SKKN Biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học - Pdf 24

1. Tên đề tài:
BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
2. Đặt vấn đề:
Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái
nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn
cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng
không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Sự thiếu hiểu biết về môi trường
và GDBVMT là một trong những nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy
thoái môi trường. Do đó việc đưa giáo dục môi trường vào các cấp học tiểu học
và phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nó liên quan đến xây dựng nhận
thức cho học sinh ngay từ lúc tuổi thơ, ngay trong quá trình hình thành nhân
cách của học sinh, bậc Tiểu học là bậc học nền móng, bậc phổ cập của hệ thống
giáo dục quốc dân, học sinh tiểu học đang ở độ tuổi định hướng và phát triển về
nhân cách. Giáo dục các em là cơ sở ban đầu làm nền tảng cho việc đào tạo các
em thành những công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm
được ở tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau.”. Nó còn đặc biệt quan
trọng, vì nó không những có tác động tích cực tới nhân cách và hành vi của trẻ
em, những người chủ tương lai, mà còn có ảnh hưởng lan tỏa tới cộng đồng và
xã hội ở địa phương, góp phần tăng cường sự tham gia tự giác và chủ động của
mọi người dân vào sự nghiệp chung về bảo vệ môi trường.
Hơn lúc nào hết, việc giáo dục cho học sinh có những hiểu biết về môi
trường và hình thành ở các em ý thức, kĩ năng về bảo vệ môi trường trong lúc
này là vô cùng cần thiết. Vừa qua, Bộ Giáo dục cũng đã tổ chức lại các chuyên
đề về thực hiện dạy lồng ghép, tích hợp giáo dục môi trường qua các môn học.
Đó cũng là một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch xây dựng
“Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đang được triển khai.
Từ thực tế trên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường ở
bậc tiểu học, làm thế nào để có thể hình thành cho học sinh tiểu học những hiểu
biết về môi trường đang là vấn đề được quan tâm hiện nay.
Bản thân tôi là một giáo viên tiểu học tôi nhận thấy mình có trách nhiệm

ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người.
Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất
nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa,
trồng cõy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh
đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
b/ Môi trường xã hội
Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể
chế, cam kết, quy định, ước định … ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc,
Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ
nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,… Môi trường xã hội định hướng
hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập
thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với thế
giới sinh vật khác.
Ngoài ra người ta còn phân biệt khái niệm Môi trường nhân tạo: Bao
gồm tất cả các nhân tố vật lí, sinh vật, xã hội do con người tạo nên, làm thành
những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu
vực đô thị, công viên …và chịu sự chi phối của con người.
c/ Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, CSVC
trong trường như phòng học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, HS, nội quy
của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội
* Môi trường (theo nghĩa rộng): là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội
cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên,
không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
* Môi trường (theo nghĩa hẹp): bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội
trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Tóm lại: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
3.3 Giáo dục bảo vệ môi trường là gì?
- Giáo dục môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động giáo dục

Chương trình “xanh- sạch- đẹp” trường lớp đã được đưa vào nhà trường,
nhà trường đã được trang bị nguồn nước uống sạch, có nhà vệ sinh cho học sinh
và giáo viên, nhà trường luôn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các công
việc hàng ngày như trồng cây, chăm sóc cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh
trường lớp. Những nội dung đó đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua
của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp.
*Khó khăn:
Trường nằm trên trục đường Nam Quảng Nam, thuộc phường Hòa Hương,
thành phố Tam Kỳ, dân cư không đông đúc nhưng lại gần chợ, gần lò giết mổ
gia cầm, cạnh trường còn có 2 xưởng cưa xẻ gỗ, 1 xưởng tái chế nhựa từ bao ni
lông phế thải và 1 xưởng cơ khí. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường là không
tránh khỏi.
Khí hậu trên địa bàn tương đối khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, bão lũ
thường xuyên xảy ra.
Số lượng cây xanh trong sân trường nhiều nhưng vẫn chưa đảm bảo bóng
mát và môi trường trong lành cho học sinh vì diện tích khuôn viên nhà trường
quá rộng.
Ý thức của người dân và học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa
cao. Hầu hết cha mẹ các em HS đều làm nghề nông, buôn gánh bán bưng, và lao
động phổ thông như: thợ nề, thợ mộc, thợ rèn , làm thuê… Đời sống của đại đa
số gia đình các em rất khó khăn, cả lớp có 4 em thuộc diện xóa đói giảm nghèo,
4 em thuộc diện mồ côi; Vì thế các em chưa được gia đình quan tâm một cách
đúng mức về việc học tập cũng như rèn luyện hạnh kiểm. Chưa nói đến việc
ngay bản thân nhiều bậc phụ huynh cũng chưa có nhận thức đúng mức về bảo vệ
môi trường. Đa số học sinh đã được giáo dục bảo vệ môi trường, thế nhưng qua
khảo sát, theo dõi tôi nhận thấy vẫn còn nhiều học sinh do nhận thức bảo vệ môi
trường sống chưa cao nên hầu hết các em còn bộc lộ rất nhiều hành vi có tác
động xấu đến môi trường như:
+ khạc nhổ bừa bãi, vứt rác tứ tung, đi tiêu, đi tiểu không đúng nơi quy
định, chạy chân đất, chơi nhiều trò chơi mất vệ sinh như hốt cát ném nhau

