Nghiên cứu sự biến động của một số yếu tố môi trường tự nhiên và đa dạng thực vật giữa hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Pdf 24


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƢƠNG THANH TÚ

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA
MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT GIỮA HAI TRẠNG
THÁI RỪNG NGUYÊN SINH VÀ THỨ SINH
TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng
Mã số ngành : 60 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG


Mã số ngành : 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐẶNG VĂN MINH Thái Nguyên, Năm 2013

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên
cứu thực sự của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết, tiến hành khảo sát và nghiên cứu thực tiễn dƣới sự hƣớng dẫn khoa
học của PGS. TS. Đặng Văn Minh.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu tham
khảo đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 12 năm 2013
Ngƣời viết cam đoan

trong cuộc sống.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ công chức các cơ quan:
UBND huyện Ba Bể, Hạt Kiểm lâm, Phòng Tài nguyên - Môi trƣờng, Phòng
Thống kê huyện Ba Bể, Ban quản lý Vƣờn quốc gia Ba Bể đã tạo điều kiện và
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập các tài liệu, thông tin để
hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Đảng ủy, lãnh đạo
UBND và các cán bộ UBND phƣờng Tích Lƣơng đã tạo điều kiện, động viên
tôi trong thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời thân,
bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
nghiên cứu, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn Dƣơng Thanh Tú

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1

2.3. Nội dung nghiên cứu 28
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực VQG Ba Bể 28
2.3.2. Sự biến thiên của một số yếu tố môi trƣờng tự nhiên tại hai trạng thái
rừng nguyên sinh và thứ sinh khu vực VQG Ba Bể. 28
2.3.3. Nghiên cứu, so sánh một số chỉ tiêu lý hóa tính đất tại hai trạng thái
rừng nguyên sinh và thứ sinh khu vực VQG Ba Bể. 28
2.3.4. Sự phân bố các loài thực vật tại hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ
sinh khu vực VQG Ba Bể. 29
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 29
2.4.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập tài liệu 29
2.4.2. Nghiên cứu sự biến động của các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng 29
2.4.3. Nghiên cứu một số chỉ tiêu lý hoá tính đất tại hai trạng thái rừng 32
2.4.4. Các phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 32
2.4.5. Nghiên cứu sự phân bố các loài thực vật tại hai trạng thái rừng sử
dụng phƣơng pháp khảo sát thực địa và lập ô tiêu chuẩn (OTC) 33
2.4.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu 34
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội 35
3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Vƣờn Quốc gia Ba Bể 35
3.1.1.1. Vị trí địa lý 35
3.1.1.2. Địa hình 37
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn 38
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội của huyện Ba Bể ảnh hƣởng tới hệ sinh
thái VQG Ba Bể - Bắc Kạn 39

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
3.1.2.1. Dân số 39


DLST : Du lịch sinh thái
ĐDSH : Đa dạng sinh học
ĐNN : Đất ngập nƣớc
HĐBT : Hội đồng bộ trƣởng
HST : Hệ sinh thái
IUCN : Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
OTC : Ô tiêu chuẩn
UBND : Ủy ban nhân dân
UNEP : Chƣơng trình môi trƣờng Liên hợp quốc
WWF : Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
VQG : Vƣờn quốc gia

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Sự phân bố các ion hữu cơ trên và trong đất của hệ sinh thái rừng 18
Bảng 1.2: Tích lũy mùn và N tổng số trong đất (0 – 100cm) dƣới các loại
rừng khác nhau (tấn/ha) 19
Bảng 1.3: Một số loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng tại VQG Ba Bể 25
Bảng 3.1: Diễn biến nhiệt độ môi trƣờng đất theo tuần 43
Bảng 3.2: Diễn biến nhiệt độ môi trƣờng đất theo tháng 46
Bảng 3.3: Diễn biến nhiệt độ môi trƣờng đất theo mùa 49
Bảng 3.4: Diễn biến nhiệt độ tại thời điểm 12h trƣa và 12h đêm 51
Bảng 3.5: Diễn biến ẩm độ môi trƣờng đất theo tháng 52
Bảng 3.6: Diễn biến ẩm độ môi trƣờng đất theo mùa 55
Bảng 3.7: Diễn biến ẩm độ tại thời điểm 12h trƣa và 12h đêm 57

