463 Một số phương pháp và giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam - Pdf 23


1
MỤC LỤC

Nội dung Trang

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I :
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH .......................................................................................

01
1.1. Bản chất và vai trò của báo cáo tài chính .......................................

01
1.1.1.Mục đích, ý nghóa của thông tin kế toán
01
1.1.2.Bản chất và vai trò của báo cáo tài chính
02
1.2 .Chuẩn mực kế toán “ Trình bày báo cáo tài chính” – cơ sở
quan trọng của hệ thống thông tin trình bày trên BCTC
......................

03
1.2.1. Chuẩn mực kế toán và ý nghóa của nó
03
1.2.2.Chuẩn mực “ Trình bày báo cáo tài chính” - cơ sở quan trọng của hệ
thống thông tin trình bày báo cáo tài chính
04
1.3. Mục đích, yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính ....................

20

2
2.1.2 Giai đoạn 2
22
2.1.3. Giai đoạn 3
24
2.2. Đánh giá thực trạng vàø những vấn đề cần đặt đối với hệ thống
BCTC Việt Nam thông qua mối liên hệ của nó với các yếu tố thuộc
về môi trường kế toán ................. ................. ................. ........................
30
2.2.1. Khuôn khổ pháp lý về kế toán
30
2.2.2. Mối quan hệ với chế độ thuế
32
2.2.3. Lạm phát
33
2.2.4. Sự phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp, các hình thức
kinh doanh, hình thức đầu tư và sở hữu vốn
34
2.3. Những tồn tại, nhược điểm của một số chỉ tiêu trên các báo cáo tài
chính hiện hành ................. ...................... .............. ...........................
38
2.3.1. Bảng cân đối kế toán
38
2.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
39
2.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
40
2.3.4. Thuyết minh BCTC

51
3.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
51
3.3.4. Thuyết minh BCTC
53
3.4. Một số vấn đề lý luận và thực hành đối với kế toán khoản

3
chênh lệch giữa kế toán và thuế ............................................................
54
3.4.1.Nhận diện các khoản chênh lệch
54
3.4.2. Hạch toán kế toán khoản chênh lệch và ảnh hưởng của nó đến
thông tin trình bày trên BCTC
56
3.5. Xây dựng, bổ sung một số thông tin trình bày trên BCTC của
các công ty niêm yết trên thò trường chứng khoán...............................
59
3.5.1. Một số chỉ tiêu trên các BCTC chính hiện hành
59
3.5.2. Phụ lục báo cáo tài chính
60
3.6. Một số vấn đề về lý luận và kỹ thuật tính toán trong lập báo cáo
tài chính hợp nhất .....................................................................................
62
3.6.1. Kế toán hợp nhất doanh nghiệp

62
3.6.2. Phân bổ chênh lệch hợp nhất và loại trừ số dư và các khoản
mục nội bộ khi lập BCTC hợp nhất


4
LỜI MỞ ĐẦU

* Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Như chúng ta đã biết , báo cáo tài chính là một hệ thống thông tin được
xử lý bởi hệ hệ thống kế toán tài chính nhằm cung cấp những thông tin tài chính
có ích cho các đối tượng sử dụng. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp
các thông tin về tình hình tài chính, tình hình, kết quả kinh doanh và các luồng
tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của hữu ích cho số đông những
người sử dụng trong việc đưa ra các quyết đònh kinh tế.
Vai trò quan trọng của báo cáo tài chính thể hiện ở nhu cầu thông tin
đa dạng và cần thiết của nhiều đối tượng sử dụng báo cáo tài chính, từ các
nhà đầu tư, nhà quản lý và nhân viên, những người cho thuê, cho vay, các
nhà cung cấp cho đến các khách hàng, Chính phủ, công chúng..., nói chung
là những người có lợi ích gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp
Để đạt được mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích cho nhiều đối tượng sử
dụng khác nhau, báo cáo tài chính phải trình bày một các trung thực và hợp lý
tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh
nghiệp, nói cách khác, thông tin trình trên báo cáo tài chính phải đáng tin cậy và
thích hợp với nhu cầu ra các quyết đònh kinh tế của người sử dụng
Trong điều kiện phát triển kinh tế thò trường, hội nhập kinh tế ở Việt Nam
hiện nay, thông tin trình bày trên báo cáo tài chính trở nên hết sức đa dạng và
càng có ý nghóa đặc biệt quan trọng. Nó một mặt phải đảm bảo được tính hữu ích
đối với nhiều đối tượng sử dụng, đáp ứng được yêu cầu phát triển và quản lý nền
kinh tế nhiều thành phần phát triển đa dạng theo cơ chế thò trường đònh hướng xã
hội chủ nghóa, một mặt phải hòa hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế..
Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành ở Việt Nam đã nhiều lần được sửa

Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay
- Quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính
trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam
- Một số phương hướng và giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện hệ thống báo
cáo tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam, bao gồm những nội

6
dung chủ yếu về tạo lập cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các mục tiêu của việc
hoàn thiện hệ thống BCTC ; điều chỉnh, bổ sung những tồn tại của thông tin hiện
hữu trên BCTC hiện hành ; kế toán khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế ; báo
cáo tài chính của công ty cổ phần niêm yết ; lý luận và kỹ thuật tính toán trong
lập BCTC hợp nhất ; xây dựng mô hình BCTC linh hoạt cho các loại hình doanh
nghiệp khác nhau.
*
Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ yếu được vận dụng trong nghiên cứu đề tài là phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lòch sử. Các vấn đề được nghiên cứu trong
trong mối quan hệ phổ biến và trong sự vận động phát triển. Ngoài ra, kết hợp
nhiều phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, diễn giải để làm sáng tỏ vấn đề
cần giải quyết.
Quá trình nghiên cứu xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, có tính
đến xu hướng vận động của chúng, có xem xét đến sự hòa hợp với những thông
lệ quốc tế cũng như kinh nghiệm phát triển của các nước.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương :
- Chương 1
: Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính
- Chương 2
: Thực trạng và những vấn đề cần đặt ra đối với hệ thống báo cáo
tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam

hữu và cổ đông, người cho vay, nhà cung cấp, khách hàng, chính phủ và cơ quan
quản lý, nhân viên công ty và công chúng, nói chung là những người có lợi ích
gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin kế toán là hệ thống thông tin được sử dụng rộng rãi và
lâu đời, nó theo dõi, phản ánh và báo cáo hoạt động kinh doanh và các sự kiện
kinh tế khác. Hệ thống thông tin này dựa vào việc lưu giữ thông tin trên các loại
sổ sách kế toán thông qua khái niệm ghi sổ kép đã có từ rất lâu cũng như các
khái niệm kế toán khác hiện đại hơn như khái niệm trách nhiệm, khái niệm lợi
tức …
Để tổ chức hệ thống thông tin kế toán một cách khoa học, có thể có
nhiều cách phân loại hệ thống thông tin khác nhau. Cách phân loại tương đối
phổ biến hiện nay dựa theo đối tượng nhận thông tin với mục đích sử dụng thông

8
tin khác nhau. Theo cách phân loại này, kế toán được chia ra kế toán tài chính
và kế toán quản trò.
Kế toán tài chính chủ yếu cung cấp thông tin kinh tế cho đối tượng bên
ngoài doanh nghiệp như các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế (Cơ quan chủ
quản, tài chính, thanh tra, …), các cơ quan nghiên cứu, thông tấn báo chí, các chủ
sở hữu, các chủ nợ, nhà đầu tư … nhằm mục đích kiểm tra, kiểm soát và đánh giá
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán quản trò cung cấp thông tin kinh tế chủ yếu cho các đối tượng
bên trong doanh nghiệp nhằm mục đích ra các quyết đònh quản trò và đồng thời
cũng nhằm đảm bảo được nguyên tắc bí mật về thông tin kinh tế.
1.1.2.Bản chất và vai trò của Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính ( BCTC ) là một hệ thống thông tin được xử lý bởi hệ
thống kế toán tài chính nhằm cung cấp những thông tin tài chính có ích cho các
đối tượng sử dụng để đưa ra các quyết đònh kinh tế
Bản chất của BCTC là phản ánh sự kết hợp của những sự kiện xảy ra
trong quá khứ với những nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận nhằm cung cấp

- Các khoản mục trên BCTC được đánh giá như thế nào
- Những thông tin tối thiểu cần phải công bố trên BCTC .
Có thể thấy rằng chuẩn mực kế toán có ý nghóa rất quan trọng đối với hệ thống
BCTC . Đó chính là những quy đònh mang tính khuôn mẫu cho việc đánh giá, ghi
nhận và trình bày thông tin trên BCTC .
Chuẩn mực kế toán quốc tế còn là cơ sở tạo nên sự hòa hợp các quy đònh
và thủ tục kế toán liên quan đến việc soạn thảo và trình bày BCTC . Với việc
những nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế được công nhận và tôn trọng ở
nhiều quốc gia, chất lượng, tính hữu ích và khả năng so sánh của BCTC các
quốc gia sẽ được nâng lên, từng bước tạo nên tiếng nói chung của các thông tin
trình bày trên BCTC .
Hệ thống chuẩn mực kế toán đang được khẩn trương hoàn thành ở Việt
Nam cũng được soạn thảo dựa trên những nội dung và quy tắc cơ bản của hệ
thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Điều này là cơ sở quan trọng cho việc phát
triển và hoàn thiện hệ thống BCTC đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập ở Việt
Nam.

