'nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang và đánh giá kết quả điều trị tổn thương sàn ổ mắt trong chấn thương gãy xương tầng giữa mặt bằng ghép xương tự thân hoặc lưới titanium' - Pdf 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
Lê Mạnh Cường
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG SÀN Ổ MẮT
TRONG CHẤN THƯƠNG GÃY XƯƠNG TẦNG GIỮA MẶT
BẰNG GHÉP XƯƠNG TỰ THÂN HOẶC LƯỚI TITANIUM
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt
Mã số : 62720601
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI-2014
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
Người hướng dẫn khoa học :
1 PGS. TS. Nguyễn Bắc Hùng
2 TS. Vũ Ngọc Lâm
Phản biện 1 :
Phản biện 2 :
Phản biện 3 :
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
vào hồi : giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại :
1 Thư viên Quốc Gia
2 Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương tầng giữa mặt chủ yếu do tai nạn giao thông đặc
biệt là tai nạn xe máy. Khi chấn thương gãy xương tầng giữa mặt
(XTGM) thường có tổn thương xương ổ mắt, đặc biệt là tổn thương
thành trong và sàn ổ mắt (SOM), nơi có cấu trúc xương mỏng và
yếu. Tổn thương SOM có triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp

ghép xương tự thân hoặc lưới titanium.
4
Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI
1. Đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán tổn thương SOM trên lâm sàng và
X- quang.
2. Xác định mức độ tổn thương SOM qua chụp cắt lớp, đặc biệt đưa ra
cách xác định và công thức tính diện tích tổn khuyết SOM trước
phẫu thuật trong điều kiện chụp cắt lớp vi tính không có phần mềm
ứng dụng.
3. Luận án nghiên cứu sâu về kết quả điều trị tổn khuyết lớn SOM bằng
ghép xương tự thân hoặc lưới titanium, loại vật liệu sẵn có, tiện lợi
cho hiệu quả cao với tỷ lệ biến chứng thấp.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
- Luận án được trình bày 125 trang bao gồm: đặt vấn đề 2 trang, tổng
quan 32 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 19 trang, kết
quả nghiên cứu 33 trang, bàn luận 35 trang, kết luận 3 trang, kiến
nghị 1 trang.
- Luận án có 50 bảng, 4 biểu đồ, 30 hình, 127 tài liệu tham
khảo trong đó có 13 tài liệu tiếng Việt, 113 tài liệu tiếng Anh và 1 tài
liệu tiếng Pháp.
Chương I. TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu ổ mắt, xoang hàm trên và các cấu trúc liên quan
1.2. Những nghiên cứu về tổn thương SOM trong gãy XTGM
1.2.1. Cơ chế tổn thương SOM

  Khi có lực đủ mạnh tác động trực tiếp phía trước vùng ổ mắt
nhãn cầu, sẽ đẩy nhãn cầu ra sau làm tăng áp lực bên trong ổ mắt.
Khi áp lực tăng lên đáng kể và đột ngột gây vỡ bung những vị trí yếu
của thành ổ mắt, trong đó có SOM.


- Loại 5: Như loại 4 kèm theo gãy cả trần ổ mắt.
1.2.3. Triệu chứng tổn thương SOM trong gãy XTGM
7 &$.A7B,
- Đau sưng nề mi mắt, gò má, má bên tổn thương
- Thấp bẹt biến dạng vùng gò má ổ mắt.
- Điểm đau chói, gờ bậc thang quanh bờ ổ mắt, cung tiếp
- Hạn chế há miệng, khớp cắn sai
7 &$(*+,
- Xuất huyết kết mạc mắt.
6
- Tê bì hoặc mất cảm giác vùng má mũi, môi trên cùng bên
- Nhìn đôi, giảm hoặc mất thị lực
- Hạn chế vận nhãn
- Thấp nhãn cầu
- Lõm mắt
1.2.4. X- quang chẩn đoán tổn thương SOM trong gãy XTGM
AC D8 !E!F-G%-2 H9
Chủ yếu phát hiện các vị trí gãy nông như gốc mũi, xung quanh
bờ ổ mắt, bờ khuyết lê, trụ gò má hàm trên, đánh giá di lệch khối
xương gò má cung tiếp, hàm trên và hình ảnh mờ xoang hàm…
I?D# '8:"J% &KL --* M
%J)N : 9
Thấy rõ các vị trí gãy nông (như trên phim X quang qui ước) và
các vị trí gãy sâu, đặc biệt vùng ổ mắt. Chụp cắt lớp còn xác định
diện tích khuyết sàn, thể tích ổ mắt (TTOM), đánh giá khối thoát vị,
nguyên nhân gây giảm hoặc mất thị lực, khối máu tụ hậu nhãn cầu,
đo độ lồi mắt.
1.2.5. Các phương pháp điều trị tổn thương SOM trong gãy XTGM
1.2.5.1. Điều trị bảo tồn
Chỉ định khi gãy SOM trong gãy XTGM không hoặc ít di lệch,

