giáo dục nghệ thuật cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về bộ đội cụ hồ - Pdf 24


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Đặng Mỹ Hạnh GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO BỘ ĐỘI HIỆN NAY
QUA CA KHÚC VỀ BỘ ĐỘI CỤ HỒ
(sáng tác từ năm 1944 đến năm 1975) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2014

- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Đặng Mỹ Hạnh (2010), “Ý nghĩa của giáo dục tri thức nghệ thuật
cách mạng trong quân đội ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận
Chính trị Quân sự, (4). tr. 70- 72.
2. Đặng Mỹ Hạnh (2012), “Giáo dục tri thức cho bộ đội qua Ca khúc cách
mạng”, Tạp chí Giáo dục lý luận Chính trị Quân sự, (5), tr. 71-73.
3. Đặng Mỹ Hạnh (2013), “Giáo dục nhận thức cho bộ đội qua Ca khúc
cách mạng (1930 - 1975), Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (352), tr. 50- 53.
4. Đặng Mỹ Hạnh (2013), “Ca khúc cách mạng (1930- 1975) với việc xây
dựng đời sống tinh thần cho bộ đội”, Tạp chí Văn hoá học, số 4 (8), tr.
83- 89.
5. Đặng Mỹ Hạnh (2013), “Giáo dục nghệ thuật trong quân đội với việc
gìn giữ và phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”, Tạp chí Giáo dục lý
luận Chính trị Quân sự, (5), tr.75- 77. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình giáo dục, bồi dưỡng quân nhân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của
Quân đội nhân dân Việt Nam, GDNT có vai trò hết sức quan trọng. Thông qua các loại hình GDNT, trong
đó có giáo dục âm nhạc, sẽ góp phần giáo dục, bồi dưỡng nhu cầu nhận thức và thị hiếu thẩm mỹ cho bộ

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về lý luận, các tài liệu nước ngoài được luận án sử dụng trong nghiên cứu tổng quan về giáo dục nghệ
thuật chủ yếu là tài liệu của Nga được sưu tầm từ nguồn Thư viện điện tử của Viện GDNT thuộc Viện Hàn
lâm GDNT Nga từ năm 1999 đến nay. Bên cạnh đó nghiên cứu, tổng hợp, kế thừa các tài liệu nước ngoài về
nghệ thuật và GDNT đã được dịch và một số công trình của các tác giả trong nước. Các ca khúc về BĐCH
sáng tác giai đoạn từ năm 1944 đến năm 1975 được NCS nghiên cứu tập trung trong tuyển tập “ Anh bộ đội
Cụ Hồ qua các tác phẩm âm nhạc” của Trường Đại học VHNT Quân đội sưu tầm”. Bên cạnh đó nghiên cứu
mở rộng thêm các ca khúc về BĐCH trong tuyển tập: “Những khúc quân hành vượt thời gian” (2004), Nxb

