ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY 20 GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 - Pdf 24

Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
02
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ KHÁI
QUÁT VỀ CÔNG TY 20. 03
1.1- Cơ sở lý luận về chiến lược marketing.....................................
.......................................................................................................03
- Khái quát chiến lược marketing .................................................
....................................................................................................03
- Nội dung cơ bản của chiến lược marketing...............................
....................................................................................................04
1.2- Khái quát về Công ty 20
06
Giới thiệu khái quát về Công ty 20 – Bộ quốc phòng.....................
.......................................................................................................06
Lược sử quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20 – Bộ Quốc phòng
qua các thời kỳ .......................................................................................
..........................................................................................................
06
Lao động và cơ cấu tổ chức của Công ty ..................................................
..........................................................................................................
12
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY 20 GIAI ĐOẠN
2000 – 2005 28
2.1. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty 20........
..............................................................................................................
28

trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và
đạt được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất sản phẩm của một tổ chức trên
cơ sở thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương
mại và người tiêu thụ, là tổng thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế
hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức tiêu thụ
hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất.
Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt nhằm mở rộng nhu cầu thị phần,
chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ sản phẩm đang là vấn đề chiến lược, là bài
toán tồn tại, phát triển hoặc tàn lụi mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm
những lời giải hữu hiệu.
Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp marketing, tiêu thụ sản phẩm
trong cơ chế thị trường có ý nghĩa to lớn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nền kinh tế xã hội của đất nước.
Là một sinh viên được lĩnh hội những kiến thức cơ bản các bộ môn
kinh tế thương mại của Trường Đại học kinh tế quốc dân và là một thành
viên trong bộ máy tổ chức điều hành hoạt động của Công ty 20 – Bộ Quốc
phòng, em quyết định chọn đề tài “Chiến lược marketing của Công ty 20:
Thực trạng và giải pháp” với mong muốn có cái nhìn thực tế hơn về một
vấn đề đặt ra nhiều bức xúc của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và
các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng nói riêng về chiến lược marketing
trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời đưa ra một vài ý kiến của cá nhân
nhằm phát huy những ưu điểm đã có những chưa được phát huy một cách
có hiệu quả và góp phần khắc phục những hạn chế, nhược điểm, đặc biệt là
vấn đề nhận thức và cách tổ chức thực hiện các nội dung chiến lược
marketing nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.
Để xây dựng đề tài này em đã vận dụng phương pháp nghiên cứu lý
luận gắn với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của

định giá, xúc tiến và phân phối cho sản phẩm, dịch vụ và tư tưởng để tạo ra
sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức (Theo hiệp
hội Marketing Mỹ).
- Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thoả mãn nhu cầu và
ước muốn thông qua các tiến trình trao đổi (Theo Philip Kotler).
- Marketing là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu
cầu của thị trường mục tiêu thông qua quá trình trao đổi, giúp doanh nghiệp
đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận (Theo sách quản trị Marketing trong doanh
nghiệp của TS. Trương Đình Chiến).
“Chiến lược maketing là quá trình phân tích, lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện và kiểm tra các chương trình maketing đối với từng nhóm khách
hàng mục tiêu có nhu cầu và mong muốn cụ thể”
Như vậy, chiến lược maketing có các điểm cơ bản là:
Một là, chiến lược maketing là một quá trình bao gồm: Phân tích, lập
kế hoạch, tổ chức và kiểm tra.
Hai là, chiến lược maketing được triển khai cho từng nhóm khách hàng
mục tiêu có nhu cầu nhất định.
Ba là, mỗi nhóm khách hàng mục tiêu có nhu cầu và mong muốn riêng,
nên chiến lược maketing được đặt ra với từng hàng hóa riêng biệt từng thị
trường.
5 5
Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp
Chiến lược maketing được thiết lập ở cấp doanh nghiệp và bao quát
mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy là không thể có một chiến lược
chung cho toàn bộ các sản phẩm hoặc toàn bộ thị trường của doanh nghiệp.
Marketing thương mại là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các
hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu có hiệu quả nhất sản
phẩm của một tổ chức trên cơ sở thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà
sản xuất, nhà thương mại và người tiêu dùng.
1.1.2. Nội dung cơ bản của chiến lược marketing

- Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Dựa trên những kết quả phân tích môi trường thị trường chiến lược
maketing hiện tại của doanh nghiệp và nhiệm vụ mục tiêu mà doanh nghiệp
mong muốn đạt tới, thực chất của việc lựa chọn thị trường mục tiêu là việc
lựa chọn những nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp định hướng
tới và phục vụ với những sản phẩm nhất định. Những thị trường mục tiêu
được doanh nghiệp lựa chọn có thể là một đoạn hay một số đoạn thị trường
chính hay toàn bộ thị trường. Khi lựa chọn thị trường mục tiêu cần làm rõ
các vấn đề cơ bản sau:
+ Loại sản phẩm sẽ được bán để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
+ Cách thức để thoả mãn nhu cầu đó.
+ Quy mô và tiềm năng tăng trưởng của thị trường đó.
+ Khả năng bán và thu lợi nhuận trên thị trường đó.
+ Mức độ phù hợp giữa một bên là nhu cầu của khách hàng ở các thị
trường đã lựa chọn và bên kia là khả năng thoả mãn những nhu cầu đó.
- Thiết lập marketing mix.
Maketing mix hay còn gọi là (marketing hỗn hợp), là một tập hợp các
biến số mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý được và nó được sử
dụng để cố gắng đạt tới những tác động và gây được những ảnh hưởng có
lợi cho khách hàng mục tiêu.
Các bộ phận chính cấu thành của maketing gồm 4 tham số: Sản phẩm,
xúc tiến, giá cả, phân phối.
Tham số sản phẩm : Đó là việc xác định danh mục sản phẩm, chủng
loại, sản phẩm và các đặc tính kỹ thuật, bao gói, kích cỡ và dịch vụ sau bán
hàng …
Tham số giá cả: Là việc xác định mục tiêu của chiến lược giá cả, lựa
chọn các phương pháp định giá, các chiến lược giá của doanh nghiệp.
7 7
Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp
Tham số phân phối : Bao gồm các vấn đề như thiết lập các kiểu kênh

viên, kỹ thuật hoàn toàn là thủ công. Mặc dù vậy, ngay năm đầu tiên bước vào sản
xuất, X20 đã sản xuất được 16.520 bộ quân phục quy chuẩn.
8 8
Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp
Tháng 9/1959, X20 chuyển cơ sở về 53 Phố Cửa Đông – Hà Nội và đổi tên
thành “ Cửa hàng may đo Quân đội” (Vẫn giữ tên viết tắt là X20)
Trong thời gian tiếp theo, X20 làm nhiệm vụ thiết kế và may quân trang
cho bộ đội chiến trường B, nhiều sản phẩm nổi tiếng đã được X20 sản xuất
như: Tăng, võng Trường Sơn, mũ tai bèo và nhiều loại trang phục khác đã đi
vào lịch sử
* Thời kỳ là “ Xí nghiệp may 20 ” (Từ 1962 đến 1991, tên gọi tắt vẫn là X20)
Tháng 12 năm 1962, Tổng cục Hậu cần ban hành nhiệm vụ cho X20 theo quy
chế Xí nghiệp Quốc Phòng, tên chính thức là “ Xí nghiệp may 20”
Ngoài nhiệm vụ đo, may quân phục cho cán bộ trung, cao cấp Quân đội,
X20 còn phải nghiên cứu, tổ chức các dây chuyền sản xuất công nghiệp quân
trang hàng loạt để đáp ứng nhu cầu phục vụ Quân đội. X20 đã đổi mới kỹ
thuật, phát triển mạng lưới gia công với gần 30 hợp tác xã may mặc, nhờ đó
không ngừng tăng sản lượng phục vụ Quân đội (Năm 1962, sản xuất 115.690
bộ quy chuẩn, năm 1963 sản xuất 304.838 bộ quy chuẩn)
Tháng 8 năm 1964, Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá Miền Bắc, X20
đã nghiên cứu sản xuất hàng may đặc chủng cho Quân đội như:
- Trang phục của bộ đội Đặc công
- Quân phục cho bộ đội đi học tập, công tác ở nước ngoài.
- Quần áo phủ ngoài bộ kháng áp của phi công
- áo giáp chống bom bi …
Trong thời gian này, X20 đã hiện đại hoá sản xuất, lắp đặt 50 máy may
chạy điện của Trung Quốc. Mở rộng quy mô và năng lực sản xuất, do đó, tháng
4/1968 X20 được Tổng cục hậu cần xếp hạng 5 công nghiệp nhẹ. Từ đó, X20
chính thức là một Xí nghiệp công nghiệp Quốc Phòng được xếp hạng, là một
Xí nghiệp đần đàn của ngành may Quân đội tham gia thực hiện các nhiệm vụ

