng vai trò là cầu nối giữa người dư thừa vốn và người cần vốn.
- Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn
rỗi của mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng hoàn trả cho họ. Hơn
nữa, ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp
các dịch vụ thanh toán tiện lợi. Ngân hàng
thƣơng mại
Ngƣời
cần vốn
Ngƣời dƣ
thừa vốn
chuyển khoản, hệ thống ngân hàng có khả năng tạo nên số tiền gửi (tức tiền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi
phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động
bởi các yếu tố tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt
so với tiền gửi thanh toán của công chúng.
Một ngân hàng riêng lẻ không thể cho vay nhiều hơn số tiền dự trữ
vượt mức của nó, bởi vì ngân hàng sẽ mất đi khoản tiền dự trữ đó khi các
khoản tiền gửi được tạo ra bởi việc cho vay khoản dự trữ đó được chuyển đến
ngân hàng khác do kết quả của hoạt động thanh toán. Tuy nhiên, nếu xét trên
phương diện toàn thể hệ thống ngân hàng thì số tiền dự trữ đó không rời khỏi
hệ thống mà trở thành khoản dự trữ của một ngân hàng khác để ngân hàng
này tạo ra các khoản cho vay mới và nhờ vậy quá trình tạo tiền lại tiếp tục.
Trong thực tế, khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại
còn bị giới hạn bởi tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền
gửi thanh toán của công chúng. Giả sử một khách hàng nào đó vay tiền
bằng tiền mặt để chi tiêu thì quá trình tạo tiền sẽ chấm dứt hoặc khách hàng
rút một phần tiền mặt để thanh toán thì khả năng tạo tiền sẽ giảm đi vì chỉ
có phần cho vay hoặc phần thanh toán bằng chuyển khoản mới có khả năng
tạo ra tiền gửi mới.Cũng tương tự như vậy nếu ngân hàng không cho vay
hết số vốn có thể cho vay (nghĩa là có phần dự trữ vượt mức) thì khả năng
mở rộng tiền gửi sẽ giảm.
Tóm lại, sự kết hợp giữa chức năng trung gian tín dụng và chức năng
trung gian thanh toán là cơ sở để ngân hàng thương mại thực hiện chức năng
tạo tiền gửi thanh toán. Với chức năng này, hệ thống ngân hàng thương mại
đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh

1.1.3.1. Khái niệm và mục tiêu huy động vốn
* Khái niệm nghiệp vụ huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản của NHTM, theo đó thông qua mạng
lưới của mình, các NHTM tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, tạo
lập Quĩ tiền tệ tập trung, sử dụng để đầu tư tín dụng cho các đối tượng cần
vốn bổ sung, theo Hợp đồng thỏa thuận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Theo kinh tế học hiện đại, nguồn lực kinh tế được chia thành hai nhóm
chính là nguồn lực tài sản-đất đai, vốn và nguồn lực con người- lao động.
Vốn, cụ thể hơn là thuật ngữ hàng hóa vốn bao hàm tất cả những phương tiện
do con người làm ra để sản xuất, tích trữ, vận chuyển và phân phối hàng hóa
cũng như dịch vụ. Với chức năng trung gian tài chính, các NHTM thu hút
những đồng tiền tạm thời nhàn rỗi, sau đó trao chúng cho những người mong
muốn có tiền nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Huy động vốn là hoạt
động tạo nguồn vốn của NHTM, trong đó, các NHTM thực hiện các biện
pháp tìm kiếm và thu hút các khoản vốn để sử dụng nhằm thu lợi nhuận.
Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, đóng vai trò
quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Huy động
vốn của ngân hàng phát triển sẽ tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng việc
cấp tín dụng từ đó mang lại nhiều loại nhuận cho ngân hàng. Do đó ngân
hàng cần phải có một chiến lược huy động vốn hợp lý nhất để đáp ứng nhu
cầu vốn cho nhu cầu phát triển. [12]
* Mục tiêu của huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ chốt của NHTM, tạo
ra đầu vào để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh. Huy động vốn có
ảnh hưởng đáng kể tới các hoạt động khác như cho vay, đầu tư…để thực hiện

hàng. Nhiều ngân hàng lớn, do thực hiện hoán đổi kỳ hạn của nguồn (nguồn
với kỳ hạn ngắn được chuyển sang cho vay và đầu tư với kỳ hạn dài hơn) và
duy trì tỷ lệ dự trữ thấp rất quan tâm tới khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới để
đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đặc biệt là các nguồn ngắn hạn. Do đó, tìm kiếm
nguồn vốn mới với chi phí và thời gian nhỏ nhất cũng là một trong những mục
tiêu quan trọng của huy động vốn.
Thứ tư, huy động vốn hướng tới phát triển các công cụ nợ mới. Lịch sử
phát triển của các ngân hàng cũng là lịch sử phát triển các công cụ nợ. Bên
cạnh vay NHNN và vay trên thị trường liên ngân hàng trong nước, các ngân
hàng đang vươn tới các thị trường liên ngân hàng quốc tế. Nhiều ngân hàng
đang phát triển và sử dụng các chứng chỉ tiền gửi, các hợp đồng mua bán lại,
các giấy nợ ngân hàng… Môi trường kinh tế phát triển ngày càng khó khăn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng, các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng
diễn ra ngày càng gay gắt, để duy trì một cơ sở vốn vững chắc cho hoạt động
kinh doanh, huy động vốn của ngân hàng phải hướng tới việc phát triển các
công cụ nợ mới.
1.1.3.2. Nghiệp vụ huy động vốn
Vốn của ngân hàng là những giá trị tiền tệ do NHTM huy động và tạo
lập được để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời.
Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn dưới các hình thức khác nhau, do
đó nguồn vốn trong NHTM cũng chia thành nhiều loại: vốn chủ sở hữu, vốn
nợ và vốn khác. Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, đề tài sẽ tập
trung nghiên cứu việc huy động vốn nợ của các NHTM. Nguồn vốn nợ chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nguồn vốn nợ bao gồm:
* Nhận tiền gửi

nguồn tiền gửi thanh toán ngân hàng cần phải có chính sách khuyến khích các
cá nhân và tổ chức kinh tế (TCKT) mở tài khoản thanh toán, đồng thời cũng
cần phải nâng cấp các tiện ích và dịch vụ để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán
song lãi suất lại thấp, trong khi đó nhiều khoản thu bằng tiền của các
doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một thời gian xác
định. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa
ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Người gửi không được hưởng các dịch vụ
thanh toán của ngân hàng đối với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu,
người gửi phải đến ngân hàng rút tiền ra.
Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức
kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, thường trong một thời gian nhất định. Tuy không
thuận tiện cho tiêu dùng bằng hình thức gửi tiền thanh toán, song tiền gửi có
kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kỳ hạn và đảm bảo an
toàn đồng thời vẫn tạo khả năng sinh lời cho nguồn vốn đó. Đây cũng là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
nguồn vốn có độ ổn định cao, các NHTM có thể chủ động trong quá trình sử
dụng. Để huy động được nhiều tiền gửi có kỳ hạn, các ngân hàng thường đưa
ra nhiều kỳ hạn với mức lãi suất khác nhau phù hợp với thời gian vốn nhàn
rỗi của các TCKT.
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Tiền gửi tiết kiệm là những khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng
với mục đích tiết kiệm, thông thường không có mức giới hạn về số tiền, có


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status