Đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội (2) - Pdf 24

Mục lục
Lời mở đầu……………………………………………………………………………………..1
Kết luận………………………………………………….…………………………..103
Phụ lục……………………………………………………………………………….105
1
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế sẽ không thể phát triển nếu không có hoạt động kinh doanh
đầu tư. Hoạt động đầu tư được coi như chìa khoá, tiền đề cho sự phát triển. Hoạt
động đầu tư có rất nhiều hướng, trong đó kế hoạch hoá đầu tư đã cụ thể hoá các
kế hoạch đầu tư là một hướng quan trọng. Dự án đầu tư là một hình thức cụ thể
hoá các kế hoạch đầu tư. Đầu tư theo dự án được xem như là một hình thức đầu
tư có căn bản nhất và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, phòng ngừa được những rủi ro.
Như vậy dự án đầu tư có vai trò quyết định việc thực hiện các hoạt động đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư là một khâu trọng yếu trong quá trình chuẩn bị đầu tư.
Sự thành bại của hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn của các quyết định đầu
tư và giấy phép đầu tư. Việc ra quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư phụ
thuộc vào công tác thẩm định có chất lượng cao mà khâu quan trọng nhất xuyên
suốt dự án đầu tư là thẩm định tài chính dự án.
Hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động của Ngân hàng nông
gnhieepj và phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng là rất cần thiết và quan
trọng đối với nền kinh tế của nước ta. Với hoạt động đi vay để cho vay các ngân
hàng đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức, đơn vị
hoạt động kinh doanh để cho các đơn vị, tổ chức cần vốn vay để tiến hành các
hoạt động của mình.
Tuy nhiên hoạt động cho vay các dự án đầu tư của ngân hàng thương mại
luôn gắn liền với rủi ro. Chính vì thế, công tác đánh giá rủi ro rất được quan tâm
trong hoạt động thẩm định dự án. Chính vì thê, em đã quyết định chọn đề tài:
“Đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân
hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội”.
Chuyên đề được chia làm ba phần:
2

cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư .
• Trên phương diện kỹ thuật: Thẩm định dự án là một kỹ thuật, nghiệp
vụ trong phân tích lợi ích và chi phí của dự án.
Chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất thẩm định dự án là quá
trình xem xét phân tích đánh giá dự án mà việc xem xét phân tích đánh giá dự án
một cách khách quan khoa học và toàn diện đối với các nội dung hồ sơ dự án từ
đó chọn lựa dự án và ra quyết định đầu tư.
1.2.Sự cần thiết của hoạt động thẩm định :
4
Sự cần thiết của thẩm định dự án xuất phát từ chính đặc điểm của đầu tư.
Các đặc điểm của dự án đầu tư bao gồm:
Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát
triển thường rất lớn
Vốn đầu tư lớn nằm khế đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy
mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây
dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch đâu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng
vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm.
Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng
điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân
thủ một kế hoạch trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo
tiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những vấn đề “hậu dự án”
tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư…
Thời kỳ đầu tư kéo dài.
Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi hoàn thành và
đưa vào hoạt động.Nhiều công trình đầu tư phát triển kéo dài hàng chục năm. Do
vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên rủi ro rất cao
chính vì thế cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung
hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế
hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản.