Năm 1989, Xí nghiệp vinh dự được Nhà nước tuyên dương danh hiệu
“Đơn vị Anh hùng lao động”; vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng quân đội.
*Giai đoạn là “ Công ty May 20 “ và “Công ty 20”
( Từ năm 1992 – 2002)
Ngày 12/12/1992 Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 47/BQP chuyển Xí
nghiệp May 20 thành Công ty May 20, Công ty May 20 là doanh nghiệp Nhà
nước trực thuộc Tổng cục Hậu cần có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc
lập, có tài khoản và con dấu riêng tại các ngân hàng. Trục sở giao dịch chính
của Công ty đặt tại Phường Phương Liệt – Quận Thanh Xuân – Hà nội.
10 10
Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp
Chức năng chủ yếu của Công ty là:
Nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ, phục vụ phát
triển ngành may Quân đội: may, đo theo yêu cầu của cán bộ trung, cao cấp; sản
xuất hàng loạt quần áo và quân nhu khác, đảm bảo nhu cầu quân trang cho cán
bộ, chiến sĩ từ Bắc đèo Hải Vân trở ra.
Sản xuất, cung ứng hàng hoá và dịch vụ thuộc ngành may cho thị trường trong
nước, xuất nhập khẩu hàng hoá, thiết bị thuộc ngành dệt, may.
Đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên, ổn định từng bước
nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của cán bộ, công nhân viên trong Công ty.
Từ 17/03/1998, Công ty may 20 được Bộ Quốc Phòng ra quyết định số
319/1998 QĐ-QP chính thức đổi tên thành Công ty 20 để phù hợp với nhu cầu
phát triển của Công ty . Theo quyết định này Công ty được phép sản xuất hàng may
mặc, trang thiết bị ngành may, hàng dệt kim. Xuất nhập khẩu sản phẩm vật tư, thiết
bị phục vụ sản xuất, các mặt hàng Công ty được phép sản xuất. Sản xuất, kinh
doanh hàng Dệt, nhuộm. Kinh doanh vật tư, thiết bị, nguyên liệu, hoá chất phục vụ
ngành Dệt, nhuộm.
Đây là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của Công ty, là tiền đề thúc
đẩy hơn nữa sự phát triển đa dạng hoá sản phẩm của Công ty 20.