10
1.2.2.Chuẩn mực “ Trình bày báo cáo tài chính” - cơ sở quan
trọng của hệ thống thông tin trình bày BCTC
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 1- “ Trình bày báo cáo tài chính” ( IAS1)
được ban hành bởi y ban chuẩn mực kế toán quốc tế vào tháng 07/1997 và có
hiệu lực cho kỳ kế toán bắt đầu sau ngày 01/07/1998.
Với mục đích nâng cao chất lượng của các BCTC trình bày tuân thủ theo
các chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực này tập trung vào một số mục tiêu
và nội dung cơ bản sau :
- Đảm bảo các BCTC áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế tuân thủ
theo các chuẩn mực cụ thể
- Cung cấp hướng dẫn về cấu trúc của BCTC, bao gồm những yêu cầu tối
thiểu cho những báo cáo cơ bản, các chính sách, thuyết minh kế toán, phụ lục

Không có “Báo cáo vốn chủ sở
hữu”

Yêu cầu lập
BCTC
Chấp nhận sự không tuân thủ
một chuẩn mực kế toán nào
đó nếu xuất phát từ yêu cầu
cần thiết nhằm đạt được sự
trình bày hợp lý
Không chấp nhận trường hợp
ngoại lệ.
Nguyên tắc
lập và trình
bày
Có đề cập đến :
- Nhận diện BCTC
- Tính kòp thời
- Không đề cập đến sự nhận
diện BCTC ( so với các báo cáo
thường niên hay báo cáo khác)
- Tính kòp thời được trình bày
trong chuẩn mực chung
Thông tin trình
bày trên bảng
cân đối kế
toán
Trình bày cách xác đònh
những khoản mục được trình
bày bổ sung hay tách biệt

Bảng C1-1
Như vậy, sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam nói chung,
chuẩn mực “Trình bày báo cáo tài chính” nói riêng với những nội dung phù hơp
với chuẩn mực và thông lệ quốc tế chính là cơ sở quan trọng cho việc thiết lập
và trình bày thông tin trên BCTC cũng như là cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện
hệ thống BCTC Việt Nam.
1.3. Mục đích, yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính
1.3.1. Mục đích của BCTC
BCTC phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, tình hình
và kết quả kinh doanh của một doanh nghiêïp. Mục đích của BCTC là cung cấp
các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của
một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của hữu ích cho số đông những người sử
dụng trong việc đưa ra các quyết đònh kinh tế. Người sử dụng ở đây bao gồm :
các nhà đầu tư, nhà quản lý và nhân viên, những người cho thuê, các nhà cung
cấp, các khách hàng, chính phủ, công chúng.
Để đạt được mục đích cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu của hữu ích cho
số đông những người sử dụng, BCTC phải cung cấp những thông tin của một
doanh nghiệp về :
- Tài sản
- Nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu
- Doanh thu,thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ
- Các luồng tiền.

13
Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh BCTC
sẽ giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là
thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản
tương đương tiền.
Thông tin về tình hình hình tài chính được cung cấp thông qua bảng cân

Chính sách kế toán cho việc lập và trình bày BCTC phù hợp với quy đònh
của từng chuẩn mực kế toán. Trường hợp chưa có quy đònh ở chuẩn mực kế toán
hiện hành, doanh nghiệp phải xây dựng các phương pháp kế toán hợp lý nhằm
đảm bảo BCTC cung cấp được các thông tin đáp ứng được các yêu cầu sau :
- Thích hợp với nhu cầu ra các quyết đònh kinh tế của người sử dụng
- Đáng tin cậy, khi :
+ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dòch và sự kiện, không chỉ
đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng.
+ Trình bày khách quan, không thiên vò
+ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng
+ Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
1.4. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
Các giả đònh và nguyên tắc cho việc lập và trình bày BCTC bao gồm :
1.4.1.Hoạt động liên tục
Khi lập và trình bày BCTC, người đứùng đầu doanh nghiệp cần phải đánh
giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp . BCTC phải được lập trên
cơ sở giả đònh là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động
kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý đònh cũng
như buộc phải ngừng hoat động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động
của mình.
Nếu BCTC không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục thì cần phải được
nêu rõ cùng với cơ sở dùng để lập BCTC và láy do khiến cho doanh nghiệp
không được coi là hoạt động liên tục. 15
1.4.2. Cơ sở dồn tích
Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dòch và sự kiện được ghi nhận vào

phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng. Tùy theo các tình huống cụ thể mà
tính chất hay quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết đònh tính trọng
yếu. Trong một doanh nghiệïp có doanh số hàng chục tỷ đồng, một khoản mục
vài triệu đồng có thể được xem là trọng yếu nếu nó làm cho kết quả kinh từ lỗ
thành lãi hay ngược lại.
Có những khoản mục không được coi là trọng yếu để có thể được trình
bày riêng biệt trên BCTC nhưng lại được coi là trọng yếu để phải trình bày riêng
biệt trong phần thuyết minh BCTC.
Cũng theo nguyên tắc này, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ
các quy đònh về trình bày BCTC của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các
thông tin đó không có tính trọng yếu.
1.4.5. Nguyên tắc không bù trừ
:
Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không được bù
trừ, trừ khi có một chuẩn mực kế toán khác quy đònh hoặc cho phép bù trừ.
Các khoản doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi nó
được quy đònh tại một chuẩn mực khác hoặc các khoản lãi lỗ và các chi phí liên
quan phát sinh từ các giao dòch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và
không có tính trọng yếu. Các khoản này cần được tập hợp lại với nhau phù hợp
với quy đònh của nguyên tắc trọng yếu và tập hợp.
Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện những giao dòch khác không
làm phát sinh doanh thu nhưng có liên quan đến hoạt động chính làm phát sinh
doanh thu thì kết quả của các giao dòch này có thể được trình bày bằng cách
khấu trừ các khoản chi phí có liên quan phát sinh trong cùng một giao dòch vào
khoản thu nhập tương ứng, nếu các trình bày này phản ánh đúng bản chất giao
dòch hoặc sự kiện đó.
Các khoản lãi lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dòch tương tự sẽ được
hạch toán theo giá trò thuần, ví dụ các khoản lãi và lỗ chênh lêch tỷ giá .
1.4.5. Nguyên tắc có thể so sánh


phải từng bước được hòa nhập và có tiếng nói chung trên phạm vi quốc tế .
1.5.2.Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính
a/ Thông tin trình bày trên Bảng cân đối kế toán:

18
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) của doanh nghiệp phải phản ánh được
tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại ngày lập báo cáo và theo cách thức làm
cho người đọc có thể hiểu được những nguồn lực kinh tế và tài trợ của doanh
nghiệp
Kết cấu cơ bản của BCĐKT gồm tài sản và nguồn hình thành tài sản
( nguồn vốn). Nguồn vốn thường chia ra nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
Tài sản là tiềm lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát và là kết quả của
các sự kiện đã qua và từ đó doanh nghiệp có thể thu được các lợi ích kinh tế
trong tương lai của doanh nghiệp. Các lợi ích kinh tế tương lai được biểu hiện
trong tài sản là tiềm năng đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp tới các nguồn tiền
và tài sản tương đương tiền của doanh nghiệp.
Nợ phải trả là những khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản
xuất mà doanh nghiệp phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ
tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho công nhân
viên và các khoản phải trả khác.
Nợ phải trả có một tính chất chủ yếu đó chính là một nghóa vụ hiện tại
của doanh nghiệp đối với chủ nợ. Một khoản nợ phải trả là một nghóa vụ phải
được thực hiện theo một cách thức nhất đònh. Các nghóa vụ có hiệu lực pháp lý
bắt buộc phải thanh toán như các hợp đồng trói buộc hoặc là yêu cầu của luật
pháp.
Nguồn vốn chủ sở hữu là phần giá trò còn lại của tài sản sau khi trừ đi
mọi công nợ hay có thể hiểu đó chính là số vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp
không phải cam kết thanh toán.
a.1. Nguyên tắc phân loại và trình bày tài sản và nợ phải trả
Nguyên tắc cơ bản là phải trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả

- Các tài sản ngắn hạn như :
+ Tiền và các khoản tương đương tiền;
+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;
+ Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác;
+ Hàng tồn kho ;
+ Tài sản ngắn hạn khác ;
- Các tài sản dài hạn như :