BVMT
Chuẩn B: Khá
có ý thức
BVMT
Chuẩn C: TB
có ý thức
BVMT
Chuẩn D: Yếu
chưa có ý thức
BVMT
SL TL SL TL SL TL SL TL
32 2 6,3% 5 15,6% 4 12,5% 21 65,6%
*Kết quả: Chuẩn A, B, C chiếm < 50%
Chuẩn D chiếm > 50%
 Khảo sát về hành vi bảo vệ môi trường:
Tổng
số HS
Hành vi tốt
Bảo vệ môi trường
Hành vi xấu
Bảo vệ môi trường
SL TL SL TL
32 8 25% 24 75%
 Biện pháp 2: Nghiên cứu và thực hiện nội dung chương trình lồng
ghép giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 qua các môn học.
Mục đích: Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho học sinh
thông qua các môn học cụ thể
Trong những năm gần đây, ở bậc tiểu học nói chung và tại trường tiểu học
Lê Thị Hồng Gấm nói riêng, nội dung giáo dục môi trường đã được đưa vào dạy
lồng ghép trong các môn học như: Khoa học, Tự nhiên - Xã hội, Đạo đức, Tiếng

bắt các loài động vật trong rừng, góp
phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường
thiên nhiên.
- Khai thác trực
tiếp nội dung
bài.
Tập đọc
Tiếng vọng - GV tìm hiểu bài để HS cảm nhận
được nỗi băn khoăn, day dứt của tác
giả về hành động thiếu ý thức BVMT,
gây ra cái chết đau lòng của con chim
sẻ mẹ, làm cho những con chim non
từ những quả trứng trong tổ “mãi mãi
chẳng ra đời”.
- Khai thác trực
tiếp nội dung
bài.
Tuầ
n
Bài học
Nội dung tích hợp về GDBVMT Phương thức
TH
LT&C
Quan hệ từ
- GV hướng dẫn HS làm Bài tập 2 với
ngữ liệu nói về BVMT, từ đó liên hệ
về ý thức BVMT cho HS.
- Khai thác gián
tiếp nội dung
bài.

môi trường
môi trường
- Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, thuyết
- Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, thuyết
phục người thân, bạn bè có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường …
phục người thân, bạn bè có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường …
Ví dụ:
Nội dung tích
Nội dung tích
Chương/Bài
Chương/Bài
Mức độ
Mức độ
Chủ đề về
Chủ đề về
Môi trường
Môi trường
hợp GDBVMT
hợp GDBVMT
tích hợp
tích hợp
* Con người
* Con người