tài nguyên sinh vật là một mục tiêu rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển
của nhiều nƣớc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tài nguyên
sinh vật là dạng tài nguyên có khả năng tái tạo nhƣng rất rễ bị tác động, suy
thoái trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, có ý nghĩa to lớn đối với môi
trƣờng cũng nhƣ cuộc sống của con ngƣời. Đó là một thành phần của môi
trƣờng địa lí tham gia vào vòng tuần hoàn vật chất sinh địa-hóa toàn hành
tinh, là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và đa diện, bảo đảm nhu cầu
nhiều mặt của con ngƣời.
Ngày nay, do dân số tăng nhanh, nhu cầu về tài nguyên ngày càng lớn
nên đã gây sức ép đối với các loại tài ngyên nói chung và tài nguyên rừng nói
riêng. Tài nguyên rừng đã đƣợc huy động ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu
cầu tăng nhanh về lƣơng thực, thực phẩm, gỗ củi và các nguyên liệu cho sự
phát triển kinh tế xã hội của con ngƣời. Vì vậy, vấn đề suy giảm tài nguyên
rừng đã và đang trở thành vấn đề chung, cấp bách của toàn thế giới đặc biệt là
ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là đất nƣớc nhiều đồi núi, dân số lại đông và tăng nhanh nên
tài nguyên rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên trong những năm
gần đây do việc khai thác quá mức của con ngƣời cùng với thiên tai cháy
rừng, tài nguyên rừng của Việt Nam đã bị suy giảm đến mức báo động cả về
số lƣợng và chất lƣợng. Diện tích rừng nguyên sinh ngày càng suy giảm trầm
trọng, sức tàn phá của con ngƣời và thiên tai đã và đang biến những cánh

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
rừng nguyên sinh có giá trị cao về đa dạng sinh học thành những khu rừng sản
xuất, rừng thứ sinh, khu du lịch…phục vụ nhu cầu của con ngƣời. Kéo theo
đó là sự thay đổi căn bản các yếu tố môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng sống của

+ Nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực VQG Ba Bể;
+ Nghiên cứu, đánh giá đƣợc sự biến động của các yếu tố nhiệt độ, ẩm
độ, cƣờng độ chiếu sáng của hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại
VQG Ba Bể;
+ Nghiên cứu, đánh giá đƣợc sự khác nhau về đa dạng các loài thực vật ở
hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại VQG Ba Bể;
+ Nghiên cứu, đánh giá đƣợc sự khác nhau ở một số chỉ tiêu hóa tính của
môi trƣờng đất tại hai trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh thuộc VQG Ba Bể.
Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu đƣợc diễn biến nhiệt độ, ẩm độ của môi trƣờng đất và
cƣờng độ chiếu sáng ở các trạng thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh tại
VQG Ba Bể;
- Lấy mẫu phân tích, so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu lý hóa tính của
môi trƣờng đất tại hai trạng thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh;
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của các trạng thái rừng nguyên sinh và thứ sinh
tới đa dạng các loài thực vật tại VQG Ba Bể;
- Đánh giá sự phân bố của các loài thực vật tại các trạng thái rừng
nguyên sinh và thứ sinh.
Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
+ Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
+ Kết quả của đề tài là nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo về sự biến
động của một số yếu tố môi trƣờng tự nhiên và đa dạng thực vật ở hai trạng
thái rừng nguyên sinh và thứ sinh tại các khu vực.

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
- Ý nghĩa trong thực tiễn

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lí luận
 Khái niệm môi trƣờng
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trƣờng Việt Nam năm 2005
môi trƣờng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh vật”.
 Khái niêm hệ sinh thái
“Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển
trong một môi trƣờng nhất định, quan hệ tƣơng tác với nhau và với môi
trƣờng đó”.
Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành hệ sinh thái nhỏ (bể nuôi
cá), hệ sinh thái vừa (một thảm rừng), hệ sinh thái lớn (đại dƣơng). Tập hợp
tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất thành một hệ sinh thái khổng lồ sinh
thái quyển (sinh quyển). Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần: vô sinh (nƣớc,
không khí…) và sinh vật. Giữa hai thành phần luôn luôn có sự trao đổi chất,
năng lƣợng và thông tin.
Sinh vật trong hệ sinh thái đƣợc chia làm ba loại:
- Sinh vật sản xuất thông thƣờng là tảo hoặc thực vật, có chức năng
tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dƣới tác động của ánh sáng mặt trời.
- Sinh vật tiêu thụ gồm các loài động vật ở nhiều bậc khác nhau. Bậc 1
là động vật ăn thực vật, bậc 2 là động vật ăn thịt,…

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
- Sinh vật phân hủy gồm các vi khuẩn, nấm phân bố ở khắp mọi nơi, có
chức năng chính là phân hủy các xác chết sinh vật, chuyển chúng thành các
thành phần dinh dƣỡng cho thực vật.