vay trên vốn chủ sở hữu.
• Thẩm định dự án: Bên cạnh thẩm định khách hàng, ngân hàng sẽ kiểm
tra xem xét các dự án hoạt động với mục đích gì? Nguồn lực của dự án
tính khả thi và hiệu quả của dự án (đặc biệt là xem xét đến khả năng trả
nợ của dự án)
• Thẩm định tài sản đảm bảo: Hoạt động thẩm định tài sản đảm bảo có
nghĩa là xem xét đánh giá các căn cứ cơ sở, giá trị của tài sản đảm bảo
để từ đó giảm rủi ro của việc ngân hàng cho vay vốn.
Quan điểm của ngân hàng trong thẩm định dự án xin vay vốn là quan điểm
tổng vốn đầu tư. Họ chỉ quan tâm tới những dự án thực sự có nhu cầu xin vay
vốn và khi dự án hoạt động có lợi nhuận thì sẽ ưu tiên trả nợ ngân hàng.
3. Rủi ro và quản tri rủi ro
3.1.Khái niệm về rủi ro:
Trong các hoạt động diễn ra hàng ngày luôn chứa đựng yếu tố rủi ro. Vậy
rủi ro là gì?
Rủi ro gắn liền với khả năng xảy ra một biến cố không lường trước, biến
cố mà ta hoàn toàn không biết chắc. Rủi ro ứng với sai lệch dự kiến và thực tế.
Trên thực tế có hai quan niệm khác nhau về rủi ro :
• Rủi ro chỉ liên quan tới thiệt hại - rủi ro không đối xứng(Pháp)
7
• Rủi ro liên quan tới cả thiệt hại và may mắn – rủi ro đối xứng (Mỹ)
3.2.Nội dung quản lý rủi ro
Sơ đồ 1: Quy trình quản lý rủi ro chung
• Phát hiện rủi ro: Đây là một công việc mang tình thiết yếu và quan
trọng. Nếu việc phát hiện rủi ro được làm tốt thì các bước tiếp theo của
quá trình quản lý rủi ro mới được tiến hành và có hiệu quả. Để phát
hiện được rủi ro cần phải xem xét một cách tổng thể trên mọi giai
đoạn, mọi khía cạnh.
• Đánh giá rủi ro: Đây là bước xem xét đánh giá lại mức thiệt hại và xác
suất rủi ro có thể xảy ra và xác định mối quan hệ nhân quả dẫn đến rủi

phải gánh chịu do sự biến động giá cả tiền tệ thế giới. Rủi ro hối đoái
là rủi ro xuất phát từ sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ.
• Rủi ro về thanh khoản: là khả năng ngân hàng không có đủ vốn khả
dụng ( cung thanh khoản) với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà
ngân hàng cần để đáp ứng cầu thanh khoản.
5. Đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án
5.1.Sự cần thiết của đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự
án
9
Rủi ro đối với cho vay các dự án đầu tư là rủi ro phức tạp nhất trong hoạt
động ngân hàng. Nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Khi rủi ro
xảy ra làm cho ngân hàng chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn để tiếp tục
cho vay. Vì vậy rủi ro sẽ làm giảm vòng quay sử dụng vốn của ngân hàng, giảm
khả năng cung cấp nguồn vốn đồng thời nó có ảnh hưởng tới khả năng thanh
toán của ngân hàng dẫn tới rủi ro thanh toán, thậm chí gây phá sản.
Ngân hàng bao giờ cũng lên kế hoạch cân đối giữa dòng tiền ra và dòng
tiền vào. Khi rủi ro xảy ra, các dòng tiền không thu hồi được như kế hoạch sẽ
làm kế hoạch mất cân đồi, gây ra sự suy yếu và hạn chế cho ngân hàng khi đến
hạn thanh toán cho các khoản tiền ra. Nếu tình trạng mất khả năng chi trả của
ngân hàng xảy ra sẽ dẫn tới uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Điều ấy tất yếu dẫn
tới khả năng cạnh tranh của ngân hàng cũng yếu đi, do đó việc huy động tiền gửi
sẽ gặp nhiều khó khăn, việc thiết lập các giao dịch với các doanh nghiệp và các
ngân hàng khác cũng không gặp thuận lợi.
Rủi ro khi cho vay các dự án đầu tư xảy ra dù ở mức độ nào cũng gây ảnh
hưởng tới sự phát triển của ngân hàng. Vì vậy, quản lý rủi ro trong hoạt động
thẩm định các dự án đầu tư hết sức quan trọng và cần thiết.
5.2.Các loại rủi ro trong hoạt động thấm định dự án
Trong quá trình thẩm định một dự án xin vay vốn, ngân hàng cần chú ý tới
rất nhiều các rủi ro có thể xảy ra trên ba nội dung lớn mà thẩm định cần xem xét
5.2.1. Rủi ro về khách hàng