môi trường
môi trường
- Mối quan hệ
- Mối quan hệ
giữa con người

huyết.
+ Bài 14: Phồng bệnh viêm não.
+ Bài 14: Phồng bệnh viêm não.
+ Bài 15: Ph[ng bệnh viêm gan A.
+ Bài 15: Ph[ng bệnh viêm gan A.
+ Bài 16: Ph[ng tránh HIV /
+ Bài 16: Ph[ng tránh HIV /
AIDS.
AIDS.
Liên
Liên
hệ / bộ
hệ / bộ
phận
phận
*Tích hợp, lồng ghép GDBVMT trong môn Môn Lich sử-Địa lí lớp 5:
Thông qua môn học Giúp HS:
- Hiểu biết về MT sống gắn bó với các em, môi trường sống của con ngời
trên đất nước Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.
- Nhận biết được những tác động của con người làm biến đổi MT cũng
như sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ MT để phát triển bền vững.
- Hình thành và phát triển năng lực nhận biết những vấn đề về MT và
những kỹ năng ứng xử, bảo vệ MT một cách thiết thực.
- Có ý thức bảo Vệ MT và tham gia các hoạt động bảo Vệ MT xung
quanh phù hợp với lứa tuổi.
Ví dụ:
Môn Bài Lớp Mức độ tích hợp
Lịch
sử:
- Bài: Đường Trường Sơn; Xây dựng nhà

một giỏ đựng rác và giấy loại đặt ở góc lớp. Học sinh phải bỏ rác và giấy loại
đúng nơi quy định. Khi nhìn thấy người khác vứt rác không đúng chỗ, nên nhắc
nhở lịch sự, tổ chức cho học sinh trang trí lớp học thân thiện với môi trường,
thường xuyên dọn vệ sinh lớp học, tham gia ra quân dọn dẹp vệ sinh đường
làng, ngõ phố hưởng ứng phong trào Đoạn đường em chăm, Em yêu Tam Kỳ
quê em, tham gia trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây trồng trong sân trường, nơi
em ở, chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử Chi bộ Đồng ở địa phương,…Chính các
hoạt động này sẽ làm cho các em thấy yêu quý trường lớp, yêu quý thành phố
mình hơn.
 Biện pháp 4: Phối hợp với Đoàn - Đội, Hội cha mẹ tổ chức các hoạt
động nhằm nâng cao hiệu quả về giáo dục môi trường.
Mục đích: Giúp học sinh có khả năng tham gia một số hoạt động bảo
vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
Việc phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như
Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong giáo
dục môi trường cho học sinh là rất quan trọng. Thực hiện tốt nội dung đó là một
thuận lợi lớn cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cho việc
tổ chức thực hiện và theo dõi các hành vi bảo vệ môi trường của học sinh. Giáo
viên sẽ thuận lợi hơn trong việc kết hợp giữa giáo dục môi trường tự nhiên và
giáo dục môi trường xã hội, tạo điều kiện cho học sinh xâm nhập thực tế tốt hơn.
Để thực hiện thành công giáo dục môi trường không thể không kể đến vai
trò của tập thể lớp. Tập thể lớp sẽ là môi trường tốt nhất có tác động trực tiếp
nhất đến mỗi cá nhân học sinh. Tập thể lớp tốt sẽ giúp phát huy tốt nhận thức
đúng đắn của học sinh về môi trường. Tập thể lớp cũng là nơi theo dõi thường
xuyên, nhắc nhở kịp thời nhất các hành vi về môi trường của mỗi học sinh.
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp theo
chủ điểm giáo dục môi trường:
Ví dụ:
Chủ điểm Nội dung
Kính yêu thầy

có công với đất nước.
Tổ chức nghe nói chuyện, tham quan, giao lưu kết nghĩa
với đơn vị bộ đội.
- Kỷ niệm ngày Quốc phòng toàn dân.
- Giáo dục môi trường
Các vấn đề môi trường diễn ra chung quanh học sinh hết sức đa dạng và
sinh động. Bản thân các cơ hội giáo dục môi trường trong chương trình giảng
dạy chưa đầy đủ phong phú. Hơn nữa, không thể tách rời giáo dục môi trường ra
khỏi cuộc sống thực đang đụng chạm từng giờ, từng phút đến quá trình phát
triển của học sinh. Học sinh cũng cần phải có được cơ hội thực tiễn để thực hành
trách nhiệm công dân chuẩn bị cho một đời sống trưởng thành sau này, việc tích
luỹ kinh nghiệm sống là một yếu tố quan trọng trong giáo dục.
Ngoài ra, sự thay đổi thái độ, hành vi và thước đo giá trị môi trường
trong học sinh chỉ hình thành và diễn ra trong bối cảnh có thực. Vì vậy, cần tăng
cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với các hình thức có tính giáo
dục môi trường như:
- Tổ chức hội thi hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường.
- Tổ chức thi tim hiểu, khám phá về môi trường xung quanh theo các chủ
đề: Môi trường em đang sống; Nước, không khí và ánh sáng cho chúng em ;
Hãy cứu lấy môi trường; Môi trường xanh, sạch đẹp và nhiệm vụ của học sinh
chúng ta ; Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nơi em ở,
* Thảo luận theo chủ đề về môi trường:
Ví dụ: “Hãy hành động vi môi trường sạch đẹp”
“Hãy bảo vệ màu xanh quê hương”
- Thi vẽ về đề tài môi trường.
- Thi sáng tác thơ ca, báo chí, tiểu phẩm về đề tài môi trường.
- Tổ chức câu lạc bộ về môi trường.
Ví dụ: Câu lạc bộ “Các bạn yêu thiên nhiên”; “Những nhà nghiên
cứu môi trường nhỏ tuổi”; “Khám phá môi trường”
- Tham quan, du lịch về môi trường, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, di