Quân đội Nhân dân; “Hát trên đường đánh giặc” (1999), Nxb Trẻ và tuyển tập ca khúc “Hành khúc ngày và
đêm” (2004), Nxb Hà Nội.
Về thực tiễn, nghiên cứu GDNT cho bộ đội hiện nay qua các ca khúc về BĐCH khảo sát ở một số
đơn vị tiêu biểu là các đơn vị cơ sở (ĐVCS), các học viện, nhà trường đào tạo sĩ quan kỹ thuật, sỹ quan
chính trị, đơn vị nghệ thuật trong khoảng thời gian từ năm 2002 trở lại đây.
4. Giả thuyết làm việc
GDNT qua các ca khúc về BĐCH sẽ hướng tới nâng cao năng lực thưởng thức, cảm thụ, biểu
diễn ca khúc về BĐCH, định hướng thị hiếu âm nhạc, đảm bảo cho sự phát triển nhận thức thẩm
mỹ cho bộ đội, nâng cao và làm phong phú đời sống tinh thần, giáo dục lý tưởng cách mạng, hoàn
thiện nhân cách quân nhân trong trường hợp:
4.1. Vấn đề này tại các học viện, nhà trường, đơn vị cơ sở trong quân đội được làm rõ từ cơ sở lý
luận về GDNT và GDNT qua ca khúc về BĐCH.
4.2. Trong thực tiễn việc đào tạo chiến sỹ - nghệ sĩ, các vấn đề lý thuyết âm nhạc, về ca khúc
BĐCH, kỹ năng, kỹ xảo biểu diễn, kiến thức lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc cần là nguồn tri thức
tổng hợp điều khiển toàn bộ quá trình phát triển tư duy sáng tạo, biểu diễn của người nghệ sỹ. Ở các đơn
vị cơ sở, các học viện nhà trường, giá trị của các ca khúc này cùng với hình thức và phương pháp giáo
dục nghệ thuật cho bộ đội qua ca khúc về BĐCH cần là điều kiện để bộ đội nâng cao năng lực thẩm mỹ,
cảm thụ, thẩm định ca khúc về BĐCH, có sự lựa chọn đúng đắn những tác phẩm âm nhạc chân chính,
thỏa mãn và nâng cao đời sống tinh thần, định hướng nhân cách, giáo dục chính trị, tự giáo dục để đạt mục
tiêu giáo dục toàn diện.
4.3. Các giải pháp được xây dựng có cơ sở lý luận và thực tiễn phù hợp với đặc điểm của môi

(3 trang), tài liệu tham khảo (12 trang), nội dung luận án
gồm 3 chương (125 trang).
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giáo dục nghệ thuật (30 trang).
Chương 2: Giáo dục nghệ thuật cho bộ đội qua ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ - Lý luận và thực trạng
(56 trang).
Chương 3: Bàn luận kết quả nghiên cứu và ứng dụng trong giáo dục nghệ thuật cho bộ đội hiện
nay qua ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ (39 trang).
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT

1.1. Nghệ thuật và quan niệm về giáo dục nghệ thuật
1.1.1. Nghệ thuật
Nghệ thuật được quan niệm và lý giải khác nhau theo nhận thức của các quan điểm triết học khác nhau
trong lịch sử nhận thức nói chung và trong nhận thức về nghệ thuật nói riêng của loài người. Sự xuất hiện triết
học Mác - Lênin đã tạo bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phát triển tư tưởng mỹ học và giải quyết một cách khoa
học vấn đề bản chất của nghệ thuật. Mỹ học Mác - Lênin đã đưa nghệ thuật về đúng vị trí là sản phẩm của ý
thức bậc cao của con người; là sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người với những chất liệu được lựa
chọn hoặc định dạng (âm nhạc, múa, sân khấu, điêu khắc, hội họa ) để chuyển tải ý tưởng, cảm xúc từ hoạt
động thực tiễn của con người tạo nên những tác phẩm nghệ thuật thỏa mãn sự thích thú thưởng thức.
1.1.2. Quan niệm về giáo dục nghệ thuật
Giáo dục nghệ thuật là giáo dục lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội gắn với nghệ thuật. Giáo dục nghệ
thuật bao gồm toàn bộ sự hiểu biết, tri thức, đặc trưng, kỹ năng của con người về phương diện nghệ thuật nhằm
bồi dưỡng và nâng cao năng lực thẩm mỹ, tri thức nghệ thuật, định hướng lý tưởng nghệ thuật, thị hiếu nghệ
thuật cho con người.
1.2. Chức năng của giáo dục nghệ thuật
Chức năng đầu tiên của GDNT là giáo dục năng lực thưởng thức nghệ thuật. Chức năng này làm cơ
sở vững chắc cho sự phát triển những phẩm chất nghệ thuật của các đối tượng được giáo dục.
GDNT còn phải xây dựng những chủ thể nghệ thuật có đầy đủ các phẩm chất, năng lực và khả năng
thẩm mỹ nghệ thuật của mình.