cố định xương bằng nẹp vít, vén trả lại ổ mắt phần tổ chức thoát vị.
Đảm bảo khớp cắn đúng và cân đối của xương, tùy mức độ tổn
khuyết SOM, lựa chọn vật liệu phục hồi phù hợp.
* Xử trí tổn thương SOM
C7JJS'(*+,6 D
Trường hợp gãy SOM đầu tiên được Mac Kenzie mô tả năm
1844 tại Paris. Năm 1957 Smith và Regan đã mô tả hiện tượng
kẹt cơ làm hạn chế vận nhãn trong gãy SOM và sử dụng thuật
ngữ gãy ” Blow-out”.
Trải qua nhiều thập kỷ cùng với sự phát triển của khoa học,
đã có nhiều nghiên cứu về tổn thương SOM và ứng dụng các vật
liệu khác nhau để phục hồi lại SOM. Năm 1963 Lipshurtz và
8
Ardizone, người đầu tiên sử dụng tấm silicon để sửa chữa khuyết
SOM. Những năm thập kỷ 90, lưới titanium được sử dụng sửa
chữa những tổn khuyết lớn SOM. Kontio R. K (2006) dùng
xương mào chậu Nhìn chung các vật liệu được sử dụng phục hình
SOM rất phong phú, được chia thành 2 nhóm: vật liệu tự thân
(xương sụn) và vật liệu tổng hợp (vật liệu tiêu: PDS, vật liệu trơ: lưới
titanium, thủy tinh sinh học, silicon ). mỗi loại vật liệu đều có
những ưu nhược điểm riêng. Tùy thuộc kích thước tổn khuyết SOM
mà sử dụng vật liệu cho phù hợp, với tổn khuyết nhỏ dùng vật liệu tự
tiêu, tổn khuyết lớn thì sử dụng xương hoặc lưới titanium 2 vật liệu
này có hiệu quả điều trị tương đương nhau, trong điều trị có thể lựa
chọn một trong 2 vật liệu tùy theo hoàn cảnh và điều kiện BN. Tổn
khuyết SOM được coi là khuyết lớn khi > 2,5 cm
2
vì theo đa số các
tác giả tổn khuyết lớn SOM khi diện khuyết > 50% diện tích SOM
(nghiên cứu của Olive Ploder diện tích SOM # 5 cm

2
)
trong gãy XTGM mới, diện khuyết SOM này được xác định sau khi
nắn chỉnh cố định xương. Diện khuyết > 2,5 cm
2
được coi là khuyết
lớn SOM vì > 50% diện tích SOM theo đa số các tác giả: Hari Ram,
Katsushika Ikeda, Lena Folkestad (diện tích SOM # 5 cm
2
).
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- BN gãy cũ, có bệnh lý, dị dạng ổ mắt trước khi chấn thương
- BN đã can thiệp phẫu thuật ổ mắt ở cơ sở y tế khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thực hiện với hình thức tiến cứu theo phương pháp mô tả cắt
ngang có phân tích.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu nghiên cứu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên
cứu mô tả ước lượng một tỷ lệ:
V8<W9
n = Z
2
(1 – α/2)