20
+ Tài sản cố đònh hữu hình
+ Tài sản cố đònh vô hình
+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
+ Chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang
+ Tài sản dài hạn khác
- Các khoản nợ phải trả ngắn hạn :
+ Vay ngắn hạn
+ Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- Các khoản nợ phải trả dài hạn như :
+ Các khoản vay dài hạn
+ Nợ phải trả dài hạn khác
- Phần sở hữu của cổ đông thiểu số
- Các khoản vốn, dự trữ :
+ Vốn góp
+ Các khoản dự trữ
+ Lợi nhuận chưa phân phối
Ngoài các thông tin tối thiểu phải trình bày trên BCĐKT nêu trên, doanh
nghiệp cần phải lưu ý các vấn đề sau :
- Các khoản mục bổ sung, tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày
trong bảng cân đối kế toán khi có một chuẩn mực kế tóan khác yêu cầu hoặc khi

- Doanh thu hoat động tài chính
- Chi phí tài chính
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Thu nhập khác
- Chi phí khác
- Phần sở hữu trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết và liên doanh ( Báo cáo
KQKD hợp nhất)
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
- Thuế TNDN

22
- Lợi nhuận sau thuế
- Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế ( Báo cáo KQKD
hợp nhất)
- Lợi nhuận thuần trong kỳ
Ngoài các khoản mục chủ yếu trên, việc trình bày báo cáo KQHĐKD cần
lưu ý các vấn đề sau :
- Các khoản mục bổ sung, tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày khi
có một chuẩn mực kế tóan khác yêu cầu hoặc khi việc trình bày đó là cần thiết
để đáp ứng yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý tình hình kế t quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trường hợp do tính chất ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không thể
trình bày các yếu tố thông tin trên báo cáo KQHĐKD theo chức năng chi phí thì
được trình bày theo tính chất của chi phí
c/ Thông tin trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
c.1. Phân loại các luồng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Các luồng tiền trong kỳ trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) được
phân thành ba loại :
- Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh : Là luồng tiền có liên quan đến các hoạt

+ Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và
khoản tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm
+ Tiền chi trả do bò phạt, bò bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp
đồng kinh tế
- Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư gồm :
+ Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, bao
gồm cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là
TSCĐ vô hình.
+ Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn
khác.
+ Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vò khác
+ Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vò khác
+ Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vò khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ
phiếu vì mục đích thương mại

24
+ Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vò khác, trừ trường hợp tiền thu từ
bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại
+ Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được.
- Luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính bao gồm :
+ Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu
+ Tiền chi trả vốn góp cho cá chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính
doanh nghiệp đã phát hành
+ Tiền thu từ các khoản đi vay, ngắn hạn, dài hạn
+ Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay
+ Tiền chi trả nợ thuê tài chính
+ Cổ tức, lợi nhuận đã chi trả cho chủ sở hữu
d/Thông tin trình bày trên thuyết minh BCTC
d.1. Cấu trúc của thuyết minh BCTC
Thuyết minh BCTC phải được trình bày một các có hệ thống. Mỗi khoản

- Đồi với những doanh nghiệp không có vốn cổ phần thì cần phải cung cấp
những thông tin tương đương với các thông tin được yêu cầu trên đây, phản ánh
những biến động của các loại vốn góp khác nhau trong suốt niên độ cũng như
các quyền lợi, ưu đãi và hạn chế gắn liền với mỗi loại vốn góp
d.3.Các thông tin khác
Doanh nghiệp cần phải trình bày thên các thông tin sau đây ( trừ khi các
thông tin này đã được cung cấp trong các tài liệu khác đính kèm BCTC được
công bố) :
- Trụ sở và loại hình pháp lý của doanh nghiệp, quốc gia đã chứng nhận tư cách
pháp nhân của doanh nghiệp và đòachỉ trụ sở doanh nghiệp
- Phần mô tả về tính chất của các nghiệp vụ và các hoạt động chính của doanh
nghiệp
- Tên của công ty mẹ và công ty mẹ của cả tập đoàn
- Số lượng công nhân viên tại thời điểm cuối niên độ hoặc số lượng nhân viên
bình quân trong niên độ.

Trích đoạn Giai ủoán 1: Thụứi kyứ quaỷn lyự theo cụ cheỏ keỏ hoách hoaự taọp Giai ủoán 2: Tửứ ngaứy ban haứnh Qẹ 224TC/CẹKT ngaứy 18/04/ Giai ủoán 3: Thụứi kyứ nền kinh teỏ nửụực ta chuyeồn sang cụ cheỏ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tr−ớc thay đổi vốn l−u động TAỉI LIỆU THAM KHẢO
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status