Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy - Pdf 24

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cùng với sự đổi mới và phát triển
của đất nước, bên cạnh rất nhiều cơ hội thuận lợi, các doanh nghiệp cũng phải
đương đầu không ít khó khăn mà khó khăn lớn nhất là sự cạnh tranh vô cùng
khắc nghiệt trên thị trường. Bởi vì, bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào khi
xác định cho mình một nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tức là đã xác định lao vào
cuộc chiến cạnh tranh vô cùng gay gắt. Vì vậy, để doanh nghiệp có thể tồn tại
và phát triển vững chắc thật không dễ dàng, giải pháp quan trọng là quản lý và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Các
doanh nghiệp đã sử dụng nhiều phương pháp công cụ quản lý khác nhau và một
trong những công cụ được các nhà quản lý quan tâm hàng là công tác kế toán
nói chung và công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng.
Ở phạm vi doanh nghiệp, giá thành càng hạ thì hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp càng cao do vậy quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
luôn được xác định là khâu trung tâm của công tác tài chính kế toán. Để xác
định một cách đúng đắn hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp thì giá thành phải được tính đúng, tính đủ nghĩa là phải đảm bảo bù đắp
được giá trị lao động sống và lao động vật hoá đã hao phí để sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm đó. Cơ sở để xác định giá thành sản phẩm chính là chi phí sản xuất.
Do vậy, hạch toán chi phí sản xuất phải đúng, phải đủ để có thể tính chính xác
được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó kịp thời đề
ra các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Đây là
những điều kiện tiên quyết giúp cho doanh nghiệp thành công trên bước đường
của mình.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm, để tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Xuất phát từ lý
luận thực tiễn đó, sau một thời gian thực tập tại công ty CPĐT Xây dựng và Bê
tông Vĩnh Tuy em đã lựa chọn đề tài: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác
1
quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty CPĐT Xây dựng
và Bê tông Vĩnh Tuy làm luận văn tốt nghiệp.

xác định.
2. Phân loại chi phí sản xuất.
Đối với mỗi doanh nghiệp, phân loại chi phí theo những tiêu thức thích
hợp sẽ vừa đáp ứng được yêu cầu của kế toán tập hợp chi phí vừa thúc đẩy
doanh nghiệp không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,
tạo điều kiện cho việc theo dõi, quản lý chi phí một cách đầy đủ kịp thời. Chi
phí sản xuất thường được phân loại theo các tiêu thức sau:
2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế.
3
Theo tiêu thức này, những khoản chi phí có cùng nội dung kinh tế, không
phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu và mục
đích, tác dụng của chi phí đó như thế nào. Thông thường được chia thành:
+ Chi phí nguyên vật liệu: Gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu
chính ( như sắt, xi măng, cát… ), nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, phụ tùng
thay thế.
+ Chi phí nhiên động lực học: Gồm các chi phí về nhiên liệu động lực như
xăng, dầu diezen, khí gas, khí nén…
+ Chi phí nhân công: Là tổng số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo
lương của người lao động theo quy định của doanh nghiệp trong kỳ.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số trích khấu hao
TSCĐ của những TSCĐ đang sử dụng tại phân xưởng của bộ phận sản xuất.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là những khoản chi phí mà doanh nghiệp
phải trả cho các đơn vị cá nhân bên ngoài doanh nghiệp về việc cung ứng lao
động dịch vụ để phục vụ cho hoạt động sản xuất như tiền điện, tiền nước, tiền
thuê máy thi công…
+ Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ những khoản chi phí khác
phát sinh bằng tiền để phục vụ cho hoạt động sản xuất nhưng chưa được hạch
toán bằng các yếu tố kể trên.
2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng.
Theo cách này người ta phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mục

được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau sau:
2.1. Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm và số liệu để tính.
+ Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước
vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự
toán chi phí kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh
nghiệp trong việc tiết kiệm hợp lý chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm và
là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của
doanh nghiệp.
5
+ Giá thành định mức: Giá thành định mức cũng được xác định trước khi
bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây
dựng dựa trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong
suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức
về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch ( thường là
ngày đầu tháng ) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi
của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
Đây cũng là công cụ để quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, là thước
đo chính xác hiệu quả sử dụng tài sản, lao động, tiền vốn trong sản xuất, là căn
cứ để đánh giá đúng đắn kết quả thực hiện các giải pháp kinh tế - kỹ thuật mà
doanh nghiệp đề ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi
kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh
trong quá trình sản xuất sản phẩm. Theo cách này có thể giúp cho việc quản lý
và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí
trong kỳ hạch toán từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp. Giá
thành sản xuất thực tế là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí cấu
thành.
+ Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh

quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng. Nó đảm
bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về chi phí và giá thành sản
phẩm cho nhà quản trị để từ đó phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định
mức dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm nhằm đưa
7
ra các biện pháp hữu hiệu kịp thời đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
đạt hiệu quả cao.
+ Nhiệm vụ:
Xác định đối tượng chi phí sản xuất, đối tượng giá thành sản phẩm khoa
học phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hay thấp
phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Song có thể chia làm 3 nhóm nhân tố chủ yếu:
1. Các nhân tố về mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học -
kỹ thuật và công nghệ sản xuất, các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại được
sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều, tạo khả năng lớn cho việc tiết kiệm hao
phí lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất. Doanh nghiệp
nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ của khoa học - kỹ thuật
vào sản xuất thì sẽ có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh, tiết kiệm được chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2. Các nhân tố về mặt quản lý sản xuất, quản lý tài chính của doanh
nghiệp.
Thực tế cho thấy tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính khoa học,
hợp lý có tác động mạnh mẽ đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm.
+ Việc lựa chọn loại hình sản xuất, phương pháp tổ chức sản xuất, tổ
chức lao động hợp lý sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối,
nhịp nhàng, liên tục, hạn chế tối đa các thiệt hại về ngừng sản xuất, tận dụng
được thời gian và công suất hoạt động của máy móc thiết bị. Việc tổ chức lao

XÂY DỰNG & BÊ TÔNG VĨNH TUY
I. Khái quát về công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy
- Tên doanh nghiệp: Công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy
- Tên giao dịch quốc tế: Vinh Tuy construction and concrete company
- Trụ sở giao dịch: Ngõ 124 - Phố Vĩnh Tuy - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
- Điện thoại: 04 8 611 354 Fax: 8 624 896 - 8 629 159
- Cơ quan chủ quản: Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị.
- Giấy đăng ký kinh doanh số: 0103008097 Ngày 02 tháng 06 năm 2005
- Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và thi công
xây lắp công trình.
- Vốn điều lệ: 9 999 000 000 đồng
(trong đó, vốn Nhà nước: 5 094 900 000 đồng tương đương 51%).
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy trực thuộc Tổng công ty
Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp
nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được hình thành từ năm 1969 với trụ sở giao
dịch đóng tại phường Vĩnh Tuy - quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội.
Từ một xí nghiệp chuyên sản xuất bê tông đúc sẵn nhỏ với sự nhạy bén
và sáng tạo của cán bộ lãnh đạo đã dần dần đưa nó phát triển không ngừng và
kết quả của quá trình đó là: Theo nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của
Hội Đồng Bộ Trưởng nay là chính phủ về việc sắp xếp, đăng ký lại cho các
doanh nghiệp. Xí nghiệp bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy cũng được Thành lập
và đổi tên thành Nhà máy Bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy theo quyết định
336/QĐ-UB ngày 22/12/1992 và đăng ký Kinh doanh số 105753 do trọng tài
10
kinh tế Hà Nội cấp ngày 10/3/1993 với tổng số vốn được nhà nước cấp là 1108
triệu đồng ( Trong đó: Vốn cố định là 545 triệu đồng, Vốn lưu động là 563 triệu
đồng). Vốn doanh nghiệp tự bổ xung là 251 triệu đồng. Đây là một sự thay đổi
về chất và lượng của xí nghiệp bê tông Vĩnh Tuy với một số vốn ban đầu
không nhiều nhưng với sự năng động của ban Giám Đốc và của các thành viên

P.
TC HC
P.T i à
chính- kế
toán
P.Kinh
doanh
XN
xây
lắp
XN
BTTP
XN
CK
XNB
TDS
Chi nhánh H à
Nam
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty hoạt động linh hoạt, sáng tạo nhằm
hướng tới mục tiêu thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu
quả cao nhất, trong đó:
* Tổng Giám đốc công ty là người đại diện cho pháp luật của công ty và
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ tổ chức hoạt động của công ty.
Chịu trách nhiệm chung trong mọi lĩnh vực hoạt động của công ty, có trách
nhiệm xây dựng và trình Hội đồng quản trị chấp thuận cơ cấu cán bộ quản lý
của công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại
hội đồng cổ đông về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải
báo cáo Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông khi được yêu cầu.
* Phó giám đốc công ty giúp việc Tổng giám đốc công ty theo phân công
và uỷ nhiệm của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao. Giúp

vệ sinh lao động, môi trường. Tổng hợp nghiên cứu, đề xuất định hướng phát
triển kỹ thuật - công nghệ, phương hướng và kế hoạch đầu tư phát triển công
13


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status