Trong 49 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty 20 đã xây dựng nên bề
dày truyền thống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo quân trang cho Quân
đội trong kháng chiến cũng như hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh thời kỳ
đổi mới nên Công ty 20 – Bộ Quốc phòng đã 2 lần vinh dự được Nhà nước
phong tăng danh hiệu “Đơn vị anh hùng lao động” năm 1989 và năm 2001.
Chức năng, nhiệm vụ hiện nay của Công ty
1. Nhiệm vụ chính trị trọng tâm và chủ yếu của Công ty là sản xuất các
mặt hàng dệt may phục vụ Quốc phòng theo kế hoạch hàng năm và dài hạn của
TCHC - BQP.
2. Đào tạo thợ bậc cao ngành may cho Bộ Quốc phòng theo kinh phí
được cấp.
3. Sản xuất kinh doanh các mặt hàng dệt - may đáp ứng yêu cầu trong
nước và xuất khẩu được trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, làm dịch vụ
hàng dệt may với các tổ chức, đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. Các loại
hình liên kết, hợp tác, liên doanh sản xuất.
4. Nghiên cứu và có quy hoạch đầu tư, chiến lược phát triển Công ty về
ngành nghề sản xuất kinh doanh, về sản phẩm, công nghệ và con người cũng
như thị trường và cơ cấu quản lý.
5. Trực tiếp quản lý, thực hiện công tác giáo dục chính trị, tuyên truyền
và hướng dẫn cho cán bộ, Đảng viên, công nhân viên nắm vững các chủ
trương đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Chỉ đạo và tổ
12 12
Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp
chức hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong Công ty phát huy sức mạnh
tổng hợp của toàn thể các thành viên trong Công ty nhằm hoàn thành xuất sắc
mọi nhiệm vụ được giao.
6. Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu các loại sản phẩm, vật tư, thiết bị phục
vụ sản xuất các mặt hàng thuộc ngành dệt - may theo giấy phép xuất khẩu của Bộ
Thương mại, làm dịch vụ xuất nhập khẩu thu ngoại tệ.
7. Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài sản mà Nhà nước, Tổng cục

1) Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch – Tổ chức sản xuất
1.1 Chức năng.
Là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Phó Giám đốc Công ty về mọi mặt trong
đó chịu trách nhiệm trực tiếp về các mặt : công tác kế hoạch hóa, tổ chức sản
xuất, lao động tiền lương.
1.2 Nhiệm vụ chủ yếu.
1.2.1 Công tác kế hoạch hóa.
Tham mưu giúp Giám đốc Công ty xác định phương hướng chiến lược đầu
tư và mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn
Công ty cụ thể :
1. Giúp Giám đốc chủ trì và phối hợp với phòng Kinh doanh xuất nhập
khẩu, Kĩ thuật, Tài chính, Văn phòng trong việc xây dựng các kế hoạch dài
hạn và ngắn hạn.
2. Trực tiếp xây dựng các kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư, lao động tiền
lương, tiêu thụ sản phẩm hàng năm.
14
PGĐ KINH DOANHPGĐ SẢN XUẤT PGĐ CHÍNH TRỊPGĐ KỸ THUẬT
TRƯỜNG
MẦM NON
TRUNG
TÂM
DẠY
NGHỀ
PHÒNG
CHÍNH
TRỊ
VĂN
PHÒNG
CÔNG TY
PHÒNG

7 (DỆT
VẢI)

NGHIỆP
MAY 8

NGHIỆP
MAY 9

NGHIỆP
THƯƠNG
MẠI
TRUNG
TÂM
NGHIÊN
CỨU MẪU
MỐT THỜI
TRANGI
CHI
NHÁNH
PHÍA
NAM

NGHIỆP
MAY 1
14
Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp
3. Giúp Giám đốc chủ trì và phối hợp với phòng Tài chính, xây dựng kế
hoạch giá thành, giá bán các sản phẩm Quốc phòng.
4. Giúp Giám đốc tổng hợp việc xây dựng kế hoạch chung của toàn Công ty

Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp
4. Bố trí quản lý hệ thống kho tàng, bảo quản các loại vật, thiết bị, vật tư
hàng hóa theo đúng chế độ quản lý kho.
5. Nhận, bảo quản thành phẩm của các đơn vị sản xuất nhập trả Công ty. Tổ
chức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa theo hợp đồng đã ký.
1.3 Công tác tổ chức lao động tiền lương
1. Tham mưu giúp Giám đốc Công ty xây dựng mô hình tổ chức, biên chế,
chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty. Chỉ đạo
nghiệp vụ để các đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
2. Tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nâng
cao tay nghề, nghiệp vụ cho CBCNV theo kế hoạch, tiêu chuẩn đã được
Công ty phê duyệt, bảo đảm cân đối đủ lao động cho các đơn vị theo tổ chức
biên chế. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch nâng lương, nâng bậc
cho CNV toàn Công ty theo chế độ quy định.
3. Quản lý quân số CBCNV nghỉ chờ chính sách. Tổ chức giải quyết các thủ
tục, chế độ cho các đối tượng này theo đúng quy định hiện hành của Nhà
nước và Quân đội.
4. Nghiên cứu và đề xuất để Giám đốc Công ty quyết định các biện pháp tổ
chức, đảm bảo điều kiện, phương tiện, phục vụ người lao động nhằm nâng
cao năng suất chất lượng hiệu quả và bảo đảm an toàn, sức khỏe cho
CBCNV.
5. Nghiên cứu xây dựng, đề xuất các phương án tiền lương, tiền thưởng, sử
dụng lợi nhuận chung của toàn Công ty.
6. Tham mưu xây dựng hệ số lương, thưởng hàng tháng của CBCNV trong
Công ty. Tham gia xét duyệt thanh toán lương, thưởng của các đơn vị thành
viên. Tổ chức phổ biến, theo dõi thực hiện các chế độ chính sách của Nhà
nước, Quân đội và của Công ty cho CBCNV.
7. Hướng dẫn kiểm tra thực hiện các chế độ đối với người lao động, tình
hình phân phối tiền lương, tiền thưởng của các đơn vị thành viên theo chức
năng.

động xuất nhập khẩu (Kể cả uỷ thác) có hiệu quả.
3. Tham mưu giúp Giám đốc Công ty giao dịch và làm việc với khách
hàng trong và ngoài nước về các nội dung có liên quan tới công tác xuất
nhập khẩu. Chịu trách nhiệm phiên dịch, dịch các văn bản từ tiếng nước
ngoài thành tiếng Việt Nam và ngược lại phục vụ cho hoạt động xuất nhập
khẩu.
17 17
Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp
4. Trực tiếp tham mưu giúp Giám đốc đàm phán, ký các hợp đồng kinh
tế thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu với các khách hàng.
5. Giúp Giám đốc Công ty chủ trì và phối hợp với các phòng nghiệp vụ
xây dựng giá cả mua, bán các loại hàng hoá xuất nhập khẩu, giá gia công
sản xuất hàng xuất khẩu.
6. Quản lý, theo dõi thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu của Công
ty đã ký với các khách hàng.
7. Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ
uỷ thác xuất nhập khẩu theo chỉ tiêu kế hoạch Công ty giao hàng năm.
8. Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu
như: soạn thảo hợp đồng kinh tế, lập các hồ sơ, thủ tục, chứng từ cho hoạt
động xuất nhập khẩu. Tạo nguồn quota xuất nhập khẩu theo kế hoạch hàng
năm. Xây dựng kế hoạch và làm thủ tục cho các đoàn ra, vào làm công tác
xuất nhập khẩu phù hợp với quy định của nhà nước và thông lệ quốc tế.
9. Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quảng
cáo, tham gia các triển lãm, hội trợ thương mại quốc tế kể cả trong nước và
nước ngoài nhằm thực hiện chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
10. Lập các kế hoạch nhu cầu về vật tư hàng hoá xuất nhập khẩu. Có
trách nhiệm làm các thủ tục và phối hợp tiếp nhận giao các loại vật tư hàng
hoá tài liệu liên quan thuộc hợp đồng xuất nhập khẩu với khách hàng và các
đơn vị sản xuất. Trực tiếp theo dõi, thanh toán vật tư, đôn đốc thanh toán tài

