THỰC TRẠNG MẠNG XÃ HỘI VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - Pdf 24

Mạng xã hội và Thương mại điện tử Nhóm 1_Lớp 08Qkmar
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Đề Tài 3:
MẠNG XÃ HỘI VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
GVHD: Phạm Minh
SVTH: Nhóm 1_Lớp 08Qkmar:
Trần Văn Toán (NT) - 854010617
Đặng Quốc Thái - 854010228
Đinh Thị Bảo Yến - 854011235
Nguyễn Thị Cẩm Viên - 854010028
Lê Nguyễn Phương Thái - 854011401
Tháng 11/2011
1
Mạng xã hội và Thương mại điện tử Nhóm 1_Lớp 08Qkmar
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. GIỚI THIỆU CHUNG 4
1. Định nghĩa 4
2. Lịch sử hình thành 4
3. Đặc trưng 6
II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA MẠNG XÃ HỘI VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 8
1. Mối liên hệ 8
2. Tác dụng của mạng xã hội đối với thương mại điện tử 9
III.THỰC TRẠNG MẠNG XÃ HỘI VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY 12
1. Phân tích thực trạng 12
2. Những mặt tích cực và hạn chế của mạng xã hội và thương mại điện tử 18
3. Đề xuất 20
KẾT LUẬN 26

2. Lịch sử hình thành
2.1 Lịch sử hình thành mạng xã hội
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của
trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện
của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.
Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành
viên ghi danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của
Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên.
Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và
nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của
Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành
mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News
Corporation mua lại với giá 580 triệu USD.
Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng
xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra
4
Mạng xã hội và Thương mại điện tử Nhóm 1_Lớp 08Qkmar
những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng.
Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vược bậc, mang lại hàng trăm
tính năng mới cho Facebook và đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà
các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày.
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau,với My
Space và Face book nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại
Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt
hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn
Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tạiViệt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing
Me, YuMe, Tamtay
2.2 Lịch sử hình thành thương mại điện tử
Đầu những năm 1960: Edward A. Guilbert lần đầu tiên gửi những thông điệp
giống EDI về thông tin hàng hoá cho việc trao đổi hàng giữa Du Pont và Chemical

Phạm vi của Social Media là rất rộng lớn, do có sự liên kết thành viên và sự ảnh
hưởng lẫn nhau của các thành viên, nên với mỗi một nội dung chia sẻ sẽ có rất nhiều ý
kiến theo nhiều chiều hướng khác nhau. Đây chính là tính chất truyền thông đa chiều chỉ
có ở mạng xã hội. Tuy nhiên, làm sao để tận dụng được các lợi ích to lớn này từ mạng xã
hội, khóa học Internet Marketing Strategy sẽ đưa ra câu trả lời cho vấn đề này.
Đối với các doanh nghiệp, mạng xã hội tạo thêm nhiều tác động tới hoạt động của
doanh nghiệp đặc biệt là trong cách thức truyền thông. Nếu tin tức đưa ra hay và phù hợp
với sự quan tâm của người sử dụng, họ sẽ lan truyền thông tin ấy. Đặc biệt, đứng từ phía
người tiếp nhận thông tin, họ sẽ tin tưởng thông tin từ những người bạn hơn là nguồn tin
từ truyền thông đại chúng truyền thống như báo, quảng cáo… Do đó, mạng xã hội có thể
giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị và tính xác thực của nguồn tin được giới thiệu.
Những kênh thông tin có sử dụng mạng xã hội cũng sẽ tạo ra sự thân thiện đối với
khách hàng, nâng cao hiệu quả của các dịch vụ khách hàng.
6
Mạng xã hội và Thương mại điện tử Nhóm 1_Lớp 08Qkmar
Đặc biệt, với hình thức truyền thông trao đổi thông tin dễ dàng, các doanh nghiệp
từ đó cũng có thể chăm sóc và quan hệ với khách hàng rất thuận tiện, đưa mọi thông tin
đến khách hàng một cách nhanh nhất. Hơn nữa, Social Media chính là tiêu điểm của sự
sáng tạo đa phương tiện, dễ dàng đánh trúng thị hiếu và tâm lý của cả những khách hàng
khó tính nhất.
3.2Thương mại điện tử
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với
nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
Trong Thương mại truyền thống, các bên thương gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến
hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât lý như chuyển
tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex,
chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện
điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa
hai đối tác của cùng một giao dịch.
Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo

Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin lên
Web để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên Web bằng cách mở cửa hàng ảo.
II.MỐI LIÊN HỆ GIỮA MẠNG XÃ HỘI VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Mối liên hệ
Mạng xã hội là một nền tảng của TMĐT, chính những đặc trưng của MXH giúp
cho việc kinh doanh qua TMĐ phát triển hơn, rộng rãi hơn. Gía trị của các mối quan hệ
xã hội không hoàn toàn là giá trị vật chất hay giá trị kinh tế mà là giá trị tinh thần. Những
lời khen ngợi, động viên hoặc chia sẻ từ người xung quanh là kết quả từ việc thiết lập mối
quan hệ xã hội trước đó giữa bạn với những người xung quanh. Do vậy, việc nuôi dưỡng
các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là những mối quan hệ xã hội có giá trị với chính bản
thân bạn là việc cần thiết.
Hành động ghé thăm thường xuyên các trang cá nhân của bạn bè, để lại lời nhắn
riêng tư, lời bình luận hoặc đơn giản chỉ là một câu chào vu vơ cũng thể hiện tinh thần
8
Mạng xã hội và Thương mại điện tử Nhóm 1_Lớp 08Qkmar
duy trì mối quan hệ hai bên. Tuy nhiên, đối với một người có danh sách bạn bè không
dưới 100 thì việc thăm hỏi nhau thường xuyên dường như tốn rất nhiều thời gian. Việc
nhận lời mời kết bạn hoặc đồng ý kết bạn với một người lạ rất dễ dàng và nhanh chóng,
nhưng nuôi dưỡng và phát triển các mối quan hệ ấy ngày một sâu sắc hơn thì là cả một
quá trình. Thực tế hiện nay trên các mạng xã hội ảo cho thấy khá nhiều người đồng ý kết
nối quan hệ với rất nhiều bạn bè xa lạ, số lượng bạn bè trong danh sách liên lạc ngày một
nhiều lên nhưng lại không có thời gian quản lý và nắm bắt thông tin cụ thể.
TMĐT làm cho mạng xã hội mạnh mẽ hơn đa dạng hơn, không những kết bạn mà
còn cộng tác làm ăn buôn bán, kết nói quảng cáo.
Ví dụ: Facebook mạng xã hội lớn nhất thế giới đã chính thức chạm mốc 500 triệu
người sử dụng sau 6 năm kể từ ngày thành lập. Chúng ta hãy cùng điểm qua một vài mốc
thời gian và sự kiện quan trọng trong lịch sử hình thành mạng xã hội này.
Được thành lập vào tháng 2 năm 2004, Facebook ban đầu có tên là Facemash. Đây là một
phiên bản Hot or Not của trường đại học Harvard. Sau đó, MarkZuckerberg thành lập
“The Facebook” đặt trên domain thefacebook.com. Dịch vụ mạng xã hội này ban đầu chỉ

