Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh - Pdf 23


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CAO THỊ HƢƠNG GIANG TĂNG CƢỜNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và hình ảnh trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử
dụng để bảo vệ cho một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Cao Thị Hƣơng Giang iii MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 3
5. Những đóng góp mới của đề tài 4
6. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TRA THUẾ 6
1.1. Những nội dung cơ bản về thanh tra thuế 6
1.1.1. Khái niệm thanh tra thuế 6
1.1.2. Mục đích của thanh tra thuế 7
1.1.3. Nguyên tắc thanh tra thuế 8
1.1.4. Phương pháp thanh tra thuế 10
1.1.5. Các hình thức thanh tra thuế 11
1.1.6. Quy trình thanh tra thuế 13
1.2. DN FDI và sự cần thiết phải thanh tra thuế đối với DN FDI 16

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI CỤC
THUẾ TỈNH BẮC NINH 37
3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 37
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 37
3.1.2. Vị trí địa lý 37
v 3.1.3. Điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội 37
3.1.4. Chính sách ưu đãi thu hút đầu tư 38
3.2. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 39
3.2.1. Tổ chức bộ máy của Văn phòng Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 39
3.2.2. Tổ chức hệ thống thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 40
3.3. Thực trạng thanh tra thuế đối với DN FDI tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 42
3.3.1. Khái quát hoạt động của DN FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 42
3.3.2. Thực trạng thanh tra thuế đối với DN FDI tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 47
3.4. Đánh giá chung về công tác thanh tra thuế DN FDI tại Cục Thuế
tỉnh Bắc Ninh 58
3.4.1. Kết quả đạt được 58
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 62
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ
TỈNH BẮC NINH 70
4.1. Định hướng tăng cường thanh tra thuế đối với DN FDI tại Cục Thuế
tỉnh Bắc Ninh 70
4.1.1. Thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro 70
4.1.2. Chuyển từ thanh tra toàn diện sang thanh tra theo chuyên đề 72
4.1.3. Tăng cường thanh tra tại trụ sở cơ quan thuế 72
4.1.4. Tập trung xây dựng đội ngũ thanh tra viên chuyên sâu, chuyên

FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ĐTNT : Đối tượng nộp thuế
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GTGT : Giá trị gia tăng
NSNN : Ngân sách Nhà nước
MST : Mã số thuế
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TNCN : Thu nhập cá nhân
TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt
XHCN : Xã hội chủ nghĩa

viii DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Kế hoạch thanh tra tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 50
Bảng 3.2: Số doanh nghiệp được thanh tra 58
Bảng 3.3: Số thuế thu được sau thanh tra 59
Bảng 3.4: Thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT 60

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mô hình tăng trưởng về số lượng DN FDI so với tổng số
ĐTNT tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 43
Biểu đồ 3.2: Thu ngân sách từ DN FDI so với tổng thu ngân sách từ DN
thuộc quản lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 44
Biểu đồ 3.3: Hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 46
Biểu đồ 3.4: Thuế nhà thầu đối với DN FDI tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh 47
Biểu đồ 4.1: Mức độ rủi ro về thuế TNDN đối với DN FDI theo hình chóp 70
Biểu đồ 4.2: Mô hình chóp mô tả sự chuyển đổi 71
Biểu đồ 4.3: Mô hình chuyển từ thanh tra toàn diện sang thanh tra theo
chuyên đề 72
Biểu đồ 4.4: Mô hình chuyển từ thanh tra chủ yếu tại doanh nghiệp sang
thanh tra chủ yếu tại cơ quan thuế 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và là một trong những
công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy mà các nhà
kinh tế, các nhà quản lý luôn quan tâm nghiên cứu về chính sách thuế của quốc gia
nói chung và của từng địa phương nói riêng.
Đối với Việt Nam, chính sách thuế hiên nay thực hiện cơ chế NNT tự tính, tự
kê khai thuế, đã phân rõ trách nhiệm giữa cơ quan thuế và NNT. NNT chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc kê khai và nghĩa vụ nộp thuế của mình; cơ quan thuế
có trách nhiệm quản lý việc thu nộp thuế, phát hiện những hành vi vi phạm các luật
thuế và xử lý theo đúng quy định. Do bỏ chế độ thuế chuyên quản, ngành thuế đã
tập trung nguồn lực để tăng cường công tác thanh tra việc thu nộp thuế. Cơ quan