thiết bị này đều bị hủy bỏ.
• Xảy ra các biến động ngắn hạn và áp lực cạnh tranh sẽ gây xáo trộn hoạt
động chung.
• Sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan lỏng lẻo.
Có thể phân loại một số nhóm rủi ro cơ bản sau:
• Rủi ro chính trị :
- Rủi ro này bao gồm bất ổn tài chính và bất ổn chính trị. Có thể liệt kê rủi
ro chính trị sau đây:
- Rủi ro thuế: sự thay đổi về thuế đã làm cho dòng tiền hằng năm của dự
án bị thay đổi từ đó NPV và IRR của các dự án bị thay đổi theo.
- Hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác: làm giảm sản
lượng hoặc tăng chi phí của các dự án.
- Chính sách tuyển dụng lao động: những thay đổi về quản lý và tuyển
dụng lao động như thay đổi quy định về mức lương tối thiểu, chính sách với lao
động nữ, hạn chế lao động nước ngoài… đều ảnh hưởng tới hiệu quả của các dự
án.
- Kiểm soát ngoại hối: hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng tới
hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án cũng như quyền lợi của
các nhà đầu tư.
12
- Lãi suất: khi chính phủ đưa ra các chính sách về lãi suất để kiểm soát
lam phát có thể là cho hoạt động đầu tư tăng lên hoặc giảm đi
- Độc quyền: sự độc quyền của nhà nước tại một số lĩnh vực có thể làm
hạn chế đầu tư cho các bộ phận khác trong xã hội và thường dẫn tới kém hiệu
quả đầu tư.
- Quốc hữu hóa.
• Rủi ro xây dựng (hoàn thành công trình)
- Chi phí xây dựng vượt quá dự toán
- Công trình xây dựng không đảm bảo các yêu cầu của dự án.
- Hoàn thành không đúng thời hạn

- Xác định danh mục các dự án tài trợ với mức độ rủi ro khác nhau: Các
khách hàng khác nhau, các đối tượng cho vay khác nhau. Các đối tượng cho vay
khác nhau, các loại dự án khác nhau ,… sẽ có các rủi ro khác nhau.
14
- Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng. Hoạt động
tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi phải có sự kết hợp
và chỉ đạo chung thông qua chính sách, quy tắc và kiểm soát chung. Quy trình
phân tích tín dụng thể hiện những nội dung mà cán bộ tín dụng phải thực hiện
khi cho vay.
- Xác định dấu hiệu của khỏan cho vay có vấn đề
- Giới hạn các khỏan tín dụng và đa dạng hóa.
- Quản lý các dự án đầu tư cho vay vốn.
- Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản có vấn đế
• Tự bảo hiểm: mua bảo hiểm tín dụng
• Phong tỏa rủi ro
• Chuyển giao rủi ro: bán nợ
15
Chương 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM
HÀ NỘI
1. Giới thiệu đơn vị thực tập:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh nam
Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định 48/QĐ-
HĐQT ngày 12/03/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam . Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt
động ngày 08/05/2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 người và
đến nay là 129 cán bộ.
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Nam

Cũng như các NHTM khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội cũng
đảm nhiệm ba chức năng sau:
- Là một tổ chức trung gian tài chính với hoat động chủ yếu là chuyển
tiền tiết kiệm thành đầu tư.
- Tạo phương tiện thanh toán: Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài
khoản tiền gửi thanh toán của Khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để
mua hàng và dịch vụ.
- Trung gian thanh toán: Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thanh
toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ
giữa các Ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước.
Nhiệm vụ của Ngân hàng là khai thác thị trường khu vực phía Nam Hà
Nội và thực hiện những chương trình của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam. Chi nhánh Nam Hà Nội với hoạt động là kinh doanh trong
lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ khác. Với chức năng của mình, Chi nhánh
Nam Hà Nội luôn tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư đồng thời cùng các
đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo
công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp
Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước.
1.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:
1.2.1. Hoạt động huy động vốn:
18
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam Nam
Hà Nội thực hiện huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công
cụ khác theo quy định của pháp luật dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, và các tổ chức tín dụng khác
dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi
khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được thống đốc
Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận.