Ở đây chỉ đi vào một vài chất liệu sử dụng phổ biến trong GDNT trực tiếp liên quan tới phạm vi
nghiên cứu của luận án.
*Mỹ học và Nghệ thuật học trong giáo dục nghệ thuật
Mỹ học Mác - Lênin là một học thuyết nghiên cứu, tổng kết, đúc rút lý luận thẩm mỹ, lý luận nghệ thuật;
là một hệ thống lý luận thẩm mỹ - nghệ thuật phong phú, có tính chỉnh thể, vừa cung cấp tri thức nghệ thuật, vừa
là phương pháp luận cho việc nâng cao tri thức, xác định thị hiếu và lý tưởng nghệ thuật, từ đó xây dựng năng lực
cảm thụ, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật cho chủ thể nghệ thuật.
*Các loại hình nghệ thuật trong giáo dục nghệ thuật
Giáo dục bằng các loại hình nghệ thuật đi vào lòng người một cách tự nguyện, vì vậy có hiệu quả
rộng lớn và lâu bền. Cái đẹp của nghệ thuật làm cho con người say mê và tự nguyện đi theo hướng gợi
mở của nó. Nếu nghệ thuật là công cụ sắc bén, thì giáo dục nghệ thuật bằng chính nghệ thuật giúp người
sử dụng công cụ đó làm phong phú thế giới tinh thần của mình một cách hiệu quả.
*Âm nhạc trong giáo dục nghệ thuật
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để thể hiện suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, tư tưởng,
mong muốn, khát vọng của con người. Âm nhạc có hai loại thể là khí nhạc và ca khúc. Tùy mục tiêu, đối
tượng, môi trường cụ thể mà sử dụng chất liệu âm nhạc là ca khúc hay khí nhạc để thực hiện GDNT. Mỗi loại
thể đều phát huy những tính ưu khác nhau trong thực hiện giáo dục nghệ thuật cho công chúng. Nhưng có lẽ
mục đích giáo dục nhận thức cho công chúng sẽ đạt được hiệu quả tối ưu hơn khi sử dụng ca khúc làm chất
liệu giáo dục bởi chức năng gợi mở của chính ngôn ngữ trong thể loại nhạc hát.
Tiểu kết chương 1
Trong lịch sử loài người, nghệ thuật ra đời như một tất yếu và nó không ngừng phát triển cùng với
sự phát triển chung của văn minh nhân loại. Con người không thể sống mà không cần có nghệ thuật.

Nhưng để có thể hiểu nghệ thuật, cảm thụ và tiếp nhận những giá trị thẩm mỹ chứa đựng trong mỗi tác
phẩm nghệ thuật, con người cần được trang bị những tri thức, kỹ năng nghệ thuật, cùng với việc bồi
dưỡng năng lực thẩm mỹ, tức là cần có quá trình GDNT. GDNT không chỉ góp phần nâng cao và làm
phong phú thế giới tinh thần của con người, mà còn tác động đặc biệt tới sự phát triển những phẩm chất
của con người. Nhưng GDNT chỉ có thể đạt tới kết quả này khi quá trình GDNT được thực hiện thống
nhất từ lý thuyết tới thực tiễn: phát huy tối ưu những chức năng xã hội của GDNT, xây dựng được nội
dung GDNT cùng việc sử dụng chất liệu GDNT phù hợp với thực tiễn trên cơ sở vận dụng những lý

chống thực dân Pháp: Anh Vệ quốc quân.
* Hình tượng ca từ của ca khúc về BĐCH sáng tác thời kỳ chống Mỹ
Nhân vật trung tâm của ca khúc về BĐCH giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đã mở rộng, phát triển hơn
lên, phong phú hơn và tất nhiên dẫn đến sự phong phú, đa dạng về nội dung của các ca khúc BĐCH thời kỳ này.
Hình tượng ca từ trong các ca khúc về BĐCH sáng tác giai đoạn này đã có những nét đặc trưng khác so với giai
đoạn kháng chiến chống Pháp. BĐCH trong kháng chiến chống Mỹ được cụ thể hóa và đa dạng theo từng kiểu
nhân cách, một kiểu nhân cách biết hòa quyện giữa lý trí và tình cảm, lý tưởng và cuộc sống để tạo nên một hình
ảnh BĐCH tiêu biểu thời kỳ này: Anh Giải phóng quân.