3. Hướng dẫn quản lý sử dụng phát huy hiệu quả các phương tiện, trang bị
phục vụ công tác giáo dục, tuyên truyền cổ động. Hướng dẫn sử dụng sách
báo, văn hoá phẩm và các ấn phẩm lưu hành trong Công ty.
4. Thường xuyên quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng, phát hiện đề xuất với
Đảng ủy, Phó Giám đốc về chính trị, các biện pháp lãnh đạo công tác tư
tưởng và trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các biện pháp đó.
5. Theo dõi, chỉ đạo đẩy mạnh phòng trào thi đua, văn hóa văn nghệ ở Công
ty.
6. Quản lý phân phối sử dụng phương tiện, vật tư kinh phí phục vụ, công
tác Đảng, công tác chính trị trong Công ty, đảm bảo chặt chẽ đúng quy định,
phát huy hiệu quả thiết thực.
- Công tác tổ chức xây dựng Đảng
19 19
Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp
1. Nghiên cứu nắm vững các chủ trương đường lối chính sách quan điểm tư
tưởng của Đảng, chỉ thị của Nghị quyết của Đảng uỷ cấp trên để tham mưu
đề xuất với Đảng uỷ, Giám đốc quán triệt và tổ chức thực hiện ở Công ty.
2. Giúp Đảng uỷ thường xuyên xây dựng, củng cố kiện toàn cấp uỷ, tổ chức
Đảng trong sạch vững mạnh chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung
dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, chế độ tự phê bình và phê bình.
Giữ vững đoàn kết thống nhất cao trong toàn Đảng bộ.
3. Hướng dẫn chỉ đạo tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nâng cao trình độ
kiến thức về công tác đảng, công tác chính trị cho đội ngũ cấp uỷ viên ở cơ
quan cơ sở trực thuộc, giúp Đảng uỷ xây dựng quy chế làm việc và hướng
dẫn theo dõi kiểm tra các cấp uỷ, chi bộ xây dựng và thực hiện quy chế làm
việc. Chuẩn bị mọi mặt cho Đại hội Đảng bộ Công ty và hướng dẫn chỉ đạo
tiến hành đại hội, sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ. Thực hiện nghiêm túc ngày đảng
trong toàn Công ty. Theo dõi, kiểm tra việc quán triệt của Đảng ủy Công ty.
4. Đề xuất với Đảng uỷ các chủ trương, biện pháp lãnh đạo công tác phát
triển đảng, hướng dẫn chỉ đạo theo dõi, kiểm tra lập kế hoạch, nguyên tắc

ty. Lựa chọn và tổ chức cho đại biểu công nhân viên chức Quốc phòng của
Công ty tham dự các kì hội nghị Đại biểu công nhân do TCHC triệu tập tổ
chức.
- Công tác bảo vệ dân vận.
1. Trực tiếp tiến hành công tác bảo vệ tuyên truyền, giáo dục cho mọi đối
tượng nâng cao cảnh giác cách mạng, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ phòng
gian, giữ bí mật kiên quyết đấu đánh bại âm mưu chiến lược “ diễn biến hòa
bình “ của các thế lực thù địch và thủ đoạn phá hoại của các phần tử xấu,
biến chất sa đoạ trong Công ty.
2. Thường xuyên rà xét chất lượng chính trị các đối tượng, nhất là các tổ
chức, cơ quan trọng yếu, các đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Công
ty.
3. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền đoàn thể ở địa phương trên địa
bàn đóng quân để nắm vững tình hình phối hợp hiệp đồng các công tác có
liên quan, xây dựng địa bàn an toàn góp phần xây dựng địa phương vững
mạnh, củng cố tăng cường đoàn kết quân dân.
4. Thực hiện chế độ nề nếp nội dung báo cáo nghiệp vụ lên trên theo quy
định.
- Công tác quần chúng.
1. Trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo xây dựng tổ chức và hoạt động mọi mặt của
các tổ chức và hoạt động mọi mặt của các tổ chức Công đoàn, Thanh niên,
21 21
Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp
Hội phụ nữ ở Công ty, theo đúng Điều lệ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Luật công đoàn và Quy định của Cục Chính trị – Tổng cục Hậu cần.
2. Chỉ đạo tổ chức hoạt động của các tổ chức quần chúng thực hiện các
chương trình kế hoạch hoạt động của Công ty. Chỉ đạo từng tổ chức quần
chúng đi sâu thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Công ty.
+ Đoàn Thanh niên.
1. Trực tiếp giúp Đảng uỷ chỉ đạo, hướng dẫn mặt công tác thanh niên và