- Ngun vn n nh v hon thnh vt mc k hoch giao (vt 30% k
hoch giao).
- Cht lng ngun vn dn c nõng lờn, c cu ngun vn hp lý v
tng hiu qu s dng. Tin gi TCKT chim t trng ch yu, tin gi TCTD
gim mnh so vi nm trc.
- Trin khai a dng cỏc sn phm dch v nh: tin gi bc thang, tit
kim d thng, tit kim m bo giỏ tr theo vng...
* Cụng tỏc tớn dng :
20
- Dư nợ tín dụng tăng trưởng phù hợp với sự tăng trưởng nguồn vốn. Đa
dạng hoá khách hàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Lãi suất cho vay linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Chất lượng tín dụng dần được nâng lên, tỷ lệ nợ xấu giảm so với năm trước.
- Triển khai tốt chỉ đạo của TSC trong việc cho vay thu mua lương thực
phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
* Công tác tài chính :
- Quỹ thu nhập tăng trưởng mạnh so với năm trước và hoàn thành vượt
mức kế hoạch được giao.
- Thu dịch vụ tăng cao so với năm trước.
- Thực hiện tiết kiệm giảm chi phí hợp lý.
- Hoạt động trích lập dự phòng và xử lý rủi ro hoàn thành vượt mức kế
hoạch giao.
1.3.2. Tồn tại
- Tỷ trọng tiền gửi dân cư còn thấp.
- Trình độ cán bộ vẫn chưa đáp ứng kịp tình hình kinh doanh trong cơ chế
thị trường.
- Công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa hỗ trợ phát
triển thêm chức năng, tiện ích của sản phẩm. Hệ thống thông tin báo cáo chưa
phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh. Các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn.
2. Thực trạng công tác thẩm định dự án tại ngân hàng nông nghiệp và phát

Lãnh đạo phòng
(tổ) tín dụng
Kiểm tra hồ sơ khách
hàng, thẩm định lại
Giám đốc

Phê duyệt / không phê
duyệt cho vay
22
- Đề xuất cho vay/không cho vay
- Chuyển hồ sơ vay vốn + tờ trình kiêm báo cáo thẩm định + đề xuất cho vay /
không cho vay cho Lãnh đạo Phòng tín dụng
Lãnh đạo Phòng tín dụng: Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình
của cán bộ thẩm định tín dụng, cho ý kiến trên tờ trình thẩm định về việc cho
vay/ không cho vay để trình Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp xem
xét quyết định.
Giám đốc Sở Giao dịch/chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam hoặc người được uỷ quyền hợp pháp:
- Xem xét tờ trình kiêm báo cáo thẩm định và đề xuất của Phòng tín dụng để
quyết định về việc cho vay/không cho vay.
- Nếu cần thiết, Giám đốc Sở Giao dịch/ chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam có thể quyết định thành lập tổ tái thẩm định (bao
gồm ít nhất 2 thành viên) để thẩm định lại phương án/dự án. Tổ tái thẩm định
tiến hành thẩm định và lập tờ trình thẩm định. Giám đốc Sở Giao dịch hoặc chi
nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam xem xét tờ trình
để quyết định cho vay / không cho vay.
Quy trình trên được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình
thẩm định cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và
nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay
vốn của khách hàng. Quy trình này cũng xác định người thực hiện công việc và

tín dụng và thanh toán quốc tế, kết quả đạt được là rất tốt (nguồn vốn ngoại tệ
tăng, thu phí dịch vụ tăng).
- Dự án đồng tài trợ nhà máy xi măng Cẩm Phả, Ngân hàng Nông nghiệp
Nam Hà Nội cho vay 100 triệu đồng.
- Cấp hạn mức tín dụng vốn lưu động năm 2004 cho 22 doanh nghiệp
trong đó 01 hạn mức tín dụng vốn lưu động vượt thẩm quyền phán quyết trình
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
- Thẩm định cho vay mở L/C 569 món với số tiền là 47,748,444 USD.
- Thẩm định cho gia hạn nợ 17 món tiền 6,998 triệu và 1,297,793 USD.
- Dự án thủy điện Cửa Đạt và dự án nhiệt điện Hải Phòng.
2.3. Những khó khăn chủ yếu trong hoạt động thẩm định:
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì việc chỉ rõ những hạn chế của
công tác thẩm định thẩm định dự án đầu tư là vấn đề quan trọng nhằm tìm ra
những giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro,
tránh cho Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro. Những hạn chế đó là:
• Khối lượng thẩm định dự án là rất lớn và rất đa dạng trên nhiều lĩnh
vực nên việc thẩm định gặp nhiều khó khăn.
• Các chỉ tiêu tài chính được xem xét, tính toán trong thẩm định còn
mang tính chưa chính xác.
• Ngân hàng còn quá coi trọng việc bảo lãnh, thế chấp trong quyết
định cho vay nên nhiều khi công tác thẩm định tài chính dự án không mang
nhiều ý nghĩa thực sự.

Trích đoạn Phương phỏp định tớnh Phương phỏp định lượng Đối với khỏch hàng là doanh nghiệp. Lao động Từ 1500 người trở lờn 15 Từ 1000 người đến dưới 1500 ngườ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status