+ Học sinh biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Ở nhà, các em đã biết dọn dẹp nhà cửa gọn gàng.
+ Biết giữ vệ sinh trường, lớp tốt.
+ Tích cực trong việc tham gia bảo vệ và chăm sóc cây xanh tại trường.
+ Có ý thức giữ gìn nhà vệ sinh chung, đi tiêu, đi tiểu đúng nơi quy định.
+ Không ăn quà vặt được bày bán không hợp vệ sinh, không ăn quả xanh,
không uống nước lã.
+ Biết bảo vệ các loài vật có ích.
- Trong phong trào xây dựng "Trường học Thân thiện-Học sinh tích cực"
trường chúng tôi là một trong những trường đi đầu của phong trào này. Tất cả
các phòng học, phòng làm việc đều được trang trí, tạo cảnh quang môi trường
"thân thiện" với học sinh.
- Tất cả các bồn hoa trong sân trường đều được trồng hoa và chăm sóc tốt.
Các bộ phận và học sinh các lớp theo dõi, trực vệ sinh sân trường hằng ngày.
Với ý thức giữ vệ sinh chung của mỗi cá nhân học sinh, sân trường và lớp học
lúc nào cũng luôn sạch sẽ .
7. Kết luận:
Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học không phải là công
việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả
tâm huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em.
Giáo dục bảo vệ môi trường rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi
người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu
cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương.
Giáo dục bảo vệ môi trường không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà
trường mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào tạo ra được
những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
8. Đề nghị:
* Đối với Ủy ban nhân dân phường Hòa Hương:
- Khẩn trương san lấp con mương dẫn nước đã không sử dụng lâu nay ở

nước đang sử dụng hằng ngày không?
3 Trồng và bảo vệ cây xanh có phải là
việc làm góp phần bảo vệ môi trường
trong sạch hay không?
4 Chất thải từ các nhà máy có gây tác hại
cho môi trường sống của con người hay
không?
5 Những hành vi như đào bới khoáng
sản, chặt phá rừng, săn bắt muôn thú
bừa bãi có phải là hành vi phá hoại môi
trường hay không?
6 Diệt ruồi muỗi, các con vật có hại có
phải là hành vi bảo vệ môi trường hay
không?
7 Sự gia tăng dân số nhanh có ảnh hưởng
đến môi trường tự nhiên hay không?
8 Bảo vệ môi trường sống có phải là
nhiệm vụ của học sinh hay không?
9 Học sinh có nên làm những việc gây ô
nhiễm môi trường không?
10 Để góp phần bảo vệ môi trường, học
sinh có cần nghe đài, đọc sách, xem
phim ảnh về môi trường hay không?
11 Nhà trường có nên yêu cầu học sinh
làm vệ sinh trường lớp thường xuyên
hay không?
Phiếu khảo sát về hành vi bảo vệ môi trường:
Họ và tên:
Hành động Can ngăn Đồng tình Muốn can
ngăn nhưng

5. Nội dung nghiên cứu 4
Biện pháp 1 5
Biện pháp 2 6
Biện pháp 3 7
Biện pháp 4 8
Biện pháp 5 10
6. Kết quả nghiên cứu 10
7. Kết luận 11
8. Đề nghị 12
9. Phụ lục 13
10. Tài liệu tham khảo 17
11. Mục lục 18
12. Phiếu đánh giá, xếp loại 19


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status