2. Vận động Phụ nữ thực hiện tốt các chương trình nội dung công tác do
Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam và ban Phụ nữ Quân đội tổ chức.
3. Chăm lo xây dựng kiện toàn tổ chức ngày càng vững mạnh, chỉ đạo Đại
hôị nhiệm kì các cấp theo quy định.
4. Chăm lo quyền lợi chính đáng cho phụ nữ và trẻ em, vận động phụ nữ
gương mẫu thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Xây dựng
nếp sông văn minh gia đình văn hóa mới.
5. Giúp Đảng uỷ chăm lo xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
Cơ cấu tổ chức biên chế:
- Trưởng phòng (Chủ nhiệm chính trị): 01 đ/c
- Phó phòng (Phó chủ nhiệm chính trị ): 01 đ/c
- Trợ lí bảo vệ chính trị
- Trợ lí tổ chức quần chúng
- Trợ lí tuyên huấn thi đua khen thưởng,...
- Nhân viên tuyên truyền, phát thanh,...
4) Chức năng nhiệm vụ của phòng Kỹ thuật – Công nghệ
- Chức năng :
Phòng là cơ quan tham mưu cho Giám đốc Công ty về các mặt công tác
nghiên cứu quản lý khoa học, kĩ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng sản
phẩm. Nghiên cứu mốt chế thử sản phẩm mới, quản lý máy móc thiết bị, bồi
dưỡng và đào tạo công nhân kĩ thuật trong toàn Công ty tổ chức các biện
pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường sinh thái và một số lĩnh
vực hoạt động khác.
- Nhiệm vụ
1. Lập các kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật, kế hoạch đầu tư chiều
sâu, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, công nghệ mới, kế hoạch nghiên cứu mẫu
mốt chế thử sản phẩm mới dài hạn, hàng năm của Công ty.
23 23
Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp
2. Tổ chức thực hiện các chương trình đề tài nghiên cứu theo kế hoạch đã

- Cơ cấu tổ chức biên chế:
24 24
Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp
- Trưởng phòng : 01 đ/c
- Phó phòng : 02 đ/c
- Ban quản lí chất lượng Dệt - May
- Ban kĩ thuật điện
5) Chức năng nhiệm vụ của phòng Tài chính kế toán.
Kế toán trưởng (Trưởng phòng) phải tốt nghiệp Đại học tài chính kế toán hoặc
Đại học kinh tế quốc dân (khoa Kế toán) phải có chứng chỉ Kế toán trưởng do
Bộ Tài chính cấp, sử dụng ít nhất một ngoại ngữ, có thời gian công tác tài
chính đúng chuyên ngành từ 5 năm trở lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ, có năng
lực tổ chức điều hành tốt cơ quan tài chính kế toán Công ty.
- Chức năng:
1. Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế
toán. Đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong toàn Công ty.
2. Là cơ quan sử dụng chức năng Giám đốc đồng tiền để kiểm tra giám sát
mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty.
3. Là cơ quan thực hiện chức năng quan sát viên của Nhà nước tại Công ty,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, Cơ quan tài chính cấp trên và
Pháp luật về thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của Công ty.
- Nhiệm vụ.
1. Lập kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để đảm bảo mọi nhu cầu về
vốn phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
2. Thực hiện chế độ ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp
thời liên tục và có hệ thống số liệu kế toán về tình hình luân chuyển sử dụng
vốn tài sản cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3. Tổ chức theo dõi công tác hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm, định kì
tổng hợp báo cáo chi phí sản xuất và giá thành thực tế sản phẩm. Tham mưu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status