vực FDI chỉ có 01 dự án là Công ty Liên doanh kính nổi Việt Nam, vốn đăng ký
141 triệu USD. Đến 31/12/2013, toàn tỉnh đã có 347 dự án FDI, tổng vốn đầu tư
đăng ký 3.842 triệu USD.
Do chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, các DN FDI được hưởng rất
nhiều ưu đãi; mặt khác, do đặc điểm, tình hình hoạt động của các DN này rất khác
biệt so với các DN trong nước (DN FDI thường là công ty con của các tập đoàn
kinh tế hoạt động ử nhiều quốc gia, có trình độ hiểu biết về pháp luật cao, ) nên
các hình thức trốn thuế, gian lận về thuế thường rất tinh vi và khó phát hiện (như
thông qua các hình thức chuyển giá, giao dịch thương mại điện tử ). Tình trạng này
đã và đang gây thất thu cho NSNN, gây nên tình trạng bất bình đẳng giữa các DN,
ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh.
Trước tình trạng nêu trên, việc đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân, tìm
giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh tra thuế đối với các DN FDI tại tỉnh Bắc
Ninh, khắc phục tình trạng thất thu cho NSNN, tạo môi trường kinh doanh lành
mạnh và công bằng cho tất cả các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước.v.v., thật
sự là nhu cầu cấp bách đặt ra hiện nay. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài nghiên
cứu: “Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
3 Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thanh tra thuế đối với DN FDI từ đó đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thanh tra thuế đối với DN FDI tại Cục
Thuế tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra thuế đối với
DN FDI;
- Đánh giá thực trạng công tác thanh tra thuế đối với DN FDI, chỉ ra những kết

5. Những đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hoá, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra thuế, thanh
tra chuyên đề thuế đối với DN FDI;
- Phân tích, đánh giá được thực trạng của công tác thanh tra thuế đối với DN FDI,
nêu lên những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp
khắc phục.
- Kiến nghị với các cấp, các ngành bổ sung, sửa đổi chính sách, chế độ, nhằm
tăng cường công tác thanh tra thuế đối với DN FDI tại tỉnh Bắc Ninh.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thanh tra thuế
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh
Chương 4: Giải pháp tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh. 5
lý của cơ quan quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự,
thủ tục được pháp luật quy định.
7 Thanh tra thuế là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan thuế đối với việc
thực hiện chính sách, pháp luật về thuế, nghĩa vụ đối với NSNN của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định trong các
văn bản qui phạm pháp luật về thuế và các quy định khác của pháp luật. Thanh tra
thuế nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế,
phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với
Nhà nước các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao
hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của NNT.
1.1.2. Mục đích của thanh tra thuế
Hoạt động thanh tra thuế nhằm:
- Phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thuế:
Đây là mục tiêu chủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra thuế. Thanh tra thuế
là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo cho các
quyết định quản lý được chấp hành, bảo đảm mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá
nhân tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Tính chất thường xuyên của hoạt
động thanh tra có tác dụng phòng ngừa các vi phạm pháp luật. Nghị quyết 26-HĐBT
ngày 15/02/1984 của HĐBT nêu rõ thanh tra là "nhằm mục đích phát huy mặt đúng,
ngăn ngừa sửa chữa cái sai, làm cho chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh và thu hành có hiệu quả thiết thực.
- Phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật:
Định hướng xã hội Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu
phải tăng cường tính pháp chế, kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt động của cơ
quan, tổ chức và trong cách thức hành xử của mỗi công dân. Mọi hành vi vi phạm

