pháp luật hoa kỳ, canada, trung quốc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu và bài học kinh nghiệm đối với việt nam - Pdf 24

Pháp luật Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô
nhiễm dầu và bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam Đinh Thị Vân Anh Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 60
Người hướng dẫn : TS.GVC. Nguyễn Lan Nguyên
Năm bảo vệ: 2013
96 tr .

Abstract. Tổng quan pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định
của pháp luật 3 nước: Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại đối với ô nhiễm dầu. Rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và đề xuất giải
pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô
nhiễm dầu
Keywords.Luật môi trường; Ô nhiễm dầu; Bồi thường thiệt hại
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo đánh giá của Viện Khoa học và Tài nguyên Môi trường biển - Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam: Từ năm 1989 đến nay, vùng biển nước ta có khoảng 100
vụ tràn dầu do tai nạn tàu, các vụ tai nạn này đều đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm
tấn dầu [17, tr.23].
Các vụ tràn dầu xảy ra trong thời gian qua đều gây thiệt hại đến môi trường, ảnh
hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp và lâu dài đến hoạt động và đời sống của xã hội. Thiệt
hại do ô nhiễm dầu trước mắt và lâu dài cũng như các thiệt hại mà những người có liên

công ước quốc tế về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu và xây dựng
một đạo luật chuyên biệt về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu.
4. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu dưới dạng tạp chí, chuyên đề, đề tài, luận văn
thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu. Tuy
nhiên các tác giả chỉ mới đề cập đến hệ thống pháp luật quốc tế nói chung về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu. Luận văn đi vào nghiên cứu pháp luật
của ba quốc gia điển hình là Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc. Vì vậy có thể nói đây là
một cách tiếp cận khá mới mẻ, tài liệu tham khảo còn khá ít nên tác giả cũng gặp nhiều
khó khăn trong quá trình sưu tầm tài liệu và viết.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp thống
kê, so sánh, tổng hợp và phân tích.
6. Những điểm mới của Luận văn
Đây là công trình khoa học nghiên cứu tương đối đầy đủ và hệ thống các quy
định của pháp luật ba quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc và pháp luật Việt Nam về
vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu. Về mặt lý luận và thực
tiễn, luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối đầy đủ, toàn diện về hệ
thống pháp luật của ba quốc gia điển hình Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu với mục đích đưa ra những bài học
kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
Do vậy với kết quả đạt được, luận văn sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề về
mặt lý luận và thực tiễn của pháp luật về bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu, góp
phần hoàn thiện những nội dung cơ bản nhất của pháp luật Việt Nam về vấn đề này
trước thực trạng ô nhiễm dầu ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm
trọng.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương:
Nội dung chính của các chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về trách

nhiễm dầu ở các vùng biển”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24, tr.
224 – 238;
12. Nguyễn Bá Diến (2011), “Tổng quan pháp luật quốc tế về phòng chống và bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật
học 27, tr. 30 – 42;
13. Nguyễn Bá Diến (2011), “Pháp luật một số quốc gia về phòng, chống và bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 200,
Văn phòng Quốc hội (15), tr. 52 – 61;
14. Mai Hải Đăng (2011), “Một số quy định của pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm dầu từ tàu”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học 28, trang 56 –
62;
15. Mai Hải Đăng (2013), Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về chống ô nhiễm
dầu trên biển từ tàu, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Luật quốc tế, Đại học quốc gia
Hà Nội;
16. Nguyễn Song Hà (2011), Vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển
theo pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại
học quốc gia Hà Nội;
17. Trần Thị Phương Mai (2012), Pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế về
bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải: Thực trạng và giải pháp hoàn
thiện,Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội;
18. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội;
19. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội;
20. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội;
21. Quốc hội (2005), Bộ luật hàng hải, Hà Nội;
22. Quốc hội (2005), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội;
23. Lưu Ngọc Tố Tâm (2012), Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong
hoạt động hàng hải ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội;
24. Nguyễn Thị Thu Thủy, “Vấn đề phòng ngừa, khắc phục, xử lý các hiện tượng ô
nhiễm biển do dầu trong lý luận, thực tiễn pháp lý quốc tế và các quốc gia, Bài


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status