1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005 đƣợc Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 01/07/2006.
- Luật Đất đai 2003 đƣợc Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003.
- Nghị định 80/2003/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trƣờng.
- Luật Đa dạng sinh học 2008 đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.
- Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Thủ tƣớng
Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật Đa dạng
sinh học.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính
phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng (có hiệu lực từ 01/04/2005).
- Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của chính phủ về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/04/2002 sửa đổi danh mục thực vật,
động vật hoang dã quý hiếm.
- Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 về quỹ bảo vệ và phát
triển rừng.
1.2. Nghiên cứu về đa dạng sinh học trên thế giới
Cuộc khủng hoảng các loài động, thực vật hoang dã còn tồi tệ hơn cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Ðó là cảnh báo
của Phó Giám đốc chƣơng trình về các loài vật của Nhóm bảo tồn đa dạng

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

8

ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
Công ƣớc về đa dạng sinh học có hiệu lực năm 1993 đã đƣa ra ba mục
tiêu: Bảo tồn đa dạng sinh học; Sử dụng sự đa dạng sinh học một cách bền vững;
Chia sẻ lợi ích của đa dạng sinh học một cách công bằng. Hiện nay, 168 quốc gia
đã kí công ƣớc trên, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2010 giảm đáng kể tỷ lệ mất
đa dạng sinh học ở các cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia. Tuy nhiên, theo
các nhà bảo tồn, loài ngƣời chƣa tiến hành đủ các biện pháp để ngăn chặn những
mối đe dọa chính.
Ô nhiễm môi trƣờng, khí hậu thay đổi dẫn tới sự mất dần môi trƣờng
sống của các loài động vật, thực vật, một trong những nguyên nhân dẫn tới sự
mất đa dạng sinh học. Giám đốc IUCN, bà S.Xmát cảnh báo, hiện có những
bằng chứng khoa học về một cuộc khủng hoảng tuyệt chủng nghiêm trọng. Sự
mất đa dạng sinh học xảy ra nghiêm trọng ở khu vực Trung và Nam Mỹ ;
Đông, Tây và Trung Phi, nhất là ở Ma-đa-ga-xca; Nam và Đông-Nam Á. Mất
đa dạng sinh học là một trong những cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất thế
giới khi số các loài sinh vật giảm xuống mức thấp. Các nƣớc Châu Phi cảnh
báo rằng, hệ sinh thái của các châu lục này dễ tổn thƣơng nhất thế giới trƣớc
những biến động của thời tiết.
Theo các nhà phân tích, trên thế giới đã không đạt đƣợc mục tiêu giảm sự
mất đa dạng sinh học vào năm 2010. Vì vậy đã đến lúc chính phủ các nƣớc phải
hành động để cứu các loài động vật, thực vật và đƣa ra vấn đề này trở thành
trọng tâm của các chƣơng trình nghị sự trong thời gian tới. Các tổ chức quốc tế
và nhiều nƣớc kêu gọi đƣa vấn đề hậu quả nhân đạo vào nội dung các cuộc
thƣơng lƣợng chống biến đổi khí hậu.
Vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một vấn đề chiến lƣợc
trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời IUCN, UNEP, WWF…để
hƣớng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh
vật trên toàn thế giới.

Nguyên, cao nguyên Đà Lạt [5].

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
Việt Nam với tính đa dạng sinh học cao đã đƣợc công nhận là một trong
các quốc gia cần đƣợc ƣu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Việt Nam đã tham gia công
ƣớc đa dạng sinh học từ năm 1994. Từ đó đến nay Chính phủ Việt Nam đã
quan tâm và đầu tƣ một cách đáng kể cả nhân lực và tài chính để thực thi các
cam kết và nghĩa vụ của mình đối với công ƣớc. Năm 1995 kế hoạch hành
động đa dạng sinh học đầu tiên của Việt Nam đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ
phê duyệt. Kể từ khi ban hành kế hoạch này là văn bản có tính pháp lý và là
kim chỉ nam cho các hành động bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của việc
bảo vệ thiên nhiên bằng việc ban hành nhiều luật lệ và chính sách nhằm bảo
vệ thiên nhiên và môi trƣờng nhƣ Luật bảo vệ môi trƣờng, Luật đa dạng sinh
học, các quyết định, nghị định, chỉ thị,… Trong những năm qua, việc nghiên
cứu hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những hoạt động
ƣu tiên hàng đầu.
1.4. Định nghĩa, sự tác động của các trạng thái rừng lên các yếu tố
môi trƣờng và đa dạng sinh học.
1.4.1. Định nghĩa rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh
Theo Thông tƣ số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc quy định tiêu chí và phân
loại rừng, một đối tƣợng đƣợc xác định là rừng nếu đạt đƣợc cả 3 tiêu chí sau:
1. Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu
năm thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới
trồng và một số loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả năng
cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác nhƣ

sớm. Các tác giả Alêkhin (1904), Graxits (1927), Sennhicop (1938) đã thống
nhất và đƣa ra kết luận mỗi vùng sinh thái xác định sẽ hình thành một kiểu
thảm thực vật đặc trƣng khi các tác giả này nghiên cứu trên loại hình đồng cỏ
và thảo nguyên ở Liên Xô (Hoàng Chung, 1980)[7].