2.1.3. Vai trò của ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ trong đời sống tinh thần của bộ đội hiện nay
*Giáo dục nhận thức thẩm mỹ
Khi đã được hình thành, ca khúc về BĐCH ra đời, phát triển, tồn tại và đứng trước đời sống xã hội với đầy
đặn cả hai tư cách: khách thể thẩm mỹ và khách thể nhận thức. Với tư cách khách thể thẩm mỹ, các ca khúc này
đem lại cho con người cảm xúc thẩm mỹ, hình thành thị hiếu thẩm mỹ và phát triển lý tưởng thẩm mỹ. Còn với tư
cách khách thể nhận thức, ca khúc về BĐCH trong mối tương tác với con người sẽ bộc lộ tính bản chất, tính quy
luật, tính đặc trưng… mà con người có thể nhận thức được để khái quát thành hệ thống các phạm trù, khái niệm,
nguyên lý khoa học về một loại hình nghệ thuật nhất định. Đó chính là con đường nhận thức thẩm mỹ từ những tri
thức nghệ thuật mà ca khúc về BĐCH đem đến
*Giáo dục và bồi dưỡng phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ
Ca khúc về BĐCH là sản phẩm trí tuệ, tư duy và rung cảm tâm hồn qua hoạt động thực tiễn của
người nghệ sĩ. Nội dung của ca khúc về BĐCH chứa đựng những câu chuyện gắn với cuộc đời quân ngũ
của người lính Cụ Hồ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đặc trưng phản
ánh hiện thực của âm nhạc chứa đựng trong các ca khúc về BĐCH đã có sức truyền cảm mạnh mẽ tác
động đến tư tưởng thẩm mỹ và ý thức của mỗi người lính, thôi thúc họ thực hiện các chức năng xã hội của
mình. Chính trong quá trình này, ca khúc về BĐCH khơi gợi cho bộ đội nhận thức ý nghĩa cuộc sống của
chính mình, khẳng định năng lực, phẩm chất và tự điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình phù hợp với
quan niệm và phương thức xử lý tình cảm trong các mối quan hệ: máu thịt với nhân dân, sẻ chia với đồng
đội, nhân đạo và kiên quyết với kẻ thù, những yếu tố của phẩm chất BĐCH.
*Thỏa mãn nhu cầu giải trí, giao lưu, thưởng thức nghệ thuật của bộ đội
Bằng những ca từ gần gũi, giai điệu dễ nhớ, dễ hiểu, cùng với đặc trưng của loại hình nghệ thuật