khi đăng nhập. Mặc khác, khi chúng ta có được mối quan hệ với một người bạn cũ, thì từ
đó không khó khăn để xây dựng mối quan hệ với những người bạn mới từ danh sách bạn
bè của người bạn cũ. Theo chiều hướng đó, số bạn bè trong danh sách của ta ngày một
tăng lên về số lượng, ta biết nhiều người hơn và nhiều người biết đến ta hơn.
Bằng một cú nhấp chuột mời làm quen hoặc đồng ý làm quen với một người xa lạ,
nay lưới xã hội của bạn lại được đan thêm một sợi quan hệ xã hội nữa. Truyền thông
trên mạng xã hội ảo giúp bạn vượt qua những ngượng ngùng về hình thức, địa vị xã hội,
xúc cảm tự nhiên… Nó giúp giản lược những thủ tục trong truyền thông truyền thống
mặt đối mặt như cách nghĩ ngợi câu hỏi khai thác thông tin cá nhân hoặc cách thức gợi
mời cho lần hẹn tiếp theo. Đa phần, tất cả những thông tin về giới tính, tôn giáo, tuổi tác,
trình độ học vấn, thậm chí sở thích và h́nh ảnh cá nhân của người mà bạn muốn làm
quen, bạn có thể biết rõ thông qua trang cá nhân của người đó, trừ khi họ cố tình muốn
ẩn giấu.
10
Mạng xã hội và Thương mại điện tử Nhóm 1_Lớp 08Qkmar
Yếu tố trực quan sinh động của các trang web mạng xã hội có vai trò rất quan
trọng. Phần lớn mọi người không nhớ chính xác tên của nhiều người cùng một lúc trong
một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cách thiết kế giao diện và ứng dụng của các trang web
mạng xã hội hiện nay dễ dàng giúp ta ghi nhớ thông tin về người bạn mới quen của mình.
Thông qua hồ sơ đại diện (tạm dịch là avarta), bộ sưu tập ảnh cá nhân, những bài hát,
đoạn quay phim mà họ chia sẻ trên trang cá nhân, chúng ta dễ dàng nhận diện và hiểu rõ
hơn về họ.
Thông thường, khi muốn chủ động liên lạc với một người quen trong mạng lưới
quan hệ xã hội, mỗi cá nhân phải chủ động hồi cố về một số thông tin của người đó và
tiếp đến suy nghĩ cách thức liên lạc hợp lý. Tuy nhiên, các trang web mạng xã hội ảo giúp
người sử dụng vượt qua được trở ngại đó. Bất cứ người sử dụng khi đăng nhập vào các
trang web mạng xã hội, mọi hoạt động từ bạn bè của họ đều được thông báo cụ thể qua
các hình thức như: tin nhắn, hình ảnh mới, món quà, lời mời kết nối… Như vậy, so với
hình thức giao tiếp truyền thống, mạng xã hội ảo giúp người ta tiết kiệm thời gian, không
tốn sức vạch kế hoạch và ghi nhớ quá nhiều thông tin về bạn bè. Nói cách khác, mạng xã

hội có khả năng truyền tải thông tin bằng nhiều phương tiện hình ảnh, âm thanh, video
khá hấp dẫn, tốc độ thông tin nhanh, lại dung nạp nhiều quan điểm, nhiều cách nhìn đôi
khi trái ngược nhau tạo nên một môi trường sinh hoạt phong phú, tự do và dân chủ. Tất
cả những yếu tố đó lôi cuốn các tầng lớp và độ tuổi đặc biệt là giới trẻ , mọi người tham
gia cùng lúc nhiều diễn đàn, thảo luận đủ mọi vấn đề,đọc cá tài liệu với nguồn từ có
đường link đặt trong các mạng xã hội.
12
Mạng xã hội và Thương mại điện tử Nhóm 1_Lớp 08Qkmar
Mạng xã hội xuất hiện đem lại nhiều tiện ích hơn cho người dùng ngày càng có
nhiều fanpate/ hội nhóm. Ở Việt Nam, việc chạy theo trào lưu của Facebook, Twitter
cùng sự ra đời của hàng loạt các trang mạng xã hội đã được người ta ví như "nấm mọc
sau mưa". Tuy nhiên, trong bối cảnh có quá nhiều mạng xã hội xuất hiện như hiện nay thì
việc người dùng gặp phải tình trạng "bội thực" là khó tránh khỏi. Đa phần các trang mạng
xã hội của Việt Nam được thiết kế khá giống nhau, các tính năng đều tương tự và vấn
đề đặt ra lúc này không dừng lại ở số lượng nữa.
Sự bùng nổ mạng xã hội
 Zing Me - Vina Game
Ra đời vào năm 2009 nhưng đến tháng 8 - 2010, Zing me mới chính thức ra mắt
người sử dụng. Với các tính năng tương tự như facebook (cập nhật status trên "tường",
kết bạn, hội nhóm, game ), Zing me còn tích hợp thêm các dịch vụ như viết blog giống
như viết note (facebook), đọc báo, nghe nhạc, xem phim, photo Theo báo cáo mới nhất
của Vincos - trang web chuyên thống kê các trang mạng xã hội hàng đầu ở mỗi quốc gia
thì Zing là thương hiệu mạng xã hội số 1 ở Việt Nam.
13
Mạng xã hội và Thương mại điện tử Nhóm 1_Lớp 08Qkmar
Ảnh: Zing (màu tím) là mạng xã hội hàng đầu ở Việt Nam (nguồn: vincos)