d
2
10
- n = cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu
- Z

xác định theo bảng phân loại của tổ chức y tế thế giới.
- Thị lực bình thường khi TL ≥ 8/10
- Thị lực giảm chưa ảnh hưởng nhiều sinh hoạt: 8/10 > TL ≥ 3/10
- Thị lực thấp ảnh hưởng nhiều sinh hoạt: 3/10 > TL ≥ 1/20
- Mù lòa khi 1/20 > TL ≥ sáng tối (±).trên.
11
* Dựa trên cơ sở đánh giá của Paul Poeschl và Arnufl Baumann
các biểu hiện: nhìn đôi, hạn chế vận nhãn, lõm mắt được chia thành
các độ khác nhau.
▪ Nhìn đôi được chia thành 4 độ
- Độ 0: không nhìn đôi
- Độ 1: nhìn đôi mức độ nhẹ, chỉ xuất hiện khi liếc tối đa
- Độ 2: nhìn đôi rõ từ hai hướng trở lên, nhìn đôi chiều dọc hoặc ngang
- Độ 3: nhìn đôi các hướng ngay cả khi nhìn thẳng hoặc đọc sách
▪ Hạn chế vận nhãn chia thành 4 độ.
- Độ 0: không hạn chế vận nhãn.
- Độ 1: hạn chế ít, biểu hiện khi liếc tối đa về hướng hạn chế
- Độ 2: hạn chế vận nhãn rõ, dễ dàng phát hiện trên lâm sàng
- Độ 3: hạn chế vận nhãn nhiều, gần như không liếc được về
hướng bị hạn chế.
▪ Lõm mắt: căn cứ chênh lệch độ lồi 2 mắt được xác định trên
phim chụp cắt lớp Axial chia thành 5 độ.
- Độ 0: không có chênh lệch độ lồi 2 mắt
- Độ 1: chênh lệch độ lồi 2 mắt từ 0.01-1 mm
- Độ 2: chênh lệch độ lồi 2 mắt từ 1.01- 2.00 mm
- Độ 3: chênh lệch độ lồi 2 mắt từ 2.01- 3.00 mm
- Độ 4: chênh lệch độ lồi 2 mắt > 3.00 mm
Lâm sàng lõm mắt rõ khi chênh lệch độ lồi hai mắt trên 2 mm.
▪ Thấp nhãn cầu
* Chụp X quang chẩn đoán tổn khuyết SOM

7J:K4#IJ(!?
Kết xương bằng nẹp vít nhỏ (miniplate) hoặc chỉ thép tại một số
vị trí: bờ dưới ổ mắt, cung tiếp, trụ gò má hàm trên, bờ khuyết lê
Sau cố định xương, xác định vị trí, kích thước tổn khuyết SOM
(bằng giấy bóng in các ô vuông có đơn vị nhỏ nhất đến 1 mm
2
), đây
13
là diện khuyết thực của SOM. Phục hồi bằng xương tự thân hoặc lưới
titanium. Kiểm tra không làm kẹt cơ và phần mềm khác.
7JYKZM#!(
2.2.4.4. Theo dõi điều trị sau PT
- Chảy máu và vết mổ.
- Nhiễm trùng và thải loại vật liệu ghép
- Thị lực, nhìn đôi, vận động nhãn cầu
- Sử dụng thuốc: kháng sinh, giảm đau, giảm nề, sinh tố
- Cắt chỉ vết mổ ở da sau 5 - 7 ngày.
2.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả điều trị
2.2.5.1. Tiêu chí đánh giá về chức năng
Gồm 6 tiêu chí: phục hồi cảm giác thần kinh dưới ổ mắt, thị
lực, vận nhãn, nhìn đôi, há miệng, khớp cắn.
Dựa trên 6 tiêu chí đánh giá kết quả về chức năng, chúng tôi
đưa ra tiêu chí đánh giá chung về chức năng gồm 3 mức:
- 7Q: khi cả 6 tiêu chí đều tốt và khá, có 4 tiêu chí trở lên tốt.
- 4: khi cả 6 tiêu chí đạt tốt và khá, có dưới 4 tiêu chí tốt.
- 4;!: khi trong 6 tiêu chí có ít nhất 1 tiêu chí đạt kém.
2.2.5.2. Tiêu chí đánh giá về phục hồi xương- thẩm mỹ
Gồm 6 tiêu chí: cân đối gò má 2 bên, mảnh ghép, chênh lệch
TTOM, xoang hàm trên, vết mổ - sẹo mổ, phục hồi độ lồi mắt.
Dựa trên 6 tiêu chí đánh giá kết quả về phục hồi xương- thẩm