Có thể kể đến các hình thức, biện pháp như: thông qua quá trình giáo dục đào tạo ở Trường Đại học Văn
hóa Nghệ thuật Quân đội; thông qua các buổi biểu diễn của các Đoàn nghệ thuât chuyên nghiệp và không chuyên
nghiệp; thông qua các cuộc hội diễn văn hóa nghệ thuật hàng năm ở các cấp, các cơ quan, đơn vị; thông qua các
hội thảo, tọa đàm, các buổi trao đổi, diễn đàn về văn học nghệ thuật ở các cơ quan, đợn vị trong quân đội; thông
qua phong trào ca hát của quần chúng, nhất là thông qua sinh hoạt tập thể ở các cơ quan, đơn vị trong quân đội,
sinh hoạt kết nghĩa, giao lưu với nhân dân nơi đơn vị đóng quân để tổ chức hoạt động GDNT cho bộ đội hiện nay
qua ca khúc về BĐCH.
2.2.2. Nhân tố tác động đến giáo dục nghệ thuật cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ
Sự phân bố địa bàn đóng quân của các đơn vị quân đội trải khắp mọi miền đất nước đã tạo điều
kiện để quân đội hấp thụ những nét văn hóa độc đáo của các vùng miền, các địa phương, các tộc người.
Điều này làm cho hoạt động văn hóa, văn nghệ trong quân đội trở nên đa dạng, phong phú và sinh động.
Nhiều năm trở lại đây, các hoạt động văn hóa, văn nghệ được diễn ra thường xuyên, định kỳ và
rộng khắp ở các đơn vị trong toàn quân là những yêu cầu đặt ra cho việc cần thiết ứng dụng nâng cao hiệu
quả GDNT cho bộ đội. Thực tiễn cho thấy, điều kiện thưởng thức và cảm thụ nghệ thuật của bộ đội - công
chúng của nghệ thuật hôm nay đã có những thay đổi bởi môi trường văn hóa quân sự, nhiệm vụ và hoạt
động quân sự cũng như những biến đổi của xã hội thời kỳ mới.
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tác động tới GDNT trong quân đội
Thứ hai, giao lưu và hội nhập văn hóa tác động tới thị hiếu thưởng thức nghệ thuật của bộ đội
Thứ ba, những tác động từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ và từ chính những
biến đổi của giáo dục hiện nay
Thứ tư, nhiệm vụ của quân đội thời kỳ mới đặt ra yêu cầu cho GDNT cho bộ đội hiện nay
2.3. Thực trạng giáo dục nghệ thuật cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ
Hiện nay trong quân đội, GDNT cho bộ đội qua ca khúc về BĐCH biểu hiện ở hoạt động giáo dục
đào tạo VHNT và thưởng thức, biểu diễn nghệ thuật. Hoạt động này được diễn ra thường xuyên trong
toàn quân, được tổ chức thông qua hoạt động biểu diễn của 12 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và hoạt
động văn hóa văn nghệ ở ĐVCS thông qua việc tổ chức của các thiết chế văn hóa: phòng Hồ Chí Minh,
Câu lạc bộ, Nhà văn hóa.
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu thực trạng GDNT cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về BĐCH sáng
tác từ năm đến năm 1944 đến 1975, NCS đã tiến hành điều tra xã hội học với mẫu khảo sát ở phạm vi khá
toàn diện, phản ánh tính đại diện của các đơn vị quân đội từ học viện, nhà trường, ĐVCS. Kết quả đã

Thứ hai, việc đổi mới phương thức, nội dung GDNT qua ca khúc về BĐCH hiện nay chưa kịp thời,
sáng tạo và hiệu quả.
Thứ ba, chưa kết hợp chặt chẽ giữa GDNT với giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng môi trường
văn hóa quân sự và địa phương nơi đóng quân.
Thứ tư, một số đơn vị vẫn chưa nhạy bén, kịp thời trong phát hiện, ngăn chặn sự thẩm lậu của các ấn
phẩm nghệ thuật phản giá trị.
* Nguyên nhân của hạn chế:
Một là, nhận thức chưa hoàn chỉnh về vị trí, vai trò của GDNT qua ca khúc về BĐCH trong xây dựng đơn vị
vững mạnh toàn diện vẫn là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng GDNT cho bộ đội hiện nay.
Hai là, công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, hạt nhân nòng cốt văn hóa nghệ thuật trong quân
đội chưa đồng đều, toàn diện, chưa thường xuyên, kịp thời. Việc phát huy vai trò, sứ mệnh của người nghệ sỹ -
chiến sỹ chưa được khai thác triệt để trong GDNT cũng như những mục đích giáo dục khác.
Ba là, chất lượng các chương trình GDNT, cả ở các đơn vị chuyên nghiệp và các thiết chế văn hóa
ở ĐVCS chậm đổi mới so với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của bộ đội hiện nay.
Bốn là, công tác đảm bảo cơ sở vật chất, nhất là kinh phí cho hoạt động chưa đáp ứng được yêu
cầu GDNT hiện nay.
Tiểu kết chương 2
Ca khúc về BĐCH sáng tác từ năm 1944 đến năm 1975 là thể loại ca khúc thuộc dòng CKCM Việt
Nam, mang những nét đặc trưng tiêu biểu trong hình tượng ca từ. Bởi vậy, ca khúc về BĐCH đã phát huy
vai trò không thể thiếu trong đời sống tinh thần của bộ đội cả trong hai cuộc kháng chiến và trong
thời kỳ mới hiện nay.
GDNT ca khúc về BĐCH là một hình thức giáo dục đã được tổ chức phổ biến trong quân đội hiện nay
qua các hoạt động giáo dục, đào tạo nghệ thuật, biểu diễn và thưởng thức âm nhạc. Hình thức giáo dục này