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
Khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Hađi (1936), Baur (1946),
P. W Richards (1952) cho rằng các đặc tính lí hóa của đất ảnh hƣởng đến khả
năng cung cấp nƣớc, tình hình thông khí và độ sâu tầng đất có tác dụng tạo ra
sự phân hóa trong thành phần của hệ sinh thái rừng mƣa hơn tính chất hóa học
của đất (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004)[27].
Khi nghiên cứu về vai trò của mùn trong đất đối với cây A.Giacop (1956)
đã kết luận: Ngoài khả năng cung cấp chất dinh dƣỡng cải tạo đất nâng cao độ
phì, trong mùn còn có chất quynon có tác dụng kích thích sự tăng trƣởng của rễ,
do đó ảnh hƣởng lớn đến sự sinh trƣởng và phát triển cây rừng [38].
Khi phân chia các kiểu rừng trong mối quan hệ với thổ nhƣỡng ở
Inđônêxia và Malaixia, P.W Richards và Braming đã cho rằng: Trong vùng
nhiệt đới dù chỉ khác biệt rất ít về đất đai cũng dẫn đến sự khác nhau về thành
phần thực vật . Theo P.W.Richards (1964) [39], đất rừng nhiệt đới càng thành
thục thì hàm lƣợng chất khoáng hòa tan càng giảm do quá trình rửa trôi và
thảm thực vật rừng nhiệt đới là nhân tố tích cực chống lại quá trình đó.Thảm
thực vật có tác dụng mạnh mẽ tới đất. Chúng làm thay đổi tính chất lí, hóa
học của đất từ đó có tác dụng cải tạo đất.
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hƣởng của thảm
thực vật tới đất. Trên thế giới, khi nghiên cứu trên các kiểu rừng khác nhau thì
Monin (1937) đã đƣa ra kết luận: rừng mƣa nhiệt đới, chất rơi rụng hàng năm
là 10 - 20 tấn/ha, rừng ôn đới là 5 - 7 tấn/ha , thảm cỏ và thảo nguyên là 1 - 3

cho gỗ củi vì Ipilipil là cây có khả năng cải tạo đất, mọc nhanh, tái sinh chồi
mạnh, chịu đƣợc nơi đất xấu. Ở Indonexia có công trình nghiên cứu cây
Muồng hoa pháo (Caliandra calothyrsus) vừa để cải tạo đất vừa làm thức ăn
cho gia súc. Ở Ấn Độ có công trình nghiên cứu cây Đậu triều (Cajanus cajan)
là cây cải tạo đất và trồng xen với cây ăn quả (Hoàng Xuân Tý,1996) [29].
1.4.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng qua lại giữa thảm thực vật và
đất ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hƣởng của
đất đến thảm thực vật. A.Chavalier (1918) là ngƣời đầu tiên đƣa ra bảng phân

S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
loại rừng Bắc Bộ ở Việt Nam với 10 kiểu thảm khác nhau và cho rằng đất là
yếu tố hình thành các kiểu thảm (Chavalier A, 1918) [34].
Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu của P.Maurand (1943), Dƣơng
Hàm Hy (1956) cũng đƣa ra bản phân loại các kiểu rừng Việt Nam dựa trên
nhiều yếu tố trong đó thổ nhƣỡng là yếu tố phát sinh ra các kiểu thảm thực vật
(Theo Thái Văn Trừng, 1978) [28].
Trần Ngũ Phƣơng (1970) [23] cho rằng đá mẹ và thế nằm của đá, độ
dày tầng đất cũng nhƣ độ ẩm, độ cứng của đất là yếu tố ảnh hƣởng đến sự
phát triển hình thái của rễ cây rừng, độ ẩm của đất và chất dinh dƣỡng trong
đất ảnh hƣởng đến sự phát triển của những bộ phận trên mặt đất.
Đặng Ngọc Anh (1993) [1] đã có nhận xét là hàm lƣợng chất dinh
dƣỡng trong đất, độ sâu tầng đất đã ảnh hƣởng tới khả năng tái sinh rừng Dẻ ở
Hà Bắc. Nhƣ vậy điều kiện đất và loại đất có ảnh hƣởng lớn tới khả năng tái
sinh của cây rừng. Đặc điểm lí, hóa học của đất (đặc biệt là thành phần dinh
dƣỡng, độ pH, thành phần cơ giới và độ ẩm của đất) có ảnh hƣởng rất lớn đến
tổ thành rừng. Đất phát triển trên loại đá mẹ nào thì sẽ có loại đất ấy tƣơng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status