47 BN gặp )!0!? 40/47 (85,1%), a!!?
38/47 (80,9%), b! 6"J#c!!d !N 631/47 (66%)-
JRN  21/47 (44,7%)-0#^.16/47 (34%)- b!5
9/47 (19,1%)-.[9/47 (19,1%).
3.3. Đặc điểm X- quang tổn khuyết sàn ổ mắt
* Xác định số vị trí gãy
47 BN nghiên cứu, trên phim X- quang qui ước thấy được 181 vị
trí gãy, còn trên phim cắt lớp vi tính thấy 288 vị trí gãy.
* Xác định diện tích tổn khuyết sàn và thể tích ổ mắt
15
7De^: Diện tích trung bình tổn khuyết SOM của 47
BN là 3,00 ± 0,52 cm
2
. TTOM bên lành: 26,19 ± 0,71 cm
3
và bên tổn
thương: 29,96 ± 1,35 cm
3
.
*e^: TTOM bên lành: 26,23 ± 0,49 cm
3
và bên tổn
thương: 26,53 ± 0,72 cm
3
. Sự khác biệt TTOM bên tổn thương trước
và sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
3.4. Kết quả điều trị
3.4.1. Kết quả điều trị khi ra viện
3.4.1.1. Kết quả điều trị về chức năng khi ra viện
Gb:V:<V4bR 5#$) # &8fYg9

Phục hồi thể tích ổ mắt (n= 47) 40 (85,1) 6 (12,8) 1 (2,1)
16
Phục hồi độ lồi mắt (n= 47) 41 (87,2) 3 (6,4) 3 (6,4)
Tình trạng mảnh ghép (n= 47) 40 (85,1) 6 (12,8) 1 (2,1)
Kết quả chung 40 (85,1) 4 (8,5) 3 (6,4)
3.4.1.3. Tai biến và biến chứng khi ra viện
47 BN khi ra viện không có biến chứng chảy máu, nhiễm trùng,
phản ứng thải loại mảnh ghép và viêm xoang.
3.4.2. Kết quả điều trị sau phẫu thuật 3 tháng
Sau PT 3 tháng và 6 tháng chỉ kiểm tra được 43/47 BN. Do vậy
khi đánh giá và so sánh kết quả chỉ trên 43 BN này.
3.4.2.1. Kết quả điều trị về chức năng sau PT 3 tháng
Gb:V:=V4bR 5#$7:8fY:9
Chức năng
Kết quả
Tốt
n (%)
Khá
n (%)
Kém
n (%)
Phục hồi cảm giác thần kinh
dưới ổ mắt (n=43)
40 (93) 3 (7) 0
Phục hồi há miệng (n= 43) 41 (95,3) 2 (4,7) 0
Khớp cắn (n= 43) 43 (100) 0 0
Phục hồi thị lực (n= 43) 41 (95,3) 2 (4,7) 0
Phục hồi vận nhãn (n= 43) 39 (90,7) 4 (9,3) 0
Phục hồi nhìn đôi (n= 43) 40 (93) 3 (7) 0
Kết quả chung về chức năng 42 (97,7) 1 (2,3) 0