Theo thống kế của Google Ad Planner, tháng 12/2010 Zing me còn vượt qua cả
facebook để vươn lên vị trí số 1 về lượng người sử dụng. Có một số ý kiến hài hước cho
rằng: "Zing me có lượng người sử dụng lớn là do facebook gặp lỗi kết nối trục trặc". Hy

Mạng xã hội thế hệ thứ 3 ra mắt cho phép người dùng chia sẻ, kết bạn và tương tác
theo thời gian thực. Tuy nhiên, một lần nữa sản phẩm này của FPT cũng không gì mới
mẻ về hình thức và tính năng sử dụng. Cũng như cách lựa chọn thông minh của hai mạng
xã hội trên, Bạn bè cho phép tích hợp các dịch vụ của các thành viên như đọc
báo http://vnexpress.net/, http://nhacso.net/, chat http://vitalk.vn/

16
Mạng xã hội và Thương mại điện tử Nhóm 1_Lớp 08Qkmar
Ảnh: Zing me và Bạn bè có nhiều tính năng tương đồng
Một điểm chung của các Mạng xã hội trên có lẽ chính là tựa game truyền thống
của mang tên Nông Trại. Nếu như ở Zing Me gọi là Nông Trại vui vẻ, Go online có Khu
vườn mơ ước thì Bạn bè của FPT có Làng ta. Các game này đã trở thành đặc sản mà mỗi
khi người ta nhắc đến mạng xã hội là nhớ ngay đến nó.
Hiện nay với trào lưu “bỏ” diễn đàn chạy đua lập mạng xã hội lan tỏa mạnh mẽ cả
trong giới trẻ đam mê công nghệ. Nhiều admin đang quản trị các diễn đàn của trường, lớp
cũng tự đứng ra lập mạng xã hội ảo riêng cho cộng đồng của mình. Các tính năng trên
Zing me hay facebook đều được các admin tích hợp đủ cả, và tất nhiên không thể thiếu
Nông Trại Vui Vẻ.

17
Mạng xã hội và Thương mại điện tử Nhóm 1_Lớp 08Qkmar
Ảnh: Mạng xã hội do admin của một diễn đàn mạng lập
2. Những mặt tích cực và hạn chế của mạng xã hội và thương mại điện tử
2.1Những mặt tích cực:
Trước tiên cần thấy rằng mạng xã hội ảnh hưởng đến khả năng thành công của
chiến dịch tiếp thị trực tuyến trên hai khía cạnh: giúp lan truyền thông tin tích cực, mới lạ
về sản phẩm, cũng như những phản hồi từ người tiêu dùng tiềm năng; khả năng của mạng
xã hội là giúp kết nối cá nhân, giúp người này “gặp” người khác, từ đó làm tăng khả năng
những thành viên mới tham gia vào cộng đồng.
Để việc tham gia vào mạng xã hội mang lại hiệu quả tích cực cho chiến dịch