hiện nay chịu tác động bởi những những biến đổi của xã hội và nhiệm vụ của quân đội thời kỳ mới. Mặc dù
vẫn còn những hạn chế tồn tại, nhưng GDNT cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về BĐCH đã, đang và
sẽ trở thành một phong trào sâu rộng trong quân đội.

Chương 3
BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TRONG

chất BĐCH là hoàn toàn có cơ sở lý luận và sẽ ứng dụng hiệu quả trong thực hiện mục tiêu xây
dựng con người mới, xây dựng những quân nhân cách mạng thời kỳ mới trong sự nghiệp xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng ta.
3.1.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng GDNT cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ
Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, ca khúc về BĐCH sáng tác từ năm 1944 đến năm 1975 là thể
loại ca khúc thu hút sự quan tâm thưởng thức của đông đảo bộ đội. Thực tiễn qua các hoạt động văn hóa,
văn nghệ trong quân đội đã cho thấy, mỗi chương trình nghệ thuật, mỗi tác phẩm âm nhạc ra đời và được
đưa đến phục vụ bộ đội đúng lúc, đúng chỗ, trực tiếp có tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm của
bộ đội và góp phần thoả mãn nhu cầu giải trí của bộ đội qua thưởng thức nghệ thuật. Từ đây, bộ đội cảm
nhận nhiều mặt của cuộc sống hiện thực của ngày hôm nay. Mặc dù những người lính hôm nay, sinh ra và
lớn lên khi chiến tranh kết thúc, những tiêu chí về thực hiện nhiệm vụ không giống thời chiến, cách cảm

nhận hiện thực của họ cũng đã khác, nhưng họ có những điểm chung: về lý tưởng cách mạng, về nhân
cách và đạo đức quân nhân, về nhiệm vụ cao cả mà nhân dân giao cho là bảo vệ tổ quốc và bởi họ vẫn là
Bộ đội Cụ Hồ. Do vậy, ca khúc về BĐCH

vẫn là thị hiếu thưởng thức nghệ thuật của bộ đội hôm nay.
Việc sử dụng ca khúc về BĐCH làm chất liệu để GDNT cho bộ đội hiện nay, nhằm định hướng tới hoàn
thiện nhân cách quân nhân, giữ vững và phát huy phẩm chất BĐCH thời kỳ mới sẽ hiệu quả khi được
thực hiện bằng một hệ thống biện pháp thống nhất, đồng bộ, được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận về
GDNT và thực tiễn của quân đội hiện nay.
3.2. Bàn luận về ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giáo dục nghệ thuật cho bộ đội hiện nay
qua ca khúc về Bộ đội Cụ Hồ
GDNT cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về BĐCH thực chất được tổ chức phổ biến trong toàn
quân dưới dạng các hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, biểu diễn và
thưởng thức nghệ thuật; được thực hiện theo sự chỉ đạo bằng các văn bản, hướng dẫn từ trên xuống dưới.
Đối với hoạt động thưởng thức, biểu diễn nghệ thuật, mặc dù được xác định là một mặt trong nhiều mặt
của hoạt động CTĐ, CTCT, nhưng những hoạt động này nằm trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ nói
chung của bộ đội và chỉ được nhìn nhận như là những hoạt động giải trí, thỏa mãn và nâng cao đời sống
tinh thần cho bộ đội. Nhận thức này đã làm hạn chế cho việc khai thác, phát huy giá trị của ca khúc về