n (%)
Phục hồi cảm giác má, mũi (n=43) 42 (97,7) 1 (2,3) 0
Phục hồi há miệng (n= 43) 43 (100) 0 0
Khớp cắn (n= 43) 43 (100) 0 0
Phục hồi thị lực (n= 43) 42 (97,7) 1 (2,3) 0
Phục hồi vận nhãn (n= 43) 41 (95,4) 2 (4,6) 0
Phục hồi nhìn đôi (n= 43) 41 (95,4) 2 (4,6) 0
Kết quả chung về chức năng 42 (97,7) 1 (2,3) 0
3.4.3.2. Kết quả phục hồi xương - thẩm mỹ sau PT 6 tháng
Gb:VYlV4bIh Ci!!j>8fY:9
Phục hồi xương - thẩm mỹ
Kết quả
Tốt
n (%)
Khá
n (%)
Kém
n (%)
Sẹo mổ (n=43) 39 (90,6) 0 4 (9,4)
Cân đối gò má 2 bên (n= 43) 36 (83,7) 6 (14) 1 (2,3)
Xoang hàm trên (n=43) 42 (97,7) 0 1 (2,3)
Phục hồi thể tích ổ mắt (n= 43) 35 (81,4) 7 (16,3) 1 (2,3)
Phục hồi độ lồi mắt (n= 43) 33 (76,7) 7 (16,3) 3 (7)
Tình trạng mảnh ghép (n= 43) 36 (83,7) 6 (14) 1 (2,3)
18
Kết quả chung 33 (76,7) 5 (11,6) 5 (11,6)
3.4.3.3. Biến chứng sau phẫu thật 6 tháng
1 BN (2,3%) viêm xoang, 2 BN (4,6%) sẹo mổ có biến chứng
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm dịch tễ học

điểm trước phẫu thuật và khi ra viện (p < 0,05). Tỷ lệ phục hồi thần
kinh dưới ổ mắt phụ thuộc 2 yếu tố: mức độ tổn thương và thời điểm
can thiệp phẫu thuật. Đa số BN gãy XTGM chỉ gây căng kéo, chèn
ép dây thần kinh dưới ổ mắt nên sau phẫu thuật một thời gian cảm
giác vùng má mũi, môi trên sẽ được phục hồi.
- Bàn luận phục hồi há miệng: Hạn chế há miệng trong chấn
thương gãy xương tầng giữa mặt do nhiều nguyên nhân như: phù nề,
đau, tổn thương phần mềm, gãy xương di lệch nhiều, gãy sập cung
tiếp chèn vào mỏm vẹt. Sau phẫu thuật nắn chỉnh xương, tại chỗ hết
nề, phần mềm liền thương thì BN cũng há miệng tốt, nhưng nếu để
thời gian quá dài mới can thiệp phẫu thuật phần mềm sẽ xơ hóa và
khả năng phục hồi kém. Nghiên cứu của chúng tôi, trước phẫu thuật
tỷ lệ hạn chế há miệng: 21/47 BN (44,7%), khi ra viện tỷ lệ BN hạn
chế há miệng còn: 15/47 BN (31,9%). Thời điểm sau phẫu thuật 3
tháng tỷ lệ hạn chế há miệng tiếp tục giảm đến sau PT 6 tháng phục
hồi há miệng tốt 100%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Hoàng Gia Bảo và Đỗ Thành Trí tỷ lệ phục hồi há miệng tốt 100%.
- Bàn luận phục hồi khớp cắn: Khi gãy xương hàm trên hoặc
hàm dưới hoặc cả 2 hàm sẽ làm mất tương quan cung răng 2 hàm dẫn
đến khớp cắn sai. Khi phẫu thuật chúng tôi thực hiện theo nguyên tắc
nắn chỉnh xương hàm gãy theo hàm còn lại (hàm không gãy).
Nghiên cứu của chúng tôi có 12/47 BN (25,5%) khớp cắn sai,
trong đó 7 BN (14,9%) do gãy xương hàm trên, 4 BN (8,5%) do gãy
xương hàm dưới và 1 BN (2,1%) do gãy cả hàm trên, hàm dưới. Sau
phẫu thuật nắn chỉnh kết xương khớp cắn được phục hồi tốt 100%.
- Bàn luận phục hồi thị lực: Nghiên cứu của chúng tôi có 9/47
BN (19,1%) giảm thị lực khi vào viện. Tỷ lệ này tương đương với
nghiên cứu của Hoàng Gia Bảo 21,51%, cao hơn Đỗ Thành Trí
3,64% và Trần Ngọc Quảng Phi 0,71%. Thị lực giảm do nhiều
nguyên nhân như: phù nề tổ chức ổ mắt và mi mắt, xuất huyết kết