chú ý. Người dùng Internet tại Việt Nam dường như “xa lạ” với các mạng xã hội như
19
Mạng xã hội và Thương mại điện tử Nhóm 1_Lớp 08Qkmar
MySpace hay Facebook. Theo báo cáo của Facebook, chỉ có gần 40.000 người Việt tham
gia mạng này tính đến hết năm 2008. Hệ thống được ưa chuộng nhất tại thị trường trong
nước vẫn là Yahoo!360, người tí hon của thế giới nhưng lại là gã khổng lồ ở Việt Nam.
Các chiến dịch marketing trực tuyến tại Việt Nam thời gian gần đây thường ít nhiều gắn
với các mạng xã hội “ngoại” như YouTube hay Yahoo!360.
Chỉ hợp với địa bàn thành phố lớn. Trong kết quả điều tra mới được công bố, có
những số liệu rất lý thú với những marketer đang tính toán phát triển chiến dịch tiếp thị
bằng mạng xã hội. Chẳng hạn lượng người truy cập Internet nhưng không sử dụng mạng
xã hội trong vòng ba tháng qua tại các thành phố lớn ở Việt Nam lên tới xấp xỉ 30%, cá
biệt tại Đà Nẵng và Cần Thơ, tỉ lệ này lên tới 60%. 76% giới trẻ từ 17 đến 30 tuổi không
có ý định tăng thêm thời gian cho mạng xã hội. Những con số này chắc hẳn sẽ làm nhiều
marketer dự định sử dụng mạng xã hội trong chiến lược sắp tới phải đắn đo hơn nữa
trước khi lên kế hoạch.
Thời gian trực tuyến trên các mạng xã hội của người sử dụng còn ở mức thấp.
Ngoại trừ TP.HCM, tại các đô thành khác của Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ,
cư dân mạng dành khoảng 3,8 - 5,63 giờ/tuần cho mạng xã hội. Tần suất sử dụng mạng
xã hội tại các đô thị lớn của Việt Nam trung bình là 5,72 lần/tuần, thấp hơn nhiều so với
các hoạt động như đọc tin tức 9 lần/tuần, chat 8 lần/tuần.
Khó khăn nhiều nhưng vẫn có cơ hội cho các marketer muốn tận dụng cộng đồng
mạng xã hội Việt. TP.HCM có thể là nơi khởi đầu cho các chiến dịch marketing thông
qua mạng xã hội. Tại đây, mật độ người sử dụng truy cập các mạng xã hội tới 8,06
lần/tuần, thời gian trực tuyến trên các cộng đồng ảo của họ vào khoảng 8,33 giờ/tuần,
mức cao nhất cả nước.
3 .Giải pháp
2.1 Đối với mạng xã hội
Thiết nghĩ, nếu các nhà phát hành muốn thu hút được đông đảo số lượng thành
viên tham gia, trước tiên họ nên cải tiến các chức năng trong sản phẩm của mình sao cho

Ảnh: Mạng thông tin "đồ sộ" của yume.vn
Để thu hút và giữ chân được thành viên tham gia mạng xã hội của mình, cũng như
tránh tình trạng "bội thực" mạng xã hội cho người sử dụng, có lẽ các nhà tổ chức nên có
hướng đi mới mẻ và đúng đắn cho sản phẩm của mình, hơn là vội vã tung ra "nhà ảo" để
chạy theo trào lưu.
23
Mạng xã hội và Thương mại điện tử Nhóm 1_Lớp 08Qkmar
2.2 Đối với thương mại điện tử
Trong Thương mại điện tử, cạnh tranh là rất mãnh liệt và gay gắt, đơn giản là vì
chi phí đầu tư không cao, hầu như công ty nào cũng có thể áp dụng Thương mại điện tử.
Do đó, để có thể thành công trong Thương Mại Điện Tử, bạn cần thỏa mãn một số yêu
cầu sau:
Có sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh
Tạo được nét đặc trưng riêng cho website, dịch vụ, sản phẩm của bạn
Chấp nhận thanh toán qua mạng nếu bạn bán lẻ hàng hóa ra thế giới
Luôn rất quan tâm đến marketing website của bạn
Luôn quan tâm đến nội dung, trình bày, tốc độ truyền tải trang web của bạn
Linh động, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên
nghiệp
Marketing: marketing là chìa khóa chính cho sự thành công trong Thương mại
điện tử. Để marketing tốt, doanh nghiệp có thể phải đầu tư nhân lực am hiểu về
marketing truyền thống và marketing trực tuyến qua mạng. Hoặc tiết kiệm hơn, doanh
nghiệp có thể thuê dịch vụ marketing qua mạng trọn gói. V.E.C có cung cấp dịch vụ này
theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Chất lượng website: doanh nghiệp phải đầu tư vào nội dung của website bằng cách
chăm sóc nội dung thường xuyên, cập nhật thông tin việc này có thể có một nhân viên
đứng ra đảm nhiệm hoặc nếu doanh nghiệp không có nhiều nội dung mới một cách
thường xuyên thì công việc này có thể giao cho bộ phận kinh doanh kiêm nhiệm, không
phát sinh thêm chi phí nhân sự.
Chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng: điều này quan trọng. Việc hỗ trợ khách


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status