Tăng cường hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế Hà Nội - Pdf 29

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN!
Em xin chân thành cảm ơn Các thầy cô trong khoa Ngân Hàng Tài Chính, các
cô chú công tác tại phòng Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục
thuế TP Hà Nội, Các cô chú và anh chị làm việc tại thư viện Kinh tế Quốc dân và
thư viện Quốc gia đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em tìm hiểu và thu thập tài liệu.
Đặc biệt là Thạc sĩ Đặng Anh Tuấn đã tận tình và hướng dẫn em trong suốt quá
trình hoàn thành chuyên đề.
Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn và trình độ của bản thân còn hạn chế
nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy cô và các bạn để chuyên đề đạt hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin
chân thành cảm ơn tới những người đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5/2006
Sinh viên: Trần Thị Hương Ngát
Trần Thị Hương Ngát – TCDN44D 1 Khoa Ngân hàng – Tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, cùng sự bùng nổ của khoa học và
công nghệ, nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng tăng cao. Đặc biệt đối với các nước
đang phát triển thì nhu cầu này càng rõ nét. Nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội
được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, tín dụng nhà
nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài… trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng
góp một phần rất lớn vào tiến trình phát triển của đất nước.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩy
nền kinh tế, Luật đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987, đánh dấu hoạt động
đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Từ khi có hoạt động đầu tư, nền kinh tế nước ta
thay đổi nhanh chóng, tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng cao. Cũng như các dòng
vốn khác, dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều với sự
ra đời của hàng loạt các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động của các

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là hướng tới hoạt động quản
lý thuế thu nhập doanh nghiệp đặc biệt đi sâu vào lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại
Cục thuế TP Hà Nội.
 Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề sử dụng các phương pháp sau: phương pháp hệ thống,
phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê;
phương pháp toán kinh tế - tài chính; trên cơ sở thu thập và sử dụng các tài liêu, số
liệu, biểu đồ làm căn cứ đề làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
Trần Thị Hương Ngát – TCDN44D 3 Khoa Ngân hàng – Tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp
 Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý thuế và thuế thu nhâp doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế TP Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động
quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế TP Hà Nội
Trần Thị Hương Ngát – TCDN44D 4 Khoa Ngân hàng – Tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp
Mục lục
Trang
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................2
MỤC LỤC.............................................................................................................5
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT...................................................................................8
Chương 1: Tổng quan về quản lý thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp........9
1.1.Lý luận chung về quản lý thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp......................9
1.1.1.Mục tiêu và các nguyên tắc của quản lý thuế...............................................9
1.1.2.Nội dung của quản lý thuế..........................................................................10
1.1.2.1.Lựa chọn và ban hành hệ thống các luật thuế..........................................10

2.3.1.Những thành tựu về công tác quản lý thuế trong thời gian qua.................56
2.3.2.Những hạn chế trong công tác quản lý thuế...............................................61
2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý thuế...................65
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý
thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Cục thuế TP Hà Nội.................................................................69
3.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.........................................69
3.2.Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế TP Hà Nội.........70
3.2.1.Hiện đại hóa công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế.............70
3.2.2.Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ...............................................................73
Trần Thị Hương Ngát – TCDN44D 6 Khoa Ngân hàng – Tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp
3.2.3. Đẩy mạnh công tác thanh tra thuế.............................................................75
3.2.4.Hiện đại hóa công tác thu nợ và cưỡng chế thuế........................................75
3.2.5.Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế.........78
3.3.Kiến nghị.......................................................................................................80
3.3.1.Mở rộng việc nối mạng giữa Cơ quan thuế - Tài chính - Kho bạc tới tất cả các
cấp........................................................................................................................80
3.3.2.Hoàn thiện chính sách thuế để tăng tính trung lập của thuế nhằm khuyến
khích và thu hút nhà đầu tư nước ngoài..............................................................81
3.3.3.Luật hóa dịch vụ tư vấn thuế......................................................................82
3.3.4.Kiến nghị cần có những quy định chặt chẽ hơn trong thanh toán để giảm thiểu
những khó khăn đối với công tác quản lý trong cơ chế sử dụng tiền mặt...........84
3.3.5.Cần hoàn thiện nhanh dự án luật thuế mới để đưa vào áp dụng.................85
KẾT LUẬN.........................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................88
Trần Thị Hương Ngát – TCDN44D 7 Khoa Ngân hàng – Tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp

triển kinh tế - cơ sở tạo nguồn thu thuế trong tương lai. Để tăng trưởng và ổn định
số thu của NSNN trong tương lai, trong công tác quản lý thuế cũng cần chú ý duy
trì và phát triển các cơ sở tạo ra nguồn thu thuế.
+ Phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong nền kinh tế.
Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Song, những vai trò
đó không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía con
người. Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những công
việc cụ thể của công tác quản lý thuế.
+ Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư.
Trần Thị Hương Ngát – TCDN44D 9 Khoa Ngân hàng – Tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp
Trong cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước thông qua công cụ pháp luật để
thực hiện sự tác động của các tổ chức kinh tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ
đến việc thực hiện những tác động của Nhà nước đến nền kinh tế. Qua công tác tổ
chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế cùng với việc
tăng cường tính pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuế được
nâng cao, từ đó tạo thói quen “Sống và làm việc theo pháp luật” trong mọi tầng lớp
dân cư.
Để đạt đươc các mục tiêu trên đây, công tác quản lý thuế cần tuân thủ một số
nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nguyên tắc công khai.
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
1.1.2. Nội dung của quản lý thuế
Là một nội dung của quản lý tài chính Nhà nước, quản lý thuế cần phải được
xem xét và nhìn nhận ở tầm vĩ mô, nó phải bao gồm toàn bộ những công việc thuộc
các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp về thuế. Tức là bao gồm các công việc:
+ Lựa chọn và ban hành hệ thống các luật thuế.
+ Tổ chức thực hiện các luật thuế.
+ Thanh tra thuế.

xét là sự công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc
- Công bằng theo chiều ngang: những người có cùng điều kiện như nhau
(thường được xem là có cùng thu nhập như nhau) phải được đối xử như nhau trên
lĩnh vực thuế, tức là phải nộp thuế giống nhau.
Trần Thị Hương Ngát – TCDN44D 11 Khoa Ngân hàng – Tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp
- Công bằng theo chiều dọc: những người có khả năng kinh tế và có thu
nhập cao phải nộp thuế nhiều hơn người không có khả năng kinh tế và thu nhập
thâp. Mức thu nhập càng tăng thì mức thuế phải nộp càng cao.
Ba là: Nội dung của từng sắc thuế phải đảm bảo tính đơn giản, dễ thực hiện và
dễ kiểm tra.
Nộp thuế cho Nhà nước là nghĩa vụ của các đơn vị kinh tế và các cá nhân.
Song để cho các đối tượng nộp thuế tự giác chấp hành nghĩa vụ cua của mình, thì
bản thân họ phải hiểu rõ về luật thuế đó, phải tự tính ra được số thuế mà họ phải
nộp. Muốn vậy, nội dung của từng sắc thuế phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và mang
tính phổ thông, phù hợp với trình độ chung của cả người nộp thuế và người quản lý
thuế. Quán triệt yêu cầu này còn góp phần làm giảm những chi phí hành chính cho
hệ thống thuế.
1.1.2.2. Tổ chức thực hiện các luật thuế
Trên cơ sở đã được cơ quan quyền lực Nhà nước phê chuẩn và ban hành, các
luật thuế được đưa vào áp dụng trong thực tế. Có thể nói, đây là khâu đóng vai trò
quyết định hiệu quả của việc sử dụng công cụ thuế.
Nội dung các công việc liên quan đến công tác tổ chức thực hiện các luật thuế
bao gồm:
+ Tuyên truyền phổ biến các luật thuế
Việc tập huấn một sắc thuế nào đó cho các cán bộ trong hệ thống hành thu
thường được tiến hành ngay sau khi Nhà nước có ban hành một luật thuế mới, hoặc
có những thay đổi, bổ sung một luật thuế nào đó. Nhưng công tác tuyên truyền, phổ
biến về nghĩa vụ thuế và nội dung của các chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cư
phải được tiến hành đều đặn, thường xuyên.