Thời điểm này tổ chức xơ sẹo đã ổn định không còn co kéo, chỉ còn
2 BN (4,6%) hạn chế vận nhãn độ 1 do có tổn thương cơ trực.
- Bàn luận về phục hồi nhìn đôi: Nguyên nhân nhìn đôi thường
do phù nề tổ chức ổ mắt, gãy xương gò má hàm trên di lệch dẫn đến
21
lệch trục nhãn cầu, thoát vị tổ chức ổ mắt, tổn thương cơ trực, kẹt tổ
chức ổ mắt (mỡ, cơ trực dưới, cơ chéo dưới), trường hợp kẹt cơ vào
ổ gãy làm test cưỡng bức cơ vận nhãn sẽ (+). Nghiên cứu của chúng
tôi khi vào viện có 21/47 BN (44,7%) nhìn đôi độ 1-2-3. Trong đó 18
BN (38,3%) nhìn đôi độ 1-2 xác định do phù nề và thoát vị tổ chức ổ
mắt, 2 BN (4,3%) nhìn đôi độ 2 do tổn thương cơ trực dưới và thoát
vị tổ chức ổ mắt, 1 BN (2,1%) nhìn đôi độ 3 do mắc cơ vào vị trí gãy
sàn ổ mắt và thoát vị tổ chức.
Khi ra viện: giảm còn 12/47 BN (25,5%) nhìn đôi độ 1-2.
Sau PT 3 tháng giảm còn 3/43 BN (7%) nhìn đôi độ 1.
Sau PT 6 tháng chỉ còn 2/43 BN (4,6%) nhìn đôi độ 1 do có tổn
thương cơ trực mặc dù cơ đã liền thương nhưng chức năng không
phục hồi hoàn toàn và 41/43 (95,4%) không nhìn đôi đạt kết quả tốt.
So với các nghiên cứu khác tỷ lệ nhìn đôi trước và sau phẫu
thuật cũng khác nhau. Hari Ram nhìn đôi trước phẫu thuật là 55,5%,
sau phẫu thuật 3 tháng là 0%. Lijuan Guo nhìn đôi trước là 42,6%,
sau là 16,4%. Trần Ngọc Quảng Phi trước là 14,03%, sau là 0%.
4.3.2. Kết quả phục hồi xương - thẩm mỹ
- Bàn luận về sẹo mổ: để phục hồi tổn khuyết SOM cho 47
bệnh nhân, chúng tôi thực hiện 25 đường mổ dưới bờ mi dưới
(53,2%), 20 đường mổ kết mạc mi dưới (42,6%) và 2 đường qua vết
thương (4,2%). Bên cạnh đó ở mỗi bệnh nhân có thể thực hiện thêm
các đường mổ khác để nắn chỉnh kết XTGM.
Ra viện kết quả tốt 47/47 BN (100%) vết mổ liền da kỳ đầu.
Sau PT 3 tháng, kết quả tốt 35/43 BN (81,4%) sẹo mổ mờ đẹp,