cầu của Nhà nước mà còn là yêu cầu của nhân dân đối với ngành thuế.
1.1.3. Nguyên tắc thanh tra thuế
Nguyên tắc thanh tra thuế là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn
hành động mà các cơ quan quản lý, các tổ chức thanh tra, các thanh tra viên và các
đối tượng thanh tra phải tuân theo trong quá trình hoạt động thanh tra. Hoạt động
thanh tra thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ pháp luật:
Không được làm trái pháp luật là nguyên tắc quan trọng đối với cán bộ thanh tra
khi thi hành công vụ. Việc tuân theo pháp luật được thể hiện trong quá trình thanh tra,
kiểm tra phải đúng những quy định văn bản pháp luật, bảo đảm tính độc lập, nghiêm
túc khi thực hiện những thủ tục cần thiết trong phạm vi thẩm quyền cho phép.
9 - Tuân thủ quy trình, quy phạm của hoạt động thanh tra do ngành thuế quy định:
Theo nguyên tắc này, muốn tiến hành thanh tra, trước hết phải có quyết định
thanh tra do người có thẩm quyền ban hành. Nội dung quyết định thanh tra phải bảo
đảm tính pháp lý. Người thực hiện quyết định là Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên
được giao nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Kết thúc cuộc thanh tra,
Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên phải có kết luận, kiến nghị, quyết định về nội
dung đã được thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận,
kiến nghị các quyết định đó.
- Bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời:
Tính chính xác đòi hỏi chủ thể thanh tra thuế phải nhận thức đúng vấn đề,
nội dung thanh tra, xác định, đánh giá đúng bản chất của sự việc để kết luận thanh
tra được chính xác. Tính chính xác của kết quả thanh tra bảo đảm công tác thanh tra
thuế đạt hiệu quả cao.
Tính khách quan bảo đảm phản ánh đúng sự vật, hiện tượng như nó vốn có,
không được lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự vật, hiện tượng, không thiên lệch và
bóp méo sự thật.

tượng thanh tra thuế.
1.1.4. Phương pháp thanh tra thuế
Trong quá trình thanh tra thuế, cán bộ thanh tra thường sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp đối chiếu, so sánh:
Nội dung của phương pháp này là thực hiện việc so sánh, đối chiếu nội dung
cần thanh tra với các nguồn thông tin khác nhau để đánh giá, xem xét nội dung cần
thanh tra. Cán bộ thuế cần so sánh, đối chiếu các nguồn thông tin kê khai của NNT,
phân tích so sánh thông tin về NNT qua các kỳ với nhau và với biến động của
ngành để xác định mức độ ổn định và tuân thủ của NNT.
- Phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết:
Đây được coi là phương pháp tối ưu để kiểm tra số liệu kế toán. Theo
phương pháp này, việc kiểm tra được thực hiện từ kiểm tra từ số liệu tổng hợp đến
số liệu chi tiết, tức là từ báo cáo tổng hợp (báo cáo tài chính và các báo cáo thuế
khác) đến sổ sách kế toán (sổ tổng hợp), đến nhật ký chứng từ, sổ chi tiết và cuối
cùng là chứng từ gốc. Phương pháp này nhằm rút ra những nhận xét tổng quá để từ
đó định hướng những nội dung cần đi sâu kiểm tra chi tiết.
11 - Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc:
Phương pháp này được thực hiện xuôi theo đúng trình từ hạch toán bắt đầu
từ chứng từ gốc đến bảng kê, bảng phân bổ, sau đố đến nhật ký, sổ cái và cuối cùng
là các báo cáo tổng hợp.
Có ba cách kiểm tra chứng từ gốc:
+ Kiểm tra theo trình tự thời gian là việc kiểm tra chứng từ gốc đã được sắp
xếp theo trình tự thời gian phát sinh. Cách thức này mất nhiều thời gian và hiệu quả
thấp nên ít được sử dụng.
+ Kiểm tra theo loại nghiệp vụ là việc thực hiện kiểm tra chứng từ gốc đã
được phân loại, sắp xếp theo một nghiệp vụ nhất định, như chứng từ thu, chi tiền

hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc
do thủ trưởng cơ quan quyết định.
* Theo nội dung và phạm vi thanh tra:
Xét theo nội dung và phạm vi thanh tra, thanh tra thuế bao gồm thanh tra
toàn diện và thanh tra hạn chế.
- Thanh tra toàn diện:
Thanh tra toàn diện là loại hình thanh tra tổng hợp, toàn diện tình hình tuân
thủ pháp luật thuế của NNT mà NNT đó có nghĩa vụ thực hiện và ngành thuế có
trách nhiệm quản lý.
Thanh tra toàn diện là hình thức thanh tra được tiến hành một cách đồng bộ
đối với tất các các sắc thuế: thu nhập DN, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập
cá nhân và các loại thuế khác trong kỳ kê khai thuế. Cán bộ thanh tra cần áp dụng
kỹ thuật chọn mẫu và mức độ công việc thanh tra. Số kỳ tài chính cần thanh tra sẽ
được mở rộng khi các phát hiện của đội thanh tra yêu cầu phải mở rộng phạm vi
thanh tra. Cơ quan thuế cần dự tình nguồn nhân lực cũng như kinh phí để thực hiện
thanh tra toàn diện trong quá trình lập kế hoạch thanh tra hàng năm.
- Thanh tra hạn chế:
Thanh tra hạn chế là thanh tra trong phạm vi hẹp gồm:
+ Thanh tra một sắc thuế, một hoặc một số kỳ tính thuế;
+ Thanh tra một hoặc một số bộ hồ sơ hoàn thuế;
+ Thanh tra một hoặc một số yếu tố liên quan đến một hoặc một số kỳ tính
thuế như: thanh tra doanh thu tính thuế, giá vốn hàng bán, khấu hao, tiền lương, tài
sản ròng…
13 1.1.6. Quy trình thanh tra thuế
Để chuẩn hoá hoạt động thanh tra thuế và hướng dẫn cán bộ thuế tiến hành
thanh tra đảm bảo các nguyên tắc của thanh tra thuế, Tổng cục Thuế đã ban hành
Quy trình thanh tra thuế. Hiện nay, hoạt động thanh tra thuế được tổ chức tiến hành


- Chậm nhất đến ngày 30 tháng 12 năm trước Thủ trưởng Cơ quan thuế duyệt
xong kế hoạch thanh tra năm sau.
Bước 4: điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra.
Từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 20 tháng 9 năm thực hiện kế hoạch thanh tra,
lãnh đạo bộ phận thanh tra tiến hành đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thanh
tra; xác định rõ những khó khăn, thuận lợi; trường hợp cần thiết dự kiến điều chỉnh
kế hoạch thanh tra.
Các trường hợp thanh tra đột xuất không phải lập kế hoạch:
- Qua kiểm tra NNT, bộ phận kiểm tra thuế đề nghị tiến hành thanh tra.
- Thanh tra NNT theo đơn tố cáo.
- Thanh tra NNT theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan thuế hoặc theo chỉ
đạo của Thủ trưởng Cơ quan thuế cấp trên.
b. Tổ chức thanh tra tại trụ sở NNT
Bước 1: chuẩn bị thanh tra.
- Căn cứ vào kế hoạch thanh tra đã được duyệt, lãnh đạo bộ phận thanh tra
dự kiến thành lập đoàn thanh tra và giao số lượng đơn vị cần thanh tra cho từng
đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được duyệt.
- Chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quan thuế ký
Quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm giao trực tiếp Quyết
định thanh tra cho NNT hoặc gửi bằng thư bảo đảm có hồi báo cho Cơ quan thuế
biết người nhận Quyết định thanh tra.
Trường hợp khi nhận được Quyết định thanh tra, NNT có văn bản đề nghị
hoãn thời gian tiến hành thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo lãnh đạo
bộ phận thanh tra trình Thủ trưởng Cơ quan thuế ra thông báo cho NNT biết về việc
chấp nhận hay không chấp nhận hoãn thời gian thanh tra.
Bước 2: công bố Quyết định thanh tra thuế.
Thời hạn công bố Quyết định thanh tra chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ
ngày Thủ trưởng Cơ quan thuế ký Quyết định thanh tra thuế.
Bước 3: phân công công việc và lập nhật ký thanh tra thuế.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status