hiệu quả cho GDNT qua ca khúc về BĐCH trong quân đội hiện nay. Các giải pháp này vừa có tính cơ
bản, vừa có tính ứng dụng vào thực tiễn GDNT cho bộ đội hiện nay qua ca khúc về BĐCH. Các giải pháp
có quan hệ chặt chẽ với nhau và cần được thực hiện đồng bộ. Trong đó, có thể coi giải pháp bồi dưỡng,
nâng cao năng lực thưởng thức ca khúc về BĐCH và giáo dục thị hiếu về ca khúc BĐCH cho bộ đội hiện
nay là giải pháp quan trọng hàng đầu và có tính chi phối các giải pháp khác. Giải pháp này nếu được thực
hiện triệt để sẽ tạo ra sự thay đổi toàn diện trong phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng cho bộ đội hiện
nay, phát huy hiệu quả tiềm năng giáo dục của nghệ thuật, phát huy được tối đa sức sáng tạo và cống hiến
của nghệ sĩ, khuyến khích được sự tự nguyện thưởng thức nghệ thuật của bộ đội. Thực hiện tốt giải pháp
này là tiền đề cho sự phát triển hiệu quả GDNT qua ca khúc về BĐCH trong quân đội hiện nay và tương
lai. KẾT LUẬN
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những vấn đề được trình bày trên, NCS rút ra một số kết luận
như sau:
1. GDNT nói chung, GDNT qua ca khúc về BĐCH nói riêng là một hoạt động xã hội, gắn liền với các
thiết chế xã hội và vai trò con người. Mục tiêu xây dựng và phát triển xã hội của mọi quốc gia, dân tộc
tiên tiến là bằng mọi phương thức và biện pháp của giáo dục để hướng tới xây dựng và đào tạo con người,
nhằm giúp cho quá trình hình thành và phát triển đầy đủ con người vật chất và tinh thần đạt tới chân,
thiện, mỹ. GDNT qua ca khúc về BĐCH là một lĩnh vực có khả năng mang đến cho con người những
nhận thức thẩm mỹ, những tri thức, kỹ năng, năng lực thưởng thức, sáng tạo về nghệ thuật, nâng cao, phát
triển các giá trị tinh thần, hình thành, bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách quân nhân.
2. GDNT qua khúc về BĐCH trong quân đội là hoạt động có tổ chức, được tiến hành bởi các chủ
thể, lực lượng khác nhau, thông qua những hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng nhằm thoả mãn
nhu cầu và nâng cao năng lực thưởng thức, sáng tạo nghệ thuật, từ đó bồi dưỡng, phát triển các giá trị văn
hoá trong nhân cách cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
3. Trên cơ sở lý luận chung về GDNT và GDNT qua ca khúc về BĐCH, nhất là làm rõ giá trị của
các ca khúc về BĐCH sáng tác từ năm 1944 đến năm 1975, luận án đã phân tích và khẳng định sự cần
thiết và đúng đắn khi lựa chọn ca khúc về BĐCH sáng tác giai đoạn từ năm 1944 đến năm 1975 làm chất
liệu để thực hiện GDNT cho bộ đội, thông qua đó hướng tới thực hiện giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo

của quân đội hiện nay. Tuy nhiên, những vấn đề đã nghiên cứu này là cơ sở để tiếp tục phát huy và hướng
tới cho những nghiên cứu khác có tính ứng dụng rộng hơn và toàn diện hơn trong lĩnh vực GDNT.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status