điểm sau PT 6 tháng. Cụ thể: 36/43 BN (83,7%) đạt kết quả tốt, 36
BN này chúng tôi thấy sau phẫu thuật nắn chỉnh kết xương, trả lại sự
cân đối khuôn mặt tốt, các bờ thành ổ mắt về đúng vị trí giải phẫu,
do vậy khi đặt vật liệu ghép cũng rất thuận lợi. 6/43 BN (14%) mảnh
ghép đạt kết quả khá, nguyên nhân là do phẫu thuật chưa phục hồi tốt
sự cân đối gò má hàm trên nên các bờ thành ổ mắt chưa hoàn toàn
đúng vị trí giải phẫu. Trong khi đặt các mảnh ghép phục hình tổn
khuyết SOM lại phụ thuộc theo hình dạng bờ thành ổ mắt, dẫn đến
mảnh ghép cũng không hoàn toàn đúng hình dạng và vị trí giải phẫu.
Kết quả kém chỉ có 1/43 BN (2,3% ) phục hình bằng lưới titanium
không đúng hình dạng giải phẫu, trường hợp này gãy xương tầng
giữa mặt phức tạp đã phẫu thuật nhưng còn biến dạng.
23
- Bàn luận về phục hồi TTOM
Sau PT 3 tháng kết quả tốt là 35/43 BN (81,4%) thể tích của 2 ổ
mắt không chênh hoặc chênh lệch dưới 1cm
3
, những trường hợp này
gò má ổ mắt 2 bên cân đối, mảnh ghép phục hình tốt. Khá 7/43
(16,3%) chênh lệch thể tích 2 ổ mắt dưới 2 cm
3
, đây là những trường
hợp gò má ổ mắt 2 bên sau phẫu thuật chưa cân đối hẳn nhưng không
ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, mảnh ghép chưa hoàn toàn đúng vị
trí giải phẫu hoặc bị tiêu một phần (đối với mảnh ghép xương ). Kém
chỉ có 1/43 (2,3%) chênh lệch thể tích 2 ổ mắt trên 2 cm
3
, trường hợp
này gãy phức tạp khối xương tầng giữa mặt mặc dù đã phẫu thuật
nhưng còn biến dạng, mảnh ghép chưa đúng hình dạng giải phẫu.

(76,7%). Đạt kết quả khá có 7/43BN (16,3%) lõm mắt độ 2 và kết
quả kém có 3/43 BN (7%) lõm mắt độ 3. Như vậy sau 6 tháng có
thêm 1 trường hợp lõm mắt độ 2 mà thời điểm trước đó chỉ lõm mắt
độ 1, nguyên nhân là do teo tổ chức mỡ quanh nhãn cầu.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu
của Paul Poeschl lõm mắt trước phẫu thuật là 80,8%, sau phẫu thuật
là 44,2%.
4.3.3. Bàn luận về biến chứng sau phẫu thuật
- Bàn luận về biến chứng hở mi, quặm mi của sẹo mổ
Như phần bàn luận về sẹo mổ đã đề cập.
- Bàn luận về biến chứng viêm xoang sau chấn thương
Sau 3 tháng: 3/43 BN (7%) có biểu hiện viêm xoang, trong đó
2/43 BN (4,7%) không có triệu chứng viêm xoang trên lâm sàng,
nhưng có hình ảnh mờ xoang hàm trên phim X- quang và 1/43 BN
(2,3%) có triệu chứng viêm xoang trên lâm sàng và X-quang. Qua
theo dõi chúng tôi thấy cả 3 BN này thành xoang hàm bị tổn thương
nặng, gãy có nhiều mảnh xương rời, trong quá trình phẫu thuật
những mảnh xương vụn nhỏ không còn bám dính niêm mạc và cốt
mạc rơi vào xoang hàm chúng tôi lấy bỏ, còn sắp xếp lại các mảnh
xương lớn. Khi khám qua nội soi mũi xoang chẩn đoán xác định
viêm xoang chỉ có 1 BN (2,3%) với tổn thương lớn thành xoang
hàm. Chính trường hợp này sau 6 tháng kiểm tra lại tình trạng viêm
xoang vẫn còn.
Tỷ lệ xoang sau chấn thương, theo Đỗ Thành Trí có 1,82%,
Mario Francisco Gabrielli là 4,1%. Như vậy với tỷ lệ viêm xoang sau
chấn thương 2,3% trong nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp.
- Bàn luận về phản ứng nẹp vít và thải loại mảnh ghép
25
Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa ghi nhận có trường hợp
nào phản ứng với nẹp vít và thải loại mảnh ghép. Tuy vậy chúng tôi

▪ Khi ra viện
CU$: kết quả chung đạt tốt 83%, khá 17%. Tỷ lệ BN
còn tê bì vùng má là 34%, hạn chế há miệng 31,9%, giảm thị lực
14,9%, hạn chế vận nhãn độ 1-2 là 19,1%, nhìn đôi độ 1-2 là 25,5%.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status