- Xây dựng và lựa chọn qui trình quản lý thu thuế
Qui trình quản lý thu thuế phản ánh trình tự các bước công việc phải làm
nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời số thu thuế vào NSNN.
Trần Thị Hương Ngát – TCDN44D 13 Khoa Ngân hàng – Tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp
Có hai dạng qui trình quản lý thu thuế khác nhau như sau:
 Cơ quan thuế tính và thông báo số thuế phải nộp.
Định kỳ theo thời gian hoặc theo chuyến hàng, trên cơ sở những qui định
trong các luật thuế và hoạt động sản xuất kinh doanh, các đối tượng nộp thuế phải
kê khai và nộp thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cơ quan thuế nhận tờ khai,
kiểm tra tờ khai và tính thuế, sau đó ra thông báo số thuế phải nộp và gửi cho đối
tượng nộp thuế. Trong khoảng thời hạn theo thông báo, đối tượng nộp thuế phải có
trách nhiệm nộp đầy đủ số thuế theo thông báo vào kho bạc Nhà nước.
Với phương thức này, sẽ đảm bảo được việc tính toán chính xác số thuế phải
nộp của các đối tượng. Tuy nhiên, khối lượng công việc mà các cơ quan thuế phải
đảm nhận sẽ rất nhiều và phức tạp, đặc biệt khi số lượng đối tượng nộp thuế lớn,
mỗi đối tượng lại phải nộp nhiều loại thuế khác nhau. Do vậy, khó có điều kiện để
tính giảm biên chế của bộ máy ngành thuế
 Đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế.
Khác với qui trình trên đây, định kỳ theo thời gian hoặc theo chuyến hàng, các
đối tượng nộp thuế tự kê khai, tính và nộp thuế vào KBNN. Với phương thức này,
nhiệm vụ của cơ quan thuế sẽ đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, phương thức này sẽ
chỉ mang lại kết quả tốt khi mọi người đã nắm vững và tự giác chấp hành nghĩa vụ
thuế của mính, đồng thời tính pháp lý của các luật thuế cao và công tác kiểm tra,
thanh tra được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả,
Phương thức này hiện đang áp dụng phổ biến trong các nước có nền kinh tế
thị trường phát triển.
- Tính thuế
Tuỳ theo từng loại thuế và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của đối
tượng nộp thuế, việc tính số thuế phải nộp của các đối tượng có thể được thực hiện

phương pháp này chỉ được áp dụng với các hộ kinh doanh nhỏ, chưa có điều kiện
để thực hiện chế độ thông kê - kế toán.
Trần Thị Hương Ngát – TCDN44D 15 Khoa Ngân hàng – Tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp
 Phương pháp tính thuế theo kê khai thực tế:
Theo phương pháp này, việc tính thuế dựa trên tờ khai với các số liệu thực tế
về tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở.
Phương pháp này khá phức tạp trong việc tính toán, quản lý và theo dõi,
nhưng lại đảm bảo tập trung được đầy đủ số thu vào NSNN. Tuy nhiên, để đạt
được kết quả đó, cơ quan thuế cần kiểm tra các tờ khai, đối chiếu tờ khai với sổ
sách kế toán và các chứng từ gốc, với thực tế sản xuất kinh doanh của cơ sở, kịp
thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những trường hợp gian lận trong kê khai thuế.
Muốn vậy, cần phải có những qui định rõ ràng về việc quản lý và sử dụng chứng
từ, hoá đơn, sổ sách kế toán theo hệ thống tài khoản hoàn chỉnh, hiện đại hoá công
tác quản lý thuế.
- Tổ chức thu nộp tiền thuế
Các cá nhân, các đơn vị sản xuất kinh doanh nộp thuế cho Nhà nước qua các
hình thức:
 Nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước.
Hình thức này được áp dụng phổ biến hiện nay. Với hình thức này, người nộp
thuế trực tiếp nộp vào KBNN, bằng tiền hoặc bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
Do đó khắc phục được tình trạng chiếm dụng, xâm chiếm tiền thuế của Nhà nước.
Tuy vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa kho bạc, ngân hàng
và cơ quan thuế trong kiểm soát thu ngân sách Nhà nước, phải có một quy chế chặt
chẽ trong việc luân chuyển chứng từ giữa ba cơ quan này nhằm đảm bảo cho việc
kiểm tra, đôn đốc các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng, đủ và kịp thời nghĩa vụ
thuế đối với Nhà nước.
 Nộp bằng tiền mặt qua cơ quan thuế.
Đối với số ít các đối tượng buôn bán không có cơ sở ổn định (buôn chuyến),
các hộ kinh doanh nhỏ, phân tán, số tiền thếu phải nộp ít và những trường hợp


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status